Sketchnote – Phương pháp ghi chú giúp trẻ thổi bùng sự sáng tạo và phát triển tư duy

Một trong những khóa học được nhiều bố mẹ săn tìm cho con nhất hiện nay là khóa học Sketchnote online. Vậy Sketchnote là gì mà được chú ý đến thế?

Sketchnote - Phương pháp ghi chú giúp trẻ phát triển tư duy
Sketchnote – Phương pháp ghi chú giúp trẻ phát triển tư duy.

Có một câu ngạn ngữ cổ nói rằng: “Một bức tranh đáng giá bằng ngàn lời nói”. 

Khi thể hiện nội dung bài học thành một bức tranh, đôi khi trẻ chỉ mất vài giây để hiểu được nội dung tổng thể và chỉ 1,2 phút để ghi nhớ toàn bộ bài học thay vì phải học thuộc lòng hàng trăm chữ trong 30 phút.

Đó là lý do vì sao trong những năm gần đây, Sketchnote – một phương pháp ghi chú bằng hình ảnh bỗng trở nên phổ biến và trở thành một dạng kỹ năng mềm mà nhiều bố mẹ săn tìm cho con.

I. Sketchnote là gì?

Sketchnote (ghi chú trực quan) là một quá trình sáng tạo mà một người có thể ghi lại những suy nghĩ của họ bằng việc sử dụng chữ viết, hình vẽ, biểu tượng, hình khối. 

Khi trình bày theo phương pháp này, các thông tin sẽ được trình bày một cách trực quan và nghệ thuật đồng thời mang lại lợi ích to lớn cho cả người xem và người trình bày.

Với trẻ nhỏ, đây là một phương pháp ghi chép sáng tạo không chỉ giúp các con thỏa sức thể hiện trí tưởng tượng và phong cách của bản thân mà còn giúp các con nâng cao hiệu quả của việc học tập.

John Caldwell Holt, một nhà giáo dục người Mỹ nói rằng: “Lợi ích của việc trẻ ngồi vẽ một giờ sẽ hơn hẳn việc ngồi xem chương trình giải trí trong vòng 9 giờ.” 

II. Trẻ không có năng khiếu vẽ thì có học được Sketchnote không?

Nhắc đến vẽ, nhiều bố mẹ cho rằng đây là một môn năng khiếu chỉ dành cho những bạn nhỏ có sẵn tố chất.

Đúng là có một số bài vẽ đòi hỏi mức độ khéo léo cao nhưng vẽ Sketchnote thì khác. Nó dễ đến mức khó tin bởi tất cả mọi sự vật đều được thể hiện qua 6 hình cơ bản nhất:

  • Dấu chấm;
  • Đường thẳng;
  • Đường cong;
  • Hình vuông;
  • Hình tròn;
  • Hình tam giác.

Hơn nữa, quy tắc 4S khi vẽ Sketchnote tập trung vào phong cách cá nhân nghĩa là không đi sâu vào việc đề cao tính nghệ thuật hay sự đẹp mắt mà ý tưởng mới là quan trọng. 

Tìm hiểu về quy tắc 4S:

  • Special: Thêm yếu tố giúp bài vẽ trở nên đặc biệt và có điểm nhấn;
  • Simple: Vẽ đơn giản, không cầu kỳ;
  • Single-line: Vẽ một nét liền mạch cho từng chi tiết;
  • Sense of humor: Thêm yếu tố dễ thương, hài hước cho hình vẽ.

Mỗi bài vẽ Sketchnote là một tác phẩm sáng tạo. Với trẻ, nó có thể phục vụ cho việc giải trí hoặc giúp ghi nhớ bài học tốt hơn. Như vậy, chỉ cần bài vẽ Sketchnote hoàn thành được nhiệm vụ của nó là thành công.

III. Lợi ích của Sketchnote cho trẻ em

Theo một bài phát biểu trên TED Talks của Ralph Ammer,

“Vẽ là một cách tư duy dưới dạng hình ảnh giống như một kiến trúc sư đang cố tưởng tượng về một tòa nhà mới hay một nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu cấu trúc không gian của hạt. Họ không chỉ suy nghĩ bằng lời nói mà còn suy nghĩ trực quan bằng hình ảnh.”

