Chiêu giúp 2 con gái nói tiếng Anh vanh vách với mức phí thấp của mẹ Đà Nẵng

Hai bé nhà mình đều học tiếng Anh tại nhà theo lộ trình của BMyC. Sau khi trải nghiệm với con, mình khẳng định tất cả các trẻ đều có thể nói tiếng Anh tốt mà không cần có khiếu.

Chào các bố mẹ! Mình là Hồng Đức (Facebook: Đức Hồ Hồng), hiện đang là kế toán tại Đà Nẵng. Mình có 2 bạn nhỏ là Minh Khuê (2013) và Khuê Minh (2017). Minh Khuê đã tốt nghiệp khoá học và vẫn tự học tiếng Anh tại nhà, còn Khuê Minh vẫn đang cùng mẹ chinh phục ngôn ngữ thứ 2 này.

1 4
Chia sẻ của mẹ Hồng Đức( Đà Nẵng)

Mình đăng các video con nói tiếng Anh không phải để khoe các con nói giỏi mà mình muốn chia sẻ việc học ngôn ngữ này với các bố mẹ. Và mình mong muốn có nhiều em bé trên khắp đất nước Việt Nam được nói và học tiếng Anh thật tốt. Quan trọng hơn là tạo ra những nhóm nhỏ nói tiếng Anh để các con có môi trường giao tiếp nhiều hơn.

1. Con phát triển khả năng tiếng Anh vượt bậc sau 3 năm tự học với chi phí cực thấp.

1.1 Dừng ý định cho con học tiếng Anh sớm.

Khi mình còn đi học, điểm số môn tiếng Anh của mình luôn đứng đầu lớp. Nhưng cũng giống như các bạn cùng thời đó, mình chỉ dừng lại ở thuộc từ vựng, làm ngữ pháp. Còn kỹ năng nghe thì mình hầu như không nghe được gì. Cả những câu nói đơn giản nhất mình cũng không nói được. Khi học đại học, chỉ trừ những bạn ở thành phố được ba mẹ đầu tư, có thể nghe nói tốt tiếng Anh, còn lại đều là “gà mờ”.

Từ khi có con, mình luôn nghĩ sẽ đầu tư cho con học tiếng Anh ngay từ nhỏ để con có thể nói tiếng Anh “xịn xò” nhất. Khi con 3, 4 tuổi mình bắt đầu tìm hiểu. Người thì bảo học sớm thì tốt, người thì bảo học sớm chỉ tổ tốn tiền của bố mẹ chứ kết quả thu về cũng chỉ học được mấy từ vựng con vật, trái cây,… Và mình tìm hiểu các trung tâm tiếng Anh lớn, mức học phí rất “khủng”, không phù hợp với kinh tế gia đình mình. Vậy là mình dừng lại ý định, đợi con lớn hơn tí rồi học.

1.2 Lựa chọn được địa chỉ học phù hợp.

Một ngày nọ, mình nghe được bé Nari của mẹ Xuân Viện Lê đọc tiếng Anh rất hay trên Facebook. Mình bay vào tìm hiểu ngay lập tức nhưng đến gần một năm mình bắt đầu cho con học ở Group BMyC. Giờ nhìn lại hành trình hơn 3 năm qua, con đã học phát triển vượt bậc so với ngày mới bắt đầu, với mức học phí quá thấp so với kết quả con đạt được.

Một câu chuyện mà mình nhớ mãi:

Một ông anh đồng nghiệp kể với mình, cho con học tiếng Anh ở trung tâm. Con học từ tiểu học đến nay học lớp 9, là hết lộ trình học tại trung tâm có thể dạy, và cam kết học xong sẽ đạt chuẩn để thi chứng chỉ IELTS. 

Nhưng trung tâm vừa gọi anh lên để thông báo, con bị mất căn bản và cho con học lại level thấp hơn. Anh “choáng váng” vì không biết xử lý bằng cách như thế nào. Số tiền mỗi năm mất 18 triệu/năm, và bây giờ đã “ngốn” khoảng hơn 100 triệu rồi.

Biết những tình huống như vậy, mình lại ước gì nhiều bố mẹ biết đến BMyC hơn: chi phí thấp, thời gian học ngắn, mà bố mẹ – con cái đồng hành cùng nhau, hiểu con đang học gì, học như thế nào…Lợi đơn lợi kép ấy chứ.

2. Nếu chỉ nhìn thấy khó khăn mà không bắt đầu thì đến bao giờ mới thành công được?

Chúng ta có thể mua một cái điện thoại để dùng, nhưng lại dè dặt khi mua một chiếc iPad để đồng hành cùng con học tiếng Anh. Rồi nỗi sợ mình phát âm không chuẩn, sợ con học sai,….. Nếu chỉ nhìn thấy khó khăn mà không bắt đầu thì đến bao giờ mới thành công được?

