Ngữ âm tiếng anh: chi tiết cần nắm vững từ A-Z để phát âm đúng

Khi nói đến ngữ âm tiếng Anh, nhiều người nghĩ chỉ là học về âm, nhưng hiểu như thế chưa đủ. Học phát âm bao gồm rất nhiều nội dung khác, như trọng âm, giai điệu, nói theo cụm…

Bài viết dưới đây nói về một khía cạnh quan trọng của ngữ phát âm tiếng Anh, giúp cho người học tự tin khi nghe – giảm âm và nuốt âm.

Ngữ âm tiếng anh: chi tiết cần nắm vững từ A-Z để phát âm đúng
Ngữ âm tiếng anh: chi tiết cần nắm vững từ A-Z để phát âm đúng

I. Ngữ âm tiếng Anh – Full tài liệu (bảng IPA)

1. Lý do phải đọc được bảng IPA. Độ tuổi và đối tượng nên học

Lợi ích của IPA

IPA giúp người học nắm rõ phiên âm của các từ tiếng Anh, phân biệt âm tiếng Anh với âm tiếng Việt và các tiếng khác. Do quen với âm tiếng Việt nên khi học tiếng Anh, người Việt có xu hướng dùng cách phát âm của tiếng Việt để phát âm ngôn ngữ mới dẫn đến nói sai, nói không rõ.

IPA là nền tảng cho việc phát âm chuẩn xác từng từ tiếng Anh. Với bảng IPA, bạn có thể phát âm đúng từng âm, từng từ, thậm chí có thể tự phát âm được từ mới ngay khi tra từ điển lần đầu. Tiếng Anh không có quy tắc thống nhất về cách đánh vần, cách phát âm (nếu có cũng luôn có ngoại lệ) nên khi gặp từ mới bạn không nên đoán cách phát âm của nó mà hãy tra từ điển để biết phiên âm. Lúc này IPA phát huy tác dụng trong việc đọc phiên âm, giúp bạn phát âm chuẩn. Ngoài ra IPA cũng bổ trợ cho kỹ năng tiếng Anh khác như nhận biết âm tiết, nhấn trọng âm, ngữ điệu…

Bảng phiên âm tiếng Anh IPA
Bảng phiên âm tiếng Anh IPA

Thời gian đầu luyện tập ngữ âm với IPA có thể không dễ dàng nếu bạn đã quen với phát âm bản năng. Tuy nhiên, việc nắm vững và sử dụng thuần thục cách phát âm theo IPA sẽ giúp bạn dần dần nâng cao khả năng nghe cũng như giao tiếp tiếng Anh.

Mẫu video hướng dẫn phát âm theo bảng IPA:

Xem thêm kênh video phát âm theo bảng IPA tại đây

2. Nguyên âm trong bảng ngữ âm học tiếng Anh (bảng IPA và diễn giải các loại nguyên âm trong tiếng Anh)

Khái quát nguyên âm trong tiếng Anh

Nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh và tiếng Việt có cách phát âm rất khác nhau. Vì vậy, khi học và luyện nói tiếng Anh, bạn cần hiểu rõ về chúng và cách phát âm chuẩn nhất. Nguyên âm là các âm mà khi chúng ta phát âm luồng khí đi ra từ thanh quản không bị cản trở. Dây âm thanh rung lên và chúng ta có thể cảm nhận được rung động này.

Có 26 nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh, bao gồm 5 nguyên âm là u, e, o, a, i và 21 phụ âm. Dựa trên 5 nguyên âm chính, bảng phiên âm tiếng Anh IPA đã chia thành 20 nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.

