Việc rèn luyện kỹ năng Writing chuyên sâu sẽ giúp con hoàn thiện bước cuối cùng để thực sự song ngữ và tự tin nắm bắt các cơ hội học tập quốc tế.
Bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu được vai trò quan trọng của kỹ năng viết tiếng Anh và cách giúp con rèn luyện hiệu quả nhé.
Nội dung chính
- I. Vai trò quan trọng của kỹ năng Writing chuyên sâu
- II. 7 cách cải thiện kỹ năng Writing chuyên sâu và hiệu quả
- 1. Nắm chắc kiến thức nền tảng
- 2. Học cách đọc để biết cách viết
- 3. Nâng cao tư duy xử lý đề bài
- 4. Luyện viết hàng ngày
- 5. Thực hành viết các loại văn bản khác nhau
- 6. Sử dụng phản hồi và sửa lỗi để cải thiện
- 7. Học viết bài bằng cách sửa bài cho người khác
- III. Kinh nghiệm của phụ huynh BMyC giúp con rèn luyện kỹ năng Writing chuyên sâu
- 1. Hiểu đúng về kỹ năng Writing trong tiếng Anh
- 2. Cách giúp con tích lũy từ vựng
- 3. Luyện Writing theo giai đoạn
- 4. Tài liệu và thời gian biểu tự luyện kỹ năng Writing chuyên sâu
- 5. Các bước để có một bài viết hiệu quả và ấn tượng
- 6. Mẹ và giáo viên cùng kết hợp đồng hành cùng con
I. Vai trò quan trọng của kỹ năng Writing chuyên sâu
Nếu con đã thành thạo 3 kỹ năng: Listening, Speaking, Reading, BMyC xin chúc mừng các bố mẹ vì con đã có thể tiếp cận kiến thức bằng tiếng Anh một cách dễ dàng. Nhưng nếu thành thạo kỹ năng Writing chuyên sâu, con sẽ còn đạt được nhiều bước tiến ngoạn mục hơn thế, không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống sau này.
Viết lách là phương tiện giúp con trải những suy nghĩ của mình ra trang giấy một cách thẳng thớm, rõ ràng và có hệ thống.
Nhờ hệ thống quan điểm cá nhân một cách rành mạch, con sẽ giao tiếp hiệu quả và trở nên tự tin hơn trong việc thảo luận và đóng góp ý kiến tại lớp.
Không chỉ rèn luyện việc suy nghĩ một cách có hệ thống, luyện kỹ năng Writing còn giúp con phát huy sức sáng tạo khi nghĩ ra những cách diễn đạt ý tưởng mới mẻ và hấp dẫn. Chẳng hạn, con có thể bắt đầu bài thuyết trình của mình bằng một bài hát, một bài thơ hay một câu chuyện.
Ngoài ra, con sẽ còn được rèn luyện khả năng tập trung, sự kiên nhẫn và khả năng kiểm soát ngôn từ để bài viết đảm bảo tính khách quan. Con cũng sẽ học được cách bổ sung dẫn chứng hay các nguồn tài liệu để khiến luận điểm của mình trở nên sắc sảo và vững chắc.
Nhìn chung, việc rèn luyện kỹ năng Writing sẽ giúp con trở thành người giao tiếp có chiều sâu và trở nên nổi bật trước đám đông bởi kiến thức, tư duy của mình. Bên cạnh đó, con sẽ có khả năng giành được nhiều cơ hội du học và dễ dàng hòa nhập với môi trường học tập quốc tế nhờ kỹ năng nghiên cứu, viết lách đã được rèn giũa kỹ càng.
BMyC Writing – Khóa học phát triển kỹ năng viết cho bé từ 9-12 tuổi.
- Chương trình được giảng dạy 100% tiếng Anh, phù hợp cho lứa tuổi trên 9 và đã nghe hiểu tốt, bắt đầu tiếp xúc viết văn bản trên 100 từ, viết đoạn văn, viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Xây dựng, rèn luyện kỹ năng Viết đúng theo hệ thống bài bản từ cơ bản đến nâng cao.
