Từng lỡ cơ hội vì không biết tiếng Anh, người mẹ “quyết phục thù” đồng hành cùng con.

Trong cộng đồng BMyC, mỗi hành trình đồng hành cùng con đều là một câu chuyện đặc biệt. Hôm nay, chúng ta cùng lắng nghe câu chuyện đầy cảm hứng của chị Phạm Thoa, một bà mẹ từ vùng quê Nông Cống, Thanh Hóa – người đã vượt qua nhiều khó khăn để giúp con mình tiến bộ vượt bậc trong việc học tiếng Anh.

Từng lỡ cơ hội vì không biết tiếng Anh, người mẹ “quyết phục thù” đồng hành cùng con
Từng lỡ cơ hội vì không biết tiếng Anh, người mẹ “quyết phục thù” đồng hành cùng con

Bắt đầu từ con số 0 tròn trĩnh – Hành trình của mẹ và 2 con với tiếng Anh

Mình là Phạm Thoa, sinh năm 1989 – là mẹ của 2 bé Trần Nam Hải ( đang học lớp 3) và Trần Na ( chuẩn bị bước vào lớp 1),  hiện đang sống tại quê nhà Nông Cống – Thanh Hóa. Trước đây, mình từng sống và làm việc tại Hà Nội, nơi có nhịp sống sôi động và nhiều cơ hội phát triển. Nhưng rồi, mình quyết định rời bỏ guồng quay ấy để trở về quê – nơi có không khí trong lành, nhịp sống nhẹ nhàng và đặc biệt là có vòng tay gia đình chờ đón.

Tuy nhiên, điều khiến mình trăn trở nhất khi đưa ra quyết định này lại không phải là sự nghiệp của bản thân, mà là tương lai của con. Mình từng lo lắng: “Liệu về quê rồi, con có còn được tiếp cận với những điều kiện học tập tốt, đặc biệt là tiếng Anh – kỹ năng mà chính bản thân mình từng bỏ lỡ không?”

Câu trả lời là: không ai có thể đảm bảo điều đó ngoài chính mình.

Khi con trai bắt đầu học tiếng Anh, xuất phát điểm của con – cũng như mẹ – là con số 0 tròn trĩnh. Mình từng không biết phát âm đúng, từng ngại giao tiếp vì sợ sai. Nhưng mình hiểu rằng: nếu không thay đổi ngay từ hôm nay, thì con cũng sẽ đi lại con đường của mẹ – con đường đầy nuối tiếc.

Những nỗ lực đâu tiên của Chị Phạm Thoa cùng con phát âm
Những nỗ lực đâu tiên của Chị Phạm Thoa cùng con phát âm

Thế là mình bắt đầu học lại từ đầu. Mình đăng ký một khóa học phát âm dành cho phụ huynh – không phải để giỏi hơn ai, mà để đủ khả năng đồng hành cùng con. Công việc tại nhà cho mình sự linh hoạt về thời gian, nên mình tận dụng mọi khoảnh khắc có thể để học cùng con, chơi cùng con và phát âm cùng con.

Không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Có những lúc mẹ con cùng bật cười vì phát âm sai, có những buổi tối cả nhà đọc đi đọc lại một câu chuyện tiếng Anh ngắn mà mãi chưa trôi. Nhưng chính những khoảnh khắc ấy đã kết nối mẹ và con. Mỗi bước tiến nhỏ của con là một niềm vui lớn với mình. Và mình nhận ra: Học tiếng Anh không cần bắt đầu từ thành phố lớn, từ môi trường quốc tế – mà bắt đầu từ chính trái tim của bố mẹ, từ tình yêu và sự kiên trì mỗi ngày.

Nếu bạn cũng đang ở “vạch xuất phát” như mình từng trải qua – đừng lo. Điều quý giá nhất không phải là con giỏi đến đâu, mà là con không một mình trên hành trình ấy. Chỉ cần bạn sẵn sàng học cùng con, hành trình nào cũng sẽ trở nên ý nghĩa.

Lý do đơn giản nhưng sâu sắc đằng sau việc đồng hành

quyết tâm "phục thù" cùng con là chia sẻ của phụ huynh: Thoa Phạm
quyết tâm “phục thù” cùng con là chia sẻ của phụ huynh: Thoa Phạm

“Mình chưa từng giỏi tiếng Anh. Nói đúng hơn là gần như không biết gì.”

