Tiếng Anh cho trẻ mầm non: Mẹ con ta hãy là Best Friend

Để đồng hành cùng con trên hành trình “nói tiếng Anh như gió”, bố mẹ hãy là Best Friend thực thụ của con.

Tiếng Anh cho trẻ mầm non là thuật ngữ mà các bố mẹ trẻ hiện nay đã không còn xa lạ nữa. Nhưng, bạn đã thực sự khát khao con cái mình sẽ giỏi tiếng Anh hay chưa?

hoc tieng anh cho tre mam non2 scaled
Học tiếng Anh cho trẻ mầm non

Không ít người phản đối rằng trẻ học quá sớm là điều không cần thiết. Nhiều người đặt câu hỏi: “Tại sao phải ép trẻ học sớm khi các con đang tuổi ăn tuổi chơi?”, “Học quá sớm sẽ khiến bé bị áp lực và ảnh hưởng đến trí não”. Tuy nhiên, nhìn những tấm gương giao tiếp tiếng Anh trước cả khi được đến lớp, bạn sẽ thấy việc cho con học ngoại ngữ sớm là quyết định đúng đắn nhất cuộc đời.

1. Tại sao trẻ cần học tiếng Anh trong độ tuổi mầm non?

Các nghiên cứu cho thấy 3 tuổi chính là độ tuổi mà các bé có xu hướng học hỏi nhanh nhất, rất thích hợp để cho bé tiếp xúc với tiếng Anh. Nói không ngoa thì đây là thời điểm tốt nhất trong đời để quyết định một người sẽ học tiếng Anh nhanh hay chậm, khả năng nói tiếng Anh lưu loát cũng như giọng chuẩn bản xứ hay không.

1.1 Những lợi ích của việc học tiếng Anh cho trẻ mầm non.

  • 3 – 6 tuổi là độ tuổi trẻ có nhiều tò mò về thế giới xung quanh và có thể đón nhận ngôn ngữ mới theo cách tự nhiên nhất. Người ta ví tốc độ và khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ thời điểm này như độ hút nước của một miếng bọt biển.
    Trẻ từ 2 đến 4 tuổi, khả năng hấp thụ ngôn ngữ ở trẻ em là 100%, từ 4 đến 6 tuổi là 80%, từ 7 đến 8 tuổi là 70%, và 8 đến 12 tuổi là 30%.Đây là độ tuổi mà trẻ cũng đang hoàn thiện ngôn ngữ mẹ đẻ, do đó việc kết hợp học ngoại ngữ song song sẽ giúp kích hoạt tối đa các bán cầu não, giúp trẻ thông minh hơn, linh hoạt trong xử lý vấn đề, tăng khả năng tập trung, làm giàu vốn kiến thức cũng như kỹ năng cảm xúc.
    Giai đoạn này trẻ có khả năng nghe chính xác âm, khả năng nói bắt chước rất tốt tạo tiền đề cho trẻ tiếp cận tiếng Anh dễ dàng hơn.
  • Trẻ giao tiếp bằng tiếng Anh từ sớm sẽ tăng sự tự tin và khả năng thể hiện bản thân, khả năng thuyết trình hay đơn giản là kết bạn đa ngôn ngữ một cách dễ dàng. Với nền tảng ngoại ngữ được xây dựng và hoàn thiện từ sớm, trẻ sẽ thuận lợi hơn trong việc học kiến thức phổ thông bằng tiếng Anh về sau.
    Từ 3 tuổi trẻ đã sõi tiếng Việt và có vốn từ kha khá để tự phát triển tiếng Việt, do đó việc tiếp cận tiếng Anh từ giai đoạn này không hề gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng Tiếng Việt của bé.Học càng sớm càng tạo cho bé phản xạ tự nhiên trong giao tiếp Tiếng Anh tốt hơn. Ở giai đoạn này, bé ít xấu hổ, không sợ sai và luôn sẵn sàng bắt chước người lớn. Chính vì vậy mà khi học các bé có thể nói trôi chảy và tự tin ngay từ đầu, có thể nói như người bản xứ.
  • Giai đoạn học mẫu giáo trẻ không bị áp lực bài vở hay kiến thức như trẻ từ Tiểu học trở đi, như vậy con có điều kiện tốt nhất cả về thời gian lẫn trí não để học tiếng Anh.
    Tuy nhiên, đây cũng là độ tuổi mà các con thường rất hiếu động, chưa có ý thức tập trung, nhanh chán và khá bướng bỉnh. “Khủng hoảng tuổi lên ba” của bé có thể dễ dẫn đến sự chán nản và thậm chí bỏ cuộc của bố mẹ.
    Lúc này, cần nhất là sự thấu hiểu và kiên trì từ các bậc phụ huynh. Có tạo được hứng thú cho con với tiếng Anh, con có thói quen cùng bố mẹ đọc sách và tiếp xúc tiếng Anh mỗi ngày thì mới là thành công. Đặc biệt là bố mẹ cần xác định không đặt nặng kết quả mà chú trọng tạo nên một hành trình ý nghĩa cùng con.

