10 cách cư xử đơn giản khiến con bạn trở nên hiểu chuyện và tinh tế

Trẻ em như một tờ giấy trắng nhưng viết gì lên tờ giấy trắng đó lại phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường xung quanh và gần nhất là bố mẹ.

Cách cư xử khiến con hiểu chuyện và tinh tế
Cách cư xử khiến con hiểu chuyện và tinh tế

Vì vậy, để con trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn và có những hành vi tích cực, bố mẹ sẽ cần dạy trẻ 10 cách cư xử đơn giản nhưng vô cùng quan trọng trong cuộc sống dưới đây.

1. Biết xin phép trước khi làm gì

Trẻ cần biết cách nói xin phép trước khi muốn làm điều gì đó, nhất là khi điều đó có thể ảnh hưởng đến sự an toàn hay thoải mái của người khác hoặc của chính trẻ.

Khi con muốn xin phép để làm việc gì, bố mẹ hãy dạy con nói:

  • Con có thể chơi đồ chơi bây giờ được không?
  • Con có thể tự tắt đèn được không?
  • Con đã làm xong bài tập, con có thể sang nhà bạn An chơi được không?

Đừng chỉ dạy con nói, bản thân bố mẹ cũng cần làm gương cho con:

  • Bố/mẹ có thể mượn cái nồi đồ chơi của con được không?
  • Bố/mẹ sẽ chạm vào vết thương của con nhé? Có thể sẽ hơi đau một chút nhưng bố mẹ sẽ giúp con sát trùng để vết thương mau khỏi.
Trẻ em cần học cách xin phép
Trẻ em cần học cách xin phép

2. Nói cảm ơn người khác

Khi nhận được một món quà, một lời khen hay sự giúp đỡ từ người khác, bố mẹ hãy dạy trẻ biết nói cảm ơn. Người nhận lời cảm ơn sẽ không có sự phân biệt về tuổi tác. Đó có thể là người lớn hơn trẻ, là bạn bè bằng tuổi hoặc cũng có thể là những em nhỏ kém tuổi trẻ.

Để giúp con học được cách cư xử tốt đẹp này, bố mẹ đừng quên nói “Bố/mẹ cảm ơn con” mỗi khi nhờ trẻ giúp đỡ việc gì. Khi trẻ học được cách nói cảm ơn, bố mẹ cũng đừng quên khen ngợi trẻ để con biết rằng việc làm của mình là đúng đắn.

3. Kiên nhẫn chờ đến lượt

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp rất nhiều tình huống cần phải sự chờ đợi, chẳng hạn như khi xếp hàng lấy đồ trong một quán ăn hay khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng.

“Đến sau thì phải xếp hàng sau”. Đó là sự công bằng và cũng là phép lịch sự.

Nếu bố mẹ muốn dạy con kiên nhẫn để chờ đến lượt mình, bản thân bố mẹ cũng hãy thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

Trong trường hợp có việc gấp, trẻ cũng cần được học cách xin phép và thương lượng để người khác có thể lịch sự nhường chỗ cho mình.

Trẻ cần học cách chờ đến lượt
Trẻ cần học cách chờ đến lượt

4. Không ngắt lời khi người khác nói chuyện

Trẻ em vốn có trí tưởng tượng phong phú nên nảy ra rất nhiều ý tưởng hay ho, thú vị. Mỗi lần có ý tưởng mới, trẻ thường không đủ kiên nhẫn chờ đợi mà muốn chia sẻ ngay với người khác.

Tuy nhiên, nếu vì thấy trẻ đáng yêu mà không nhắc nhở thì điều này theo thời gian sẽ trở thành thói quen xấu của trẻ.

Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ cần nhắc nhở trẻ thường xuyên về việc không được ngắt lời khi người khác đang nói chuyện. Nếu muốn nói về suy nghĩ của mình, trẻ cần kiên nhẫn chờ người khác nói xong suy nghĩ của họ.

Để giúp con học được điều này, bố mẹ đừng chỉ khuyên răn mà hãy chia sẻ lại những trải nghiệm của bản thân như:

“Hôm nay, lúc con đang khoe với mẹ về điểm 10 toán, bố cũng rất muốn khoe với mẹ là bố vừa được tăng lương. Nhưng bố đã chờ con nói xong rồi bố mới nói đấy vì ngắt lời người khác là bất lịch sự.”

5. Xin lỗi khi làm sai

Cảm ơn hay xin lỗi đều là những quy tắc quan trọng trong cách cư xử hàng ngày. Và trẻ có thể học được những điều này mà không quá khó khăn.

Tuy nhiên, một số bố mẹ thiếu sự bình tĩnh nên quát mắng trẻ khi trẻ làm sai. Điều này khiến trẻ sợ hãi. Thay vì thẳng thắn nhận lỗi khi làm sai, trẻ lại nói dối để lấp liếm lỗi sai đó hoặc tệ hơn là đổ tội cho người khác để không bị trách phạt.

Bố mẹ cần tỉnh táo và học cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân để con thấy rằng xin lỗi là chuyện nên làm và thẳng thắn nhận lỗi sẽ được tha thứ.

6. Không chế giễu người khác hay nói chuyện thô tục

Ngay từ khi trẻ học mầm non, có thể trẻ đã từng nghe rất nhiều bạn bè chế giễu nhau hoặc nói những câu thô tục. Trẻ con thường thích bắt chước người khác nên sẽ học theo bạn bè rất nhanh.

