Cách giúp bé học tiếng Anh tại nhà hiệu quả không cần phải đến trung tâm

Giúp bé học tiếng Anh tại nhà khi bạn không biết tiếng Anh giờ đây không còn khó khăn nữa. Bạn hoàn toàn yên tâm mình làm được điều đó nếu nắm được bí quyết này.

Bé học tiếng Anh tại nhà
Bé học tiếng Anh tại nhà.

Nhiều bố mẹ muốn bé học tiếng Anh tại nhà hiệu quả nhưng lại không biết nên làm như thế nào để vừa đúng cách, vừa tiết kiệm kinh tế và thời gian cho mình. Bài viết này là đáp án cho những bố mẹ có mong muốn như vậy.

Ai đó đã từng nói đại ý rằng, nếu bạn muốn học, muốn làm, người thầy sẽ xuất hiện. 

Nếu bạn áp dụng từng bước như bài viết này hướng dẫn và kiên trì làm theo, chắc chắn bạn sẽ giúp bé học tiếng Anh tại nhà vô cùng hiệu quả.

1. Lựa chọn đúng phương pháp tiếng Anh phù hợp

Bé học tiếng Anh tại nhà hiệu quả là chọn đúng phương pháp tiếng Anh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh sống, thời gian và cả kinh tế. 

Mình kể lại câu chuyện của mẹ Phương Trần về con đường mẹ ấy đã lựa chọn phương pháp tiếng Anh BMyC:

“Nếu được lựa chọn lại. Mình vẫn sẽ chọn BMyC. Cảm ơn gia đình BMyC rất nhiều. Từ khi bước vào ngôi nhà chung cùng BMyC, bản thân mình đã thay đổi rất rất nhiều. Ngày xưa mình là 1 bà mẹ rất hay cáu gắt, nóng tính.

Vậy mà sau hơn 1 năm đồng hành cùng con đến nay, mình tự nhận thấy tính tình mình thay đổi hẳn các mẹ ạ. Đã biết cách để chơi cùng con, học cùng con. Và quan trọng hơn mình đã biết làm bạn cùng con.

Hiện giờ mình đang có 2 bé theo học tại BMyC. Bé lớn hôm nay chính thức tốt nghiệp speed 2. Mình vui lắm. So với các mẹ khác trong Group thì mình chưa làm gì được nhiều cho con. Nhưng so với mình của ngày xưa thì bây giờ mình khá hài lòng.

Hài lòng về bản thân là vì nhờ BMyC, mình đã biết thay đổi bản thân để kìm chế cảm xúc, để làm bạn cùng con. 

Nhờ phương pháp của BMyC, nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của bmyc03 hai mẹ con cũng vượt qua được những giai đoạn khó khăn nhất. Có những lúc tưởng chừng như phải bỏ cuộc. 

Con của ngày hôm nay đã tiến bộ hơn cách đây hơn 1 năm rất nhiều. Mẹ con hài lòng với những gì mà con đạt được. Chặng đường tới còn rất nhiều khó khăn. Hai mẹ con sẽ cố gắng, cố gắng hơn nữa”.

Vậy phương pháp tiếng Anh BMyC cụ thể như thế nào?

BMyC là phương pháp học mà bố mẹ ĐỒNG HÀNH cùng con mỗi ngày.

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng con mình KHÔNG HỌC ĐƯỢC, hay bản thân mình bận, kém và KHÔNG LÀM ĐƯỢC. 

THỰC TẾ là bạn không làm được vì chưa thực sự hiểu phương pháp làm. 

Không làm được vì không HIỂU rằng để thành công là phải hội tụ được 4 yếu tố giúp bạn thành công! 

Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay con cái, cũng đừng đổ lỗi bản thân hay người hướng dẫn bạn. 

Bạn cần thay đổi một thứ đầu tiên: Nghe, xem, đọc những bài viết hoặc video mình đã chia sẻ. Tốn tầm 5-10h để làm được việc này. 

Nếu không xem hướng dẫn, xác suất thất bại khi theo học BMyC của bạn rất CAO. 