Nguyên âm đơn (monophthongs)
Nguyên âm đơn của tiếng Anh bao gồm các nguyên âm dài và ngắn. Phát âm đúng nguyên âm dài và ngắn rất quan trọng, vì đôi khi có thể khiến người nghe hiểu nhầm sang một từ mang ý nghĩa khác.
– Nguyên âm dài: /i:/, /æ/, /u:/, /a:/, /ɔ:/ và /ɜ:/
– Nguyên âm ngắn: /i/, /e/, /ʊ/, /ʌ/, /ɒ/, /ə/

Nguyên âm đôi (diphthongs)
Nguyên âm đôi được cấu tạo từ 2 nguyên đơn.
/iə/, /eə/, /ei/, /ɑi/, /ʊə/ or /ʊr/, /ɑʊ/, /ɔi/, /əʊ/

BMyC Easy English – Khóa học chuyên biệt thiên về giao tiếp và cải thiện kỹ năng nghe – nói.

     Với mô hình “Lớp Học Zoom 1: 5” độc quyền:
⭐Luyện phát âm – phản xạ giao tiếp cực nhanh
⭐Lớp zoom 1 thầy – 5 trò : tập trung tăng tốc hiệu quả.
⭐Giáo trình linh hoạt theo năng lực mỗi cá nhân.
⭐Lộ trình chuyên biệt từ BMyC.

Tham Gia Ngay

3. Phụ âm trong bảng ngữ âm tiếng Anh (bảng IPA và diễn giải các loại phụ âm trong tiếng Anh)

Khái quát về phụ âm trong tiếng Anh

Phụ âm (Consonants) là âm được phát ra nhưng luồng khí từ thanh quản tới môi sẽ gặp phải cản trở, tắc lại nên không tạo nên tiếng. Phụ âm chỉ tạo nên tiếng nếu như được ghép với nguyên âm.

Phụ âm không thể đứng riêng lẻ một mình riêng biệt. 24 phụ âm trong tiếng Anh bao gồm /b/, /p/, /m/, /g/, /f/, /η/, /v/, /s/, /l/, /z/,/ʃ/, /j/, /d/, /k/, /n/, /dʒ/, /t/, /h/, /ð/, /θ/, /r/, /ʒ/, /tʃ/, /w/.

Các phụ âm được chia thành 3 nhóm khác nhau: phụ âm hữu thanh (voiced sounds) , phụ âm vô thanh (unvoiced sounds) và một số phụ âm còn lại.

Phụ âm Đặc điểm
Phụ âm hữu thanh
  • Phụ âm hữu thanh là các âm được xuất phát từ cổ họng và chúng ta cảm nhận được độ rung của dây thanh quản khi phát âm. Hơi sẽ đi từ họng, qua lưỡi và sau đó qua răng ra ngoài khi chúng ta phát âm những âm này:
  • Phụ âm hữu thanh bao gồm: /b/, /g/, /v/, /z/, /d/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/.
Phụ âm vô thanh
  • Khi phát âm phụ âm vô thanh, chúng ta chỉ nghe thấy tiếng bật hoặc tiếng gió. Chúng ta không cảm nhận được độ rung của dây thanh quản khi phát âm các âm này. Luồng hơi sẽ xuất phát từ miệng thay vì từ cổ họng.
  • Phụ âm vô thanh bao gồm: /p/ /f/ /s/ /ʃ/ /k/ /t/ /θ/ /tʃ/.
Phụ âm còn lại
  • /m/ /η/ /l/ /j/ /n/ /h/ /r/ /w/

II. Cách học ngữ âm tiếng Anh với các quy tắc phát âm cơ bản

Cách học ngữ âm tiếng Anh với các quy tắc phát âm cơ bản
Cách học ngữ âm tiếng Anh với các quy tắc phát âm cơ bản

1. Đánh vần của từ (nhìn vào từ và đọc được từ).