- Nội dung giảng dạy được thiết kế dựa trên 3 bộ sách nổi tiếng Great Writing, New Round up và Right Write.
- Con yêu thích việc học ngữ pháp thông qua các trò chơi, giáo viên sửa lỗi chi tiết cho từng cá nhân.
II. 7 cách cải thiện kỹ năng Writing chuyên sâu và hiệu quả
Trong chương trình phổ thông của Việt Nam với môn tiếng Anh, thông thường chúng ta sẽ được tiếp xúc với rất nhiều mẫu câu phức tạp nhưng rốt cuộc, điều chúng ta được học chỉ là cách đặt những câu đơn rời rạc. Chúng ta chưa hề được học cách viết một bài hoàn chỉnh bằng tiếng Anh hay nói cách khác là học cách ghép những câu đơn thành một đoạn văn theo một cách có chủ đích và mục tiêu cụ thể.
Hệ quả là đa số đều cảm thấy hoang mang khi đứng trước các đề bài Writing khó nhằn. Để cải thiện tình trạng này, BMyC gợi ý cho các con một số cách cải thiện kỹ năng Writing chuyên sâu như sau:
1. Nắm chắc kiến thức nền tảng
Đối với kỹ năng Writing chuyên sâu, kiến thức nền tảng chính là ngữ pháp và từ vựng. Nếu coi một bài viết là một món ăn thì ngữ pháp và từ vựng chính là những nguyên liệu để con có thể xào, nấu. Nguyên liệu chất lượng sẽ tạo ra món ăn chất lượng.
Từ vựng và ngữ pháp càng phong phú thì con sẽ càng có nhiều ý tưởng và cách diễn đạt để triển khai cho bài viết của mình.
Bên cạnh đó, trong các tiêu chí đánh giá kỹ năng Writing chuyên sâu thì mức độ đa dạng và độ khó của từ vựng, ngữ pháp mà con sử dụng trong bài viết cũng sẽ chiếm một số điểm nhất định. Số điểm này cũng sẽ quyết định điểm bài viết của con sẽ ở mức độ trung bình hay được đánh giá cao.
Vì vậy, con sẽ cần liên tục trau dồi từ vựng và ngữ pháp mỗi ngày để có những nguyên liệu tốt nhất cho bài viết của mình.
2. Học cách đọc để biết cách viết
Để một bài viết được đánh giá là có kỹ năng Writing chuyên sâu, con sẽ cần có khả năng tư duy bằng tiếng Anh và học cách viết theo đúng phong cách của người bản ngữ. Chúng ta sẽ cần xóa bỏ hoàn toàn việc tư duy bằng tiếng Việt và dịch văn bản tiếng Việt sang tiếng Anh.
Quá trình viết tiếng Việt và sử dụng Google dịch để dịch sang tiếng Anh có thể sẽ giúp con nộp bài “đối phó” với thầy cô trong thời gian ngắn. Nhưng về lâu dài, nó sẽ phá hủy khả năng tư duy của các con bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Bài viết của con sẽ không được đánh giá cao và con sẽ không bao giờ tự tin với kỹ năng Writing của mình nếu tiếp tục thực hiện theo cách thức này.
Để có thể cải thiện tư duy và biết cách viết chuẩn văn phong bản ngữ, con sẽ cần duy trì thói quen đọc tiếng Anh mỗi ngày. (Thật may vì đây là thói quen mà BMyC đã nỗ lực tạo dựng cho các con ngay từ những ngày đầu học tiếng Anh).
Trong quá trình đọc, hãy chỉ tra từ điển với những từ quan trọng và cố gắng đoán nghĩa từ vựng để hiểu nội dung của các đoạn văn.
Bên cạnh đó, đừng chỉ đọc chi tiết từng từ. Hãy đọc bao quát để nắm được cấu trúc bài viết của người bản xứ và hiểu lý do vì sao họ lại chọn cấu trúc viết đó.