Nếu đã nghe xem rồi mà chưa hiểu rõ lắm, thì có thể ghi lại những khó khăn, thắc mắc của bạn trong quá trình đồng hành cùng con rồi comment hỏi lên đây. Đừng LƯỜI tương tác và hỏi. 

Nếu hỏi rồi mà chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng, hãy hỏi tiếp!!

Mình CAM ĐOAN, nếu bạn đọc đúng, làm đúng. Bỏ qua suy nghĩ CẢN TRỞ, KHÓ KHĂN trong đầu của bạn, thì thành công chắc chắn sẽ đến. 

Vẫn còn nhiều bố mẹ ở BMyC mà vẫn chưa đồng hành cùng con. Hãy mạnh dạn dành thời gian tìm hiểu, tư vấn, và bắt tay giúp con tự học. 

Việc KHÓ KHĂN trong quá trình làm sẽ có. Nhưng không có khó khăn nào QUÁ khả năng của bạn và con cả. Chỉ cần bạn MUỐN LÀM, cách làm và giải pháp sẽ luôn có sẵn!

2. Lên kế hoạch thực hành 

Khi bố mẹ đã lựa chọn được phương pháp học tiếng Anh cho bé tại nhà thì bước tiếp theo là lên kế hoạch thực hành mỗi ngày.

Mỗi sáng thứ Hai đầu tuần bố mẹ cùng con lấy 1 bảng kế hoạch mới, sử dụng cho cả tuần. Các cột ghi nội dung các nhiệm vụ sẽ học trong tuần. Các dòng thể hiện 7 ngày trong tuần.

Bảng kế hoạch học tập BMyC gợi ý cho các bố mẹ.
Bảng kế hoạch học tập BMyC gợi ý cho các bố mẹ.

Sau khi có kế hoạch của tuần mới, bố mẹ cùng con ghi tên và ngày tháng năm, thiết lập mục tiêu học tập cho ngày đầu tiên của tuần như mẫu. Trao đổi với con về nội dung cần thực hiện.

Cuối ngày đầu tiên (Thứ Hai), bố mẹ cùng con kiểm tra lại kết quả học tập và gạch chéo tất cả các nội dung đã học trong ngày, thiết lập mục tiêu cho Thứ Ba.

Tham Khảo: Xây dựng thời khóa biểu tự học tiếng Anh tại nhà chi tiết từ A – Z

2.1. Luyện nghe, nói tiếng Anh qua thuyết trình, lồng tiếng video

Bé học tiếng Anh tại nhà muốn cải thiện kỹ năng nghe và nói tiếng Anh thì cần kết hợp nhiều cách làm. Một trong những cách làm rất hiệu quả là cho bé luyện lồng tiếng qua video tiếng Anh. 

Vậy làm sao để giúp con có bài lồng tiếng hay? Bạn xem cách làm của mẹ Quỳnh Nga (Quảng Trị) với con gái Chích Bông nhé!

Các bố mẹ ở Group chúng ta hẳn cũng không xa lạ gì với phương pháp học tiếng Anh bằng cách lồng tiếng đúng không? Nhà mình cũng đã có thâm niên gần 3 năm lồng tiếng. Tuy không phải là thực hành hàng ngày, nhưng cũng làm không ít video rồi, tạm gọi là “cũng có kinh nghiệm”

Nay mình thử tổng kết lại một số bước trong cách làm của nhà mình, các bố mẹ có cao kiến gì thì bổ sung giúp mình nhé:

Bước 1: Chọn phim.

Đây là bước quan trọng mình xem là hàng đầu đấy ạ. Bước này cần thoả mãn hai tiêu chí:

  •  Phù hợp khả năng
  •  Phù hợp với sở thích

Với khả năng thì hiển nhiên, còn với sở thích, mình thấy cứ phải thích thì con mới thổi hồn vào bài lồng tiếng được. 

Bước 2: Nghe – Nghe – Nghe – Và nghe…

Nghe thì nhà mình áp dụng cả hai cách nghe truyền thống, là nghe chủ động (Nghe kết hợp xem, có sự chú ý vào bài nghe), và nghe thụ động (Nghe loa).

Nghe để ghi nhớ lời thoại, để ngấm cách phát âm, cách nhấn nhá, ngắt nghỉ của từng câu thoại. Dù khả năng ghi nhớ của con có tốt đến như thế nào thì theo mình cũng không nên xem nhẹ bước này.

