Kiểm soát con quá mức: những dấu hiệu và cách điều chỉnh

“Vừa đi công việc về đến nhà, con trai chạy ra mừng rỡ gọi mẹ, tôi vừa đáp lời chào con chưa dứt liền hỏi tới tấp: con đang làm gì đấy? Con có đọc bài không hay đang chơi Game?

photo 6248917592089670042 y
Kiểm soát con quá mức: những dấu hiệu và cách điều chỉnh.

Con không đáp lại câu nào lủi thủi đi vào nhà. Tôi tỏ thái độ bực mình: Sao mẹ hỏi con không trả lời câu nào vậy hả? Vào nhà mở sách nghe loa cho mẹ ngay! 

Đi theo sau con vào tôi ngẫm nghĩ: Sao lại hỏi con như thế? Có hợp lý không? 

Tôi đang cố gắng kiểm soát con, con phải làm như thế này, con hãy làm như thế kia… dường như đó là thói quen từ lâu ăn sâu vào tâm trí”

Một Phụ Huynh dấu tên chia sẻ trên cộng đồng BMyC để nhờ các bố mẹ có kinh nghiệm chia sẻ cách kiểm soát cảm xúc của mình

1. Bạn có hiểu vì sao bản thân luôn muốn kiểm soát con?

Yêu thương con quá nhiều dẫn tới sự lo lắng quá mức, trẻ mới lớn nhiều điều muốn được tự do khám phá, bố mẹ khó khăn để thấu hiểu và kiểm soát được trạng thái tâm lý.

Bản thân có phần tham lam muốn con hoàn hảo tuyệt đối. Thậm chí biến con thành Robot theo sự điều khiển của mẹ.

Đi khỏi nhà là lo lắng con sẽ nghịch ngợm, tự do chơi game lãng phí thời gian, học được ít, tốc độ tiếp nhận kiến thức bị chậm.

Mẹ quá kỳ vọng và áp lực xung quanh nhìn vào, mẹ không thể chấp nhận bất cứ sự thất bại nào xảy ra với con.

Bạn muốn hài lòng bằng cách nhìn vào con là thấy con đang học biến con thành “tù nhân” của chính mình.

2. Dấu hiệu nhận biết bạn đang kiểm soát con quá mức

Nếu bạn nhận thấy mình đang những biểu hiện dưới đây thì có nghĩa là bạn đang rơi vào trạng thái kiểm soát con quá mức:

  • Tự quyết định tất cả vấn đề của con dù là nhỏ nhất, không để con tự do chơi những trò con yêu thích, dù nó nằm trong vùng an toàn;
  • Theo dõi tiến trình học tập của con, yêu cầu con làm thật hoàn hảo. Buộc con thực hiện đúng nguyên tắc cha mẹ đặt ra mà không cho con tham gia đóng góp ý kiến cho dù việc đó liên quan đến con;
  • Không xem trọng cách nghĩ của con, con hỏi thường phớt lờ không trả lời. Luôn cho bản thân là đúng, con phải làm theo những gì mình hướng dẫn;
  • Thao túng mối quan hệ bạn bè của con, không cho con thoải mái lựa chọn vui chơi theo cách con muốn;
  • Sử dụng những định hướng cưỡng chế ép buộc quá mức khiến con cảm thấy mất tự do, dần mất đi tính tự chủ tự quyết.

Thay vì áp đặt con phải như thế này, làm như thế kia thì mẹ có thể đàm phán, giải thích cho con hiểu về hậu quả của việc con đang làm và sẽ làm. Nếu con làm theo cách của mẹ thì kết quả sẽ như vậy… theo con thì nên làm cách của mẹ hay cách của con hơn? Con sẽ bị thuyết phục nếu mẹ có ý kiến hợp lý hơn.

3. Để không rơi vào trạng thái kiểm soát bố mẹ cần làm gì?

Biết kiểm soát cảm xúc.

  • Cảm xúc là trạng thái tâm lý được ví như con ngựa hoang khó điều ngự. Đa phần chúng ta luôn thuận theo bản năng, thể hiện cảm xúc bộc phát tự do. Bạn tưởng tượng nếu như cứ thả trôi cảm xúc tiêu cực như vậy thì hậu quả sẽ khiến cho không khí gia đình vô cùng ngột ngạt;
  • Có lời răn rằng: Đừng nói khi đang giận dữ, bởi vì khi đó bạn sẽ dễ dàng buông lời khó nghe làm tổn thương người mà chúng ta yêu thương, và cuối cùng hậu quả xảy ra thì người tổn thương sau cùng nặng nề nhất lại là chính mình;
  • Hãy cố gắng tạo thói quen kiểm soát cảm xúc của mình, giữ bình tĩnh để có thể ngừng nói lời sát thương và giữ gìn kết nối tình cảm với con cái và người thân yêu quanh mình.

Cần thay đổi tư duy và cách làm. 