Việc học vẽ Sketchnote sẽ mang lại cho trẻ 5 lợi ích chính sau đây:

  • Có khả năng tư duy hình ảnh: Con được làm quen với tư duy hình ảnh (Visual Thinking) từ việc thực hành vẽ hình từ các nét cơ bản.
  • Có khả năng sáng tạo chữ và số: Từ các hình cơ bản quen thuộc, con có thể sáng tạo tùy thích với các chữ cái và số theo phong cách cá nhân.
  • Có khả năng sử dụng màu sắc: Con có thói quen và biết cách sử dụng màu sắc đa dạng.
  • Đem lại sự thư giãn: Về mặt tâm lý, duy trì thói quen vẽ vời không chỉ thúc đẩy khả năng sáng tạo của trẻ mà còn khiến trẻ dễ dàng bình tĩnh và làm dịu những cảm xúc nóng nảy.
  • Ghi nhớ bài học tốt hơn: ngoài việc ghi nhớ tốt hơn, con còn biết cách trình bày bài học một cách hệ thống.
Bài vẽ Sketchnote của học viên BMyC - Đào Tuyết Mai (2)
Bài vẽ Sketchnote của học viên BMyC – Đào Tuyết Mai (2013).

Thông thường, chúng ta sẽ cần hai bán cầu não để tư duy về mọi vấn đề trong cuộc sống.

Bán cầu não trái phụ trách xử lý về:

  • Lời nói;
  • Suy luận;
  • Số, ký hiệu;
  • Liệt kê;
  • Quan hệ tuần tự;
  • Phân tích;
  • Xâu chuỗi.

Trong khi đó, bán cầu não phải sẽ đảm nhận việc xử lý về:

  • Màu sắc;
  • Kích thước;
  • Tính toàn thể;
  • Nhận thức về không gian;
  • Tưởng tượng;
  • Mơ mộng;
  • Nhịp điệu.

Khi sử dụng phương pháp Sketchnote để ghi chép bài học, trẻ sẽ được kích hoạt các neuron thần kinh ở cả hai bán cầu não. Càng có nhiều liên kết thần kinh thì việc ghi nhớ càng thêm hiệu quả.

Ngoài ra, tốc độ xử lý và kết nối thông tin của bộ não khi sử dụng hình ảnh và chữ viết có những sự khác biệt đáng kể.

Khi con người nhìn thấy một hình ảnh, não bộ có khả năng xử lý và nhận diện nhanh chóng các đặc trưng, màu sắc, hình dạng và mối liên hệ giữa các yếu tố trong hình ảnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng não bộ có khả năng nhận biết hình ảnh chỉ trong vòng chưa đầy 0,1 giây

Trong khi đó, khi đọc và xử lý chữ viết, bộ não của con người phải tiếp nhận thông tin dưới dạng các ký tự và từ ngữ, sau đó phải xử lý và giải mã chúng thành các ý nghĩa và khái niệm tương ứng. Quá trình này tốn thời gian hơn so với việc nhận diện hình ảnh. 

Bố mẹ hãy thử nhớ lại thời đi học, khi ghi chép theo cách thông thường (sử dụng bán cầu não trái), chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian để ghi nhớ. Chưa kể tình trạng “tâm hồn treo ngược cành cây”, chúng ta luôn bị thu hút bởi những âm thanh, hình ảnh bên ngoài. Khi bị buồn ngủ, thiếu tập trung, chúng ta dễ chán nản và mất đi đam mê học hỏi.

Vì vậy, rút kinh nghiệm từ bản thân, bố mẹ hãy mạnh dạn cho con thử những cách ghi chép mới để giúp con nâng cao hiệu quả học tập.

IV. Những ứng dụng tuyệt vời của Sketchnote đối với trẻ

Với Sketchnote, trẻ có thể áp dụng một cách sáng tạo vào việc:

  • Lên kế hoạch;
  • Thuyết trình;
  • Kể chuyện;
  • Ghi chú các bài học trên lớp theo cách dễ nhớ và thú vị nhất;
  • Phát huy trí tưởng tượng và sử dụng màu sắc theo phong cách cá nhân.

Nếu như các bố mẹ thường than phiền vì việc con khó học các môn như lịch sử, văn học, địa lý, khoa học…, con mất nhiều thời gian nhìn chằm chằm vào vở ghi mà không nhớ nổi chữ nào, đã đến lúc bố mẹ cần cho con tập ghi chép theo một cách thức mới.

Việc tạo ra một sản phẩm sáng tạo của riêng mình sẽ giúp trẻ say mê học tập và ghi nhớ kiến thức nhanh chóng đồng thời giúp trẻ nâng cao sự tự tin và tinh thần chủ động.


Ứng dụng Sketchnote vào bài thuyết trình tiếng Anh – Kỳ Thiên (2018)

V. Các loại bố cục khi vẽ Sketchnote

Có 4 loại bố cục chính khi vẽ Sketchnote dưới đây:

1. Bố cục theo thứ tự (Put in order)

Với bố cục này, trẻ cần sắp xếp nội dung theo thứ tự trái – phải, trên – dưới một cách ngay ngắn, tuần tự.

 

Ví dụ sketchnote bố cục theo thứ tự-Học viên BMyC Đào Tuyết Mai
Ví dụ sketchnote bố cục theo thứ tự-Học viên BMyC Đào Tuyết Mai.