1.1 Tổng quan chung các bước để đọc 1 từ tiếng Anh:

Các bước Chi tiết
  • Bước 1. Học bảng chữ cái là bước đầu để con đánh vần từ vựng
  • Mỗi từ vựng trong tiếng Anh đều được cấu thành bởi một hoặc nhiều chữ cái. Bé chỉ có thể học được các quy tắc đánh vần tiếng Anh sau khi nắm được các chữ cái này. Vì thế, bước đầu tiên để bé học đánh vần chính là cho con làm quen với 26 chữ cái trong tiếng Anh.
  • Bước 2. Nắm vững quy tắc phát âm các âm/chữ cái:
  • Bên cạnh việc nhận diện mặt chữ, con cũng phải biết cách đọc các âm của từng chữ / âm để có thể đánh vần được các từ vựng. Bằng cách này, con dễ dàng nắm được cách đọc và phát âm từ vựng.
  • Bước 3. Nhận biết số âm tiết của từ dựa vào số nguyên âm
  • Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ đa âm tiết, ngược lại với tiếng Việt. Số lượng âm tiết sẽ được xác định dựa trên số nguyên âm có trong từ.
  • Ví Dụ:
    Từ “Father” có 2 nguyên âm là “A” và “E” thế nên từ này có 2 âm tiết.

    Từ “Forever” là từ 3 âm tiết.
    Từ “Supermarket” là từ 4 âm tiết.
  • Bước 4. Nhấn trọng âm khi đánh vần:
  • Việc đánh vần từ vựng nhưng không đọc đúng trọng âm sẽ khiến người đối diện khó hiểu. Trong một số trường hợp còn làm biến đổi nghĩa ban đầu của từ.

1.2. Các thành phần của từ tiếng Anh

Cấu trúc của một từ trong tiếng Anh

Về cơ bản các từ vựng của tiếng Anh sẽ là sự kết hợp của các chữ cái theo một trật tự. Con hoàn toàn có thể đánh vần, đọc thành tiếng chính xác nếu biết được phiên âm và các chữ cái.

Ví Dụ: Để đánh về từ “Kitty”, bé sẽ đọc từng từ theo thứ tự từ trái qua phải như sau.

  • Thứ tự đánh vần: K – I – T – T – Y
  • Phiên âm theo thứ tự: /keɪ/ – /ai:/ – /tee/ – /tee/ – /waɪ/
  • Cách phát âm hoàn chỉnh: /ˈkɪ.ti/
Theo âm tiết (syllable): Cấu trúc âm tiết:
  • Mỗi từ được cấu tạo từ 1 hoặc nhiều âm tiết. âm tiết (syllable) là một đơn vị trong phát âm tiếng Anh, bao gồm phần lõi là nguyên âm (vowel), có thể được theo kèm trước hoặc sau bởi phụ âm (consonant).
  • Ví dụ: rabbit /ˈræb.ɪt/ Audio icon
  • → Có 2 âm tiết bao gồm /ræb/ và /ɪt/, với /æ/ là phần chính và /r/ và /b/ là phụ âm theo kèm (âm tiết 1), /ɪ/ là phần chính và /t/ là phụ âm theo kèm (âm tiết 2).
  • Âm tiết bao gồm 2 phần chính:
    onset: (âm đầu – phụ âm đứng trước)
    rhyme: (vần).
  • Cụ thể, rhyme được cấu thành từ peak (đỉnh âm tiết – thường là nguyên âm) và coda (âm đuôi – phụ âm đứng sau).
  • Ví dụ: strong /strɒŋ/ Audio icon
    Onset: /str/
    Rhyme: /ɒŋ/ với /ɒ/ là peak và /ŋ/ là coda
  • ***âm tiết có thể không có onset (những từ bắt đầu bằng nguyên âm: on, aura, v.v) và không có coda (những từ kết thúc bằng nguyên âm: me, tea, v.v.) nhưng bắt buộc phải có peak.

1.3. Lí do học viên thường phát âm sai 

Lí do học viên thường phát âm sai 
Lí do học viên thường phát âm sai
  • Lý do thứ nhất: Nói sai mà không biết mình nói sai. Đọc theo kiểu phán đoán.
    Rất nhiều từ tiếng Anh ngày xưa tưởng là nói đúng, nhưng bị sai mà không biết là mình sai.

    Ví dụ: từ media thì tôi đọc là mê-đi-a. Hay từ auto thì tôi đọc là au-tù. Khi hướng dẫn cho con đọc theo, tôi đã nhận ra điều này.
  • Lý do thứ hai: Thiếu phụ âm cuối
  • Lý do thứ ba: Thiếu luyện tập: kết quả là hướng dẫn xong rồi, một vài hôm sau lại quên
  • Lý do thứ tư: Chưa tiếp xúc với nhiều nguồn nghe hoặc sử dụng nguồn nghe chưa hiệu quả nên việc nhấn âm, giảm âm chưa hiệu quả.