2
Nếu chỉ nhìn thấy khó khăn mà không bắt đầu thì bao giờ mới thành công

Những ngày đầu mình đồng hành cùng con chật vật với việc thuộc letter, học sound, con chán học app,…. Thời gian eo hẹp nên các bạn khác học hết level 1 và 2 chỉ có 3 tháng, còn nhà mình đã cùng nhau học nửa năm mới gần hết level 2. Nhưng cả con và ba mẹ đã đồng hành với nhau rất vui. Con cũng có những vốn từ tương đôi và yêu thích học tiếng Anh hơn.

3. Tạo thói quen học cho con từ sớm hay cho con chơi đã đời rồi vào lớp 1 học?

3.1 Quan niệm không bắt con học sớm, không chạy theo thành tích.

Mình từng nghĩ không bắt con học, không chạy theo thành tích. Bà ngoại là giáo viên nên bà bảo “Con cho con Bống nhảy miết ngoài đường bữa sau nó ham chơi miết không lo học cho xem!” Nhưng mình chủ quan, báo chí ra rả viết ép con học sớm nhiều hệ lụy cơ mà. Cho con chơi đã đời rồi vào lớp 1 học.

Với bạn Bống, hơn 5 tuổi mình mới tạo thói quen học cho con. Vì hơn 5 năm con được chơi thoải mái, tự do nên tạo thói quen học rất khó. Cộng với tính cách Bống vô tư vô lo, nên con vẫn là đứa trẻ ham chơi, không hề lo lắng và tự giác trong việc học của mình. 

3.2 Không ép con học nhưng hãy tạo thói quen học cho con từ sớm.

Rút kinh nghiệm từ chị, nên với bạn Nếp, mình tạo thói quen học cho con từ rất sớm. Từ 20 tháng, mình bắt đầu cho bạn học. Nói học thì to tát, cứ nghĩ phải cầm vở, cầm bút nhưng thật ra, con cầm kéo để cắt, chơi các trò phù hợp với từng độ tuổi cũng là học rồi. Mình cũng lượm lặt những trò này trên mạng để mỗi tối hai mẹ con có trò chơi với nhau, và mỗi tối đọc cho con vài cuốn sách Ehon. 

3
Không ép con học nhưng bố mẹ hãy tạo cho con thói quen học từ sớm

Đến nay con 4 tuổi, chỉ cần mẹ nhắc: “Nếp ơi, đến giờ học rồi” là Nếp vào bàn ngồi. Cũng có nhiều hôm ham chơi chưa chịu vào ngay, nhưng mẹ chỉ cần nói ngọt vài câu là bạn đi học rất vui vẻ. Ngoài học tiếng Anh tầm 20, 30 phút, bạn chơi cắt giấy, chơi vẽ mê cung, làm các bài tập về quan sát hoặc toán tư duy thêm tầm 30 phút nữa.

Mình chia sẻ câu chuyện này, để mong các bố mẹ không ép con học. Nhưng chúng ta hãy tạo cho con thói quen học vào một khung giờ nhất định. Khi học cùng con, đồng hành cùng con, bố mẹ sẽ khám phá rất nhiều điều hay và đáng yêu của con.

Đủ nắng cây sẽ nở hoa, cứ chăm chỉ hằng ngày thì có ngày con sẽ nói tiếng Anh được thôi. Mình cũng đã từng trải qua giai đoạn thấy con chưa làm được như các bạn rồi sốt ruột gây áp lực với con. Mỗi đứa trẻ là một cá thể cá biệt, mong rằng các mẹ và các con luôn học thật vui vẻ và không áp lực, chỉ cần kiên trì, không dừng lại thì con sẽ tốt lên.

4. Tích đủ về lượng mới có sự thay đổi về chất.

Khi học môn triết học, mình nhớ được một chân lý: khi tích đủ về lượng mới có sự biến đổi về chất.

Tại sao điều này liên quan trực tiếp đến việc con học tiếng Anh cùng con tại nhà với mình?

Việc đồng hành với con, và rèn cho con thói quen học đúng tất nhiên là quá chuẩn rồi đúng không các mẹ? Nhưng kinh nghiệm “dắt ốc sên đi học” của mình hơn 3 năm qua, mình nhận ra rằng, một âm nào đó trong task học  con chưa thể đọc đúng được ngay đâu. Hoặc các mẹ áp lực, sao đến task này rồi, mà con mình chưa có biết ghép âm,…v..v.

Mình đã từng quát con khi đến level 4 nhưng gặp từ lạ là con “đực” mặt ra vì không biết đọc. Nhưng đến nay, khi con qua được nửa level 5, con đọc được tất tần tật, nếu mẹ ngồi bên, mẹ sẽ mở từ điển ra để con check lại mình đọc vậy đã chuẩn chưa thôi, mà hầu hết là chuẩn 90%.

Xem thêm :

5. Để con giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, con cần vốn từ và môi trường giao tiếp.

Trên chặng đường ấy có những lúc mình thật sự hoang mang, sao bằng chừng ấy các bạn đã nói tốt mà con nhà mình chưa chịu nói. Rồi cách đây chừng một năm, BMyC04 tổ chức nhóm các con lại để con giao tiếp với nhau qua zoom, mình thấy bạn Bống cũng “bắn tiếng Anh ầm ầm” với các bạn. Mình mới vỡ lẽ ra rằng, để con giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, con cần vốn từ và môi trường giao tiếp.

