Mẹ chữa “điếc” tiếng Anh nhờ hành trình tự học tại nhà cùng con.

Khi đi cùng con từ những ngày đầu ấy, vốn tiếng Anh của mình cũng tăng dần theo thời gian. Từ cấp độ cơ bản là những letter và sound rồi khó dần lên. Mình tiến bộ lúc nào không hay.

Lời chia sẻ của chị Nguyễn Thủy ( Vũng Tàu) khi đồng hành cùng con song ngữ tại nhà. Câu chuyện của chị là cả một quá trình cố gắng, nỗ lực hết mình. Chúng ta hãy cùng theo dõi nhé.

chia se chi nguyen thuy

1. Mình có những ngày bắt đầu đầy bỡ ngỡ.

Khi đồng hành cùng con theo phương pháp của BMyC, điều khó khăn nhất với mình là không làm sao mở miệng ra nói với con được.

Vì mặc cảm với việc phát âm chưa chuẩn, sợ con nghe, con nói sai theo. Mình chọn việc hạn chế nói nhất có thể khi học với con.

Với một ngôn ngữ mới, âm thanh lạ tai, bạn ấy bị dội ngay và luôn hỏi mình: tại sao, tại sao?

Những ngày đầu tiên dò dẫm ấy, tâm lý lo sợ này chiếm hữu trong mình cả tuần lễ. Khiến bà mẹ vốn ham chơi cùng con như mình biến mất. Thay vào đó là sự ấp úng, lo lắng, căng thẳng hơn với mỗi giờ học với con.

Một mặt vẫn học với con, mặt khác, con ngủ rồi, mình vào đọc lại bài ghim trên Group, nghe lại chia sẻ lộ trình và cách học.

Rồi như táo rơi trúng đầu, mình bừng tỉnh và đứng giữa 2 lựa chọn: Mình thay đổi để hỗ trợ con hay mẹ con dừng lại?
Rồi như táo rơi trúng đầu, mình bừng tỉnh và đứng giữa 2 lựa chọn: Mình thay đổi để hỗ trợ con hay mẹ con dừng lại?

Làm sao mà mình dừng lại được. Khi ước mơ chinh phục ngôn ngữ này còn dang dở, khi mong muốn con có thể tự tin sử dụng tiếng Anh là công cụ để học hỏi và khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống.

2. Ước mơ dang dở của mình đang được viết tiếp lên.

Có 3 yếu tố quyết định đến sự tiến bộ của bản thân mình:

Môi trường: “Lọt” được vào đây là điều may mắn với mình. Ở BMyC có một cộng đồng bố mẹ tâm huyết vì con, yêu thương cả con nhà “hàng xóm”. Có những người chị, người em tuy chưa 1 lần gặp ngoài đời nhưng mình vô cùng trân quý. Nhà nhà post bài, post video con học tiếng Anh khiến tim mình cũng “rung rinh”, ý chí mách bảo: hành động, hành động gấp.

Con lúc này là môi trường tương tác của mình chứ ai. Mình nói con nghe, con nói mình nghe. Cứ thế, ai dìu ai tiến lên thì không biết. Chỉ biết là mình được lợi rất nhiều từ người bạn này.

Bạn con cũng là bạn mình. Mình cũng tranh thủ nói, hỏi han ké được câu nào hay câu đó khi tụi nhỏ nói chuyện cùng nhau.

Phải hành động mỗi ngày: Không ai làm thay mình được. Không có thành công nào mà không thành thạo. Nhiều cũng không bằng thường xuyên.

Mình đã hành động rồi đây. Hiện tại thì khả năng thẩm âm tốt hơn khi học cùng con, thích được nghe người nước ngoài nói, bớt sợ hãi với âm thanh này rồi. Ước mơ dang dở của mình đang được viết tiếp lên.

Ước mơ dang dở của mình đang được viết tiếp lên.
Ước mơ dang dở của mình đang được viết tiếp lên.

Trau dồi vốn từ theo phương châm “kiến tha lâu ngày sẽ đầy tổ”. Vốn từ của mình được trau dồi qua bài học cùng con trong Task học, trong app Razkids, trong app Lingo, qua Khan Academy, Word play, Fun on Farm, Phonics Island,…app nào mình cũng chơi chung. Thấy câu nào hay là mình nhặt ra và rất siêng sử dụng.

