Phía sau một người con thành công là một người mẹ biết mỉm cười ! Hành trình nuôi dạy và đồng hành cùng con học tiếng anh thành công của chị Phượng Bùi sau đây đã truyền rất nhiều cảm hứng cho nhiều phụ huynh trong Group BMyC. Có nhiều phụ huynh đã không cầm được nước mắt khi được nghe câu chuyện của chị.
Câu chuyện đầy những thăng trầm của người mẹ trẻ Phượng Bùi sau đây như tấm gương củng cố thêm cho chúng ta động lực để phấn đấu đồng hành cùng con học tiếng Anh mỗi ngày. Hãy cùng trải lòng cùng BMYC chia sẻ câu chuyện của chị qua bài viết sau đây nhé :
Phần 1. Trải lòng của người mẹ khi đứng giữa ” ranh giới ” sự sống và cái chết
Cuộc sống của chúng ta luôn đây ắp những bất ngờ phía trước. Nếu một ngày cuộc sống của bạn có một màu đen ập đến và con đường bạn đi không còn được trải hoa hồng bạn sẽ làm gì?
Chị Phượng Bùi có một cuộc sống đầy ắp tiếng cười hạnh phúc, xinh đẹp thông minh và chồng yêu thương cùng 3 đứa con đáng yêu. Nhìn vào gia đình Chị là một gia đình mà bao người ngưỡng mộ.
Nhưng có ai biết chị đã trải qua một cú sốc tinh thần rất lớn …. Tai nạn giao thông.
Chị tâm sự :
“Khi chị ngã xuống lúc mới Chị còn tỉnh táo cố gắng gọi người đi đường đọc số điện thoại gọi cho chồng. Trong cơn mê man khi chưa đi đến viện vì mất máu chị luôn nhẩm trong đầu cố lên Phượng ơi, mình còn 3 con đang chờ ở nhà.”
Và sau một tuần tỉnh lại Chị bị sang chấn tâm lý, luôn hoang tưởng với những điều xung quanh. Tai nạn giao thông đó đã làm chị bị liệt hai chân , bị chấn thương cột sống, liệt tủy sống bởi vì Chị bị đứt động mạch chủ nên truyền tới 30 lít máu vì ko cầm đc. Lúc đó Chị thật sự sốc, cuộc sống của chị xem như đã chấm dứt. Bao nhiêu mơ ước bao nhiêu hoài bão cũng đã dập tắt. Bầu trời xám xịt, tương lai Chị như mù mịt …
Trải qua tới 11 cuộc phẫu thuật.
Rồi tập phục hồi chức năng với mỗi ngày gần 20 cái kim châm trên người. Đau đớn, mệt mỏi nhưng Chị đã nghĩ:
“Mình còn gia đình và còn các con mình không được từ bỏ.”
Nhưng nghĩ thì dễ nhưng làm mới khó. Từ một người phụ nữ khỏe mạnh, ghánh vác mọi việc trong gia đình bây giờ tất cả mọi việc đều phải nhờ người khác….Chị lại bất lực và muốn buông xuôi.
Trải qua 1 năm ròng rã sống ở bệnh viện toàn bộ hoàn toàn phụ thuộc vào người thân….. Chị đã xin phép được về nhà vì:
“Chị cũng đang lấy dần lại lạc quan. Thực sự vì các con mà vượt qua tử thần, giờ vì các con mà tích cực để sống. Năm ngoái khi bạn thứ 2 nhà chị chuẩn bị buớc vào lớp 1. Chị đòi mọi người cho chị về nhà, tự tập luyện vì chị ko thể yên tâm đc khi ko có ai đồng hành cùng các con. Bạn bé nhất thì 2.5 tuổi rồi chưa nói đc”.
Về với gia đình với ngôi nhà quen thuộc nhưng …..Chị nghẹn ngào kể :
“Lúc mẹ mới về con còn ko nhận ra mẹ. Mất mấy tháng để làm quen với con”
Rồi với bản thân Chị:
“ Chị bắt đầu học cách tự phục vụ bản thân . Hic, chỉ là việc phục vụ bản thân cũng phải học. Học lại từ đầu em ạ.”
Với 2 cô con gái nhỏ, và một cậu con trai bé nhất 2 tuổi rưỡi mà chưa biết nói và bạn ấy lại có biểu hiện của việc “ tăng động giảm chú ý”. Chị đã rất buồn nhưng chị lại nghĩ :
“ Mình vẫn còn may mắn và hạnh phúc khi còn được ở bên gia đình và các con”.