Kết quả là khi giao tiếp thực tế, một số người gặp khó khăn trong việc nghe hiểu cách người bản xứ nói.

1.4. Một số quy tắc phát âm/ Cách đọc phụ âm và nguyên âm trong tiếng Anh

Quy tắc Ví dụ
  • Tùy thuộc vào nguyên âm nào đứng ngay phía sau G, mà cách phát âm của phụ âm này cũng sẽ khác đi.
  • G sẽ được phát âm là /g/ nếu sau G là các nguyên âm a, u, o: game /ɡeɪm/; guarantee /ˌɡær.ənˈtiː/, gosh /ɡɒʃ/.
  • G sẽ phát âm là /dʒ/ nếu ngay sau nó là các nguyên âm i, y, e: giant /ˈdʒaɪ.ənt/, gipsy /ˈdʒɪp.si/.
  • Phụ âm C cũng sẽ có các cách phát âm khác nhau phụ thuộc vào nguyên âm đứng sau nó:
  • C được phát âm là /k/ nếu sau nó là các nguyên âm a, u, o: cabaret /ˈkæb.ə.reɪ/, cube /kjuːb/, confident /ˈkɒn.fɪ.dənt/.
  • C được phát âm là /s/ nếu sau đó là các nguyên âm i, y và e: cyber /saɪ.bər-/, cigarette /ˌsɪɡ.ərˈet/, cedar /ˈsiː.dər/.
  • Phụ âm J sẽ được phát âm là /dʒ/ trong hầu hết các trường hợp và hầu như không có cách đọc khác.
  • job /dʒɒb/, jack /dʒæk/, juice /dʒuːs/
  • Một số trường hợp, phụ âm cuối cần phải gấp đôi lên
  • Sau 1 nguyên âm ngắn là các phụ âm F, L, S: well, fell, fill, sniff, call
  • Từ có hai âm tiết và các phụ âm B, D, G, M, N, P đứng ngay sau một nguyên âm ngắn: common, cabbage, puppy, connect, giggle, rabbit.
  • Nếu từ được kết thúc với cụm nguyên âm + phụ âm + nguyên âm “e”, thì nguyên âm “e” sẽ trở thành âm câm, và nguyên âm trước phụ âm đó sẽ là nguyên âm đôi:
  • cure /kjʊər, care /keər/, site /saɪt/

2. Các quy tắc nhấn trọng âm từ

2.1 Trọng âm tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, những từ có hai âm tiết trở lên luôn có một âm tiết phát âm khác biệt hẳn so với những âm tiết còn lại về độ dài, độ lớn và độ cao. Âm tiết được nhấn trọng âm là âm tiết được phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn các âm khác trong cùng một từ.
Việc biết cách đánh trọng âm đúng không chỉ giúp ta giao tiếp một cách tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả truyền đạt thông tin.

Ví dụ: ‘record (n) là danh từ mang nghĩa là bản ghi âm, còn từ re’cord (v) là động từ mang nghĩa là hành động ghi âm.

Âm tiết: 

  • Âm tiết là một đơn vị của lời nói.
  • Âm tiết chứa một âm thanh của nguyên âm đơn.
  • Một từ có thể có một hoặc nhiều hơn một âm tiết.

Ví dụ:
+ Các từ có một âm tiết: pen, live, nice,…
+ Các từ có hai âm tiết: nation,…
+ Các từ có ba âm tiết: beautiful, apartment,…
+ Các từ có bốn âm tiết: apologize, entertainment,…

2.2 Quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh

Quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh
Quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh

** Trọng âm thường xuyên rơi vào âm tiết thứ nhất với những danh từ có 2 âm tiết.

Ví dụ:
+ doctor /ˈdɑːktər/
+ motor /ˈməʊtə/
+ forest /ˈfɒrɪst/
+ table /ˈteɪ.bəl/

Trường hợp ngoại lệ:
+ advice /ədˈvaɪs/
+ machine /məˈʃiːn/
+ mistake /mɪˈsteɪk/
+ ballon /bəˈluːn/

Lưu ý: Một số từ sẽ có cách đánh trọng âm khác nhau phụ thuộc vào từ loại.

