Bố mẹ có biết cách thức tư duy đóng góp một vai trò quan trọng trong thành tích học tập cũng như nỗ lực vượt khó của trẻ?
Trong bài viết này, hãy cùng BMyC tìm hiểu xem tư duy tăng trưởng là gì và lợi ích của tư duy tăng trưởng đối với sự phát triển của trẻ nhé.
Nội dung chính
- 1. Thế nào là tư duy tăng trưởng?
- 2. Sự khác biệt giữa tư duy tăng trưởng và tư duy cố định
- 3. Lợi ích của tư duy tăng trưởng đối với trẻ
- 4. 5 cách nuôi dưỡng tư duy tăng trưởng cho trẻ một cách hiệu quả
- Khen ngợi quá trình
- Kể câu chuyện thực tế
- Giải thích một cách khoa học về tư duy tăng trưởng
- Cùng con thực hiện trải nghiệm mới
- Học cách biết ơn thất bại
1. Thế nào là tư duy tăng trưởng?
Theo Wikipedia, định nghĩa về tư duy tăng trưởng dành cho trẻ em chỉ đơn giản là “niềm tin rằng mọi người đều có thể trở nên thông minh hơn nếu họ nỗ lực làm việc đó”.
Nói cách khác, tư duy tăng trưởng là niềm tin rằng trí thông minh và khả năng có thể được phát triển bằng nỗ lực và luyện tập.
Thay vì tin rằng bản thân không thông minh hay không có tài năng, những đứa trẻ có tư duy tăng trưởng coi sai lầm và thất bại là cơ hội để học hỏi và phát triển.
2. Sự khác biệt giữa tư duy tăng trưởng và tư duy cố định
Một người có tư duy cố định thường cho rằng cho dù họ có nỗ lực đến mức nào thì trí thông minh và khả năng của họ là cố định.
Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 kiểu tư duy này là chữ “chưa” và chữ “không”.
Tư duy tăng trưởng | Tư duy cố định |
Mình CHƯA thể giải bài toán đó ngay lúc này nhưng mình sẽ ôn tập chắc chắn phần này và thử lại | Mình KHÔNG thể giải bài toán này. Có học bù đầu cũng vô dụng. |
Tuy sự khác biệt về chữ nghĩa là không đáng kể nhưng mức ảnh hưởng đối với tư duy và hành động lại vô cùng khác biệt.
Nếu con bạn có tư duy tăng trưởng, chúng tin rằng trí thông minh có thể được phát triển. Chúng cũng hiểu rằng nỗ lực sẽ dẫn đến thành công và không ngại thực hiện những nhiệm vụ đầy thử thách. Kiểu suy nghĩ này sẽ khiến động lực tăng lên và mức độ thành tích cao hơn.
Mặt khác, nếu con bạn có tư duy cố định, chúng tin rằng trí thông minh là cố định. Chúng có nhiều khả năng bỏ cuộc khi gặp thử thách và ít chấp nhận rủi ro hơn.
3. Lợi ích của tư duy tăng trưởng đối với trẻ
Lợi ích của tư duy tăng trưởng đối với trẻ thể hiện rõ ràng nhất ở 3 khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, khi trẻ gặp thử thách và thất bại, trẻ có nhiều khả năng quay lại để thử thêm lần nữa. Trẻ coi việc thất bại là cơ hội để học hỏi điều mới.
Thứ hai, khi trẻ tin rằng khả năng của mình có thể cải thiện theo thời gian, trẻ sẽ có nhiều khả năng chấp nhận những thử thách mới và cảm thấy tự tin vào khả năng thành công của mình. Điều này giúp trẻ phát triển nhận thức tích cực về bản thân và cảm thấy thoải mái khi thử những điều mới.
Thứ ba, trẻ có tư duy tăng trưởng sẽ coi việc học là một quá trình suốt đời. Và vì vậy, trẻ sẽ dễ dàng phát triển niềm yêu thích học tập và luôn có sự tò mò để khám phá thế giới.
Vì vậy, trong bối cảnh trẻ em luôn coi việc học chỉ là nghĩa vụ như hiện nay, việc giúp trẻ phát triển tư duy tăng trưởng và nuôi dưỡng tình yêu với học tập là vô cùng quan trọng.
BMyC Speed – Khóa học dành cho bé 5-9 tuổi hiệu quả – uy tín – chất lượng.
⭐Phương pháp học được kiểm chứng trên hàng ngàn học viên thành công.
⭐Chương trình học ưu việt cho bố mẹ, hiệu quả tối ưu cho con.
⭐Giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, bằng cấp chuyên môn cao, yêu trẻ.
⭐Tư vấn viên giàu kinh nghiệm nhiệt tình theo sát hỗ trợ.
4. 5 cách nuôi dưỡng tư duy tăng trưởng cho trẻ một cách hiệu quả
Để giúp con phát triển tư duy tăng trưởng, các bố mẹ có thể thực hiện theo 5 cách dưới đây.
-
Khen ngợi quá trình
Thay vì khen ngợi kết quả, bố mẹ hãy tập trung khen ngợi quá trình mà con đã đạt được kết quả.
Bố mẹ có thể tham khảo một số ví dụ về cách khen ngợi quá trình như sau:
- Con đã học bài/làm việc rất chăm chỉ!