Việc chơi cùng con với mình như hai đứa trẻ, lê la hết trò ô ăn quan, bắn bi, đá dế, trốn tìm hay những buổi trưa hè chui tọt ra khỏi cổng, ngả mặt lên trời chỉ mong hái được vài trái khế nhà hàng xóm.

Mình với con là kiểu bạn bè như thế. Điều gì cũng tâm sự, cũng chia sẻ được. Ngôn ngữ từ đó mà thấm vào người, các trò chơi cứ thế mà ra, chứ mình cũng không cầu kỳ gì về học cụ tương tác cùng con. Nhà có gì dùng đó. Cái người lớn mình không buông bỏ được là dù chơi với con nhưng hay rạch ròi và giữ kẽ kiểu người lớn và trẻ con. Vậy làm sao vui.

Mình thì luôn thả hồn vào mây trời, trở về tuổi thơ, với những dại khờ, ngây ngô thời bé. Con như bạn thân, có giận hờn, có nghỉ chơi và hơn hết là sự hết mình khi chơi cùng con, như đúng sologan của nhà mình: “Ăn chơi không sợ mưa rơi, ăn chơi được thì học được và làm việc được”. Kết quả cũng từ đó mà đến

3. Khi thói quen bị gián đoạn, chắc chắn phải tạo lại thói quen mới và sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Mình đã tập dậy sớm mỗi ngày. Sau đó vì một vài lý do, mình cho phép bản thân quay trở lại con đường cũ, dậy lúc 6 giờ sáng.

chia se phu huynh bmyc thuy nguyen 2

Nhận thấy cần có không gian yên tĩnh để hoàn thành một số việc trong ngày, mình quyết định dậy sớm trở lại. Nhưng mà không hề dễ dàng gì. Trước khi dậy, mình đã phải đấu trí rất nhiều trong tâm:

Tiếng lòng: Ngủ tiếp đi, còn sớm quá. Được ôm con thật sướng biết bao.

Thủy: Dậy thôi nào! Kế hoạch hôm nay sẽ dang dở nếu quyết định ngủ tiếp. Không có thành công nào mà không qua khổ luyện.

Tiếng lòng: Đang Covid, sức khỏe vẫn là quan trọng nhất phải không? Ngủ dậy sớm quá, lát làm việc, trông con, chơi với con, mệt, đổ bệnh ra thì nguy hiểm lắm. Không nên vào viện lúc này.

Cuối cùng, lý trí chiến thắng con tim, mình ra khỏi giường trễ hơn 10 phút so với lịch hẹn đồng hồ. Dù vậy, mình vẫn vui và chấp nhận bản thân của ngày hôm nay.

Ngẫm lại, từ ngày vào BMyC, với những điều mới mẻ, mình luôn áp dụng cách làm 3 bước trong lộ trình 3 – 4 – 7 của BMyC.

  • Tạo thói quen, mình bắt đầu với việc tạo thói quen dậy sớm mỗi ngày. Đây được coi là giai đoạn thử thách – đấu trí với bản thân nhiều nhất. Để việc tạo thói quen này được suôn sẻ, mình đã làm gì, mời cả nhà cùng đọc qua các ý bên dưới nhé:
  • Sắp xếp bàn làm việc ngăn nắp từ tối hôm qua. Mọi thứ ngổn ngang trên bàn, chắc chắn là cớ để mình quay lại ngay vào phòng hay dù dọn xong cũng không còn hứng thú làm việc.
  • Viết ra trước những việc cần làm khi thức dậy.
  • Đừng kỳ vọng cao là sẽ làm được rất nhiều việc. Chỉ cần một đến hai đầu việc quan trọng được hoàn thành, đó đã là một thành công rồi. Hãy cân nhắc thật kỹ để lựa chọn. Tối hôm trước, có thể viết ra chi tiết hơn một chút về việc cần làm.

