Review sách “Nói sao cho trẻ chịu nghe – Nghe sao cho trẻ chịu nói”

Là cuốn sách best seller với 12 lần tái bản, “Nói sao cho trẻ chịu nghe – Nghe sao cho trẻ chịu nói” được coi là một cuốn sách gối đầu giường dành cho các cha mẹ muốn cải thiện việc giao tiếp với con cái.

Nói sao cho trẻ chịu nghe - Nghe sao cho trẻ chịu nói
Nói sao cho trẻ chịu nghe – Nghe sao cho trẻ chịu nói

Trong bài viết dưới đây, bố mẹ hãy cùng BMyC tìm hiểu về cuốn sách này nhé.

1. Đôi điều về tác giả

Cuốn sách này được viết bởi hai tác giả: Adele Faber Elaine Mazlish.

Tác giả Adele Faber tốt nghiệp Queens College với bằng B.A trong lĩnh vực sân khấu và kịch nghệ. Bên cạnh đó, cô cũng có bằng thạc sĩ giáo dục tại Đại học New York và từng giảng dạy tại các trường trung học ở thành phố New York trong 8 năm.

Ngoài ra, cô cũng từng học với nhà tâm lý học trẻ em Haim Ginott và là cựu thành viên giảng viên của trường Nghiên cứu Xã hội Mới ở New York và Viện Đời sống Gia đình của Đại học Long Island.

Elaine Mazlish là một tác giả người Mỹ, một nhà giáo dục phụ huynh, người đã viết về việc giúp đỡ cha mẹ và giáo viên để giao tiếp tốt hơn với trẻ em.

Mazlish đã nhận được bằng về nghệ thuật sân khấu từ Đại học New York. Trước khi dành toàn thời gian để nuôi dạy ba đứa con, cô đã dạ và phát triển các chương trình kịch cho trẻ em tại khu định cư ở thành phố New York.

2. Tóm tắt nội dung các chương trong sách

Cuốn sách bao gồm 7 chương.

Chương 1: Giúp con cái xử lý những cảm xúc của chúng.

Ở mục này, tác giả nêu ra những tình huống rất đời thường về giao tiếp hàng ngày trong gia đình và sau đó là những phân tích giúp bố mẹ sáng tỏ về sai lầm mà mình đang mắc phải.

Để giúp trẻ xử lý cảm xúc, tác giả đưa ra một số lời khuyên ngắn gọn như sau:

  • Lắng nghe chăm chú hết sức.
  • Công nhận cảm xúc của trẻ bằng những từ “Ồ”, “Ừm”, “Ra vậy”.
  • Đặt tên cho cảm xúc của trẻ.
  • Nêu ra những ước muốn không thể thực hiện được của trẻ.

Chương 2: Khuyến khích sự hợp tác.

Làm thế nào để khuyến khích sự hợp tác ở trẻ? Tác giả có một số gợi ý sau đây:

  • Mô tả bạn thấy gì hoặc mô tả vấn đề.
  • Cung cấp thông tin.
  • Nói câu ngắn gọn.
  • Nói về những cảm xúc của bạn.
  • Viết mẩu thư nhắn.

Chương 3: Những giải pháp thay thế hình phạt.

Thay vì trừng phạt, tác giả đã đưa ra các biện pháp thay thế như sau:

  • Chỉ ra một giải pháp hữu ích.
  • Dứt khoát bày tỏ sự không đồng ý (không tấn công tính cách của trẻ).
  • Nêu rõ niềm mong đợi.
  • Chỉ cho trẻ cách khắc phục.
  • Đề xuất sự lựa chọn.
  • Hành động.
  • Để trẻ nếm trải hậu quả do hành vi của mình gây ra.

Chương 4: Khuyến khích tính tự lập của con cái.

Để khuyến khích trẻ tự chủ, bố mẹ nên:

  • Để cho con tự lựa chọn.
  • Thể hiện lòng tôn trọng với sự đấu tranh chật vật của con.
  • Đừng hỏi quá dồn dập.
  • Đừng vội trả lời ngay những câu hỏi của con.
  • Khuyến khích con sử dụng những nguồn hỗ trợ bên ngoài gia đình.
  • Đừng dập tắt hy vọng của con.

Chương 5: Khen ngợi.

Để khen ngợi trẻ, bố mẹ sẽ cần làm những điều sau:

  • Mô tả những gì bạn thấy.
  • Mô tả những gì bạn cảm thấy.
  • Đúc kết hành vi đáng khen của trẻ thành một từ.

Chương 6: Giải phóng trẻ khỏi những vai trò.

