HOT Top 3 bài hát và truyện cổ tích tiếng Anh về tết Trung thu rất ý nghĩa

Các bài hát và truyện cổ tích nổi tiếng về tết Trung thu phiên bản tiếng Anh giúp trẻ vừa rèn luyện tiếng Anh vừa hiểu ý nghĩa của cái tết này thông qua 2 ngôn ngữ.

Bài hát và truyện cổ tích về tết Trung thu
Bài hát và truyện cổ tích về tết Trung thu.

Thật khó khăn cho BMyC trong hành trình tìm kiếm các bài hát hay các câu chuyện cổ tích về tết Trung thu bằng tiếng Anh. Với mục đích giúp các bé có thêm kiến thức và thông tin về văn hóa và truyền thống của dân tộc Việt Nam thông qua tết Trung thu bằng cả 2 ngôn ngữ, BMyC đã sưu tầm được 2 bài hát và 1 câu chuyện cổ tích dưới bài viết này. Hy vọng đây là bài viết mang những điều bổ ích cho bố mẹ và các con.

1. Bài hát “Chiếc đèn ông sao”

Theo Wikipedia, bài hát “Chiếc đèn ông sao” là ca khúc được sáng tác năm 1956 của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Ngoài được phát vào mỗi dịp tết Trung thu về, ca khúc này từng được đưa vào sách giáo khoa âm nhạc lớp 8 của Việt Nam và sách giáo khoa của Đức. Bài hát này được nhạc sĩ sáng tác lúc ông học ở Trung Quốc trong một dịp tết Trung thu xa nhà. Nhìn các sinh viên ở học xá rước đèn, lòng chợt nhớ về quê hương khôn nguôi nên ngay lập tức ông đã sáng tác ra ca khúc này và là bài hát ông tâm đắc nhất vì nó chứa rất nhiều kỷ niệm trong đó.

Bài hát là lời yêu thương vô bờ bến mà ông gửi gắm đến các trẻ em, qua giai điệu tươi vui, rộn ràng của ngày tết Trung thu.

Lời bài hát “Chiếc đèn ông sao” bằng tiếng Việt:

“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu

Cán đây rất dài cán cao quá đầu

Em cầm đèn sao em hát vang vang

Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan

Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh

Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời

Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh

Ánh sao Bác Hồ tỏa sáng nơi nơi

Đây đèn ông sao sao năm cánh tươi vàng

Ánh sao sáng ngời chiếu miền non ngàn

Đây cầm đèn sao sao chiếu vô nam

Đây ánh hoà bình đuổi xua loài xâm lăng

Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh

Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời

Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh

Ánh sao Bác Hồ tỏa sáng nơi nơi”

Bài hát “Chiếc đèn ông sao” phiên bản tiếng Anh.

2. Bài hát “Rước đèn tháng 8”

Bài hát “Rước đèn tháng 8” của nhạc sĩ Đức Quỳnh cũng là một bài hát về chủ đề tết Trung thu rất nổi tiếng của thiếu nhi Việt Nam. Mỗi lần nghe giai điệu vui tươi của bài hát này, trẻ sẽ hình dung được toàn bộ hình ảnh của một tết Trung thu ấm áp và giản dị như: được đi chơi khắp phố phường vui chơi ca hát với những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc trên tay, được ăn cỗ và đón trăng đêm rằm với niềm hân hoan vô bờ bến..với trẻ em, chúng chỉ cần sự mộc mạc, bình yên như thế.

Nhạc sĩ Đức Quỳnh có bút danh là Vân Thanh. Trước 1975, tên tuổi của ông ít người biết đến. Trong cuộc đời sự nghiệp của ông, chỉ sáng tác được ít tác phẩm (khoảng trên dưới 10 tác phẩm). Nhiều người biết đến bài hát “Rước đèn tháng 8” nhưng không nhiều người biết ai là tác giả của ca khúc này. Nhạc sĩ Đức Quỳnh vừa là ca sĩ, nhạc sĩ, chủ phòng trà cùng tên. Ông sống ở Sài Gòn và mất vào năm 1994.