2. Bố cục Mindmap

Bố cục Mindmap có ý trọng tâm ở giữa và tỏa nhánh xung quanh là các ý nhỏ hỗ trợ.

Ví dụ sketchnote bố cục Mindmap-Học viên BMyC Đào Tuyết Mai
Ví dụ sketchnote bố cục Mindmap-Học viên BMyC Đào Tuyết Mai.

3. Bố cục con đường (Path)

Nếu con cần trình bày về các chủ đề liên quan đến lộ trình hay các cột mốc thời gian (như môn lịch sử chẳng hạn), bố cục con đường sẽ vô cùng lý tưởng. Để thể hiện hình ảnh một con đường, con không nhất thiết phải trình bày theo đường thẳng mà có thể vẽ sáng tạo từ các chữ cái S, W,M…

Ví dụ sketchnote bố cục con đường-Học viên BMyC Ốc Cua
Ví dụ sketchnote bố cục con đường-Học viên BMyC Ốc Cua.

4. Bố cục bỏng ngô (Popcorn)

Bố cục này cũng chú trọng đến việc làm nổi bật ý trọng tâm ở giữa như bố cục Mindmap. Tuy nhiên, điểm khác biệt là các ý phụ sẽ được đặt vào hình khối như bỏng ngô và không cần để ý đến trình tự.

Ví dụ sketchnote bố cục bỏng ngô-Học viên BMyC Đào Tuyết Mai
Ví dụ sketchnote bố cục bỏng ngô-Học viên BMyC Đào Tuyết Mai.

 

VI. 5 bước giúp trẻ hoàn thiện Sketchnote của riêng mình

Bước 1: Xác định chủ đề chính với từ khóa đơn giản, súc tích, dễ nhớ

Sau khi xác định được chủ đề chính, con cũng cần xác định được các ý phụ mà mình định trình bày.

Bước 2: Xác định bối cảnh

Con đang vẽ Sketchnote để thuyết trình, ghi chép hay lập kế hoạch? Khi chọn được bối cảnh, con sẽ biết cách trình bày phù hợp nhất.

Bước 3: Chọn bố cục

Sau khi đã có ý chính, ý phụ và bối cảnh, con sẽ chọn cho mình một bố cục trình bày phù hợp trong 4 loại bố cục được giới thiệu ở trên.

Bước 4: Chọn Icon

Đây là bước quan trọng để bài vẽ Sketchnote của con có điểm nhấn và thể hiện được các phong cách cá nhân.

Để thể hiện các icon trong Sketchnote, con cần ghi nhớ các bí kíp sau:

  • Vẽ bằng nét đơn liền mạch;
  • Vẽ đơn giản, quan trọng là ý tưởng;
  • Sử dụng hình khối căn bản;
  • Sử dụng bút màu đen. 

Bước 5: Màu sắc

Đã đến lúc tô điểm sắc màu cho bài vẽ Sketchnote. Mặc dù màu sắc sẽ khiến bài vẽ trở nên sinh động hơn hẳn nhưng các con cần nhớ chỉ sử dụng 1-3 màu chính. Đừng sử dụng quá nhiều màu khiến bài Sketchnote bị rối.

VII. Tài liệu về Sketchnote miễn phí

Nếu mới làm quen với Sketchnote, bố mẹ và các con có thể tự tìm hiểu về phương pháp ghi chú thú vị này ở những tài liệu miễn phí dưới đây:

  • Ebook học tiếng Anh qua hình vẽ với chủ đề Animal, School, Transportation, Food and Summer: Download.
  • 3 cuốn ebook How to doodle everything: Download.

VIII. Khóa học Sketchnote online ở đâu?

Không cần tìm đâu xa, ngay tháng 6 này, BMyC đã triển khai khóa học Sketchnote online cực kì thú vị dành cho các bé từ 6-10 tuổi, đã học tiếng Anh BMyC từ 6 tháng trở lên.

Để tìm hiểu thêm thông tin về khóa học, bố mẹ có thể tham khảo bài viết Chương trình dạy vẽ Sketchnote.

ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT DÀNH CHO HỌC VIÊN BMYC TRÊN 6 THÁNG

Khóa học Sketchnote online tại BMyC hiện cung cấp tới 80 suất học miễn phí dành cho các học viên BMyC đã học trên 6 tháng.

Với 100 học viên đăng ký đợt sau, BMyC sẽ tặng kèm ưu đãi 40% khóa học.

Các bố mẹ quan tâm và muốn cho con tìm hiểu về Sketchnote hãy nhanh tay điền form đăng ký nhé.

Chúc bố mẹ và các con có một mùa hè thật bổ ích và thú vị!

Đăng Ký Ngay

Xem Thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688