Để giúp trẻ giải phóng khỏi những vai trò, bố mẹ cần:

  • Tìm cơ hội chỉ cho trẻ một bức tranh mới về bản thân chúng.
  • Đặt trẻ vào những tình huống mà chúng có thể nhìn thấy mình khác đi.
  • Cố ý cho trẻ vô tình nghe thấy bạn nói gì đó tích cực về chúng.
  • Lập khuôn mẫu những hành vi mà bạn muốn thấy ở chúng.
  • Luôn ghi nhớ những khoảnh khắc đặc biệt của con.
  • Khi con hành xử theo cách thức cũ, hãy bày tỏ cho con biết những cảm xúc hoặc niềm mong mỏi của bạn.

BMyC Speed – Khóa học dành cho bé 5-9 tuổi hiệu quả – uy tín – chất lượng.

⭐Phương pháp học được kiểm chứng trên hàng ngàn học viên thành công.

⭐Chương trình học ưu việt cho bố mẹ, hiệu quả tối ưu cho con.

⭐Giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, bằng cấp chuyên môn cao, yêu trẻ.

⭐Tư vấn viên giàu kinh nghiệm nhiệt tình theo sát hỗ trợ.

Tham Gia Ngay

3. Những bài học từ cuốn sách

Sau khi đọc cuốn sách thú vị này, BMyC xin tóm tắt lại một vài bài học quý giá từ cuốn sách ở dưới đây.

  • Chấp nhận cảm xúc của trẻ

“Khi trẻ cảm thấy dễ chịu, chúng sẽ cư xử đúng mực.”

BMyC tin rằng đây là điều mà hầu hết các bố mẹ đều có thể quan sát được. Cho dù trẻ có mắc lỗi lớn đến mức nào nhưng chỉ cần bố mẹ chấp nhận cảm xúc của trẻ và bình tĩnh xử lý, mọi vấn đề đều có thể được giải quyết êm xuôi. Không có tiếng khóc lóc, không có tiếng cãi cọ, các bố mẹ cũng không “nổi khùng”.

Vấn đề là nhiều bố mẹ không những không chấp nhận cảm xúc của con mà còn tự ý phán xét và lý giải theo cách nghĩ của riêng mình. Nhiều bố mẹ thậm chí còn coi nhẹ và không quan tâm đến cảm xúc của trẻ.

Khi trẻ cảm nhận được cảm xúc của mình bị khước từ, trẻ sẽ bối rối, tức giận và có những hành vi thiếu kiểm soát. Về lâu dài, trẻ còn có thể không tin cậy vào cảm xúc của chính mình và không biết phải xử lý thế nào với những cảm xúc ấy.

Bố mẹ cần chấp nhận cảm xúc của con
Bố mẹ cần chấp nhận cảm xúc của con

Để minh họa cho việc không chấp nhận cảm xúc của trẻ là như thế nào, cuốn sách đã trích dẫn một vài đoạn hội thoại tiêu biểu như sau:

Con: Mẹ, con mệt quá.

Tôi: Con làm sao mà mệt. Con vừa mới ngủ trưa dậy cơ mà.

Con: (nói to hơn) Nhưng mà con mệt quá.

Tôi: Mệt đâu mà mệt. Chỉ tại con ngái ngủ thôi. Để mẹ thay đồ cho con nào.

Con: (rống lên) Không, con mệt!

Con: Mẹ, ở đây nóng quá.

Tôi: Trời lạnh mà. Con không được cởi áo lạnh ra đâu đấy.

Con: Nhưng mà con nóng quá.

Tôi: Mẹ nói rồi “Không được cởi áo!”

Con: Không, con nóng thật mà.

Từ 2 đoạn hội thoại trên, có thể thấy rằng những cuộc hội thoại đều trở thành tranh cãi. Người mẹ đang nói đi nói lại với con rằng đừng tin vào cảm nhận của chúng. Thay vào đó, hãy tin vào cảm nhận của mẹ.

Để bắt đầu học cách chấp nhận cảm xúc của trẻ, bố mẹ nên học cách “hoán đổi vị trí”, thử cảm nhận những điều con đang trải qua và học cách giao tiếp với con một cách đồng cảm.

“Thì ra con vẫn còn thấy mệt mặc dù con vừa mới ngủ trưa dậy”.

“Mẹ thấy trong phòng này lạnh nhưng chắc là con thấy nóng”.

Dù gì thì bố mẹ và con cũng là những cá nhân khác biệt nên việc có những cảm xúc không giống nhau là chuyện bình thường. Và không ai là người đúng hay sai.

  • Hình phạt không có tác dụng trong việc giáo dục trẻ

Đa số chúng ta thường mỉa mai, thuyết giáo, cảnh cáo, đe dọa con bằng những ngôn từ mà chúng ta nghe thấy từ bé đến lớn. Đó là những thứ đã bám rễ sâu vào trong tâm trí của chúng ta. Thật không dễ gì có thể từ bỏ.