A hot dog for kindness – Hoang Thao Nguyen (2014 -Quang Tri)

Bước 3: Tập nói theo file mẫu:

Bước này là con vừa nghe vừa nói đuổi cùng thoại của các nhân vật. Ban đầu có thể bật phụ đề để con đọc theo, rồi dần dần tiến đến việc nói theo mà không cần nhìn phụ đề nữa.

Bước 4: Tự nói thành bài hoàn chỉnh:

Nghe – nói đuổi nhiều rồi thì cũng đến lúc con ghi nhớ được thoại phim thôi. Lúc này con sẽ nhìn hình ảnh và khẩu hình của các nhân vật để tự lồng tiếng.

Mình thường hay khuyến khích con lồng ghép cảm xúc của mình vào nữa. Con được nói theo cách của con, thể hiện tình cảm của nhân vật theo cách con cảm nhận, mình thấy bước này giúp cảm xúc của con thăng hoa lắm”.

2.2. Luyện đọc qua đọc sách, qua app

Bé học tiếng Anh tại nhà muốn sở hữu vốn từ vựng để giao tiếp, để học tập hay làm việc thì đều phải tập đọc.

Bạn có thể tham khảo cách làm của mẹ Thanh Huyền (Vũng Tàu) trong việc đồng hành cùng bé Amy tập đọc sách tiếng Anh dưới câu chuyện sau đây:

“Họ có thể cướp đi tất cả tài sản của con, nhưng có 1 thứ họ không bao giờ lấy được đó là tri thức của con.

Đặt Ipad, điện thoại xuống trò chuyện với con, dành thời gian tâm sự, đọc sách cho con nhiều hơn. Đó là điều mình đã nghiệm ra trong quá trình đồng hành cùng con.

Trước đó khi chưa ĐỒNG HÀNH cùng con thì mình thấy thời gian rảnh cũng không biết làm gì và cũng không quan tâm đến việc rèn cho con thói quen đọc sách và chơi với con đâu.

Ít nhất hơn 3 năm đầu đời mình nuôi con theo kiểu TRẺ CON BIẾT GÌ MÀ DẠY. Nhưng sau khi đồng hành theo phương pháp của BMyC, mình đã thay đổi hoàn toàn.

Mình biết quan tâm lắng nghe con nhiều hơn, dành thời gian cho con nhiều hơn. Và một điều mình thực sự quan tâm đó là RÈN CHO CON THÓI QUEN ĐỌC SÁCH MỖI NGÀY. Mới đầu mình cũng không nghĩ cách làm của mình có kết quả như vậy đâu.

Muốn con ham đọc sách, trước hết nhà phải có NHIỀU SÁCH để ở mọi chỗ, mọi tầm với của con: từ phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách…

Hồi con gần 4 tuổi, mình thấy các anh chị lớn hơn học sách tiếng Anh mà bỏ đi mình cũng xin về để cho con chơi. Vì mình thấy nó đẹp nên mình cầm về nhà cho đỡ phí, không hy vọng con đọc được và yêu thích sách như vậy đâu. Tính mình hay đồng nát sắt vụn, tiếc của cả nhà ạ (cười).

Tiếp theo đó là tạo thói quen đọc sách mỗi ngày cho con. 

Đọc sách ở đây có thể là đọc sách giấy, đọc truyện trên app. Hơn 2 năm qua, mình và con gần như không bỏ sót ngày nào. Cho dù bận thế nào con cũng đọc vài trang sách giấy, hoặc đọc truyện trên app tùy theo sở thích của con. Đúng là sức mạnh của thói quen ghê gớm lắm.

ĐÚNG LÀ SỨC MẠNH CỦA THÓI QUEN GHÊ GỚM LẮM.

Thời gian đầu khi con mới đọc, mình luôn luôn cổ vũ động viên, khích lệ con. Có thể con đọc vài chữ trong đó đã là may mắn rồi, hoặc có thể con chỉ xem hình ảnh trong sách cũng là tín hiệu đáng mừng, không áp lực phải dập khuôn theo một mẫu nào cả.