Vì vậy, bố mẹ cần dành nhiều thời gian trò chuyện và điều chỉnh cho con cách nói chuyện phù hợp. Hãy cho bé biết rằng việc chế giễu người khác không thể hiện rằng bản thân mình tốt hơn mà ngược lại, nó khiến hình ảnh mình trở nên xấu xí. Hơn nữa, những lời chế giễu ác ý sẽ làm tổn thương người khác.

Nếu bố mẹ muốn con mình trở thành một người tinh tế và biết quan tâm đến người khác thì hãy để ý từ những lời nói nhỏ nhất của con.

BMyC Speed – Khóa học dành cho bé 5-9 tuổi hiệu quả – uy tín – chất lượng.

 ⭐Phương pháp học được kiểm chứng trên hàng ngàn học viên thành công.

⭐Chương trình học ưu việt cho bố mẹ, hiệu quả tối ưu cho con.

 ⭐Giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, bằng cấp chuyên môn cao, yêu trẻ.

⭐Tư vấn viên giàu kinh nghiệm nhiệt tình theo sát hỗ trợ.

Tham Gia Ngay

7. Biết gõ cửa, không tự ý chạm vào đồ người khác

Trẻ em vốn có tính tò mò và ưa khám phá. Khi phát hiện ra một căn phòng đầy thu hút, nhiều trẻ sẽ lập tức xông vào mà không xin phép.

Bố mẹ hãy cho trẻ biết rằng đây là hành động bất lịch sự, ảnh hưởng đến không gian riêng tư của người khác và có thể khiến họ khó chịu.

Khi chạm vào bất cứ đồ vật gì không phải của mình, trẻ cần hỏi để nhận được sự đồng ý từ chủ nhân đồ vật đó. Ngược lại, bất cứ ai chạm vào đồ vật cá nhân của trẻ cũng cần hỏi ý kiến của trẻ, nhất là những đồ vật riêng tư.

8. Biết giới thiệu về bản thân

Học cách giới thiệu về bản thân không chỉ là cách giúp trẻ tự ghi nhớ các thông tin cá nhân của mình mà còn đảm bảo cho sự an toàn của trẻ.

Chẳng hạn, khi trẻ trót lạc bố mẹ, trẻ sẽ cần gặp một người đáng tin cậy như bác bảo vệ, chú công an và tự giới thiệu tên mình, tên bố mẹ, địa chỉ, số điện thoại của bố mẹ để được hỗ trợ.

Mặc dù nhiều bố mẹ cẩn thận và kỹ tính thường làm cho trẻ một tấm thẻ thông tin cá nhân để đeo trước cổ hay in vào áo. Nhưng nếu không may, trẻ làm rơi thẻ, rơi áo thì việc tự ghi nhớ thông tin cá nhân sẽ khiến trẻ bớt sợ hãi và chủ động hơn trong việc nhờ hỗ trợ.

9. Tự phòng bệnh và tránh lây bệnh cho người khác

Trẻ đi học chủ yếu bị mắc các bệnh hô hấp. Trong môi trường học sinh đông đúc thì những căn bệnh này là khó có thể tránh khỏi.

Vì vậy, bố mẹ nên dạy trẻ một số biện pháp cụ thể để tự phòng tránh bệnh hoặc tránh lây lan vi khuẩn cho người khác như:

  • Không dùng chung đồ như khăn mặt, thìa, đũa, cốc uống nước.
  • Khi hắt xì cần quay đi chỗ khác.
  • Chủ động đeo khẩu trang khi đến những nơi có nguy cơ mắc bệnh.

10. Biết ơn bản thân

Điều này vô cùng quan trọng nhưng dường như chưa được chú ý ở nhiều gia đình. Từ trước tới nay, cách dạy con của đa số các bố mẹ Việt Nam đều là bỏ qua ưu điểm và chú ý tới nhược điểm để hoàn thiện bản thân.

Trẻ cần học cách biết ơn và ghi nhận bản thân
Trẻ cần học cách biết ơn và ghi nhận bản thân

Khi những ưu điểm không được thừa nhận mà chỉ tập trung nhìn vào những điểm chưa hoàn thiện, chúng ta sẽ dễ dàng nảy sinh suy nghĩ tiêu cực và trở thành một người thiếu tự tin.

Chính vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ hãy cùng với trẻ tập thói quen biết ơn và ghi nhận bản thân mỗi ngày để chúng ta luôn có những ngày thật tích cực cho dù ngày hôm đó có tồi tệ đến mức nào.

Thói quen biết ơn sẽ giúp con người giữ vững thái độ lạc quan và niềm tin vào tương lai. Đó là điểm tựa tinh thần giúp chúng ta luôn vững chãi trước mọi thử thách trong cuộc sống.

Để trở thành một em bé hiểu chuyện và tinh tế, bố mẹ đừng chỉ dạy con một cách lý thuyết mà hãy kiên nhẫn làm gương và phân tích cho con nghe những tình huống thực tế để bé biết cách vận dụng những điều đã học.

Học kiến thức đã khó, học cách cư xử còn khó hơn vì nó đòi hỏi một hành trình học hỏi, quan sát và tự đúc kết trong nhiều năm của trẻ. Vì vậy, bố mẹ hãy cứ yêu thương và kiên nhẫn với con của mình nhé.

Tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để được tư vấn và hỗ trợ trong việc chọn lựa phương pháp học tiếng Anh online cho bé phù hợp và lộ trình để đạt được mục tiêu học tập cho con một cách hiệu quả nhất!

Tham Gia Ngay

Xem Thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688