Ví dụ: record (n) /ˈrekɔːd/ khác với record (v) /rɪˈkɔːd/.

** Trọng âm thường xuyên rơi vào âm tiết thứ 2 với những động từ có 2 âm tiết.

Ví dụ:
+ receive /rɪˈsiːv/
+ affect /əˈfekt/
+ invite /ɪnˈvaɪt/
+ swimming /ˈswɪmɪŋ/

Trường hợp ngoại lệ:
+ answer /ˈɑːn.sər/
+ enter /ˈen.tər/
+ happen /ˈhæp.ən/
+ offer /ˈɒf.ər/
+ open /ˈəʊ.pən/
+ visit /ˈvɪz.ɪt/

** Trọng âm thường xuyên rơi vào âm tiết thứ nhất với những tính từ có 2 âm tiết.

Ví dụ:
+ healthy /ˈhelθi/
+ picky /ˈpɪki/
+ happy /ˈhæpi/
+ cheerful /ˈtʃɪəfəl/
+ mindful /ˈmaɪndfəl/

Trường hợp ngoại lệ:
+ alone /əˈləʊn/
+ amazed /əˈmeɪzd/

** Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất với những danh từ ghép.

Danh từ ghép là danh từ được tạo bởi nhiều từ có ý nghĩa riêng biệt.

Ví dụ:
+ software /ˈsɒftweə/
+ toothpaste /ˈtuːθpeɪst/
+ bedroom /ˈbedrʊm/
+ football /ˈfʊtbɔːl/
+ postman /ˈpəʊstmən/

** Trọng âm sẽ thường rơi vào từ thứ 2 với những động từ ghép.

Động từ ghép là động từ được tạo bởi nhiều từ có ý nghĩa riêng biệt. Lưu ý rằng từ thứ 2 chứ không phải âm tiết thứ 2.

Ví dụ:
+ become /bɪˈkʌm/
+ understand /ˌʌn.dəˈstænd/ (âm “stand” là âm tiết thứ 3 nhưng là từ thứ 2 trong từ ghép trên nên trọng âm sẽ nhấn vào âm “stand”)
+ overflow /ˌəʊ.vəˈfləʊ/,…

** Các từ kết thúc bằng đuôi what, where, how,… thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:
+ somewhere /ˈsʌmweə/
+ anywhere /ˈeniweə/
+ somehow /ˈsʌmhaʊ/
+ somewhat /ˈsʌmwɒt/

**Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết ở ngay trước các đuôi sau:

 -ety, -ity, -ion , -sion, -cial, -ically, -ious, -eous, -ian, -ior, -iar, -iasm, -ience, -iency, -ient, -ier, -ic, -ics, -ial, -ical, -ible, -uous, ium, -logy, -sophy, -graphy, -ular, -ulum.

3. Quy tắc nối âm:

Nối âm trong tiếng Anh hay còn được gọi là linking sounds/ linking between words/ liaison, đây là hiện tượng các từ trong tiếng Anh sẽ được kết nối với nhau trong quá trình nói, nối âm sẽ giúp câu văn liền mạch và dễ nói hơn. Cụ thể nối âm chính là người nói sẽ nối âm cuối của từ đằng trước với âm đầu của từ đằng sau.

