10+ bí mật thú vị về tết Trung thu không phải ai cũng biết

Tết Trung thu được diễn ra vào ngày 15/ 8 (âm lịch) hàng năm. Đây là ngày tết của trẻ em nên các bé được người lớn tặng đồ chơi như: đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân hay bánh trung thu…

10+ bí mật thú vị về tết Trung thu
10+ bí mật thú vị về tết Trung thu.

Tết Trung thu có mặt trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Không biết chính xác tết Trung thu có nguồn gốc ở nước nào, hay bắt đầu bao giờ nhưng hiện nay, mỗi năm tới ngày tết Trung thu, ở Việt Nam và một số nước trên thế giới vẫn giữ lại truyền thống tốt đẹp tới tận ngày hôm nay.

I. Nguồn gốc tết Trung thu

Dựa theo điển tích xưa, tết Trung thu có từ thời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Còn ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học cho biết, tết Trung thu đã có từ lâu đời và đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Theo phong tục xưa, ngay từ đầu tháng 8 âm lịch, mọi người đã sắm sửa cỗ đèn với nhiều loại bánh trái được bày biện đẹp mắt. Vì là ngày tết của trẻ em nên có muôn hình vạn trạng đồ chơi, xưa thì có ông Tiến sĩ giấy, nay thì đủ loại đèn lồng và mặt nạ…

Vào đúng ngày rằm, trẻ em rồng rắn nối đuôi nhau ngoài đường cầm đèn ông sao, đèn lồng có nhiều màu sắc sặc sỡ, vui vẻ xem đám múa sư tử với tiếng trống thùng thình, rộn ràng khắp làng trên, ngõ dưới. Đây là cái tết được trẻ em háo hức đón chờ nhất vì chúng được đi chơi, được người lớn tặng quà và cùng bạn bè tham gia vào các cuộc vui duy nhất trong năm.

>>>Đừng bỏ lỡ>>> Tại Group BMyC đang diễn ra chương trình sự kiện tháng 8 – THỬ THÁCH THUYẾT TRÌNH CÙNG BMYC với nhiều giải thưởng và quà tặng hấp dẫn.

Tìm hiểu thêm

II. Top 10+ bí mật thú vị về tết Trung thu có thể bạn chưa từng biết

1. Tết Trung thu đầu tiên được tổ chức ở Kinh thành Thăng Long

Theo văn bia chùa Đọi, tết Trung thu được chính thức tổ chức ở Kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý khoảng năm 1121. Các hình thức lễ hội được mở ra trong ngày tết này gồm: hội đua thuyền, múa rối nước hay rước đèn… Và cho tới thời Lê – Trịnh, tập ký “ Tang thương ngẫu lục” (nghĩa là “ghi chép tình cờ trong cuộc bể dâu”) đã mô tả tết Trung thu được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

2. Có nhiều sự tích tết Trung thu khác nhau

Ở Trung Quốc có 3 đến 4 điển tích câu chuyện khác nhau nói về ngày tết Trung thu liên quan tới chàng Hậu Nghệ và chị Hằng Nga. Còn ở Việt Nam, trẻ em thường được biết đến ngày tết này thông qua câu chuyện về sự tích chú Cuội, sự tích chị Hằng hay sự tích Thỏ Ngọc. Nếu các bạn muốn biết sâu hơn về những sự tích này, bài tới BMyC sẽ viết sâu hơn.

3. Các tên gọi khác nhau của tết Trung thu

Ngoài tên gọi tết Trung thu là tên gọi phổ biến nhất, tết này còn được mọi người gọi là tết trông trăng, tết đoàn viên, tết thiếu nhi hay tết hoa đăng.

4. Sự tích lễ “phá cỗ” đêm trăng rằm trung thu

Đây là nét đẹp truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam từ xa xưa tới nay. Gọi là “phá cỗ” nhưng thực ra là người lớn sẽ chia quà bánh cho con trẻ sau lễ cúng gia tiên, để mọi người quây quần bên nhau hàn huyên tâm sự vào thời khắc trăng đã lên đến đỉnh. Sự tích này cũng đã được biên soạn lại trong cuốn sách “Việt Nam Phong Tục” của Phan Kế Bính – một nhà báo, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam ở đầu thế kỷ 20.