Tiến sĩ Ginott cho rằng vấn đề của trừng phạt nằm ở chỗ nó không có tác dụng. Đó chỉ là một hình thức gây xao nhãng thay vì để trẻ cảm thấy hối lỗi về những gì đã làm.

Khi chúng ta chọn lựa việc trừng phạt, chúng ta đã tước đoạt một quy trình rất quan trọng. Đó là quy trình diễn biến nội tâm khi trẻ tự đối mặt với hành vi cư xử thiếu đúng mực của mình.

Thay vì trừng phạt, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn những giải pháp khác như:

Mạnh mẽ bộc lộ cảm xúc của bạn mà không tấn công tính cách của trẻ.

“Bố bực mình cái cưa mới của bố bị bỏ ngoài trời mưa rỉ sét hết!”

Nêu rõ niềm mong đợi của bạn.

“Bố mong rằng dụng cụ của bố sẽ được trả lại sau khi con mượn chúng.”

Chỉ cho trẻ cách khắc phục.

“Bây giờ cái cưa này cần một nhúm bùi nhùi thép và thật nhiều công sức để đánh bóng…”

Đề xuất sự lựa chọn.

“Con có thể mượn đồ dùng của bố và trả lại không thì con sẽ mất quyền sử dụng chúng. Con quyết định đi.”

Hành động.

Con: Sao hộp đựng dụng cụ của bố khóa rồi, bố ơi?

Bố: Con tự biết lý do tại sao.

Giải quyết vấn đề.

“Bố con mình thống nhất là con có thể sử dụng đồ dùng của bố khi con cần, cho nên bố muốn chắc chắn rằng chúng luôn ở chỗ cũ khi bố cần dùng chúng, được chứ?”

Tuy nhiên, khi tự lắng nghe xem mình nói gì và suy nghĩ về tính đúng đắn của những lời nói đó, chúng ta đã bước lên một nấc thang của sự tiến bộ.

  • Cần sự kiên nhẫn khi muốn con tự lập

Muốn con độc lập và trưởng thành là mong ước của đa số bố mẹ. Tuy nhiên, nói thì dễ hơn làm. Trong quá trình thực hành, chúng ta thường vấp phải một kiểu mâu thuẫn:

Làm sao tôi có thể để cho con cái mình phạm sai lầm và chịu đựng thất bại trong khi tất cả những gì chúng cần làm chỉ là lắng nghe lời tôi nói ngay từ đầu?”

Chúng ta khuyến khích con tự mặc quần áo, buộc dây giày nhưng vì quá sốt ruột khi thấy con loay hoay, chúng ta liền xông vào giúp đỡ.

Chúng ta thấy con cãi nhau với một người bạn. Thay vì lắng nghe cảm xúc của con, chúng ta ngay lập tức đưa ra lời khuyên răn.

Bố mẹ cần kiên nhẫn khi muốn con tự lập
Bố mẹ cần kiên nhẫn khi muốn con tự lập

Trong cuốn sách, tác giả yêu cầu bố mẹ thử đặt mình vào vị trí của một đứa bé 4 tuổi. Hàng ngày, đứa bé ấy sẽ liên tục nghe bố mẹ nói rằng:

Ăn đậu đũa đi. Rau rất tốt cho con.”

“Đưa đây để mẹ kéo dây khóa cho.”

“Con mệt rồi. Nằm xuống nghỉ đi.”

“Mẹ không muốn con chơi với thằng đó. Nó toàn nói bậy với chửi tục thôi.”

“Con có chắc là con không cần đi toilet?”

Đây là một bài tập rất thực tế giúp bố mẹ tự đặt mình vào vị trí của trẻ và suy ngẫm về hành động, lời nói của mình. Mặc dù chúng ta có thể vẫn lặp lại những sai lầm sau đó nhưng điều may mắn là chúng ta đã học được cách “đổi vai’ và trở nên đồng cảm với con.

Điều này cho thấy chúng ta đã bước lên nấc thang đầu tiên của sự tiến bộ trong việc cải thiện giao tiếp với con cái.

Tóm lại, cuốn sách Nói sao cho trẻ chịu nghe – Nghe sao cho trẻ chịu nói là một cuốn sách vô cùng quý giá để bố mẹ có thể điều chỉnh cách thức giao tiếp với con. Cuốn sách không hề tiếp cận theo kiểu nguyên tắc mà đưa ra vô vàn tình huống thực tế đồng thời lồng ghép sự so sánh, đối chiếu giữa những lối cư xử cũ – mới để bố mẹ có thể tự mình cảm nhận.

BMyC tin rằng đây sẽ là cuốn sách không thể thiếu giúp mối quan hệ giữa bố mẹ và con trở nên ấm áp và thấu hiểu.

Tham gia Group BMyC để đồng hành cùng con song ngữ tại nhà ngay hôm nay.

Tham Gia

Group BMyC

Xem Thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688