Ngỡ rằng cứ bỏ nhiều tiền cho con học trung tâm, thuê giáo viên giỏi thì con sẽ giỏi tiếng Anh nhưng không! Câu chuyện đồng hành của mẹ Phạm Thúy Hằng và con trai Minh Hoàng đã chứng minh rằng tự học mới là con đường đúng đắn.
Từ một cậu bé bị nhận xét rằng không tiếp thu nổi một chữ tiếng Anh nào, chàng trai Minh Hoàng của mẹ Phạm Thúy Hằng đã chinh phục học bổng hơn 500 triệu của trường Tiểu học quốc tế một cách ngoạn mục. Chị thậm chí còn luôn bên cạnh con dù khoảng cách địa lý lên đến 1000km.
Bí quyết nào giúp mẹ Hằng đạt được thành quả tuyệt vời ấy cùng con? Hãy cùng BMyC tìm hiểu về hành trình đặc biệt của mẹ con Minh Hoàng nhé!
MẸ GỤC NGÃ
khi con không thể tiếp thu tiếng Anh
Có lẽ, cộng đồng BMyC không còn lạ lẫm với mẹ Phạm Thúy Hằng – người thường xuyên chia sẻ thành tích và kinh nghiệm cùng con chinh phục tiếng Anh, đồng thời chinh phục luôn cả học bổng 100% của trường quốc tế Canada suốt 2 năm liền. Đó là những điều mà mọi ông bố bà mẹ đều mong mỏi, nhưng đằng sau đó là cả một hành trình mà như người ta thường nói:
“Muốn có được những thứ chưa từng có thì phải làm những việc chưa từng làm”.
Trước khi đạt được những thành công đáng mơ ước như ngày hôm nay, mẹ Phạm Thúy Hằng đã từng khóc khi nghe giáo viên nói rằng con mình không tiếp thu được bất kì một chữ tiếng Anh nào. Sự bất lực của một người mẹ khát khao giúp con giỏi tiếng Anh đã khiến chị tuyệt vọng dù đã nỗ lực bằng mọi cách.
Chị chia sẻ lý do quyết tâm cho con theo đuổi môn tiếng Anh là bởi chị và con đều mong muốn được sống và học tập trong môi trường châu Âu, giáo dục và văn hóa hiện đại. Kỳ du lịch châu Âu 40 ngày càng thúc đẩy chị phải biến khát khao trở thành sự thật.
Minh Hoàng nói với mẹ: “Mẹ ơi! Tại sao con không nói được tiếng Anh, con muốn sau này lớn lên được sống, học ở đây mẹ à”.
Thế nhưng…
KHỞI ĐẦU QUÁ GIAN NAN
Trở về Việt Nam, chị lập tức tìm một giáo viên từng tu nghiệp Anh Quốc để cho con học kèm. Chị chắc mẩm kì này thể nào con cũng sẽ học tốt môn tiếng Anh.
Nhưng chỉ 1 tháng sau, cô giáo gặp chị và “dội thẳng một gáo nước lạnh”:
“Hằng à, chị phải nói thật với em là Minh Hoàng con em không thể học được tiếng Anh, trong não cháu hoàn toàn không lưu trữ thứ ngôn ngữ này. Cứ hễ chị nói tiếng Anh là ngay lập tức cháu nghĩ ngay đến tiếng Việt và nói tiếng Việt luôn”.
Chạy một mạch về nhà, chị Hằng khóc nức nở trong sự tuyệt vọng. Cả tuần trầm uất, chị thậm chí sút cân.
Trước đó, năm 2016 (khi con trai tròn 4 tuổi), chị Hằng cũng háo hức mang con đến 1 trung tâm có tiếng và nhiều chi nhánh ở Đà Nẵng đăng ký con học với mức học phí 15 triệu/năm. Sau 2 năm dãi nắng dầm mưa đưa đi đón về, cùng với 30 triệu học phí bỏ ra, tất cả những gì mà Minh Hoàng có được là … 30 từ vựng cơ bản. Con không thể chào hỏi mẹ bằng một câu tiếng Anh tròn trịa.
Chị ngỡ rằng việc học kèm với giáo viên có trình độ tu nghiệp nước ngoài lần này sẽ hiệu quả cao hơn, nhưng không! Mọi hi vọng đều tiêu tan nhanh chóng.