Bạn Phượng Bùi chia sẻ: “Mẹ từng ép con học cho bằng hết nội dung đã đề ra, Dẫn đến con chán nản ấm ức muốn khóc. Bé lớn tuổi nói con không học Tiếng Anh nữa đâu! Bé nhỏ tuổi nói mẹ ơi con mỏi miệng lắm! Sau khi nghỉ 15 phút rồi vào học tiếp con lại học bon bon. Đặc biệt, nhân lúc con nghỉ giải lao, mẹ lấy Lingo app của con ra luyện liên tục như con thì nhận thấy thực sự mẹ cũng không làm được, trong khi đó con còn học hai ba nội dung khác. Mẹ ép con học bất chấp, nói không áp lực liệu có công bằng cho con?

kiem soat con 4
Con gái mẹ Phượng Bùi đang học Primary.
  • Hãy đặt vị trí của con trở thành những người bạn, tôn trọng con giống như tôn trọng bạn. Tâm sự trao đổi cùng con để thống nhất về kế hoạch học tập;
  • Muốn con có ý thức tự học, bạn cần tạo thói quen học tập cùng con. Nếu con mỏi mệt muốn chơi, mẹ hãy định hướng con làm hết nội dung rồi nghỉ. Như vậy giúp con vào nề nếp không bỏ dở bài học;
  • Không phá vỡ thói quen. Mất kết nối trong giai đoạn tạo thói quen, con sẽ trở nên lười học. Bởi con tìm được trò chơi mới, tìm được bạn mới để lấp khoảng trống nên không muốn học nữa;
  • Con trên dưới 6 tuổi không thể tạo thói quen bằng cách ép buộc trên con, mà tạo kỷ luật trên bố mẹ. Bố mẹ phải là người giúp con duy trì thói quen hàng ngày con tự có ý thức tham gia học tập;
  • Bố mẹ dành mỗi ngày 15 phút tự học chút kiến thức hoặc đọc sách. Khi bạn duy trì tự học bạn sẽ nhận ra được những khó khăn mà con mình vướng phải. Việc tạo thói quen với người lớn đã là cả một vấn đề. Vậy bạn nhớ rằng, khi bạn không đồng hành ngồi bên con dễ dàng gì nạt con mở sách ra học;
  • Buông điện thoại xuống để học cùng con. Bạn mắng mỏ con học đi nhưng mẹ lướt điện thoại, xem Tivi thì hỏi làm như thế nào con có thể tự học?

Lập kế hoạch học tập để tạo nên sức mạnh.

Bạn Thúy Hằng chia sẻ: “Đối với con lớn tuổi, mẹ cần tìm hiểu các môn học của con, dựa vào đặc điểm môn học để phân chia thời gian khai thác phù hợp trong tuần. Nếu môn Ngôn ngữ được coi là quan trọng thì sẽ dành thời gian nhiều nhất trong bản kế hoạch”

Để có một bản kế hoạch học tập giảm áp lực cho mẹ cùng con, có thể áp dụng các bước sau:

  • Đọc kỹ nội dung task học cụ thể trong tuần, nội dung cần báo cáo trước, chia thời gian hoàn thành từng nội dung;
  • Cân nhắc theo dõi một tuần với thời gian biểu này con có đủ sức thực hiện không. Sau đó hỏi con để xác nhận “con đã đọc và đồng ý  thực hiện thời gian biểu trên”. Hành động này giúp con có cảm nhận được sự tôn trọng từ mẹ con sẽ có ý thức thực hiện lựa chọn của mình;
  • Mẹ cũng cần cam kết mỗi ngày ngồi học cùng con bao lâu. Có quyền được nhắc nhở thậm chí sẽ phạt nếu con không thực hiện đúng trách nhiệm mà mình đã thương lượng;
  • Ngoài thời gian biểu, con được phép nghỉ ngơi vui chơi giải trí lành mạnh. Có thể được chơi game trong hạn mức cho phép;
  • Khi có trong tay một kế hoạch cụ thể chi tiết và phù hợp, thì việc còn lại là bố mẹ đồng hành cùng con kiên trì sẽ thành công.

kiem soat con 2 1

Bạn Luyến Vũ từng đồng hành học song ngữ cùng hai con tại BMyC. Hiện tại các con đã song ngữ và gặt hái được nhiều thành quả vô cùng đáng ngưỡng mộ. Bạn chia sẻ:

“Được tiếp cận phương pháp của Gr BMyC, Ba mẹ con đã xây dựng kế hoạch và chinh phục các task học một cách đầy hứng thú và dễ dàng dưới sự chia sẻ và hướng dẫn của các admin. Đến giờ vẫn vậy, sau khi tốt nghiệp chương trình học của BMyC con gái lớn đã theo học Acellus được 6 tháng với 4 môn học song song. 

Hàng ngày hàng tuần mình dành thời gian để cùng con kiểm tra việc làm được, và sắp xếp mục tiêu của tuần mới ngày mới .

Thỉnh thoảng hỏi con những kế hoạch sắp xếp con thấy có phù hợp không? Một ngày 24h của con con vừa vận động vừa học tập được rất nhiều thứ nhưng không thấy nặng nề hay áp lực, ngược lại con rất hào hứng hoàn thành tốt mục tiêu của mình”.

Kiểm soát con quá mức: những dấu hiệu và cách điều chỉnh
Kiểm soát con quá mức: những dấu hiệu và cách điều chỉnh

Thành công hay hạnh phúc đều được quyết định bởi cảm xúc, bạn sẽ kiểm soát được cảm xúc nếu rèn luyện đúng cách, và bạn sẽ thành công hơn nữa trong cuộc sống. 

Có thể bạn nghĩ rằng khó có thể làm tốt nhưng đồng hành cùng con là một cách rèn luyện cảm xúc tốt nhất, bởi không có điều gì thúc đẩy bạn thay đổi tốt hơn và nhanh hơn là việc bạn muốn làm điều gì đó vì con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688