1.2 Làm sao để trẻ mầm non hợp tác học tiếng Anh với bố mẹ?

Trước khi muốn đồng hành cùng con trên hành trình chinh phục tiếng Anh thì bố mẹ hãy là Best Friend của con ngay trong mọi hoạt động đời sống.

hoc tieng anh cho tre mam non3
Bố mẹ hãy là Bestfriend của con

Vậy như thế nào mới là Best Friend chính hiệu?

  • Luôn lắng nghe và thấu hiểu con
  • Luôn sát cánh cùng con trong mọi hoạt động đời sống và học hành
  • Thể hiện sự đồng điệu trong tâm hồn: kể cho nhau nghe những buồn vui hàng ngày, tỉ tê với nhau về mong muốn và ước mơ…
  • Cổ vũ đúng lúc – Ngăn cản đúng chuyện – Cho lời khuyên đúng khi
  • Không ra lệnh cho con mà cùng con làm mọi việc trong sự hào hứng
  • Hãy làm cho con luôn muốn tìm đến mẹ đầu tiên khi gặp vấn đề cần tháo gỡ hay cần giãi bày tâm sự

Khi bố mẹ đã chiếm trọn sự tin yêu của trẻ thì cũng là lúc mà con sẽ đồng tình với những điều mà bạn truyền đạt. Mối quan hệ mẹ con như đôi bạn thân sẽ là bước đệm để bố mẹ uyển chuyển áp dụng, giúp cho việc học tiếng Anh cùng trẻ trở nên tự nhiên nhất.

2. Phương pháp đồng hành cùng trẻ mầm non học tiếng Anh.

Video chia sẻ phương pháp lộ trình học tiếng Anh cho trẻ mầm non

2.1 Cách đồng hành cùng trẻ mầm non học tiếng Anh theo 3 bước.

  1. Tạo thói quen cùng con học tiếng Anh: Theo cách này hay cách khác, tùy thuộc vào tính cách của con và thời gian rảnh của bố mẹ để cùng con xây dựng thói quen học tiếng Anh mỗi ngày. Phải mất bao lâu để một đứa trẻ hình thành được một thói quen mới? Tùy vào mỗi trẻ mà thời gian này có thể kéo dài từ 21 ngày đến khoảng 2 tháng.
  2. Tạo thói quen học đúng: Đó là đi đúng lộ trình và nhận thấy được sự tiến bộ của con. Bố mẹ cũng cần phải tương tác thường xuyên với các admin của BMyC để nhằm trao đổi cách thức học phù hợp với con hơn. Sự thay đổi đúng hướng và đúng lúc sẽ là chìa khóa giúp mẹ mỗi khi “con chậm tiến bộ”
  3. Duy trì thói quen học đúng: Để tạo một thói quen đã khó mà duy trì được nó lại càng khó hơn. Bởi chỉ cần 1 lần phá bỏ thói quen là một tiền lệ xấu đã được hình thành. Do đó nếu vì bất cứ lý do nào mà mẹ cho phép bé nghỉ gián đoạn trong lộ trình thì khả năng thành công cũng sẽ có phần ảnh hưởng. Hãy duy trì thật tốt kỷ luật tự học và học đúng.

2.2 Học tiếng Anh cho trẻ mầm non đúng với lộ trình 7 bước của BMyC.

  1. Học thuộc bảng chữ cái ABC
  2. Giúp con nghe được mọi từ tiếng Anh
  3. Giúp con nói được mọi từ tiếng Anh
  4. Giúp con hiểu được từ đơn trong tiếng Anh theo cách người bản địa
  5. Giúp con biết cách ghép từ, học mẫu câu
  6. Gia tăng kiến thức, hiểu biết và văn hóa Mỹ thông qua những câu chuyện và kênh tiếng Anh trên Youtube
  7. Học kiến thức phổ thông bằng tiếng Anh

Từng cấp độ đòi hỏi mẹ và bé đều phải nỗ lực mỗi ngày. Hoàn thành chương trình này, trẻ không chỉ “nói tiếng Anh như gió” mà còn có thể tiếp thu kiến thức phổ thông, khoa học… bằng chính những chương trình học quốc tế cấp tiến. Đối với những bố mẹ định hướng cho con du học hoặc học chương trình phổ thông hoàn toàn bằng tiếng Anh thì rõ ràng việc thông thạo ngoại ngữ đúng lộ trình là điều hết sức quan trọng.