Chị Thoa đã bắt đầu câu chuyện của mình như thế — bằng một sự thừa nhận giản dị nhưng đầy chân thành. Trong nhiều năm, tiếng Anh như một cánh cửa luôn đóng sầm lại trước mắt chị mỗi khi có cơ hội nghề nghiệp mới, hay khi chị muốn vươn ra để tiếp cận điều gì đó khác biệt, lớn lao hơn. Ngôn ngữ không chỉ là rào cản, mà là nỗi tiếc nuối. Một lần, rồi lại một lần nữa, những cơ hội cứ thế vụt qua, để lại phía sau là cảm giác bất lực và day dứt.

“Chính vì thế, mình quyết tâm ‘phục thù’. Mình không muốn con mình phải lặp lại con đường ấy.”

Chị Thoa không mong con mình phải vượt trội, không đặt kỳ vọng con phải trở thành thần đồng ngôn ngữ. Điều chị muốn đơn giản là: con có một nền tảng tốt hơn mẹ, có thêm một chiếc chìa khóa để mở ra thế giới rộng lớn hơn. Và chị biết — điều đó bắt đầu từ mình.

Thực trạng học tiếng Anh ở quê và sự lựa chọn của một người mẹ với BMyC

Ở một vùng quê yên bình, chị từng chứng kiến rất nhiều bậc cha mẹ chắt chiu từng đồng, gửi con đến các trung tâm Anh ngữ hay nhờ cậy các cô giáo dạy thêm với hy vọng con giỏi tiếng Anh. Thế nhưng, sau một thời gian dài, điều đọng lại ở các con chỉ là những từ vựng rời rạc, vài cấu trúc ngữ pháp lặp đi lặp lại. Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết — những yếu tố cốt lõi để sử dụng tiếng Anh một cách thực thụ — gần như bị bỏ ngỏ.

Với chị, “giỏi tiếng Anh” không phải là làm được bài tập ngữ pháp hay đạt điểm cao ở lớp học thêm. Giỏi tiếng Anh là khi con có thể tự tin giao tiếp, hiểu và phản xạ với ngôn ngữ như một kỹ năng sống — toàn diện và thực tế.

Chính điều đó đã thôi thúc chị tìm kiếm một hướng đi khác, một phương pháp học thực sự phù hợp với trẻ nhỏ ở môi trường quê nhà — nơi không có quá nhiều điều kiện như thành phố. Và chị đã tìm thấy BMyC.

Chị biết đến BMyC qua một lần tình cờ lướt facebook. Chị chứng kiến con của chị Hằng tiến bộ rõ rệt: phát âm chuẩn, giao tiếp mạch lạc, yêu thích tiếng Anh như một phần cuộc sống. Những đứa trẻ học ở BMyC không học tiếng Anh một cách khô khan, mà học bằng sự tò mò, bằng niềm vui, bằng những trò chơi, hình ảnh và phản xạ tự nhiên.

Và thế là chị quyết tâm.

Chị bắt đầu cho con học tiếng Anh tại nhà theo chương trình của BMyC từ khi con chỉ mới 4 tuổi. Không trung tâm, không thầy cô bên ngoài. Chỉ cần một thiết bị kết nối Internet, một góc học tập nhỏ trong nhà, và sự đồng hành kiên trì của mẹ.

Những khó khăn khi bắt đầu đồng hành cùng con – Một hành trình không hề dễ dàng nhưng đáng giá

Khi bắt đầu hành trình dạy con học tiếng Anh tại nhà, chị không gặp phải những phản đối gay gắt từ gia đình, nhưng những lời hoài nghi vẫn len lỏi. “Con còn nhỏ quá, học vậy liệu có hiệu quả?”, “Học ở nhà sao bằng đi trung tâm?” – những câu hỏi ấy vang lên không ít lần, từ hàng xóm, bạn bè, thậm chí cả người thân. Cuối năm 2020, khi chị mới biết đến BMyC, nhóm còn khá mới mẻ, phương pháp học tại nhà chưa được nhiều người biết đến. Không có nhiều người đi trước để học hỏi, chị buộc phải tự mình quyết tâm bước đi trên con đường mới – con đường vừa xa lạ, vừa đầy thử thách.

Khó khăn lớn nhất không đến từ xung quanh, mà đến từ chính trong nhà – nơi đứa con trai hiếu động đã quen với nếp chơi đùa tự do, giờ đây phải làm quen với giờ học. Bé Na – em gái nhỏ – còn quá bé để tự chơi một mình, khiến quỹ thời gian của chị trở nên eo hẹp. Chị không thể vừa dạy con lớn học, vừa chăm con nhỏ. Mỗi buổi tối, khi đồng hồ điểm 8h – thời gian cả hai con đã quen đi ngủ – chị lại chật vật lắm mới giữ được đôi mắt con không díp lại. Con gái ngủ rồi thì con trai cũng lập tức… đòi theo!