5. Sự tích về chiếc đèn ông sao 

Sự tích đèn ông sao
Sự tích đèn ông sao.

Theo nghiên cứu, sự tích về chiếc đèn ông sao được kể theo câu chuyện dưới đây: “Có hai cha con nghèo sinh sống bằng nghề làm đèn trung thu và trong một buổi ngắm trăng, người con nhìn thấy một vệt sáng 5 màu lấp lánh xuất hiện. Nhờ đó cha con họ có ý tưởng làm những chiếc đèn ông sao có 5 cánh 5 màu sắc như vậy. Mỗi dịp mùa trung thu tới, trẻ em trong làng đều hân hoan cầm đèn ông sao đi rước trăng. Từ đó trên khắp mọi miền Tổ quốc trẻ em đều biết đến chiếc đèn ông sao 5 cánh và sự tích này lan truyền cho tới tận ngày hôm nay”.

6. Phải có quả bưởi vào mâm cỗ tết Trung thu, tại sao vậy?

Vào dịp tết Trung thu, nhà nhà người người đều mua bưởi về nhưng ít ai biết được ý nghĩa sâu xa của loại quả này cho cỗ Trung thu. Mùa thu cũng là mùa thu hoạch bưởi, nó lại có hình tròn tựa như mặt trăng nên đây là loại quả không thể thiếu và có ý nghĩa về mặt ẩm thực của mâm cỗ Trung thu.

Ngoài ra, theo tìm hiểu từ các nguồn tài liệu liên quan,  BMyC biết thêm được rằng, bưởi trong tiếng Hán cũng có nhiều ý nghĩa khác nhau như:

  • Bưởi đồng âm với Du Tử mang nghĩa của những người xa quê đến sống ở một nơi khác và thương nhớ gia đình vào dịp Tết Trung thu.
  • Bưởi đồng âm với Hựu có ý nghĩa về cuộc sống an lành và no đủ.
  • Bưởi đồng âm với Hữu Tử có ý nghĩa về niềm hy vọng cho sự sinh sôi, “con đàn cháu đống”.

7. Hongkong cấm chơi đèn lồng vào dịp tết Trung thu

Chỉ vì những trò đùa tai quái của người dân Hongkong bằng cách tạt nước vào những chiếc đèn lồng đầy sáp nóng đang cháy khiến nhiều người bị bỏng nặng vào dịp tết Trung thu, nên Chính quyền nước này đã cấm chơi đèn lồng vào bộ luật Hình sự. Đây là quy định riêng và hiếm có nhất trong tất cả các nước có tết Trung thu.

8. NASA tìm kiếm chị Hằng Nga và chú thỏ

Đây là thông tin rất thú vị liên quan đến tết Trung thu mà rất ít người biết. Năm 1969, phi hành đoàn Apollo 11 cũng muốn tìm kiếm thông tin về chị Hằng Nga và chú thỏ trước khi đặt chân xuống mặt trăng nhờ truyền thuyết về câu chuyện này ở Trung Hoa. Bạn có thể tìm thấy thông tin chính xác này trong nhật ký liên lạc của trung tâm điều khiển NASA với phi hành đoàn Apollo 11.

