7 bước đúng đắn giúp con gia tăng động lực học tập

Làm thế nào để con có thêm động lực học tiếng Anh trong quá trình mẹ con đồng hành?

Có rất nhiều mẹ áp dụng biện pháp thưởng, phạt nhưng hình thức này không nên là cách thức chính để gia tăng động lực cho con. Và việc áp dụng những biện pháp này đặc biệt cần tránh lúc con chưa yêu thích việc học. Vì sao lại như vậy?

Trước hết, bố mẹ hãy cùng BMyC tìm hiểu về các loại động lực và tác động của chúng đến hành vi của mỗi người.

1. Động lực có những loại nào? 

Động lực được chia làm 2 loại: động lực bên trong và động lực bên ngoài:

  • Động lực bên trong: đây là loại động lực xuất hiện khi ta thực hiện một hoạt động vì hứng thú vốn có;
  • Động lực bên ngoài: động lực này xuất hiện khi ta thực hiện một hoạt động không phải vì sự thích thú vốn có mà vì một kết quả hay một phần thưởng (mà kết quả hay phần thưởng này có thể không liên quan tới hoạt động vừa thực hiện).
Động lực bên trong xuất phát từ tình yêu, sự thích thú và ước mơ
Động lực bên trong xuất phát từ tình yêu, sự thích thú và ước mơ

2. Tác động của từng loại động lực đến quá trình bố mẹ đồng hành học tập cùng con

Mặc dù hai loại động cơ này đều dẫn tới hành vi giống nhau nhưng về lâu dài, tính bền vững của hành vi sẽ khác nhau.

Điều này có nghĩa là dù con vốn yêu thích tiếng Anh hay con muốn học để giành phần thưởng thì kết quả cuối cùng là con vẫn học. 

Thế nhưng điểm khác biệt là khi con học vì niềm yêu thích, con sẽ luôn muốn học dù bố mẹ không nhắc nhở và duy trì việc học đều đặn mỗi ngày. Trong khi nếu con học chỉ vì phần thưởng, khi phần thưởng không còn hấp dẫn, con sẽ không còn động lực để học.

Nếu con học chỉ vì phần thưởng, khi phần thưởng không còn hấp dẫn, con sẽ không còn động lực để học.
Nếu con học chỉ vì phần thưởng, khi phần thưởng không còn hấp dẫn, con sẽ không còn động lực để học.

Và nếu lúc này, bố mẹ lại chạy theo để đáp ứng tất cả những phần thưởng mà con muốn hay ngược lại quay sang trách phạt, cấm đoán con thì cả hai hành vi này đều dẫn đến sự mệt mỏi của hai bên và sự căng thẳng trong mối quan hệ.

Đó là chưa kể, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu động lực bên ngoài (phần thưởng, sự trừng phạt hoặc loại bỏ quyền lợi nào đó) bị lạm dụng, động lực bên trong của con người sẽ giảm đi.

Điều này có thể hiểu là nếu ban đầu con vốn yêu thích học tiếng Anh nhưng bố mẹ lại chọn phần thưởng để làm động lực, việc làm này lâu dài sẽ giáo dục con rằng “Con cần học để lấy phần thưởng hoặc để tránh bị phạt chứ không phải vì niềm yêu thích”. Vô tình, chính bố mẹ lại làm giảm tình yêu của con đối với chuyện học hành.

BMYC PRO – KHÓA HỌC NÂNG CAO PHẢN XẠ GIAO TIẾP & SỬ DỤNG TIẾNG ANH CHO BÉ

  • Đối tượng học viên: các bé 5-9 tuổi chưa học tiếng Anh hoặc chưa nghe nói, đọc hiểu được tiếng Anh.
  • Cách học: Bố mẹ đồng hành cùng con và 2-3 buổi 60 phút/tuần con học với giáo viên theo hình thức 1 kèm 3, kiểm tra cuối kỳ và họp phụ huynh 3 lần.

Lộ trình BMyC Pro

3. 7 bước bố mẹ cần làm để thúc đẩy động lực học tập cho con

Rốt cuộc thì bố mẹ cần làm gì để tăng động lực học tập cho con mà không làm suy giảm tình yêu với chuyện học hành? Hãy đến với 7 bước dưới đây:

3.1. Ngừng cố gắng tạo động lực theo kiểu truyền thống

Kiểu truyền thống ở đây là khen thưởng, cằn nhằn, la mắng và trừng phạt. Bởi nếu ai đó không thích một hoạt động cụ thể thì không có sự thúc ép, hối lộ hoặc đe dọa nào có thể khiến họ bắt đầu thích hoạt động đó.

Con trẻ cũng vậy. Khi con chưa yêu thích việc học, hãy làm cho con thích học thay vì đưa ra phần thưởng hoặc sự trừng phạt để ép con.