Chia sẻ của chị Huyền - để con ham đọc sách.
Chia sẻ của chị Huyền – để con ham đọc sách.

Khi con thích đọc sách, mình bắt đầu chọn những cuốn sách phù hợp.

Có những cuốn mẹ tự mua theo ý của mẹ, có những cuốn mẹ trao quyền cho con lựa chọn con sẽ rất vui vẻ và hứng thú khi được cầm trên tay những cuốn sách mình thích.

Cuối tuần mình hay dắt con đi nhà sách. Lúc đầu con chưa đọc được truyện, nhưng con thích cuốn nào đó mẹ cũng mua cho con mỗi 1 tuần 1 cuốn. Và mẹ có thể chọn 1 vài cuốn mà mẹ thích để về đọc cho con nghe.

Cũng không quá áp lực là con chưa đọc xong mà đã mua những cuốn khác. Vì mỗi tuần mua vài cuốn sách cho con cũng chỉ khoảng mấy chục đến 100k, ăn tiêu thì có thể chi li nhưng mua sách cho dù có đọc hay không mình cũng không hối hận.

Có một thời điểm con đi học, hay đi chơi mẹ cháu vẫn hãy gợi ý hoặc đưa con vài cuốn sách con thích cầm theo, để khi con rảnh con xem… và thói quen đọc từ đó hình thành.

Duy trì thói quen đọc sách đúng mỗi ngày.

Mẹ có thể tương tác với con những câu hỏi đơn giản bằng tiếng Anh để con khai thác nội dung cuốn sách con vừa đọc, hoặc có thể nói bằng tiếng Việt.

Con có thể kể lại cho mẹ nghe cuốn sách này có ý nghĩa gì. Đây cũng là một cách vừa giúp con rèn trí nhớ, giúp con tăng phản xạ giao tiếp tiếng Anh cũng như giúp con hứng thú hơn qua từng cuốn sách con đọc.

Bạn nhà mình hiện giờ đọc mọi lúc mọi nơi. Nhiều khi đi chơi về muộn vẫn xin mẹ cho con đọc sách. Số lượng sách tiếng Việt, tiếng Anh ở nha hiện có cho con khoảng vài trăm cuốn.”

2.3. Luyện viết qua việc tập chép chính tả

Khi con đã có thói quen tự học tiếng Anh tại nhà và tích lũy được một số vốn kha khá 3 kỹ năng nghe, nói, đọc tiếng Anh, bạn nên đồng hành cùng bé tập viết. Nên bắt đầu giúp bé khi con đã viết được tiếng Việt và đừng ép buộc con quá.

Mẹ Hà Tú đã hướng dẫn cho 2 bạn nhỏ cách chịu viết tiếng Anh bằng cách làm dưới đây:

Để con yêu chịu viết

Chủ đề này chắc không còn mới với các mẹ đúng không ạ?

Mấy ngày hôm nay khá nhiều mẹ hỏi mình, muốn mình chia sẻ cách giúp con luyện viết từ tiếng Việt cho đến tiếng Anh. Nên mình mạnh dạn chia sẻ quá trình đồng hành cùng con học viết nha.

Trước kia mình cũng ngưỡng mộ và tự hỏi không biết đồng hành cùng con đến khi nào thì con có thể viết được như các bạn, các anh chị trong Group nhỉ? Lúc đó mình chỉ nghĩ đến viết thôi chứ không dám mong con viết đẹp đâu.

Bài viết của con trai chị Hà Tú.
Bài viết của con trai chị Hà Tú.

Sau rồi mình cũng lân la đi hỏi các mẹ xem các mẹ làm cách nào, hỏi, hỏi và hỏi. Hỏi liên tục đến khi mình tìm ra được phương pháp thấy phù hợp nhất với con mình. 