9. Bánh Trung thu tại các nước châu Á có nhiều hình dạng, nguyên liệu khác nhau

Bánh Trung thu
Bánh Trung thu.
  • Tại Việt Nam, bánh Trung thu hiện tại có hai loại phổ biến là bánh nướng và bánh dẻo.
  • Tại Nhật Bản, bánh Tsukimi Dango được làm từ bột Shiratama pha với bột Jouskinko, nướng giòn rồi phết mật lên ăn với bột đậu nành Kinanko hay đậu đỏ và uống với trà xanh.
  • Tại Hàn Quốc, bánh Songpyeon có hình trăng khuyết, được làm từ nguyên liệu bột gạo, đậu xanh, đường và đặc biệt nhất là được hấp cùng lá thông.
  • Tại Philippines, bánh Hopia có nhân bánh làm từ đậu xanh hay khoai lang tím. Bánh có nhiều loại gồm: bánh nướng đậu xanh, bánh nướng thịt keo, bánh nướng khoai lang tím.
  • Tại Trung Quốc, bánh mooncake là loại bánh hình tròn tượng trưng cho sự đoàn viên và là loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ tết Trung thu.

10. Bánh Trung thu là nơi cất giấu mật thư liên lạc

Truyền thuyết kể lại rằng, vào cuối thế kỷ 14 quân kháng chiến người Hán đã dùng bánh Trung thu làm mật thư liên lạc để chiến đấu lại với triều đình Nguyên Mông. Cảm tưởng như rất dễ bị phát hiện nhưng ngược lại lại hoàn toàn không bị nghi ngờ gì.

11. Có bao nhiêu nước trên Thế giới có tết Trung thu và chúng khác nhau như thế nào?

Trẻ em hào hứng tham gia rước đèn Trung thu
Trẻ em hào hứng tham gia rước đèn Trung thu.

BMyC đã thống kê được có khoảng 12 quốc gia tại Châu Á có tết Trung Thu, nhưng mỗi nơi sẽ có những đặc điểm và ý nghĩa riêng biệt.

  • Việt Nam

Tết Trung Thu ở Việt Nam là tết cho trẻ em rước đèn, xem sư tử nhảy múa theo tiếng trống thùng thình vào đêm trăng rằm tháng 8. Mâm cỗ cho ngày tết này gồm 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành trong trái đất, bánh Trung thu và sau khi cúng lễ gia tiên, mọi người trong gia đình được “phá cỗ”. Gia đình quây quần bên nhau, trò chuyện trong không khí đầm ấm cũng là mang ý nghĩa đoàn viên.

  • Trung Quốc

Tết Trung thu ở Trung Quốc xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ 8. Người Trung Quốc cũng có mâm cỗ tạ ơn Trời Đất, Thần Nông và ông bà tổ tiên và đây là cái tết lớn thứ 2 sau tết Nguyên đán.

Vào ngày này, họ treo đèn lồng trước nhà và trên phố, trong đêm rằm sẽ thả đèn xuống sông hoặc đèn trời để gửi gắm niềm tin và hy vọng gia đình, đất nước bình an, hạnh phúc.

Trẻ em Trung Quốc cũng được tham gia xem các hoạt động múa lân, đi rước đèn ca hát nhảy múa vui tươi và hào hứng.

  • Singapore

Cũng như nhiều đất nước khác, tết Trung thu ở đây là dịp để mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Họ tặng cho nhau những chiếc bánh Trung thu với tâm ý dành cho nhau những điều tốt đẹp.

Bánh Trung thu ở Singapore có hình dạng giống bánh ở Việt Nam nhưng mùi vị khác nhau. Vào đêm rằm Trung thu, biểu tượng sư tử biển Merlion bên vịnh Marina Bay liên tục đổi màu, tạo cho thành phố trở nên rực rỡ và vô cùng huyên náo.

  • Nhật Bản

Người ta gọi tết Trung thu ở Nhật Bản là Tsukimi – Lễ hội ngắm trăng, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Ngoài loại bánh Trung thu truyền thống, có một số món ăn gồm: khoai lang, hạt dẻ, các loại mì như soba, ramen… cũng được người dân nước này lựa chọn trong dịp tết về.

Để giúp con hiểu về ý nghĩa của lòng can đảm, trẻ em Nhật Bản, nhất là các bé trai được bố mẹ mua cho những chiếc đèn lồng cá chép vào dịp tết Trung thu.

  • Hàn Quốc

Tết Chuseok hay còn gọi là lễ tạ ơn chính là tết Trung thu tại Hàn Quốc. Đây là ngày các thành viên gia đình đều vào bếp để làm và ăn những món bánh truyền thống.