Có thể nói, mẹ Phạm Thúy Hằng là một trong những phụ huynh trăn trở nhất, quyết tâm nhất về việc học tiếng Anh của con, chỉ tiếc là chị đã mất khá nhiều thời gian, công sức lẫn tiền bạc mới đạt được thành công như mong đợi.
TÌM ĐƯỢC CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG
Sau cả tuần trằn trọc mất ăn mất ngủ, chị tiếp tục tìm đến cô giáo dạy kèm thứ 2 và con có một chút tiến bộ, song sự phụ thuộc 100% vào giáo viên khiến mẹ con chị bị động hoàn toàn. Con cũng không thể phát âm giọng Anh – Mỹ như mong muốn, cô giáo thì hay nghỉ đột xuất khiến Minh Hoàng bỏ phí khá nhiều thời gian quý giá.
Định mệnh đến với chị vào ngày 25/2/2020, khi đang lướt Facebook, chị Hằng tự dưng thấy con gái đồng nghiệp bằng tuổi Minh Hoàng đăng video đọc sách tiếng Anh. Chị đã phải xuýt xoa: “Chao ôi! Cái giọng đọc gì mà luyến láy, ngữ điệu trầm bổng, bật âm cuối, âm đuôi chi mà điêu nghệ”. Và chị đã không thể ngăn nổi mình thốt lên: “Ước gì đó là Minh Hoàng”.
Sau khi nghe bạn chia sẻ, chị cũng không tin nổi sao một giáo viên dạy Lịch Sử có thể tự kèm con học giỏi tiếng Anh như thế.
“Hai đứa gọi điện tâm sự, nói chuyện cùng nhau gần 1 tuần, Hằng quyết định làm theo bạn. Nhờ đó mà Hằng như “chết chìm ngoi lên vớ được phao””.
Từ đây, chị nhận ra:
Không phải cứ có tiền, cho con học ở trung tâm xịn sò, thuê giáo viên giỏi là con sẽ giỏi tiếng Anh.
Tiếng Anh vốn chỉ là 1 ngôn ngữ. Phàm đã là con người khi biết nghe và biết nói thì chắc chắn sẽ nói được tiếng Anh.
Vấn đề ở đây là phương pháp và cách tiếp cận tiếng Anh như thế nào cho đúng mà thôi.
Đầu năm 2020, Minh Hoàng bắt đầu hành trình học tiếng Anh bằng phương pháp đồng hành tại nhà của BMyC. Thời gian này dịch Covid hoành hành khiến nhiều nơi trẻ không thể đến trường, chị tận dụng thời gian để cùng con học tiếng Anh nhiều nhất có thể.
Cụ thể:
“Hằng đã dành 7h/ngày cho việc giúp con học tiếng Anh. Sáng từ 8h đến 10h: 2 mẹ con cùng nhau hoàn thành bài tập của BMyC giao (gồm kỹ năng nghe – xem video, nạp tầm 30 từ vựng qua app, đọc 5 truyện trên sách điện tử, lồng tiếng 1 video dài 5p). Toàn bộ đều được quay video để thầy cô tại BMyC chấm.
Chiều từ 2h30 đến 4h30: hai mẹ con đọc sách giấy theo khả năng level của con: con cần đọc to, rõ ràng, chậm rãi để vừa tập phát âm đúng, rèn luyện cơ miệng, tăng độ tập trung…. từ nào chưa đọc được lấy bút chì gạch chân và sử dụng app tập đọc để nghe lại phát âm theo app cho đúng. Hoàn thành phần đọc truyện, qua kỹ năng nghe. Xem tất cả các video mà admin BMyC gửi.
Tối: từ 19h30 đến 21h, tập nói và tập thuyết trình. Đầu tiên là nói lại tất cả các mẫu câu đơn giản nhất trong giao tiếp, đồ dùng trong gia đình, bộ phận cơ thể người….nói theo mẫu câu của nhân vật hoạt hình. Xong 2 mẹ con lại quay sang đọc sách tiếng anh, nghe xem…
Thời gian biểu học ấy được lặp đi, lặp lại như cơm ăn, nước uống hàng ngày”.