3. Lợi ích khi bố mẹ là Best friend trong việc học tiếng Anh cho trẻ mầm non.

Có thể nói, mỗi hành trình của một cặp mẹ con là một câu chuyện khác nhau. Và, dù đúc rút ra bao nhiêu kinh nghiệm thì suy cho cùng, sự đồng hành sát sao của bố mẹ vẫn là yếu tố tiên quyết giúp con đạt được thành công trong quá trình học “ngôn ngữ toàn cầu”.

Nếu nhắc về một tấm gương đồng hành cùng con học tiếng Anh cho trẻ mầm non đi lên từ gian khổ – gặt hái được thành công rực rỡ thì có lẽ hành trình của mẹ Nguyễn Thị Thanh Nhàn (facebook: Nguyễn Thị Thanh Nhàn)  cùng bé Rin 4 tuổi là một trong những hành trình khiến đội ngũ BMyC cảm động, nể phục nhất.

Tháng 3/2021, sau 6 tháng tốt nghiệp chương trình học tiếng Anh BMyC, chàng trai Rin của mẹ Nhàn đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi thuyết trình tiếng Anh dành cho thiếu nhi độ tuổi từ 7 trở lên tại Vũng Tàu. Dù khi ấy chỉ mới 6 tuổi và được đặc cách tham gia nhưng Rin vẫn đánh bật các thí sinh lớn tuổi hơn mình để ẵm về cho mẹ giải thưởng cao nhất.

Ít ai biết rằng, đằng sau thành công tuyệt vời ấy của con chính là biết bao nỗ lực của mẹ Nhàn. Lúc Rin mới 4 tuổi, chị Nhàn đã cùng con theo học chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non của BMyC. Khi ấy cu cậu vẫn ngọng líu ngọng lo và chỉ bập bẹ được vài từ vựng được học ở trường mẫu giáo. Chị kể rằng:

Hồi đó nhìn con nhà người ta mình cũng ước ao, cũng khát khao con mình được 1 nửa con nhà người ta thôi cũng được, nhưng mình biết rằng, đời này làm gì có ước mà được, mọi việc đều phải dựa vào khả năng của mình, không hành động sao có kết quả.

Thời gian dạy con học ư? Cơm áo, gạo tiền chiếm hết thời gian của chúng ta rồi, lấy đâu thời gian để dạy con học? Nhưng chúng ta vẫn có thời gian đi cafe, ôm điện thoại lướt facebook, xem những bộ phim dài tập, vẫn tụ tập ăn tối, chém gió với bạn bè… Mình cũng đi làm 8h mỗi ngày, bán hàng online, nhận thêm báo cáo về nhà làm. Một mình lo nhà cửa cơm nước, kèm thêm anh hai của Rin bị hội chứng tự kỷ – tăng động – chậm phát triển, bên cạnh đó bố các cháu lại không ủng hộ việc mình dạy con học sớm, nhưng vì ghiền con mà mình vẫn quyết tâm đồng hành với con bằng tất cả quỹ thời gian mình có được. Con tốt nghiệp BMyC sau đúng 18 tháng theo học, lúc đó bạn ấy đúng 5,5 tuổi.

Đến nay mình đã rất nhàn trong việc đồng hành với con, vì con đã có thói quen học, tuy con vẫn có lúc không thích học vì vẫn còn ham chơi, nhưng con đã biết để được chơi, thì con phải hoàn thành những công việc đã được lên kế hoạch trước.”

Cũng như mẹ Thanh Nhàn, trải qua một chặng đường dài đồng hành cùng con học tiếng Anh trẻ mầm non, hầu hết các bậc phụ huynh cũng đã thực sự nhận thấy được những lợi ích tuyệt vời mà phương pháp BMyC đã mang lại cho mình:

Mẹ Mai Mũm Mĩm( facebook: Mai Mũm Mĩm) đúc rút rằng: Đồng hành cùng con học tiếng Anh đã giúp chị rèn cho con thói quen tự học ngoại ngữ cũng như tự giác trong tất cả các môn học khác.

Mẹ Bích Thảo( facebook: Bích Thảo): Đồng hành cùng con giúp tôi tạo ra sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái. Bố mẹ sẽ dần dần kiềm chế và điều chỉnh cảm xúc của mình hơn, biết khen và động viên con hơn là mắng mỏ. Đồng thời, con cũng gần gũi và tâm sự với mẹ nhiều hơn. Tính kỷ luật mà con rèn được không chỉ áp dụng trong việc học tiếng Anh mà còn trong việc học văn hóa và cả trong cuộc sống. Những lộ trình tư vấn đào tạo của BMyC sẽ giúp bố mẹ hiểu được phương pháp đồng hành cùng con, để bạn có thể áp dụng cho trẻ trong mọi vấn đề.