- Việc này rất khó khăn nhưng con đã rất nỗ lực để hoàn thành!
Cách khen ngợi này sẽ khiến trẻ có cảm giác thành tựu về sự kiên trì của mình.
-
Kể câu chuyện thực tế
Hầu hết các phụ huynh Việt Nam truyền thống đều xây dựng hình ảnh bản thân thật lung linh trong mắt con cái với mục tiêu muốn làm gương cho con. Tuy nhiên, nếu chỉ thể hiện những mặt hoàn hảo, trẻ sẽ không học hỏi được nhiều bằng việc nhìn thấy những khó khăn của bố mẹ và cách mà bố mẹ đã vượt qua.
Hãy mạnh dạn kể cho con nghe về những sai lầm trong quá khứ của bố mẹ và chia sẻ những điều mà bố mẹ đã học được. Hãy kể về điều đó với thái độ tích cực và lặp đi lặp lại thái độ này với nhiều câu chuyện khác nhau, trẻ dần dần sẽ học được sự lạc quan khi đối mặt với thử thách.
-
Giải thích một cách khoa học về tư duy tăng trưởng
Với trẻ từ bậc tiểu học, bố mẹ có thể cung cấp cho trẻ những thông tin khoa học một cách thuyết phục về tư duy tăng trưởng.
Chẳng hạn, bố mẹ hãy giải thích cho con rằng bộ não con người thực sự có khả năng phát triển theo thời gian dựa trên trải nghiệm học tập.
Khi chúng ta học một kỹ năng mới hay thực hành một kỹ năng nhiều lần thì các tế bào thần kinh sẽ hoạt động mạnh mẽ và có những kết nối chặt chẽ hơn.
-
Cùng con thực hiện trải nghiệm mới
Trẻ có thể tin hoặc không tin khi nghe kể về những trải nghiệm trong quá khứ của bố mẹ. Nhưng nếu cùng con thực hiện một trải nghiệm mới thì điều này sẽ vô cùng thuyết phục và gây ấn tượng với trẻ.
Trong bài viết về chủ đề “Đừng sợ đồng hành cùng con”, phụ huynh Nguyễn Hiền Quý đã kể về chuyện bản thân dám lên nhảy một mình trước hội trường đám cưới để làm gương về sự tự tin cho con.
Trong quá trình giúp con luyện nói tiếng Anh, chị luôn động viên con rằng “Cứ nói thôi, không sợ sai, sai tới đâu sửa tới đó.”
Nhờ được mẹ làm gương và động viên hết lòng nên con trai chị đã vượt qua bản thân và trở nên tự tin hơn rất nhiều.
Trước đây, con trai chị vẫn là một cậu bé sáng nào cũng khóc nhè và hay sợ sệt. Nhưng một năm sau, cậu bé nhỏ đã tự tin cầm mic và tự bấm slide thuyết trình.
Sự thay đổi ngoạn mục này khiến chị Hiền Quý cảm thấy vô cùng tự hào.
Đến khi thấy mẹ học tiếng Anh, chị lại được con “dạy ngược” rằng: “Không biết mẹ cứ nói, mẹ đừng sợ thì mẹ mới nói được chứ.”
Hai mẹ con động viên và nâng đỡ nhau như những người bạn cùng tiến nên cả hai đều mạnh dạn hơn hẳn.
-
Học cách biết ơn thất bại
Thất bại không phải là dấu chấm hết. Đó chỉ là cơ hội để chúng ta loại bỏ một phương án chưa phù hợp để tiến gần hơn đến phương án phù hợp mà thôi.
Nói như vậy cũng có nghĩa là thất bại đang giúp đỡ chứ không phải đang hạ thấp chúng ta. Đằng sau mỗi thất bại, chúng ta luôn học được một bài học nhỏ nào đó.
Chẳng hạn, khi con làm sai phép tính trong bài kiểm tra toán nhưng đó không phải là phép tính khó đối với con thì có lẽ con đang có sự hấp tấp và thiếu cẩn trọng khi làm bài tập.
Để giúp con học được cách biết ơn thất bại, bố mẹ hãy hỏi con rằng: “Con học được điều gì sau lần này?” Như vậy, con sẽ có cơ hội nhìn lại một cách bình tĩnh và phát hiện ra điều mình cần rút kinh nghiệm.
Tóm lại, việc nuôi dưỡng tư duy tăng trưởng cho con sẽ không chỉ mang lại những lợi ích trước mắt về cách tư duy và nỗ lực vượt khó mà nó còn đem lại lợi ích đường dài. Khi con thay đổi từng chút một từ hành động, tư duy thì con sẽ sớm trưởng thành, có lòng tin vào bản thân và luôn có sự cố gắng để đạt được mục tiêu của mình.
Bởi vậy, khi bố mẹ bắt đầu có ý thức nuôi dưỡng tư duy tăng trưởng cho con thì đó là lúc bố mẹ giúp con nuôi dưỡng khởi đầu của thành công sau này.
Xem Thêm:
- 10 cách cư xử đơn giản khiến con bạn trở nên hiểu chuyện và tinh tế
- Đừng sợ đồng hành cùng con: con ngã đã có mẹ nâng, mẹ ngã đã có Admin nâng