Ví dụ:

Mục tiêu sáng nay của mình là hoàn thành phần ngữ pháp trang 40 – 52 Oxford Grammar 3 for School. Thậm chí mình để sẵn cuốn sách bên cạnh, với cây viết kẹp ngay vào trang 40 để sáng mai, đỡ mắt nhắm mắt mở, tìm không ra trang đó.

  • Bắt đầu ngày mới bằng việc viết ra 5 phút bất kỳ điều gì đang lăn tăn trong lòng. Khi viết, tâm trí mình như được dọn dẹp cho những điều mới mẻ tràn vào. Từ những chuyện hằng ngày như là: sáng nay ăn gì, nhờ ông xã in bài học cho con, nhớ mua bỉm cho con hay sữa chua đã hết, đặt thêm cho con.
  • Đặt hẹn đồng hồ theo quy trình Pomodoro. Pomodoro đơn giản là quy trình tập trung làm việc 25 phút, nghỉ 5 phút. Có thể mỗi người phù hợp với một quãng thời gian khác nhau, nhưng khi áp dụng quy trình này vào bản thân, mình đã tăng được sự tập trung hơn với việc đang làm. Sau đó thư giãn với 5 phút, vươn vai, hít thở, ôm hôn con.
  • Hãy để một tờ giấy ghi chú bên cạnh. Trong thời gian làm việc, có thể có những luồng suy nghĩ khác len lỏi vào đầu. Mình ghi ra và tiếp tục với việc đang làm.

Hãy chấp nhận bản thân. Không ai hoàn hảo cả. Học cách chấp nhận và yêu quý bản thân nhiều hơn. Chỉ có như vậy, mình mới có được sự bình an trong lòng cũng như không chất vấn bản thân quá nhiều tại sao, tại sao không hoàn thành. Thay vào đó, hãy nhìn vào những việc đã làm được, nhìn nhận và điều chỉnh để ngày mai được tốt hơn.

Đằng sau những hình ảnh hiện tại là sự vượt qua chính mình, vượt qua những cảm xúc tiêu cực, rất nhiều lần muốn buông bỏ của bản thân. Và đằng của hôm nay đã khác hơn với mình của 2 năm trước.

4. Mình không còn cảm giác như vịt nghe sấm, không còn cảm giác sợ mỗi lần phải nói tiếng Anh nữa.

Có chuyện này vui lắm cả nhà ạ. Trước giờ mình không tự tin lắm để nói chuyện với người nước ngoài. Dù mình có đứa bạn người Ấn độ quen nhau từ thời học lớp 8. Mỗi lần nói chuyện, bạn nói khó nghe quá là giả bộ không nghe được, cúp máy luôn rồi nhắn tin zalo xin lỗi mạng kém.

Vậy mà lần này đưa con đi test tại một trung tâm, mình vừa bế con, vừa nói chuyện với thầy người nước ngoài. Ôi, mình liều lĩnh như vậy từ lúc nào. Mình đã có phản xạ tiếng Anh. May thật, mình ở đúng nơi rồi và như là ốc sên nhỏ bò trên hành trình này, nhà mình cũng đã có kết quả.

Từ khi vào BMyC, đam mê của mình được trỗi dậy. Mình mê con là thật, nhưng mê luôn bài học của con. Nhất là những bài học có tính thực tiễn cao tại Preschool.

Bài con cũng như bài mình. Có khi task học của mình chưa hoàn thành chứ bài học của con mình đã nhớ.

Cảm ơn BMyC, đã cho mình được sống lại mong ước học tốt Tiếng Anh. Mình đã không còn cảm giác như vịt nghe sấm, không còn cảm giác sợ mỗi lần phải nói tiếng Anh nữa.

Nếu ngày xưa, mình không biết đến BMyC.

Nếu ngày xưa, mình không rũ bỏ lớp áo biết tiếng Anh chút chút.

Nếu ngày xưa mình không dám bắt đầu học bằng việc cùng con học phonics.

Nếu ngày xưa, mình không bỏ qua những tiếng nói bên trong: nghe cái này chán, học gì mà chán, con không hợp tác, con bệnh, con đi chơi, mình mệt, mình có bầu,…

Thì đã không có ngày hôm nay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688