Mẹ Huệ Ngọc Hà( facebook: Huệ Ngọc Hà): Việc bố mẹ đồng hành cùng con đúng cách sẽ giúp con có một tuổi thơ học hành trong tích cực và cảm xúc tốt. Điều này trái ngược hoàn toàn với cảnh bố mẹ cầm roi nạt nộ còn con nước mắt nhạt nhòa mà trong đầu không thể nghĩ ra được cách làm bài. Con học bài hứng thú cùng mẹ chứ không phải là cố gắng thức khuya để giải cho xong bài trong sự mệt mỏi.

Mẹ Kim Tuyết( facebook: Kim Tuyết): Cùng con học cũng tạo nên những thay đổi tích cực cho con, ví dụ bé thích đọc sách hơn, bé đòi mẹ đưa đến thư viện để đọc hơn là đi công viên. 

Mẹ Diệu Tâm( facebook: Diệu Tâm): Không mất thời gian đưa đón học trung tâm, không khiến con chịu áp lực học thêm ở lớp, con không phải ăn vội ăn vàng cho kịp giờ học, bố mẹ không phụ thuộc và phó mặc cho thầy cô… Thay vào đó mẹ nắm được lộ trình học của con cũng như sự tiến bộ của con từng ngày để có hướng đi đúng.

Mẹ Nguyễn Thị Thơm( facebook: Nguyễn Thị Thơm): Con học cùng là lúc mà bố mẹ nhìn lại bản thân và tự học, tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân nhằm đồng hành tốt hơn cùng con mỗi ngày.

Mẹ Trần Ngần( facebook: Trần Ngần): Quá trình đồng hành cùng con, có những khó khăn nhưng các con có thói quen tự học, yêu thích môn học. Mỗi bạn một khả năng, mẹ đồng hành quan sát và khích lệ. Mỗi đứa trẻ là một bí ẩn, khi ba mẹ đồng hành, thấu hiểu mới phát hiện ra.

4. Bố mẹ trở thành BEST FRIEND trong quá trình học tiếng Anh cho trẻ mầm non như thế nào?

Các bậc phụ huynh của chúng ta nên nhớ rằng, tuổi thơ của con trôi qua rất nhanh và sẽ không bao giờ quay trở lại. Để hành trình chinh phục tiếng Anh cùng con đạt hiệu quả cao nhất cũng như không lãng phí khoảng thời gian vàng của bé, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Nếu quá bận rộn, bạn có thể dành cho con ít nhất 30p-1h mỗi ngày, nhưng đó phải là khoảng thời gian chất lượng. Đừng tranh thủ làm việc khác trong khi kèm con học bởi điều này sẽ làm cả bé và mẹ bị phân tâm, giảm hiệu quả học tập.
  • Sử dụng ipad hiệu quả bằng chức năng khóa truy cập những ứng dụng không liên quan, chỉ cho bé tập trung vào các ứng dụng phục vụ học tập.
  • Đăng ký sẵn các kênh youtube tiếng Anh chính thống để bé tiếp cận đúng nguồn học vào những khoảng thời gian mà bạn không thể kèm cặp bên cạnh.
  • Dù bố mẹ tham khảo nhiều giáo trình/phương pháp nhưng khi bắt tay vào đồng hành với trẻ thì nên lựa chọn một hướng đi thống nhất nhằm tránh sự bối rối và nhiễu loạn cho cả mẹ và bé.
  • Bố mẹ nên nói chuyện nghiêm túc với con, tránh nạt nộ gây sức ép bởi điều đó thường phản tác dụng. Sự nạt nộ khiến bé sợ hãi và tìm cách đối phó hơn là tự giác và say mê học bài.
  • Ra điều kiện cho bé để con luôn chăm chỉ sử dụng tiếng Anh cho trẻ mầm non trong cuộc sống. Ví dụ khi con đòi hỏi một món ăn vặt hay đồ chơi, hãy yêu cầu bé thuyết phục bố mẹ bằng tiếng Anh. Hãy coi đó là một phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của con.

Nếu làm tốt những điều nói trên, mẹ còn có thể giúp con thay đổi cách nói chuyện để con nghiêm túc bàn luận với người lớn về các sự kiện trên lớp và cuộc sống, dần dần bớt nói những lời viển vông vô nghĩa. Đó chính là một trong những giá trị cộng thêm mà bộ đôi Best Friend sẽ nhận được từ phương pháp tự học tiếng Anh BMyC.

Vì những lợi ích đã nói trên đây cùng những thành công đang chờ đợi phía trước, mong rằng các bố mẹ sẽ không ngần ngại mà biến mình thành Best Friend của con.

One thought on “Tiếng Anh cho trẻ mầm non: Mẹ con ta hãy là Best Friend

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688