Đến nay, chàng trai Minh Hoàng 10 tuổi đã đạt được những thành tích vô cùng ấn tượng:
- Tham gia thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hệ Cam ở trình độ PET với số điểm 155, chứng chỉ B2 Cambridge Assessment.
- Tham gia và đạt giải huy chương bạc toán AMO (bằng tiếng Anh), top 5% giải toán Kangaroo cùng khá nhiều giải khác liên quan đến tiếng Anh…
Kinh nghiệm của chị là:
- Kết hợp việc học cùng mẹ tại nhà, đồng thời cho con học kỹ năng đọc viết với giáo viên.
- Chọn sách theo đúng trình độ, ưu tiên mua sách điện tử và app, sách về chủ đề con yêu thích, đa dạng lĩnh vực.
- Tăng tốc khi con đủ khả năng nhận thức và sự hiểu biết căn bản nhất về khoa học, xã hội.
- Quá trình học không tồn tại khái niệm luyện đề thi mà chỉ sử dụng đề thi để test năng lực ngôn ngữ, từ đó đưa ra chiến lược, giáo trình học tiếp cho phù hợp.
CHINH PHỤC HỌC BỔNG 100% CỦA CIS
trong 2 năm liên tiếp
Có thể nói, việc sử dụng thành thạo tiếng Anh đồng thời biến nó thành công cụ phục vụ đời sống mới chính là mục tiêu cao nhất mà BMyC hướng đến bởi tiếng Anh là ngôn ngữ chứ không phải một môn học đơn thuần. Và mẹ con chị Phạm Thúy Hằng đã đạt được mục tiêu này nhanh đến mức không ngờ – chỉ sau 2.5 năm.
Với xuất phát điểm là một cậu bé bị đánh giá không thể học tiếng Anh, Minh Hoàng đã giành học bổng 100% của CIS – Hệ thống trường quốc tế Canada ở TP. Hồ Chí Minh trị giá hơn 500 triệu/năm. Và năm học mới 2022 – 2023 chàng trai này còn tiếp tục được gia hạn học bổng trị giá 550 triệu/năm nhờ có nhiều thành tích nổi bật.
Năm 2021 – 2022: con trai chị đã tham gia kì thi qua 2 vòng:
- Vòng 1: Thi lý thuyết: hệ tiểu học thi môn ngôn ngữ (tiếng Anh), gần giống như 1 bài test trình độ tiếng Anh về cả 4 kỹ năng.
- Vòng 2: Phỏng vấn: Đánh giá rất cao về độ tự tin và khả năng chủ động của thí sinh.
Một điểm cộng rất to nữa dành cho Minh Hoàng là: Con là người chủ động đặt câu hỏi cho Ban giám khảo:
“Trường CIS, lớp 4 có học môn tin học (coding) hay không? Trường có phòng học máy tính riêng cho mỗi học sinh sử dụng một máy không? Và em rất thích được học và làm coding”.
Với sự xuất sắc trong 2 phần thi cộng với tinh thần chủ động, Minh Hoàng là học sinh duy nhất hệ tiểu học đạt 100% học bổng của đợt tuyển sinh đó.
Trong thời gian học tại CIS, Minh Hoàng đạt giải toán Amo, Kangaroo; được tái cấp học bổng trị giá 550tr/năm; 7 lần được vinh danh là Học sinh tiêu biểu nhất khối 4; 2 lần được ngồi ghế nóng của trường; 2 lần đại diện lớp tham gia cuộc thi “nhanh tay, nhanh mắt” mang huy chương vàng về cho lớp; Đặc biệt, thầy giáo chủ nhiệm nhận xét “Khả năng ngôn ngữ của Minh Hoàng vượt rất xa so với tuổi”.
“Điều đó làm mẹ vui lắm. Bởi các bạn trong lớp được học quốc tế đơn ngữ từ năm 3 tuổi (mầm non), còn Minh Hoàng của mẹ mãi đến hơn 7 tuổi mới học làm quen tiếng anh từ A, B, C và đến 9 tuổi mới được vào quốc tế học đơn ngữ, con vẫn bắt nhịp kịp các bạn”, chị Hằng xúc động chia sẻ.