Chị Phạm Thúy Hằng (một phụ huynh học viên BMyC) cũng chia sẻ rằng để giúp con cải thiện kỹ năng Writing chuyên sâu, chị khuyến khích con đọc nhiều sách về các lĩnh vực khác nhau và ghi lại nội dung, cảm xúc sau khi đọc tác phẩm.
Ngoài thời gian đọc ở nhà, ở trường học của Minh Hoàng, con chị Hằng cũng có những giờ tự đọc, tự học cho học sinh ngay tại lớp. Vì vậy, thời lượng đọc sách mỗi ngày của Minh Hoàng tương đối đáng kể. Đó là một trong những lý do khiến kỹ năng Writing của Minh Hoàng tiến bộ nhanh chóng.
>>Xem thêm chia sẻ của chị Hằng về hành trình giúp con học tiếng anh tại bài viết – Từng khóc vì “con không thể tiếp thu tiếng Anh”, mẹ vẫn thành công giúp con dành học bổng CIS.
3. Nâng cao tư duy xử lý đề bài
Tư duy là một khái niệm khá trừu tượng bởi nó thể hiện mức độ phong phú về góc nhìn và trải nghiệm của mỗi người kết hợp với khả năng phân tích để tìm ra nguyên nhân-kết quả của vấn đề.
Để nâng cao tư duy trong kỹ năng Writing, ngoài việc bổ sung kiến thức thực tế qua việc đọc sách và quan sát, các con cần tự phân tích được bố cục sau khi đọc một bài viết hoàn chỉnh. Như vậy, con mới có thể liên kết được mối liên hệ giữa các luận điểm, các ý hỗ trợ và dẫn chứng thực tế.
Bên cạnh đó, hãy luôn tập thói quen đặt câu hỏi “Vì sao?” và thử tìm cách giải đáp.
Chẳng hạn với đề bài “Mối quan hệ của các thành viên trong gia đình ngày nay ngày càng xa cách. Em hãy đưa ra những nguyên nhân cho vấn đề này”, con có thể bắt đầu quá trình tư duy như sau:
“Tại sao mối quan hệ giữa các thành viên gia đình lại xa cách?”
=> “Vì các thành viên đều lao đầu vào công việc riêng.”
“Vì sao họ lại lao đầu vào công việc riêng?”
=> “Vì áp lực công việc, tiền bạc, cuộc sống.”
“Vì sao họ lại áp lực công việc, tiền bạc, cuộc sống?”
=> “Vì họ ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Họ nỗ lực để hoàn thành trách nhiệm của mình.”
Việc đặt câu hỏi “vì sao?” và cách tư duy nguyên nhân – kết quả như thế này sẽ khiến con nâng cao khả năng phân tích và hiểu tường tận vấn đề. Nhờ đó, bài viết của con sẽ sâu sắc và được đánh giá cao.
4. Luyện viết hàng ngày
Để có được kỹ năng Writing chuyên sâu, con sẽ cần luyện tập thường xuyên và có kế hoạch.
“Đừng chỉ đợi có hứng mới viết.”
Khoa học chứng minh rằng những người viết hàng ngày (dù mỗi ngày chỉ viết một bài 300 từ 5,10 phút) nhưng về lâu dài, kết quả luyện viết của họ bao gồm tốc độ và chất lượng bài viết sẽ tốt hơn rất nhiều so với những người chỉ viết khi có cảm hứng.
Điều này không chỉ đúng đắn với việc rèn luyện Writing mà nó còn được chứng minh trong cộng đồng BMyC về quá trình học tiếng Anh của trẻ nhỏ.
Các bé được bố mẹ cho học tiếng Anh tùy hứng và không đều đặn thường tụt lại khá xa so với các bé được duy trì thói quen học tập hàng ngày.
“Practice makes perfect.”
Khi xác định muốn giúp con đạt được kỹ năng Writing chuyên sâu, bố mẹ hãy cùng con lên kế hoạch để bám sát mục tiêu này nhé.