Một nghi lễ thú vị của tết Trung thu là nghi lễ pha trà charye, con trai lớn trong gia đình sẽ dọn bàn ăn và sau đó mọi người sẽ chào nhiều lần theo giới tính và độ tuổi để tỏ lòng thành kính với tiên tổ. Hành động này là để cầu may, cầu an cho năm mới. Tại Hàn Quốc, khác với các nước khác, người dân thường biểu diễn các điệu múa dân gian truyền thống, thi đấu vật hay đi viếng mộ người thân trong gia đình.

  • Thái Lan

“Lễ cầu trăng” là tên gọi khác của tết Trung thu ở Thái Lan. Trong đêm tết Trung thu, trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu, sau đó tất cả mọi người trong gia đình từ già tới trẻ, trai tới gái đều đứng trước bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện.

  • Triều Tiên

“Thu tịch tiết” – lễ hội đêm Thu là tên gọi khác của tết Trung thu ở Triều Tiên. Ngoài việc cùng nhau ngắm trăng khi trời bắt đầu tối, người Triều Tiên thường ăn bánh xốp, có hình bán nguyệt được làm từ bột gạo, bên trong là nhân đậu, mứt, táo…

  • Malaysia

Cái khác biệt của tết Trung thu của Malaysia chính là hình dạng, màu sắc của các loại bánh Trung thu so với các đất nước khác. Ngoài hình tròn hay vuông như thường lệ, bánh ở đây còn có hình sò biển, bông hoa, ngôi sao… và rất nhiều màu sắc. Ngoài ra còn có bánh Trung thu tuyết có nhân và vỏ bên ngoài lạnh khiến người ăn cảm thấy rất ngon và khác biệt.

  • Myanmar

Lễ Trăng tròn, Tiết Quang minh là tên gọi khác của tết Trung thu ở Myanmar. Dịp tết Trung thu, mọi nhà đều thắp đèn lồng sáng rực, thưởng thức các loại bánh nướng có nhân đậu xanh và trứng muối.

Gia đình quây quần cùng thưởng thức bánh Trung thu
Gia đình quây quần cùng thưởng thức bánh Trung thu.
  • Philippines

Người Philippines chơi trò chơi xúc xắc vào dịp tết Trung thu, ăn món bánh truyền thống Hopia. Loại bánh Trung thu này gồm nhiều loại: Hoping mungo (bánh nướng đậu xanh), Hoping baboy (bánh nướng thịt heo), Hoping ube (bánh nướng khoai lang tím),…

  • Campuchia

Khác với các nước khác, lễ hội Ok-Om-Pok là tết Trung thu của Campuchia sẽ được tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch. Dịp tết Trung thu, người dân Campuchia sẽ ăn các món ăn như cốm dẹp, mía, khoai, chuối…

Điều đặc biệt nữa là ở đây có cuộc thi thả đèn gió. Chiếc đèn càng bay cao thì lời cầu nguyện của người dân Campuchia càng sớm trở thành hiện thực

  • Lào

“Nguyệt phúc tiết” hay còn gọi là lễ hội trăng phước lành chính là tên gọi của tết Trung thu ở Lào. Dịp tết Trung thu là dịp để mọi thành viên trong gia đình đều ngắm trăng cùng nhau, ca hát nhảy mua thâu đêm suốt sáng.

Trên đây là những bí mật thú vị nhất từ trước đến nay mà nhiều người không biết về tết Trung thu ở Việt Nam nói riêng và các nước khác nói chung. Hy vọng bài viết này, BMyC sẽ mang lại cho bạn những thông tin về mùa tết Trung thu hết sức bổ ích và giá trị.

Tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để được tư vấn và hỗ trợ trong việc chọn lựa phương pháp học tiếng Anh phù hợp và lộ trình để đạt được mục tiêu học tập cho con một cách hiệu quả nhất!

Tham Gia Ngay

Xem Thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688