  • Mình lấy giấy và bút cho con chơi thoải mái, vẽ tự do. À, các mẹ nhớ hướng bé cầm bút đúng ngay từ đầu để sau này không mất công chỉnh sửa nhiều nha;
  • Nếu bé chưa thích thì mẹ hãy làm cùng bé nhé, mẹ vẽ cho bé xem, sau đó đưa cho con nói: “con cũng vẽ cho mẹ xem đi, con viết cho mẹ xem đi hay đơn giản là đến lượt mẹ nhé, đến lượt con nhé…”;
  • Các mẹ phải làm sao để con thấy việc được viết thật thú vị và không hề đáng lo như mình nghĩ;
  •  Dê con mình cho làm quen từ khi 4 tuổi đó, nên giờ con có thể cầm bút khá chắc rồi;
  • Anh Dũng thì may mắn hơn ở lớp mầm non con đã được các cô dạy con cầm bút và viết chữ khá ok nên việc viết chữ của con không quá khó khăn.

Rồi để con chịu viết thì lúc này bố mẹ nên có những nguyên tắc. Ví dụ mỗi ngày 10 chữ, 20 chữ rồi đến nửa trang hay một trang.

Tuỳ vào thời gian biểu cũng như tính cách các bé mà bố mẹ lựa đưa ra bảng kế hoạch phù hợp nhất cho con nha. Còn đây là kế hoạch của mình dành cho con:

  • Ban đầu mỗi ngày 2 dòng nhưng phải đẹp và sạch, mỗi chữ xấu quá thì con phải viết bù 2 chữ, có khi là một dòng;
  • Lâu lâu con quen hơn, tay cứng hơn thì tăng lên nửa trang, rồi một trang;
  • Còn khi có thói quen rồi, con chủ động viết, viết với tâm thế say sưa làm mình cũng thấy vui;
  •  Các mẹ cũng có thể cho con chép chuyện hoặc câu trong Razkids hoặc chính trong nội dung task học của con nhé.  Con vừa được ôn lại task, lại vừa được củng cố viết chữ, còn gì tuyệt vời hơn;
  • Cứ như thế thói quen được hình thành thì chuyện viết với con đỡ áp lực bao nhiêu, tiết kiệm thời gian nhiều lắm đó”.

Xem Thêm:

3. Tạo thói quen làm không ngắt quãng

Bé học tiếng Anh tại nhà muốn hiệu quả phải đảm bảo việc duy trì thói quen học hàng ngày không được ngắt quãng. Vậy những lúc bố mẹ bận rộn thì sao?

Chúng ta phải lập được thói quen tự học khi không có mặt mình bên cạnh, nhưng làm thế nào con làm được điều đó thì cần phải có quá trình xây dựng trước rồi.

Bạn có thể tham khảo cách thiết lập kỹ năng tự học cho con của mẹ Nguyen Hao (Hà Tĩnh) trong câu chuyện này:

Đứa trẻ nào cũng ham chơi, không thích học, không thích gò bó, con chỉ quan tâm những gì con thích thôi, điều đó là hoàn toàn bình thường thôi ạ. Chính vì vậy cần bố mẹ đồng hành cùng con giúp con học vui vẻ và thiết lập kỹ năng tự học cho con. 

Khi con có kỹ năng tự học con sẽ biết cách gia tăng kiến thức trong quá trình con học, con sẽ tự biết cách tìm kiếm và khai thác tài liệu một cách chủ động.

Hôm nay ngồi nhìn lại những chặng đường mẹ con đã đi, nhìn lại những bài học của con, những video con nói, con thuyết trình, mình thấy biết ơn Group BMyC nhiều lắm. Nhờ BMyC mà mình đã đồng hành cùng con và giúp con tiến bộ mỗi ngày. 

Mình là bà mẹ có 2 con theo học tại Group BMyC, 1 bé gái 9 tuổi và một bé trai gần 4 tuổi.  Bé gái nhà mình rất nhút nhát, thời gian đầu đồng hành cùng con mình cũng gặp khá nhiều khó khăn. Con chán học, không hợp tác và thường xuyên thắc mắc tại sao con phải học.

Chị Nguyen Hao chia sẻ về kết quả học tiếng Anh tại nhà theo phương pháp BMyC.
Chị Nguyen Hao chia sẻ về kết quả học tiếng Anh tại nhà theo phương pháp BMyC.

Từ ngày đồng hành cùng con, mình đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm, thay đổi tích cực rất nhiều. Mình bỏ được các thói quen xem phim hàng giờ như trước đây, bỏ được thói quen lang thang trên mạng và lướt facebook những lúc rảnh rỗi. Thay vào đó là những giờ học cùng con và chơi cùng con mỗi ngày .

