Hẳn nhiều phụ huynh, như tôi, từng trăn trở: Làm sao để xây dựng văn hoá đọc trong thời đại công nghệ?
Trong thời đại công nghệ số, khi các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu, việc khuyến khích trẻ em đọc sách trở thành một thách thức lớn đối với các bậc phụ huynh.
Tuy nhiên, chị Chuc Nguyen, một người mẹ luôn đồng hành cùng con trên hành trình khám phá tri thức, đã chia sẻ câu chuyện đầy cảm hứng về việc xây dựng văn hóa đọc cho con ngay từ những năm tháng đầu đời cho thấy việc xây dựng văn hóa đọc ngay từ nhỏ là hoàn toàn khả thi và mang lại những kết quả đáng kinh ngạc.
Nội dung chính
- I. Những khó khăn và thách thức khi xây dựng văn hoá đọc trong thời đại công nghệ cho con
- II. Đồng hành cùng con trong việc xây dựng văn hoá đọc
- 1. Tham gia cộng đồng đọc sách
- 2. Làm gương và đồng hành
- 3. Đọc sách mỗi ngày – chìa khóa thành công
- 4. Khuyến khích con đọc sách
- 5. Tham gia cuộc thi văn hóa đọc
- Lời kết:
I. Những khó khăn và thách thức khi xây dựng văn hoá đọc trong thời đại công nghệ cho con
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc xây dựng văn hóa đọc cho trẻ em và ngay cả người lớn trở nên khó khăn hơn. Khi điện thoại, iPad và các thiết bị số trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, việc khơi gợi niềm đam mê đọc sách không còn dễ dàng như trước. Ngay cả những người từng yêu sách như mình, một học sinh chuyên Văn, đã từng lóc cóc đạp xe mỗi ngày tới thư viện tỉnh, cũng cảm thấy băn khoăn khi chứng kiến sự thay đổi này.
Trẻ em ngày nay dường như bị cuốn hút bởi các thiết bị công nghệ hơn là sách. Nếu bố mẹ không tạo thói quen đọc, con cái sẽ không có gương để noi theo. Từ những trăn trở đó, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong việc đồng hành cùng con trên hành trình đọc sách mỗi ngày.
II. Đồng hành cùng con trong việc xây dựng văn hoá đọc
1. Tham gia cộng đồng đọc sách
Ngay từ khi bắt đầu đồng hành cùng con cái, tôi đã rất ngưỡng mộ các nhóm cộng đồng đọc sách. Tại đó, các em học sinh cùng nhau duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày, tự tạo thử thách và tìm đồng đội để cùng nhau phát triển. Điển hình là các con của tôi đã tham gia nhóm “Đọc Sách Mỗi Ngày” của BMyC và Câu Lạc Bộ Sách Tiếng Anh Trẻ Em – Free Club.
Từ khi 4 tuổi, các con đã nhận được chứng nhận hoàn thành 30 ngày và 100 ngày đọc sách liên tục. Các câu chuyện mà các con đọc rất đa dạng, từ Razkids, truyện cổ tích, ngụ ngôn đến sách văn học và lịch sử.
2. Làm gương và đồng hành
Trong thời đại số, việc làm gương cho con cái cũng không phải là điều dễ dàng. Đôi khi, tôi cũng dành nhiều thời gian trên điện thoại và máy tính hơn cả các con. Để thử thách bản thân, tôi đã đăng ký tham gia “Hành Trình Kiến Tạo Văn Hóa Đọc K7”, thức dậy lúc 4 giờ sáng và tham gia đến 6 giờ 30. Sau hai tháng, tôi đã nhận được nhiều giá trị tuyệt vời, đặc biệt là từ người thầy cũ của tôi, một cựu cảnh sát đã về hưu nhưng vẫn tích cực tham gia đọc sách và xây dựng văn hóa đọc.
3. Đọc sách mỗi ngày – chìa khóa thành công
Tôi nhận ra rằng việc đọc sách chỉ là một phần, điều quan trọng hơn là đồng hành cùng con. Việc đăng bài và báo cáo trên các nhóm cộng đồng không chỉ bổ ích mà còn mang lại lợi ích lâu dài. Dù đọc sách giấy hay trên máy tính, miễn là con mình có nhu cầu tìm kiếm thông tin, việc đọc vẫn rất quan trọng. Các bé nhỏ trong cộng đồng nếu duy trì việc đọc mỗi ngày sẽ không chỉ cải thiện tiếng Anh mà còn xây dựng nền tảng cho việc đọc sách trong tương lai.
Từ khi 4 tuổi, các con đã nhận được chứng nhận hoàn thành 30 ngày và 100 ngày đọc sách liên tục. (Chứng nhận từ Group BMyC Đọc sách mỗi ngày)
4. Khuyến khích con đọc sách
Nếu bạn hỏi tôi làm sao để con thích đọc sách, tôi không chắc có câu trả lời chính xác. Nhưng tôi biết rằng tôi đã rất kiên trì để các con đọc sách mỗi ngày. Tôi là người kiểm tra, đôn đốc và trao thưởng cho các con mỗi khi hoàn thành một kế hoạch hay mục tiêu đã đề ra.
5. Tham gia cuộc thi văn hóa đọc
Tháng 5 năm 2024, con được chọn tham gia cuộc thi “Đại Sứ Văn Hóa Đọc” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức. Qua cuộc thi, con nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc và mong ước đạt được kết quả tốt để lan tỏa niềm đam mê đọc sách đến nhiều bạn nhỏ khác. Hai chị em tôi rất may mắn khi luôn đạt giải thưởng cao trong các cuộc thi.
Lời kết:
Bài viết này được biên tập từ chia sẻ của chị Chúc Nguyễn, xoay quanh hành trình đồng hành cùng con trong việc làm sao để xây dựng văn hóa đọc trong thời đại công nghệ. Câu chuyện của chị Chuc Nguyen đã cho chúng ta thấy rằng, việc xây dựng văn hóa đọc cho con không hề khó. Chỉ cần có sự kiên trì, sự yêu thương và một lộ trình rõ ràng, chúng ta hoàn toàn có thể giúp con yêu sách và trở thành những người đọc thông thái.
Hy vọng bài viết sẽ mang đến những gợi ý hữu ích cho các bậc phụ huynh trong việc khuyến khích con yêu thích đọc sách trong thời đại số ngày nay.
Tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để được tư vấn và hỗ trợ trong việc chọn lựa phương pháp học tiếng Anh online cho bé phù hợp và lộ trình để đạt được mục tiêu học tập cho con một cách hiệu quả nhất!
Xem thêm:
- Minh Châm & Bảo Hân: Hành trình chinh phục tiếng Anh và tình bạn 5 năm gắn kết
- Kinh nghiệm đồng hành cùng con 2 năm liên tiếp đạt giải Nhất Trạng Nguyên Tiếng Anh toàn quốc
- Hành trình xuất sắc của cô bé ‘trường làng’ tại vòng chung kết Festival Trạng Nguyên Tiếng Anh toàn quốc
- Hành trình từ huyện biên giới KonTum đến Trạng Nguyên Tiếng Anh Toàn Quốc 2024
- Bố mẹ nên làm gì khi con làm sai bài tập?