Chị kể rằng, có những buổi tối, việc lôi con ra khỏi cơn buồn ngủ chẳng khác gì một cuộc “đấu trí”. Chị phải sắp xếp lại sinh hoạt cả gia đình, xin ông bà trông bé Na để có thể tập trung một chút thời gian quý giá cho con trai. Rửa mặt, chơi đùa nhẹ nhàng, thậm chí có hôm chị cho con tắm mát buổi tối giữa mùa hè chỉ mong con tỉnh táo hơn vài phút để bắt đầu bài học.

Những buổi học ngắn ngủi, chắp vá, nhưng chất chứa tình yêu thương và sự kiên trì không ngừng nghỉ của một người mẹ tin rằng: “Chỉ cần mình không bỏ cuộc, con sẽ trưởng thành”. Đó không chỉ là hành trình học tiếng Anh, mà là hành trình của sự đồng hành, thấu hiểu, và lớn lên cùng con.

Thành quả đáng tự hào sau hành trình kiên trì

Thành quả của sự quyết tâm nỗ lực của cả gia đình
Thành quả của sự quyết tâm nỗ lực của cả gia đình

Từng chút một, con tôi ( Trần Nam Hải ) – từ một cậu bé 4 tuổi hiếu động – đã hình thành thói quen học tiếng Anh mỗi ngày. Con tự giác, yêu thích và phát triển kỹ năng ngoại ngữ một cách tự nhiên.

Đến khi con thi Trạng Nguyên tiếng Anh cấp tỉnh, con – một học sinh lớp 3 ( đã tốt nghiệp primary 2) – đã vượt qua cả các anh chị lớp 5 để giành giải Nhất và được đặc cách vào vòng Quốc gia.

Tôi không thể diễn tả được niềm xúc động khi chứng kiến con trưởng thành như vậy – không chỉ vì kết quả, mà vì hành trình nỗ lực âm thầm mà con đã kiên trì bước đi.

Với bé thứ hai – mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Bé học từ sự quan sát anh, từ thói quen cả nhà nói tiếng Anh mỗi ngày. Con học bằng niềm vui, sự tò mò và không bị ép buộc.

Hiện bé đang sắp vào lớp 1 và đã gần hoàn thành chương trình Speed 3 của BMyC. Tôi biết – hành trình của con sẽ còn dài, nhưng nền tảng con có được hôm nay là điều mà mẹ từng mơ ước cho chính mình.

BMyC – Nơi đồng hành thật sự cùng gia đình

Chị Thoa nhấn mạnh một điều đặc biệt khiến chị tin tưởng BMyC không chỉ là nơi học mà còn là người đồng hành thực sự, xuất hiện đúng lúc phụ huynh và con cần mà không đòi hỏi bất kỳ cam kết nào.

Khi kỳ thi Trạng Nguyên Tiếng Anh Toàn Quốc đến gần, giữa lúc nhiều phụ huynh lúng túng vì có quá nhiều trang giả mạo, BMyC đã kịp thời hỗ trợ miễn phí: hướng dẫn đăng ký đúng nơi, gợi ý chủ đề thuyết trình, góp ý bài viết và chỉnh sửa video cho con chị cũng như các bé khác trong nhóm.

Chị Thoa bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các thầy cô, đặc biệt là bác Nguyễn Dung – người luôn động viên và thúc giục con chăm chỉ luyện tập; cô Hà My với những kỹ thuật luyện đọc nghe và nhắc nhở con cẩn thận tránh bẫy trong bài thi KET; cộng đồng BMyC đã tạo ra môi trường học tập tiếng Anh chất lượng; và đặc biệt là chồng chị – người đã luôn nỗ lực tập trung cùng con.

Chị cũng mong muốn lan tỏa câu chuyện của gia đình mình đến những bố mẹ khác đang tìm kiếm một phương pháp đồng hành hiệu quả cùng con mà chưa biết bắt đầu từ đâu, bởi theo chị, giá trị của BMyC không chỉ là giúp con giỏi tiếng Anh mà còn gieo mầm cho sự chủ động học tập và đam mê suốt cuộc đời của con.

Đừng để con bạn bỏ lỡ cơ hội giỏi tiếng Anh từ sớm! Tham gia ngay Group Bố Mẹ Yêu Con để được tư vấn phương pháp học tiếng Anh online cho bé phù hợp và xây dựng lộ trình học hiệu quả, giúp con tự tin chinh phục tương lai!

Tham Gia Ngay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688