Chứng kiến những thành công của Minh Hoàng, không ít phụ huynh cho rằng mẹ Phạm Thúy Hằng phải làm gì đó thần thánh lắm. Nhưng sự thật thì sự thần thánh đó nằm ở quyết tâm của mẹ cùng với sự hợp tác của con mà thôi! Ngay trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid, chị tranh thủ cho con tiếp xúc với tiếng Anh nhiều nhất có thể. Chị nói: “Không phải cháu học được tốc độ nhanh, mà mẹ con cháu đã vận dụng tối đa nhất thời để học trong một ngày, một tuần, một tháng, một năm, hai năm.”
Chị kể rằng: “Đến 7.2020, cháu đã nghe, nói, đọc thành thạo ở trình độ Flyers. Thời gian chỉ 10 tháng, nhưng tính theo giờ học thì trung bình mỗi ngày cháu tiếp xúc với tiếng Anh 10 đến 12 giờ (vì nghỉ dịch covid). Trong 1 ngày, chia ra thời gian học cùng mẹ, học cùng cô (học theo kế hoạch, giáo trình), thời gian còn lại con tiếp xúc với tiếng Anh bằng cách đọc sách (riêng đọc luôn dành 2h/ngày) và nghe, xem các chương trình khoa học, xã hội theo level phù hợp với trẻ dưới 12 tuổi”.
XA CON, MẸ VẪN ĐỒNG HÀNH RẤT “MƯỢT”
Sinh sống tại Đà Nẵng nhưng con trai theo học trường Tiểu học tại TP Hồ Chí Minh với học bổng đã giành được, chị Hằng vẫn tiếp tục hành trình cùng con, chỉ khác là hai mẹ con “yêu xa” chứ không được ở cạnh nhau như trước đây.
“Sau hơn 2 năm, không chỉ đồng hành cùng con học Tiếng Anh mà gần như Hằng đồng hành cùng con trên mọi “mặt trận”. Để rồi bước sang năm thứ 3, khi con chỉ mới 10 tuổi thì giá trị của sự đồng hành ấy chính là “sợi dây kết nối” thần thánh giúp khoảng cách xa nhau 1000km của 2 mẹ con trở về 0km”.
Nhờ việc liên lạc qua điện thoại thường xuyên mà mẹ con chị Hằng luôn tìm đến nhau mỗi khi gặp bài khó. Đôi khi con không liên lạc với mẹ để tìm câu trả lời mà chỉ muốn giãi bày nỗi lòng, nhận sự động viên khích lệ từ mẹ để tiếp thêm động lực học hành mà thôi.
Không chỉ xa con, chị còn xa chồng thường xuyên. Một mình chị vừa làm việc vừa quán xuyến gia đình và đồng hành cùng con. Chị trở thành niềm tự hào của chồng khi là hậu phương vững chắc của anh.
Với một người mẹ là giáo viên nhưng vốn tiếng Anh bằng 0, mẹ Phạm Thúy Hằng đã giúp con thông thạo tiếng Anh bằng chính quyết tâm và cách làm đúng. Bạn đã mất bao lâu để nhận ra vấn đề then chốt trong việc học tiếng Anh cùng con? Hãy chia sẻ cho BMyC cùng biết nhé!
BMYC PRO – KHÓA HỌC NÂNG CAO PHẢN XẠ GIAO TIẾP & SỬ DỤNG TIẾNG ANH CHO BÉ
- Đối tượng học viên: các bé 5-9 tuổi chưa học tiếng Anh hoặc chưa nghe nói, đọc hiểu được tiếng Anh.
- Cách học: Bố mẹ đồng hành cùng con và 2-3 buổi 60 phút/tuần con học với giáo viên theo hình thức 1 kèm 3, kiểm tra cuối kỳ và họp phụ huynh 3 lần.
Đọc thêm:
Đường ít người đi là con đường ngắn nhất dẫn tới ước mơ
Sự kiện tháng 10: Cuộc thi ảnh “KHOẢNH KHẮC BÊN CON”
Mình thấy khá thú vị nhưng tiếng của mình ko tốt ko bt có đồng hành cùng con đc ko
Phương pháp học của BMyC là bố mẹ đồng hành giúp con tự học, không cần thiết bố mẹ phải biết tiếng Anh.