Bố mẹ nên làm gì khi con làm sai bài tập?

Làm mẹ là một hành trình đầy yêu thương nhưng cũng không ít áp lực. Bạn có đang cảm thấy mệt mỏi, stress khi phải vừa chăm sóc con, vừa lo lắng về việc nuôi dạy chúng sao cho đúng cách?

Tối qua, trong lúc kiểm tra bài vở của con gái Nari, học sinh lớp 6, mình phát hiện con làm sai một số bài toán. Theo thói quen trước đây – có lẽ nhiều phụ huynh khác cũng từng như vậy – khi phát hiện con sai, mình thường ngay lập tức chỉ ra lỗi và yêu cầu con làm lại. Lúc ấy, mình nghĩ rằng nếu không chỉ ra lỗi, làm sao con biết chỗ nào cần sửa? Mình lo lắng con sẽ hổng kiến thức, và sợ rằng con sẽ không theo kịp bài trên lớp.

Bố mẹ nên làm gì khi con làm sai bài tập?
Bố mẹ nên làm gì khi con làm sai bài tập?

Nhìn lại những năm tiểu học, mình nhận ra rằng chính cách làm này đã vô tình khiến con mất tự tin và thiếu sự chủ động trong học tập. Mỗi khi gặp bài khó, thay vì cố gắng tìm hiểu, con lại hỏi mẹ ngay, thậm chí chưa đọc đề kỹ nhưng đã thấy khó. Điều này làm con rất sợ sai và ngại thử thách.

Thay đổi tư duy trong cách hỗ trợ con học toán

Gần đây, mình may mắn đọc được nhiều bài chia sẻ về cách tư duy dạy học môn toán, từ bạn bè và cả những phụ huynh có kinh nghiệm khác. Sau khi học hỏi, mình đã thử thay đổi cách đồng hành với con trong học tập, và bước đầu thấy những tín hiệu tích cực:

  • Khuyến khích con đọc lại đề bài và suy nghĩ trước khi sửa sai Khi phát hiện con làm sai, thay vì chỉ ra lỗi ngay, mình yêu cầu con đọc lại đề thật kỹ. Sau đó, mình hỏi: “Vì sao con lại làm như vậy?” và “Con có thể nghĩ ra cách nào khác để giải bài không?” Điều này giúp con tự suy nghĩ và tự phát hiện lỗi sai của mình. Nếu sau một thời gian con vẫn chưa tìm ra, mình sẽ gợi ý một chút để con có thêm hướng đi.
  • Con tự chấm bài và đánh giá lỗi sai Mình vẫn giám sát quá trình làm bài của con để đảm bảo con hoàn thành bài tập hàng ngày. Tuy nhiên, thay vì kiểm tra lại bài như trước, mình đưa đáp án cho con tự đối chiếu và yêu cầu con báo lại: “Con làm sai mấy câu? Đúng mấy câu?” Nếu có câu nào sai, mình sẽ hỏi con lý do: “Vì sao lại sai? Con quên quy tắc hay tính nhầm?” Việc này giúp con hiểu rõ hơn về lỗi của mình và học cách tự khắc phục.
Khuyến khích con chủ động tra cứu tìm hiểu lý thuyết
Khuyến khích con chủ động tra cứu tìm hiểu lý thuyết
  • Khuyến khích con xem lại lý thuyết khi gặp khó khăn. Khi con không biết cách làm dù đã trả lời nhiều câu hỏi, mình sẽ yêu cầu con mở lại sách giáo khoa để xem lý thuyết hoặc hướng dẫn liên quan. Mình nhận ra rằng chương trình học hiện tại khó hơn rất nhiều so với thời mình học, nên mình cần kiên nhẫn hơn, không vội la mắng khi con quên quy tắc hay công thức. Điều quan trọng là con biết chủ động tra cứu và học lại lý thuyết khi cần.
  • Hướng dẫn con tự tìm giải pháp. Nếu con vẫn chưa biết cách làm sau khi xem lại sách, thay vì lao vào giảng giải như trước, mình khuyến khích con tự tìm giải pháp. Mình có thể đưa máy tính để con tra cứu Google, xem video bài giảng hoặc tìm hướng dẫn trên YouTube. Điều này giúp con phát triển kỹ năng tự học, biết cách tự giải quyết vấn đề khi gặp khó. Ở trường, mình cũng khuyến khích con hỏi giáo viên hoặc bạn bè khi gặp bài khó, không nên ngần ngại.

Học hỏi từ những sai lầm và tiếp tục đồng hành cùng con

Môn toán của Nari hiện chưa phải là điểm mạnh, nhưng mình luôn đồng hành và định hướng cho con. Dù đã phạm không ít sai lầm trong quá trình hỗ trợ con, mình đang học hỏi và điều chỉnh từng bước.

Bài chia sẻ của chị Xuân Viện trên Group BMyC được nhiều phụ huynh quan tâm
Bài chia sẻ của chị Xuân Viện trên Group BMyC được nhiều phụ huynh quan tâm

Bài viết này được biên tập lại từ chia sẻ của phụ huynh Xuân Viện, với nội dung xoay quanh cách đồng hành cùng con trong quá trình học toán tại nhà. Qua việc nhìn nhận những sai lầm và chia sẻ các kinh nghiệm rút ra từ thực tế, bài viết hy vọng sẽ cung cấp cho các bố mẹ những gợi ý hữu ích trong việc hỗ trợ con tự tin và chủ động hơn khi học tập.

Tham gia Group BMyC ngay để cùng hơn 150.000 phụ huynh đồng hành cùng con khôn lớn mỗi ngày.

Tham Gia Ngay

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688