4
Để con giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, con cần vốn từ và môi trường giao tiếp

5.1 Làm sao để tăng vốn từ cho con?

Mình khuyến khích con đọc sách, xem phim hoạt hình, và xem youtube.

  • Đọc sách: con đọc sách giấy, và đọc app Razkids, Monkey stories và Farfaria. Bộ sách giấy con rất yêu thích là Usborne Farmyard Tales và Peppa Pigs. Mình thường khuyến khích con đọc nhiều lần và con nhớ nội dung để kể lại.
  • Xem phim hoạt hình: Các tình huống trong phim hoạt hình rất gần gũi với con, con dễ dàng áp dụng vào các tình huống đó trong thực tế. Hai bé nhà mình rất thích phim Wolfoo
    Link kênh: https://www.youtube.com/c/WolfooFamily
  • You tube: Tùy vào sở thích của con mà tìm các kênh con yêu thích. Bé nhà mình rất thích vẽ và làm các môn thủ công nên con hay xem các kênh như Art for kids hub, Draw so cute, Learn to Draw, Litle Brush..
    Link: https://www.youtube.com/c/ArtforKidsHub
    https://www.youtube.com/c/DrawSoCute
    https://www.youtube.com/resultssearch_query=Learn+to+Draw%2C
    https://www.youtube.com/results?search_query=Litle+Brush

Ngoài ra, con còn xem kênh các kênh như Peekaboo Kidz, Bright side, SciShow:

  • https://www.youtube.com/c/PeekabooKids
  • https://www.youtube.com/results?sp=mAEB&search_query=bright+side
  • https://www.youtube.com/c/SciShow

5.2 Làm sao để tạo môi trường giao tiếp ngay tại nhà cho con?

  • Tìm cho con một người bạn hoặc một nhóm bạn để con cùng nhau thảo luận một chủ đề nào đó. Các con cùng nhau kể chuyện trên lớp và các nhân vật phim hoạt hình yêu thích

Hai mẹ con nhà mẹ Đức Hồng tương tác với nhau.

  • Tạo môi trường giao tiếp ở nhà, thỉnh thoảng mẹ giao tiếp tiếng Anh với con, là tiền đề giúp con bật nói.

Mình có cuốn sách LET ME KISS IT BETTER bao gồm những tình huống giao tiếp thường ngày và nghe bằng mã QR trên điện thoại rất tiện, và rất dễ áp dụng để giao tiếp với con.

6. Tất cả các trẻ đều có thể nói tiếng Anh tốt mà không cần có khiếu.

Cũng như bao đứa trẻ khác, hai đứa trẻ nhà mình đều phải học bài vở trên lớp, thời gian dành cho tiếng Anh rất ít. Các con học nhiều nhất tầm 45 phút mỗi ngày/ mỗi đứa trẻ. Và mẹ chỉ có thể tranh thủ thời gian mỗi ngày mà học cùng con thôi. 

Với Bống, con học tầm hơn một năm thì đã nói tiếng Anh. Với Nếp, nhờ sẵn có nền tảng chị Bống từ trước nên Nếp tiếp thu và vận dụng tương đối nhanh. Nếp mới học hơn 4 tháng đã có thể vận dụng tương đối tốt và biết bắn tiếng Anh đùng đùng với chị hai rồi.

Sau khi trải nghiệm với hai đứa con, mình khẳng định tất cả các trẻ đều có thể nói tiếng Anh tốt mà không cần có khiếu.

Giống như việc nói tiếng mẹ đẻ, đứa trẻ nào thông minh nhanh nhẹn thì con có thể diễn đạt hay hơn, viết hay hơn. Còn chắc chắn rằng đứa trẻ nào cũng có thể nói được để người khác hiểu.

Và ngay cả với tiếng Việt, việc hằng ngày con đọc sách và rèn luyện thì khả năng nói và khả năng viết của con cũng tăng lên rất nhiều.

Việc học theo lộ trình của BMyC và kết quả thì chúng ta không bàn tới nữa. Vì ai ai cũng thấy quá hiệu quả khi so sánh với việc học trung tâm về mặt thời gian và tiền bạc.

Nhưng thông qua việc học cùng nhau, mẹ con hiểu nhau hơn. Những lúc con lười không chịu học, mình phải học cách để khen, động viên con. Như vậy con cảm nhận được tình yêu từ mẹ dành cho mình. Đó là những giá trị vô hình từ việc học cùng con mà những ai không trải qua không thể thấu hiểu hết.    

Các con nhanh lớn lắm. Vì vậy chúng ta hãy tranh thủ mọi thời gian bên con, học, chơi cùng con và trưởng thành cùng con các bố mẹ nhé. 

Tìm hiểu thêm những hành trình cùng con song ngữ tại nhà:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688