5. Thực hành viết các loại văn bản khác nhau
Khi luyện kỹ năng Writing chuyên sâu, con sẽ được thực hành với nhiều loại văn bản khác nhau. Mỗi loại văn bản sẽ có quy chuẩn riêng về bố cục bài viết, cấu trúc câu và cách dùng từ. Một văn bản được viết với phong cách trang trọng sẽ có cách dùng từ khác với một văn bản với phong cách không trang trọng.
Bởi vậy, con cần có quá trình thực hành thường xuyên để nắm được cách viết và viết một cách nhuần nhuyễn. Đặt trong bối cảnh thi cử, con không những cần viết thuần thục mà còn phải viết đủ nhanh trong khoảng thời gian giới hạn. Điều này đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài và nghiêm túc với đủ dạng văn bản để con rèn được phản xạ nhanh nhạy khi xử lý đề bài.
6. Sử dụng phản hồi và sửa lỗi để cải thiện
Bố mẹ hoàn toàn có thể cho con tự luyện Writing cơ bản với các bộ giáo trình luyện viết nhưng để thành thục kỹ năng Writing chuyên sâu, việc hỗ trợ sửa bài là điều cần thiết.
Sự hỗ trợ này có thể đến từ các giáo viên có trình độ cao trong kỹ năng Writing hoặc một số công cụ AI phù hợp.
Nhờ được sửa bài liên tục về cách dùng từ, đặt câu, cách lựa chọn cấu trúc bài viết, cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp… con sẽ được chỉ ra những lỗi sai và điểm hạn chế của mình trong các bài viết.
Và vì vậy, khả năng Writing của con sẽ được cải thiện và tiến bộ không ngừng.
7. Học viết bài bằng cách sửa bài cho người khác
Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn vì theo lẽ thông thường, chúng ta thường được chỉ ra lỗi sai khi có thầy cô chấm-chữa.
Nhưng trên thực tế, khi thực hành sửa bài cho người khác, chúng ta sẽ gặp lại những lỗi sai tương tự như bài viết của mình như lỗi diễn đạt không đúng văn phong bản ngữ, lỗi tư duy, lỗi ngữ pháp, lỗi dùng từ… Mỗi lần sửa bài cho người khác, chúng ta lại có thêm một cơ hội để nhận diện các lỗi thường gặp trong kỹ năng Writing để có thể rút kinh nghiệm cho chính bài viết của mình.
III. Kinh nghiệm của phụ huynh BMyC giúp con rèn luyện kỹ năng Writing chuyên sâu
Trong group BMyC, chị Phạm Thúy Hằng, phụ huynh của bạn Dennis Minh Hoàng (học viên BMyC) từng chia sẻ rất nhiều bài viết của con cùng những kinh nghiệm hữu ích giúp con rèn luyện kỹ năng Writing chuyên sâu. Các bố mẹ hãy cùng BMyC tham khảo quan điểm của chị Hằng về vấn đề này nhé.
1. Hiểu đúng về kỹ năng Writing trong tiếng Anh
Thông thường, khi nhắc đến viết, chúng ta hay tưởng tượng ra những bài viết có văn phong bay bổng, hoa mỹ theo hướng văn chương nghệ thuật.
Nhưng các bài viết trong tiếng Anh lại rất khác, không bay bổng, hoa mỹ mà ưu tiên các đặc điểm giản dị, gần gũi và rõ ràng.
Vì vậy, để viết tiếng Anh tốt, các con cần đọc nhiều thể loại văn bản và nhiều chủ đề khác nhau để có tư duy mạch lạc.
2. Cách giúp con tích lũy từ vựng
Là một giáo viên dạy văn, chị Hằng cho rằng việc luyện kỹ năng Writing trong tiếng Anh cũng giống việc học văn đến 90%. Cả hai đều yêu cầu phải đọc nhiều tài liệu ở nhiều lĩnh vực.
