Chào mừng bố mẹ và các con đến với task học thứ nhất. Ở task này chúng ta sẽ cùng làm quen với task học bao gồm các bài đọc câu chuyện Number One, Number Two, Number Three và câu chuyện Hi mouse.

Task 1 được chia làm 4 phần và thực hiện trong 10 ngày.

1. Phần A (Ngày 1): Học câu chuyện “Number One”.

2. Phần B (Ngày 2-3): Học 2 câu chuyện “Number Two, Number Three”.

3. Phần C (Ngày 4-6): Học câu chuyện “Hi mouse”.

4. Phần D (Ngày 7-10): Ôn tập tổng hợp các nội dung, giúp con ghi nhớ và khai thác task kỹ càng.

Mỗi phần sẽ có hướng dẫn chi tiết. Cùng 1 nội dung học nhưng mỗi bạn sẽ có thể có những cách khai thác khác nhau. Nhóm học sẽ đưa ra 1 vài gợi ý để bố mẹ tham khảo. CÁCH KHAI THÁC HIỆU QUẢ NHẤT LÀ CÁCH MÀ GIÚP CON NẮM BÀI HỌC NHANH VÀ CHẮC CHẮN NHẤT. Bố mẹ có thể linh hoạt áp dụng để phù hợp với con nhé.
Sau khi hoàn thành các phần học của task 1, bố mẹ giúp con quay lại video để báo cáo kết quả học của con.

Chúc bố mẹ và các con học vui!

  • Bố mẹ cho con chơi để con nhớ bài nhanh và kỹ hơn.
  • Các game có nội dung giống nhau nên bố mẹ có thể vào một trong hai game.
  • Nếu bố mẹ không vào được hãy inbox cho nhóm học Bmyc01 để được hỗ trợ cấp mã mới.

1. Thời hạn nộp báo cáo: 10 ngày.

2. Nội dung cần báo cáo:

  • Video con tự đọc bài “Number One, Number Two, Number Three và Hi mouse” (con tự nhìn pdf đọc, không phụ thuộc vào mp3) + 1 video con tương tác cùng bố mẹ theo flashcards câu chuyện “Hi mouse” (không cần phải quay tương tác tất cả các câu hỏi nếu con chưa có sự tập trung lâu).
  • Video hoặc chụp kết quả con chơi Quizizz.
  • Hình ảnh sản phẩm bài tập phần Colors (Khuyến khích nộp).

3. Nộp bài thành công:

  • Khi nộp bài thành công, bố mẹ hãy inbox qua nhóm học Bmyc01 để thông báo cho admin. Nhóm học sẽ chấm bài cho con trong vòng không quá 48h.
  • Lưu ý: để việc chấm bài được hiệu quả, bố mẹ nên quay các video có nội dung vừa đủ, tập trung vào nội dung bài học. Mỗi video không quá 5 phút.

  1. Luôn có tính kỷ luật và cam kết trong việc đồng hành cùng con. 
  2. Kiên trì, không so sánh con với người khác.
  3. Động viên, khích lệ con. Là 1 người bạn thực sự, có sự gắn kết và sẻ chia với con.
  4. Mỗi khi có cảm giác chán nản, hãy nghĩ về “ Lý do mà mình đã bắt đầu”.
  5. Tin tưởng con và hành động mỗi ngày.

CÁC CÂU HỎI HAY GẶP

Lưu ý : Bố mẹ click vào từng câu để xem chi tiết câu trả lời.

1. Bố mẹ có nên dịch nghĩa cho con sang tiếng Việt để con dễ hiểu không? Có thể hỏi con nghĩa từ này là gì trong tiếng Việt để kiểm tra mức độ hiểu từ của con không?
Trả lời:Hoàn toàn không nha bố mẹ. Cách học này là hoàn toàn sai lầm. Vì chúng ta không học tiếng Anh thông qua tiếng Việt, tiếng Việt và tiếng Anh là 2 hệ ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Chúng ta nên hạn chế tối đa việc dịch nghĩa cũng như hỏi nghĩa của từ sang tiếng Việt với con. Như vậy sẽ làm chậm và cản trở quá trình tiếp cận ngôn ngữ cũng như phát triển ngôn ngữ tiếng Anh ở con ạ.
2. Bài học của các con có yêu cầu bố mẹ tương tác nhưng bố mẹ phát âm tiếng Anh không chuẩn có ảnh hưởng đến phát âm của con không?
Trả lời:Câu trả lời là không nha bố mẹ. Các con được học tiếng Anh qua các nguồn tài liệu chuẩn và thời lượng tiếp xúc hàng ngày của con với nguồn tài liệu này tương đối nhiều, nên con sẽ không bị ảnh hưởng bởi phát âm của bố mẹ. Bản chất của việc học ngôn ngữ là nguồn học nào mà con tiếp xúc nhiều nhất, nguồn tốt nhất thì nó sẽ quy định về mặt ngôn ngữ đó cho con. Sự tương tác của bố mẹ có vai trò quan trọng trong việc tạo nhu cầu muốn giao tiếp ở con.
3. Con không tập trung, bố mẹ nên làm cách nào?

Trả lời:

Các con chỉ tập trung với những gì hấp dẫn con, bởi vậy chúng ta cần phải thu hút sự chú ý của con bằng 1 số cách như: thay đổi tông giọng, biểu hiện bằng ngôn ngữ cơ thể với những hình ảnh có sự liên tưởng trong bài học của con, biến tấu bài học thông qua các trò chơi, đập tay high five,… tất cả những cái đó sẽ thu hút sự tập trung hơn của con.

4. Những từ con đọc chưa đúng, bố mẹ sửa cho con bằng cách nào?

Trả lời:

Bố mẹ dùng bút highlight từ đó, âm đó lên để thu hút sự chú ý của con, mẹ có thể thi đọc cùng con và trước khi đọc mẹ có thể tự nhắc mình sẽ chú ý những từ mà mình hay đọc sai (chính là những từ con hay sai) để đọc thật tốt và hay hơn con. Khi đọc các từ đó mẹ cố gắng đọc chậm và thật rõ ràng, như vậy con ngồi bên cũng sẽ để ý theo cách mà mẹ đọc từ đó và điều chỉnh khi đến lượt mình đọc.

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688