Tròn 2 năm trời ròng rã, Chị đã cố gắng nỗ lực hết sức, gấp 2 gấp 3 người khác :
“Qua 2 năm chị đang tập đi theo nạng quanh trong nhà. 1 chân bị mất cảm giác. “ Chị bảo “Đến mức như vậy là tối đa rồi”.
Trên người Chị bây giờ chằng chịt là những vết sẹo. Nhưng Chị không buồn, Chị bảo” đó là chiến tích của chị đó. Nó nhắc cho Chị nhớ rằng Chị đã phải giành giật giữa sinh và tử để được như bây giờ”.
Chị bảo :
“1 năm về nhà chị dành toàn bộ sức để đồng hành cùng các con. Tiếng anh cùng 2 con lớn, dạy bạn bé tập nói, tập đủ thứ vì bạn có biểu hiện tăng động giảm chú ý. Mua sách đọc sách cho cho con nghe để cải thiện kỹ năng của con. Vì thế chị mới nghĩ đến việc bán sách để kiếm chút thu nhập cho mình để bản thân ko phải nghĩ mình sống phụ thuộc.”
Nếu ai có theo dõi Chị ấy, tất cả mọi người sẽ biết được Chị Phượng Bùi với 2 cô công chúa Alice và Lisa đã được chị ấy đồng hành cùng và đã giỏi như thế nào. Liên kết : Facebook chị Phượng Bùi
?Chị đã luôn để câu châm ngôn này để nhắc nhở bản thân không được chùn bước :
” Trên đời này vốn dĩ không có đường cùng, bước qua chặng đường này sẽ đến một chặng đường khác. Những gì hôm nay bạn phải chịu đựng, nhất định tương lai sẽ dùng phương thức tốt hơn để trả lại bạn. NEVER GIVE UP”
Cuộc sống của Chị bây giờ đã phần nào ổn định trở lại và chị đã và đang cố gắng để hoà nhập lại với mọi người .Chị nói:
“2 năm nay chị chưa bước chân ra khỏi nhà. Đang lấy tinh thần để đối mặt với cái gọi là hoà nhập cộng đồng”.
Chị vẫn luôn truyền tải năng lượng tích cực đến mọi người : “ Cuộc sống vẫn cho chúng ta lựa chọn . Một là buông xuôi và than thở với với điều bất hạnh mà mình gặp phải. Hai là tự cố gắng và nỗ lực để vượt qua chính mình em ạ.”
Phần 2: Vượt qua chính mình và đồng hành cùng con học tiếng anh thành công
Ngồi nói chuyện cùng Chị thế mà cũng đã quá buổi trưa. Chị dần trải lòng về mình hơn. Tôi hỏi Chị:
“Lúc Chị về tới nhà thì cảm giác của Chị như thế nào ?”
Chị nhớ lại :
“Đêm đầu tiên Chị về trong căn nhà thân thuộc với bao kỷ niệm, mọi thứ vẫn như xưa nhưng bây giờ Chị đã khác. Có đôi lúc Chị mong khi ngủ một giấc tỉnh dậy Chị vẫn là Chị của ngày xưa. Nhưng những cơn đau đã kéo Chị về với thực tại, một thực tại phũ phàng mà không bao giờ có thể thay đổi. Chị nhìn các con của mình nước mắt Chị chợt tuôn rơi… Đêm hôm đó Chị đã thức trắng đêm để nghĩ về ngày mai về tương lai và hồi tưởng về quá khứ.
Chị còn nhớ ngày Chị bắt đầu cùng con học tiếng anh ở BMYC:
“Chị cũng như bao người phụ nữ khác bận rộn với công việc của mình. Đi làm hành chính, chiều về lại tất bật với việc cơm nước và dạy dỗ con. Khi đó các con của Chị mới chập chững bước vào việc học tiếng anh.