Lời bài hát “Rước đèn tháng 8” bằng tiếng Việt:

“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi

Em rước đèn đi khắp phố phường

Lòng vui sướng với đèn trong tay

Em múa ca trong ánh trăng rằm

Đèn ông sao với đèn cá chép

Đèn thiên nga với đèn bướm bướm

Em rước đèn này đến cung trăng

Đèn xanh lơ với đèn tím tím

Đèn xanh lam với đèn trắng trắng

Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu

Tít trên cao dáng tròn xinh xinh

Soi xuống trần ánh sáng dịu dàng

Rằm tháng tám bóng Hằng trong sáng

Em múa ca vui đón chị Hằng

Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh

Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh

Em rước đèn này đến cung trăng

Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh

Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh

Em rước đèn mừng đón chị Hằng

Tết Trung Thu bánh quà đầy mâm

Em bé nhà ưa đứng quây quần

Đòi hạt sen bánh dẻo đầy nhân

Em muốn ăn bốn, năm ba phần

Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng

Ngọt cay như mứt gừng mứt bí

Ăn mát lòng lại thấy vui thêm

Hạt dưa nghe cắn nổ lốp đốp

Người vui hoan nói cười hấp tấp

Bao tấm lòng mừng đón trăng rằm”

Bài hát “Rước đèn tháng 8” phiên bản tiếng Anh

3. Sự tích chú Cuội

Câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng được nhắc đến trong Sách giáo khoa tiếng Việt 3 tập 2 và truyền thuyết về chú Cuội sống trên mặt Trăng có chị Hằng Nga, chú Thỏ ngọc có lẽ là những hình ảnh ấn tượng nhất trong suốt thời thơ ấu của trẻ về tết Trung thu.

Theo Wikipedia, hình ảnh chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa trên mặt trăng là do người xưa nghĩ ra để mô tả về ngày rằm tháng 8. Truyện cổ tích này được biết đến với các tên gọi khác như: “Cây thuốc cải tử hoàn sinh hay sự tích thằng Cuội cung trăng” (Nguyễn Đổng Chi), “Sự tích chú Cuội cung trăng”,”Thằng Cuội cung trăng”.

Bạn sẽ dạy cho trẻ điều gì trong cuộc sống của chúng thông qua câu chuyện đó? Hậu quả của việc chú Cuội bị kéo lên cung trăng, phải ngồi dưới gốc cây đa và không bao giờ được trở về hạ giới là bài học đáng nhớ cho việc đi trái với quy luật tự nhiên, con người phải trả giá rất đắt. Do đó, hãy trân quý cuộc sống hiện tại vì có những thứ mất đi sẽ không bao giờ lấy lại được.

Có thể trẻ chưa hiểu được ý nghĩa sâu xa ngay lập tức, nhưng chúng sẽ luôn ghi nhớ những điều bạn dạy lại cho con bằng những kỷ niệm đẹp đẽ trong đời.

Câu chuyện Sự tích chú Cuội phiên bản tiếng Anh.

Các con sẽ rất biết ơn bố mẹ khi giúp trẻ không những hiểu hơn về những cái tết truyền thống Việt Nam bằng ngôn ngữ Việt mà còn cả ngôn ngữ Anh. Bạn không cần mất thời gian tìm kiếm nữa đâu, bởi vì BMyC sẽ thay bạn làm điều đó. Chỉ cần bạn dành chút thời gian ngồi bên cạnh con, giúp con nghe và xem các video trong bài viết này, BMyC tin rằng con sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị với bạn trong việc học ngôn ngữ.

Tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để được tư vấn và hỗ trợ trong việc chọn lựa phương pháp học tiếng Anh phù hợp và lộ trình để đạt được mục tiêu học tập cho con một cách hiệu quả nhất!

Tham Gia Ngay

Xem Thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688