3.1 Cách nối nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh

Nhiều người sử dụng tiếng Anh có xu hướng ghép nguyên âm với phụ âm hoặc âm cuối của từ trước với âm đầu của từ tiếp theo. Trên thực tế, chúng ta có 3 cách ghép nguyên âm và phụ âm phổ biến khi giao tiếp tiếng Anh chứ không chỉ ghép phụ âm cuối của từ vào nguyên âm đầu của từ đứng sau…

Cách nối Chi tiết
  • Nối phụ âm + nguyên âm
  • Ví dụ: deep end => /diːpend/
    Look at that! => /lʊ kæt ðæt/ thay vì /lʊk‿æt ðæt/
  • Nối phụ âm + âm /h/
  • Ví dụ: This is her sister => /ðɪ sɪ zɜr ˈsɪstər/ thay vì /ðɪs‿ɪz hɜr ˈsɪstər/
  • Nối nguyên âm + nguyên âm
  • Ví dụ:
    + Với những nguyên âm tròn môi, chúng ta sẽ nối với nguyên âm đứng sau bằng âm /w/
    go out => go ‿(w) out
    + Với những nguyên âm căng dài môi /i:/, /ɔɪ/, /ɪ/, chúng ta sẽ nối với nguyên âm đứng sau bằng âm /j/
    the end => the‿(y) end
    + Với những nguyên âm kết thúc bằng các nguyên âm như /ɑ:/, /ə/,…, chúng ta nối bằng âm /r/ nhẹ
    pasta and sauce => pasta‿(r) and sauce

3.2 Lí do phải học nối âm trong tiếng anh?

Hai lý do khiến bạn phải nắm vững quy tắc nối âm trong tiếng Anh:

  • Lý do 1: Nắm vững quy tắc nối âm giúp bạn nghe, hiểu người bản xứ trò chuyện
    Bạn muốn nghe hay hiểu trọn vẹn ý nghĩa của mọi lời nói mà người đối diện truyền tải thì việc bạn nắm vững các quy tắc nối âm trong tiếng Anh là một điều vô cùng quan trọng. Chắc chắn trong quá trình nghe tiếng Anh, bạn sẽ cảm nhận được người nói phát âm một số âm thanh dính chặt vào nhau, từ này đi liền vào từ kia.
    Vậy nếu bạn không nắm chắc quy tắc về nối âm trong tiếng Anh, thì đó là một điều vô cùng bất lợi để bạn có thể nghe và hiểu được, việc này còn có thể cản trở bạn trong quá trình giao tiếp tiếng Anh đó.
  • Lý do 2: Nắm vững quy tắc nối âm giúp nói tiếng Anh trôi chảy, lưu loát, tự nhiên hơn
    Người bản ngữ luôn sử dụng quy tắc nối âm khi họ giao tiếp tiếng Anh. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy họ giao tiếp rất trôi chảy và nghe cực kỳ êm tai. Vậy nên để có thể nói tiếng Anh hay như người bản ngữ, bạn cần luyện tập nối âm thật thường xuyên khi học tiếng Anh.
    Hãy luyện nói thật trôi chảy, nếu bạn nói ngập ngừng, ngắt quãng sẽ gây khó hiểu cho người nghe. Bên cạnh đó, việc nối âm trong tiếng Anh sai và tùy tiện cũng sẽ khiến người nghe hiểu nhầm ý của khi bạn trò chuyện khi giao tiếp đó.

4. Quy tắc giảm âm

Khi nói đến phát âm tiếng Anh, nhiều người nghĩ chỉ là học về âm, nhưng hiểu như thế chưa đủ. Học phát âm bao gồm rất nhiều nội dung khác, như trọng âm, giai điệu, nói theo cụm… Bài viết dưới đây nói về một khía cạnh quan trọng của phát âm tiếng Anh, giúp cho người học tự tin khi nghe – giảm âm và nuốt âm.

Hầu hết lý do mình gặp khó khăn khi nghe tiếng Anh liên quan đến giảm âm (reduction) và nuốt âm (elision).

Giảm âm là việc không phát âm đầy đủ một âm, ví dụ “for” nghe giống “fer”. Còn nuốt âm là không phát âm nào đó, ví dụ “kind of” nói thành “kinda”.

* VÍ DỤ:

Sau đây là một vài câu cụm từ và câu liên quan tới giảm âm, nuốt âm.