Để được bên con Chị đã từ bỏ công việc kế toán đã theo mình 15 năm để tìm một công việc mới . Chị cũng đã đăng ký một khoá học Tiếng Anh để Chị có thể đồng hành cùng con. Chị bảo:
“ Lúc đó các con cũng đi học suốt , đến tối về nhà nên bài vở cũng nhiều nên Khó khăn nhất là ít thời gian. Trước đi làm cả ngày, 5h30 mới về đến nhà. Mà về đến nhà là đủ công việc nhà từ A-Z cộng với 3 đứa con( bé nhất mới hơn 1.5 tuổi). Công việc của bố thì ko thời gian rảnh, thường đi làm đến khuya. Mà các con buổi tối lại con học bài tại lớp nữa. Nên việc bố trí thời gian thực sự đau đầu. Mấy mẹ con tranh thủ từng chút 1. Sáng dậy từ 5h30, học 30-45p trước khi đến trường. Khi mẹ nấu cơm tối thì các con tranh thủ nghe loa. Còn buổi tối chắc học đc 30p nữa. Mà chị vừa học em vừa phá”
Và :
“Khó khăn với con thì nhà chị thực sự khó với bạn lớn. Khi bắt đầu học con đã 10 tuổi. Học đc 1 thời gian thì con bắt đầu chuyển cấp nên con việc con thay đổi môi trường học và phương pháp học nên con có phần áp lực. Con ko muốn học Tiếng Anh nữa. Và con luôn hỏi mẹ tại sao các bạn khác ko phải học mà con lại phải học. Sau khi mẹ giải thích và động viên con thì con cũng đã không hỏi nữa và chăm chỉ học”
Xem thêm : Tìm hiểu Group BMyC
Cuộc sống của Chị cứ vậy tiếp diễn và mọi thứ dần vào guồng quay nhưng có ai biết được….
Chị lại khóc …
Tôi im lặng và không dám nói gì vì tôi hiểu tôi sẽ không thể nào có thể hiểu được cảm giác đó của Chị…Cảm giác bất lực…
Rồi Chị lại nói tiếp:
“Tai nạn đó đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời Chị. Đối với một người phụ nữ bình thường đi làm lo gia đình con cái đã là một việc hết sức vất vả nhưng Chị giờ đây lại là người tàn tật….” Chị thở dài….
“ Mất bao lâu để tạo được thói quen nhưng Chị lại mất 1 năm trong bệnh viện …Mất hẳn thói quen học và con cũng sốc khi biết mẹ gặp chuyện. Con lại nằm ở cái tuổi mới lớn đúng tuổi dở dở ương ương….Và Chị quyết định không chần chờ được nữa và nhất quyết phải về nhà”.
Từ bệnh viện về nhà tiếng đường phố, tiếng ồn ào phố xá, tiếng còi xe sao nó qua lạ lẫm với Chị …. Vì 1 năm qua Chị chỉ biết đến tiếng của Bác sỹ, tiếng dao, tiếng kéo và tiếng của các loại máy móc …..Chị quyết tâm:
“Mình sẽ phải đứng dậy!”
Khi Chị về nhà Chị hay khóc vì những cơn đau hành hạ nhưng:
“Lúc đầu chị về nhà chị kêu đau, con thấy vậy mà khóc. Nên sau đó gần như chị ít khi để con biết mình đau. Thời gian gần đây chị nói chuyện chia sẻ về việc mẹ đau như nào và tại sao lại đau như vậy. Con không khóc nữa và mỗi lần thấy mẹ nằm lâu hơn là con hỏi mẹ đau à ,để con lấy thuốc cho mẹ. Bạn Nhím bé hơn nên chưa hiểu đc mẹ sẽ ko bao giờ như xưa nữa.
Một hôm bạn Nhím hỏi:
“Mẹ ơi, bao giờ thì mẹ khỏi?”
Em có biết câu hỏi đó như xát muối vào lòng Chị. Chị kìm nén lại và nói với con:
“Mẹ không bao giờ khỏi và không đi lại được như ngày xưa nữa. Bạn ý đã khóc. Mẹ cũng khóc và ôm bạn vào lòng giải thích rằng chân mẹ bây giờ ko có cảm giác do bị chấn thương nên mẹ chỉ đc như thế này thôi nhưng mẹ sẽ tập luyện để đi đc xe máy 3 bánh và mẹ vẫn có thể đưa con đi chơi đc.”
Đối với Chị việc học của con luôn là quan trọng nhất :
“Nói thật khi chị đau nhưng chị ít khi để ảnh hưởng đến việc học của con lắm. Có khi đau cả đêm ko ngủ đc nhưng sáng vẫn dậy sớm để gọi con dậy và ăn sáng cùng các con.( Việc học của con chỉ mình mẹ biết thôi, bố rảnh thì trông em bé)”
Và
“Bị chấn thương cột sống thì gần như chân lúc nào cũng tê bì , đau rát chỉ có điều nhiều hay ít thôi. Hôm nào đau nhiều quá ko chịu đc thì uống thuốc giảm đau. Mình cũng phải thích nghi với việc đau em ạ.”