3.2. Giúp con tận hưởng việc học thay vì kiểm soát

Hãy cho phép con được tự do và chủ động học tập theo ý muốn. Có quyền tự chủ là điều kiện thiết yếu cho động lực nội tại phát triển.

Để giúp một đứa trẻ không có động lực phát triển động cơ đúng đắn, bố mẹ cần hướng đến việc truyền cảm hứng chứ không phải kiểm soát.

Đó cũng là lý do vì sao trong lộ trình học mà BMyC thiết kế, các bố mẹ phải dành ra trên dưới 3 tháng chỉ để khơi gợi niềm yêu thích và tạo thói quen học tập mỗi ngày cho con. Thậm chí, trong suốt một nửa chặng đường đầu tiên, con hoàn toàn có thể chọn bài học con thích để học trước, miễn con học đủ và nghe đủ chứ không đặt nặng kết quả.


Tận dụng ngay chương trình học tiếng Anh cho bé miễn phí của BMyC để khơi gợi niềm yêu thích và xây dựng thói quen học tập cho bé: Đăng ký tại đây


Bố mẹ có thể làm theo các gợi ý sau đây để giúp con tận hưởng việc học tốt hơn:

  • Cho con thấy việc học một kỹ năng mới và thành thạo nó là một niềm vui;
  • Tạo môi trường học tập cho con để con hiểu việc học là để tiếp thu kiến thức, không phải vì điểm số;
  • Khơi dậy sự tò mò của con trong một chủ đề mới bằng nhiều cách tiếp cận; 
  • Để con lựa chọn hoạt động theo sở thích mà không gây áp lực;
  • Cùng kỷ niệm với con các cột mốc thành công (bố mẹ nên khen ngợi quá trình con cố gắng chứ không nên chú trọng kết quả);
  • Hỗ trợ con bằng những phản hồi có tính xây dựng, bắt đầu bằng “Theo bố mẹ nghĩ thì con có thể…”;
  • Khi con gặp khó khăn, hãy giúp con xem đó là một thử thách cần chinh phục thay vì coi đó là một khó khăn hay rào cản.

3.3. Giúp con hiểu rõ tầm quan trọng của việc học 

Bố mẹ cần giúp con nắm bắt được ý nghĩa và giá trị của việc học trước khi thực sự hành động. Điều này sẽ giúp con hiểu rằng mọi hành động mà con làm sau này (không chỉ riêng việc học) sẽ đều có mục tiêu cụ thể và ý nghĩa tốt đẹp. 

Hiểu được mục tiêu và ý nghĩa cụ thể của việc đang làm, con sẽ giống như có la bàn chỉ dẫn, tránh việc mù mờ, học không định hướng, học chỉ vì bố mẹ, thầy cô yêu cầu.

Chẳng hạn như câu chuyện của nhà chị Phạm Thúy Hằng. Sau một chuyến du lịch châu Âu, con trai chị (em Minh Hoàng) bày tỏ với mẹ ước muốn được sống và học tập ở trời Tây. Vì vậy, chị đã tạo động lực học tiếng Anh cho con bằng việc động viên con lấy ước mơ làm động lực để vượt qua thử thách khi học tiếng Anh. 

Dù việc học có khó nhằn đến mấy, muốn ước mơ thành sự thật, con phải coi việc học tập, rèn luyện trở thành một phần cần thiết của cuộc sống. Và con cần hiểu rằng có những việc con buộc phải làm dù không phải lúc nào nó cũng thú vị. 

3.4. Giúp con định hướng và để con tự quyết định

Hầu hết bố mẹ thường yêu con bằng cách giúp con tránh khỏi thất bại, sự trách phạt hay nỗi đau đớn. 

Thế nhưng ngã là một trải nghiệm không thể thiếu khi con tập đi. Việc đưa ra quyết định sai lầm cũng là một phần không tránh khỏi và đóng vai trò quan trọng trong việc học cách đưa ra quyết định đúng đắn.

Hãy để con tự ra quyết định và học cách đối diện với thất bại
Hãy để con tự ra quyết định và học cách đối diện với thất bại

Nhà bác học Edison thử nghiệm hỏng 10 000 lần mới tạo ra bóng đèn nhưng ông đã nói rằng: “Tôi không thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10 000 cách không hoạt động mà thôi”.

Vì vậy, hãy cho con cơ hội thực hành việc ra quyết định và chấp nhận con sẽ phải đối mặt với hậu quả tự nhiên.

Nghĩa là nếu con không làm bài tập về nhà, con sẽ phải đối mặt với hậu quả ở trường.

Nếu con không học tiếng Anh, con sẽ không thể hiểu được các chương trình khoa học mà con thích.