1. Soup or Salad sau khi giảm âm sẽ nghe rất giống “Super salad”.
2. I’ll ask her: Khi đọc giảm âm, câu này rất dễ bị nghe nhầm thành “Alaska”.
3. A piece of paper: Kết quả của việc giảm âm là nghe cả câu giống “a pizza paper”.

* NGUYÊN TẮC
Chúng ta sẽ giảm âm những từ không mang thông tin chính (Từ mang thông tin chính gồm: động từ, danh từ, tính từ, trạng từ), và không được nhấn mạnh trong câu.
Ví dụ: I go to school. (từ “to” sẽ được đọc giảm âm thành /tə/

5. Trọng âm câu

Trọng âm câu là chỉ việc nhấn trọng âm và không được nhấn trọng âm trong một câu. Thông thường, sự nhấn mạnh này dành cho những từ mang thông tin quan trọng, mặc dù điều này có thể thay đổi đáng kể, tùy thuộc vào ý nghĩa cụ thể mà người nói muốn truyền đạt.

Với những thông tin quan trọng thì sẽ được phát âm to và lên giọng so với những từ còn lại. Trọng âm câu có thể quyết định hàm ý và ý nghĩa của câu được nói. Cũng giống như tiếng Việt, trọng âm câu tạo nên âm điệu, sự uyển chuyển, tự nhiên khi nói.

Ví dụ:

  • I’m listening to country music. (Tôi đang nghe nhạc đồng quê – không phải ai khác)
  • I’m listening to country music. (Tôi đang nghe nhạc đồng quê – không phải thê loại nhạc nào khác)

Cách nhịp là đều nhau giữa từ được đánh trọng âm.

Content word Structure word
Từ mang nội dung chính được nhấn trọng âm bao gồm:

  • Động từ chính: solve, cook, take, meeting, moving,…
  • Trạng từ: rapidly, always, slowly,…
  • Tính từ: messy, cute, exhausted, intelligent,…
  • Đại từ chỉ định: that, those, this,…
  • Trợ động từ (dạng phủ định): didn’t, don’t, aren’t
  • Danh từ: bus, guitar, computer,…
  • Từ để hỏi Whom, Which, Who,…
Những từ loại có vai trò bổ sung về mặt cấu trúc không được nhấn trọng âm:

  • Từ nối: so, but, and,…
  • Động từ ‘to be’: were, was, is, are, am
  • Mạo từ: an, a, the,…
  • Giới từ: in, at, on,…
  • Đại từ: I, we, he,…
  • Trợ động từ: can, could, must,…

Chúng ta thường nhấn trọng âm vào “content words” (từ thuộc về mặt nội dung), vì nó mang nghĩa và nội dung chính của câu thay vì nhấn vào “structure words” (từ thuộc về mặt cấu trúc) chỉ là phụ trợ cho câu về mặt hình thức, ngữ pháp.

Do vậy khi nghe tiếng Anh, chúng ta sẽ tập trung vào “content word” mà người nói nhấn mạnh, kể cả khi structure word bị lược bỏ thì chúng ta vẫn hiểu được người nói nói gì.

Content word được ví như linh hồn của lời nói vì vậy không thể lược bỏ chúng đi như structure word.

Ví dụ:

  • We need to buy some bread.
  • What will Mina prepare for dinner?

Những từ không in đậm là structure word và chúng ta sẽ nhấn trọng âm vào content word được in đậm.

Một quy tắc chung của tiếng Anh là khi có một chuỗi các trọng âm như nhau, từ được nhấn mạnh cuối cùng phải là từ nhấn mạnh nhất hoặc to nhất.

Ví dụ: “Would you like a cup of tea?” (tea sẽ được nhấn mạnh nhất)

Trong tiếng Anh, các từ được nhấn trọng âm tùy theo ý nghĩa mà người nói muốn truyền đạt.

Ví dụ: tùy thuộc vào từ nào trong câu sau đây được nhấn trọng âm, nghĩa thay đổi:

  • Are you going to the hospital today? (hay là cùng người khác?)
  • Are you going to the hospital today? (hoặc không?)
  • Are you going to the hospital today? (hoặc một nơi khác?)
  • Are you going to the hospital today? (hoặc một ngày khác?)
  • Trong cuộc trò chuyện, người nghe nên nghe các từ có nội dung được nhấn mạnh để hiểu được ý nghĩa của cả câu.