Với kênh đọc (yếu tố hỗ trợ quan trọng nhất cho Writing), con nên đọc sách văn học và khoa học xã hội. Những cuốn sách này sẽ mang lại cho con mạch cảm xúc tự nhiên và dồi dào trong hành trình học viết. Từ đó, con sẽ hình thành khả năng diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Bạn nào đọc càng nhiều sẽ càng thuận lợi cho việc rèn luyện kỹ năng viết.
Ngoài ra, con có thể tích lũy từ vựng hàng ngày thông qua các kênh nghe và xem. Lưu ý, để viết tốt, con sẽ cần tiếp xúc với ngôn ngữ viết như video kể chuyện cổ tích, khoa học, lịch sử… thay vì ngôn ngữ nói như video giải trí, phim hoạt hình.
3. Luyện Writing theo giai đoạn
Đối với việc giúp con rèn luyện kỹ năng Writing, chị Hằng chia làm hai giai đoạn: giai đoạn tiểu học luyện viết sáng tạo và giai đoạn sau tiểu học luyện viết học thuật.
Các dạng bài luyện viết sáng tạo thường thiên về viết cảm nhận hoặc kể lại một câu chuyện. Các yếu tố trong bài viết sáng tạo bao gồm miêu tả, tự sự, biểu cảm…
Chủ đề viết sáng tạo rất đa dạng và gần gũi với cuộc sống của con hàng ngày. Bất kì điều gì con quan sát được hay điều gì khiến con hứng thú đều có thể làm chủ đề để con luyện viết sáng tạo.
Sau giai đoạn luyện viết sáng tạo, con sẽ chuyển sang luyện viết học thuật. Các văn bản học thuật đều có cấu trúc mạch lạc, có luận điểm, luận cứ và dẫn chứng rõ ràng. Vì vậy, bài viết của con cần đảm bảo lý luận chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo sự rõ ràng và ngắn gọn theo số chữ mà đề bài yêu cầu.
Nếu như ở thời điểm mới luyện viết, chị Hằng cho con viết tự do theo sở thích và Minh Hoàng có thể viết tới vài nghìn từ cho mỗi bài viết thì khi luyện viết học thuật, chị yêu cầu Minh Hoàng rút ngắn số chữ để bài viết ngắn gọn nhưng vẫn đủ sắc sảo.
4. Tài liệu và thời gian biểu tự luyện kỹ năng Writing chuyên sâu
Về tài liệu tự học, chị Hằng rất yêu thích bộ giáo trình Spectrum dành cho học sinh bản ngữ xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12.
Bộ giáo trình này gồm 3 cuốn tương ứng với 3 mục tiêu: luyện đọc, luyện ngữ pháp và luyện viết. Nhờ bộ giáo trình này, Minh Hoàng sẽ luyện viết từ mức độ cơ bản nhất là viết câu, sau đó là viết đoạn và dần nâng cao hơn theo thời gian.
- Link tải giáo trình Spectrum Reading 8
- Link tải giáo trình Spectrum Language Arts 8
- Link tải giáo trình Spectrum Writing 7
Là một giáo viên dạy văn, chị Hằng nhận ra bộ giáo trình này có rất nhiều điểm tương đồng với chương trình sách giáo khoa mới của Việt Nam nên khi sử dụng song song sẽ có tính hỗ trợ chặt chẽ.
Về thời gian biểu luyện viết, mỗi ngày Minh Hoàng sẽ luyện một bài đọc và một bài ngữ pháp. Sau khi làm đủ 7 bài đọc và 7 bài ngữ pháp, Minh Hoàng sẽ tổng hợp kiến thức vừa học để luyện viết một bài vào cuối tuần và nhờ giáo viên chấm bài và chỉnh sửa.
Với bộ giáo trình có sẵn với chỉ dẫn rõ ràng và chủ đề đa dạng, việc luyện kỹ năng Writing chuyên sâu của Minh Hoàng đã trở nên dễ dàng hơn khi có một lộ trình cụ thể.