3.5. Tìm thách thức tối ưu cho con

Một trong những cách tốt nhất để truyền động lực nội tại cho con là giúp con tận hưởng cảm giác hoàn thành công việc.

Nếu một hoạt động quá dễ dàng, con sẽ nhanh cảm thấy buồn chán. Nhưng nếu một hoạt động quá khó, con sẽ cảm thấy chán nản hoặc thiếu tự tin.

Vì vậy, bố mẹ cần chọn một hoạt động tối ưu để con vừa được thực hành những gì mình thành thạo vừa pha thêm chút thử thách để tăng hứng thú.

Ví dụ, nếu con đã thành thạo việc đọc truyện tiếng Anh và đã nhớ nội dung, hãy thử thách con bằng việc đứng lên giới thiệu bản thân và kể lại câu chuyện từ đầu đến cuối.

Nếu khả năng ngôn ngữ của con tốt hơn, bố mẹ hãy yêu cầu con nói lên cảm nhận của mình về câu chuyện, những bài học con tiếp thu được từ câu chuyện hay nói về nhân vật mà con yêu thích.

Lợi ích của những thách thức là con sẽ học được tư duy phát triển. Con sẽ tin rằng tài năng không cố định mà có thể uốn nắn. Từ đó, khi con muốn bản thân mình giỏi giang hơn, con sẽ hiểu rằng mình cần học tập và rèn luyện thêm chứ không ỷ lại vào việc “không có năng khiếu”.

3.6. Tôn trọng và học cách gắn kết với con

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong lớp học, khi học sinh cảm thấy được giáo viên tôn trọng và quan tâm, các em sẽ có động lực học tập hơn. 

Điều này cũng xảy ra tương tự khi bố mẹ đồng hành cùng con học tập tại nhà. Khi bố mẹ và con cái có sự gắn kết, nhiều khả năng con sẽ lắng nghe bố mẹ và chấp nhận các giá trị cũng như chịu làm những việc mà bố mẹ cho là quan trọng.

Nghĩa là khi bố mẹ nghiêm túc coi trọng việc học đồng thời sẵn sàng lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con thì nhiều khả năng con cũng sẽ có suy nghĩ nghiêm túc và xây dựng được tình yêu và động lực đối với việc học.

3.7. Tham gia học tập cùng con 

Vô số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự tham gia của bố mẹ vào giáo dục đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công trong học tập của con.

Bố mẹ có thể làm điều này bằng nhiều cách như cùng con thảo luận, giúp đỡ con làm bài tập, cùng con tham gia hoạt động ngoại khóa, bám sát tiến độ học tập của con…

Bố mẹ cần đồng hành và bám sát tiến độ học tập của con
Bố mẹ cần đồng hành và bám sát tiến độ học tập của con

Tuy nhiên, bố mẹ cần phân biệt rõ ràng giữa việc tham gia học cùng con và việc kiểm soát con bởi nếu sự đồng hành của bố mẹ nghiêng về tiêu cực và kiểm soát, động lực học tập của con sẽ bị suy yếu, từ đó ảnh hưởng đến cả ý thức và trách nhiệm của con với việc học tập hàng ngày.

Dưới đây là một số biểu hiện của việc kiểm soát theo hướng tiêu cực mà bố mẹ cần tránh:

  • Bố mẹ kiểm tra bài tập về nhà và bắt buộc con hoàn thành;
  • Bố mẹ hướng dẫn trực tiếp thay vì định hướng cách suy nghĩ;
  • Cho con đặc quyền vì được điểm cao;
  • Hạn chế đặc quyền vì điểm kém.

Trên đây là 7 bước lành mạnh và tích cực để bố mẹ giúp con thúc đẩy động lực học tập. Tuy nhiên, trong quá trình đồng hành, chắc hẳn sẽ có những lúc bố mẹ muốn tặng một phần quà nhỏ cho con vì những thành tích mà con đạt được. 

Nếu vậy, bố mẹ nên tặng một cách bất ngờ và không nên tặng quá thường xuyên để tránh việc khiến con trông đợi. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể khen ngợi, ghi nhận cố gắng của con hoặc gợi ý cho con phương án học tập tốt hơn thay cho phần thưởng vật chất. Tất cả những điều này đều giúp thúc đẩy con thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập trong tương lai.

Chúc bố mẹ thành công!

*Bài viết có sử dụng nguồn ảnh minh họa từ Google.

Tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để chọn lựa phương pháp học tiếng Anh online cho bé phù hợp và lộ trình để đạt được mục tiêu học tập cho con một cách hiệu quả nhất!

Tham Gia Ngay

Đọc thêm:

4 phong cách làm cha mẹ và ảnh hưởng của từng phong cách đến trẻ

Nhật ký học tập: 5 lợi ích bố mẹ cần biết khi đồng hành cùng con

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688