6. Ngữ điệu của câu

Ngữ điệu Chi tiết
  • 1. LÊN GIỌNG Ở CUỐI CÂU HỎI “YES/NO” (YES/NO QUESTION)
  • Hầu hết ở mọi câu hỏi “Yes/No”,người nói đều sẽ lên giọng ở cuối câu.
  • Ví dụ: Are you Italian?
  • 2. XUỐNG GIỌNG Ở CUỐI CÂU HỎI “WH” (“WH-” QUESTION)
  • “Wh-questions” là các câu hỏi có chứa các từ để hỏi như “what”, “where”, “when”, “who”, “whose”, “why”, “how”. Bạn thường xuống giọng ở từ cuối cùng với dạng câu hỏi này.
  • Ví dụ: What’s your name?
  • 3. XUỐNG GIỌNG Ở CUỐI CÂU TRẦN THUẬT (STATEMENTS)
  • Bạn thường dùng ngữ điệu xuống giọng khi có sự chắc chắn và rõ ràng trong câu trần thuật.
  • Ví dụ: Nice to meet you.
    We should keep ↓going.
  • 4. XUỐNG GIỌNG Ở CUỐI CÂU MỆNH LỆNH (COMMANDS) VÀ Ở CUỐI CÂU CẢM THÁN (EXCLAMATIONS)
  • Ở từ cuối của câu mệnh lệnh, bạn có thể xuống giọng khi nhấn mạnh ý muốn truyền tải trong câu.
  • Ví dụ: Put that down!
  • Việc xuống giọng ở cuối câu cảm thán nhằm mục đích nhấn mạnh vào cảm xúc của người nói.
  • Ví dụ: How nice of you!
  • 5. NGỮ ĐIỆU TRONG TIẾNG ANH TRONG CÂU LIỆT KÊ
  • Trong câu liệt kê, ngữ điệu sẽ lên cao ở những từ đầu và xuống thấp vào từ cuối để chỉ ra rằng danh sách hoặc sự liệt kê đã kết thúc.
  • Ví dụ: We like playing football, basketball, volleyball and tennis.
  • 6. NGỮ ĐIỆU TRONG CÂU HỎI LỰA CHỌN
  • Ngữ điệu lên-xuống cũng được sử dụng để hỏi về sự lựa chọn giữa hai hoặc nhiều thứ.
  • Ví dụ: Are they going to travel in May↑ or June↓?
  • 7. LÊN GIỌNG Ở CUỐI CÂU TRONG CÂU NÓI CÓ SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN HOẶC SỬ DỤNG CỤM TỪ DỰ KIẾN
  • Ví dụ: They don’t need any help at the moment.

Bài tập về ngữ điệu

Đánh dấu ngữ điệu lên-xuống cho các câu sau:
1. Would you like to have juice or coffee?
2. Is Paul coming today or tomorrow?
3. Unless he asks, I’ll stay silent.
4. Which color palette do you prefer? The shades of green or the blue?
5. I’d like to talk to you about this idea.
6. Are we leaving soon?
7. I thought she liked cats but she actually likes dogs.
8. Do you like your new car?
9. I love chocolate.
10. Show me the way to the station.
11. Where do you come from?
12. What a beautiful performance!
13. We don’t support any football team at the moment.
14. Can we copy the list?
15. Do you think it’s allowed?
16. Is this your camera?

Nếu bạn muốn áp dụng kiến thức về “Phát âm trong tiếng Anh” vào thực tế, hãy tham gia khóa học BMyC Easy English – nền tảng học trực tuyến zoom 1:5 với giáo viên.
Với lộ trình độc quyền được thiết kế riêng, bạn có thể nâng cao vốn từ vựng và kỹ năng phát âm, cải thiện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
Đăng ký ngay tại BMyC để bắt đầu con đường chinh phục tiếng Anh.

Tham Gia Ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688