Ngoài ra mỗi tuần, chị cho con viết một đoạn hoặc một bài viết khoảng 150-200 từ về một chủ đề gần gũi với chính con như:
- Miêu tả một buổi ra chơi ở sân trường.
- Ghi lại ấn tượng về một người bạn mới quen.
- Ấn tượng của con với một nhân vật mà con yêu thích trong cuốn sách.
5. Các bước để có một bài viết hiệu quả và ấn tượng
Dựa trên kinh nghiệm đồng hành cùng con luyện kỹ năng Writing chuyên sâu và kinh nghiệm chuyên môn của một giáo viên dạy văn, chị Phạm Thúy Hằng đã đưa ra các bước cụ thể để con có một bài viết hiệu quả và ấn tượng như sau:
- Đọc tài liệu tham khảo.
- Nạp từ vựng.
- Hiểu văn phong được yêu cầu của bài viết.
- Củng cố ngữ pháp.
- Hình dung được 70% bài viết bao gồm các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng kèm theo.
- Viết nháp.
- Hoàn thiện bài viết.
Ở bước hoàn thiện bài viết, ngoài việc kiểm tra về cấu trúc, từ vựng, chị Hằng cho rằng con sẽ cần bổ sung thêm các chi tiết thể hiện “màu sắc cá nhân” của bản thân để khi đọc bài viết, người đọc sẽ không cần nhìn mặt con nhưng vẫn hình dung được con là ai và là người có tính cách như thế nào.
Sau khi viết và được giáo viên chấm, chữa, con sẽ cần kiểm tra và ghi chú lại các lỗi sai của mình. Tuy nhiên, nếu viết sai 25% bài viết trở lên, con sẽ phải viết lại.
6. Mẹ và giáo viên cùng kết hợp đồng hành cùng con
Bắt đầu cho con học Writing với giáo viên từ lớp 3, quá trình tìm giáo viên của chị Hằng không hề dễ dàng. Đây cũng là kỹ năng được chị đầu tư bài bản và tốn kém nhất cho việc học ngôn ngữ của Minh Hoàng.
Tuy nhiên, đối với quá trình học của Minh Hoàng, sự tiến bộ không chỉ dựa dẫm vào công sức của giáo viên mà là kết quả của “kiềng ba chân” giáo viên – con – mẹ. Cả ba cần phải kiên trì và kết hợp cùng nhau một cách nhịp nhàng.
Chẳng hạn, trước khi con đặt bút viết một chủ đề, chị Hằng cho rằng:
“Mẹ cần hiểu với đề này, con đã được đọc nhiều chưa? Nội dung có gần gũi quen thuộc với con không? Con đã có ý tưởng viết chưa?…
Nếu chủ đề hoàn toàn mới với con thì giáo viên và mẹ cần hỗ trợ con đọc tham khảo các bài viết liên quan nào, ở đâu… để con hình dung được nội dung và dàn ý bài viết?”
Chị Hằng cho rằng quá trình luyện tập này sẽ cần mất rất nhiều thời gian bởi Writing là kỹ năng khó nhất trong 4 kỹ năng, là tinh hoa của việc học ngôn ngữ nên không thể vội vã mà thấy được “trái ngọt”.
Vậy nên các bố mẹ không nên quá vội vàng và mong thành công đến sớm khi giúp con rèn luyện kỹ năng Writing chuyên sâu. Bởi dục tốc sẽ bất đạt.
BMyC hi vọng rằng những kinh nghiệm và chia sẻ trên đây đã giúp bố mẹ phần nào về mặt tư duy và cách thức giúp con cải thiện kỹ năng Writing chuyên sâu hiệu quả. Hãy đồng hành và động viên con luyện tập mỗi ngày để kỹ năng Writing của con sớm tiến bộ nhé!
Xem Thêm:
- [Tips] Cải thiện kỹ năng làm sao viết tiếng Anh tốt
- “Bí kíp #1” học ngữ pháp tiếng Anh cho bé tiểu học hiệu quả
- 7 mẹo để luyện viết tiếng Anh cho học sinh tiểu học hiệu quả