Chị bắt đầu học lại mọi thứ từ đầu, từ việc chăm sóc bản thân, chu toàn nhà cửa:
“Năm đầu tiên ở viện thì phụ thuộc hoàn toàn. Đến lúc về nhà nửa năm đầu chỉ làm được chút thôi. Đến giờ chị cũng làm được đa số việc nhà. Mình làm theo cách của mình”
“Lúc đầu ngồi xe lăn quét nhà em ạ, ngồi ghế xoay quét, lau… Chỗ nào ko đc thì bò. Ôi đủ cách để làm.”
Chị bảo để được như ngày hôm nay Chị phải cảm ơn gia đình đã luôn ở bên cạnh, chăm sóc và lo lắng cho Chị rất nhiều.
Chị bảo Chị cảm ơn Bmyc đã giúp đỡ Chị, đã hiểu, thương yêu Chị và các con:
“Trước kia Chị cũng tham gia học và đã hoàn thành level 1. Khi Chị về nhà và ngỏ ý muốn đăng ký học lại để tiếp tục với con thì BMYC cũng cho Chị học miễn phí level 2 và cho các bé bảo lưu chương trình học gần 1 năm. Và khi quay lại học tiến độ trả bài cũng chậm hơn nhưng BMYC vẫn luôn dang rộng vòng tay với mẹ con Chị”. Chị cũng ngưỡng mộ rất nhiều ông bố , bà mẹ trên group. Đó cũng là một phần động lực để Chị bên con khi nhìn những thành quả mà các gia đình khác đã đạt được”
Tìm hiểu thêm : Phương pháp học tiếng anh cùng con với Group BMyC
Có nhiều lúc ngồi bên cạnh con cơn đau lại ập đến và Chị lại tìm đến thuốc giảm đau. Mất gần 6 tháng cận kề con và mục tiêu là mỗi ngày một chút một.
Nghe Chị kể, trong lòng tôi lại gợn sóng. Tôi thực sự cảm thấy xấu hổ với bản thân mình. Bản thân cũng là một người mẹ nhưng mình vẫn luôn lười với chính bản thân và con cái.
Trong việc đồng hành cùng con Chị bảo điều quan trọng nhất đó là:
- Đừng quá áp lực lên con và chỉ đặt mục tiêu từ nhỏ thôi.
- Hãy luôn chọn phương pháp 50/50. 50 của con và 50 của mẹ
- Duy trì thói quen là một việc rất quan trọng và không thể thành công nếu thiếu nó.
- Hãy luôn kiểm soát cảm xúc của mình( Thật ra nhờ đồng hành cùng con Chị có thể kiểm soát cảm xúc mình tốt hơn)
- Hãy lập ra một bảng kế hoạch cho con để con có thể tự giác với những việc mình làm. Lúc đầu có thể con chưa tự giác nhưng thời gian con sẽ tự nguyện hoàn thành mọi việc theo thói quen.
Và hiện tại bây giờ các con đã tốt nghiệp BMYC nhưng giờ con vẫn đọc razkid hàng ngày, làm các sách bài tập về nghe, viết và ngữ pháp.
Cách học Razkid hiệu quả tại đây
Chị cười bảo:
“Chị thấy Chị chẳng là gì đâu.Đôi lúc nghĩ mình vẫn chưa làm tốt đc như các mẹ khác. Nhưng lại nghĩ lại minh cứ cố gắng bằng tất cả sức và tình yêu của mình với các con em ạ.”
“À Chị cũng có tham gia một lớp học thiền đó em. Tuy ko theo được thiền như mọi người nhưng Chị học được cách yêu bản thân mình như thế nào em ạ”.
Yêu Chị, ngưỡng mộ và cảm phục Chị. Một người mẹ tuyệt vời vào đầy bản lĩnh?Tôi tin chắc rằng các con của Chị đã hiểu được nỗi vất vả khó khăn của mẹ bằng việc các con ngày càng ngoan ngoãn và tự lập. Chúc cho Chị và gia đình luôn mạnh khỏe và tràn ngập tiếng cười Chị nhé ?