Nói thì dễ thật nhưng khi bắt tay vào hành động thực tế thì cũng có những lúc tăng xông thật sự. Có lúc căng thẳng mệt mỏi và stress.

Nhưng cũng may chưa lần nào mình có ý định từ bỏ và những lúc như thế mình thường nghĩ đến câu nói ”CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM”. Mình cứ cố gắng kiên trì mỗi ngày thì nhất định mình sẽ thành công. 

Mỗi ngày mình thường dành 1 giờ vào buổi tối để đồng hành và học cùng con, động viên khích lệ con. Mỗi lúc con chán, phải nghĩ mấy chiêu trò 2 mẹ con thi thố với nhau, chơi các trò chơi dạy học, hay là các trò chơi đố vui liên quan đến nội dung bài học hôm đó để xốc lại tinh thần cho con, giúp con tiếp thu bài mà không bị áp lực. 

Không quên khen ngợi con mỗi ngày khi con làm tốt. Còn những lúc con làm chưa tốt cũng không nặng lời trách mắng con, không so sánh con với các bạn mà động viên con để con cố gắng tốt hơn.

Và một điều quan trọng nữa là thời gian để tạo thói quen cho con, duy trì thói quen tự học cho con bằng cách là cho con học đều mỗi ngày không bị ngắt quãng.

Nếu hôm đó bận không dành được thời gian nhiều thì cũng tranh thủ 10-15 phút cũng được. Vì nếu mình để ngắt quãng thời gian học của con tức là làm mất thói quen học của con và khiến cho con không còn hứng thú với việc học nữa. 

Sau 2 năm đồng hành cùng con, nay con gái mình đã có được thói quen tự học mỗi ngày. Bé tự giác học không chỉ môn tiếng Anh mà còn tất cả các môn học khác. Con tự làm tất cả mọi việc, tự học, tự quay, tự nộp bài và tự biết cách tìm kiếm và khai thác nguồn tài liệu để bổ trợ cho việc học của con. 

Con đã tự tin sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ để giao tiếp và kết nối được nhiều người bạn mới. Con cũng duy trì được thói quen đọc sách mỗi ngày liên tục. Và nay mình đang trên chặng đường tạo thói quen học cho con trai 4 tuổi. Con cũng đã quen với việc học mỗi ngày và dần yêu thích với ngôn ngữ này”.

4. Tạo môi trường để cho con giao tiếp tiếng Anh

Bé học tiếng Anh tại nhà sẽ gặp nhiều khó khăn khi bố mẹ tìm môi trường để giao tiếp cho  con. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để bạn có thể tạo môi trường như: kết nối bạn bè cùng khả năng cho con, đi săn Tây, thuê giáo viên bản ngữ…

Hãy linh hoạt tùy vào từng giai đoạn để con được phát huy hết khả năng nói tiếng Anh của mình bạn nhé.

Bài viết của mẹ Thanh Huyền (Vũng Tàu) rất hay. Đây là tất tần tật cách mà mẹ ấy đã tìm môi trường để con được “va đập” ngôn ngựa Anh. Đừng ngại khó mà hãy bắt đầu thực hành từng bước một cho con.

Con đọc tốt chưa chắc đã nói tốt, con nói tốt chưa chắc đã hiểu hết ý nghĩa… học ngôn ngữ chỉ là sự bắt chước lại cái người khác đã dùng đúng hoàn cảnh và ý nghĩa là được.

Nếu như speed 2 là giai đoạn mở màn thì Preschool là giai đoạn tăng tốc. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng chưa đúng, bạn sẽ cảm thấy hoang mang, ở giai đoạn này cũng không thấy con tiến bộ gì cả.

Mình đã trải qua quãng thời gian, đó là mình có cảm giác con mình đọc tốt, nhưng nói chưa tốt, chưa tự tin. Không ai cảm nhận rõ rệt được sự thiếu sót của con ngoài bạn đồng hành.

Trước kia khi mới vào Speed 2, con mình cũng chỉ bập bẹ lại được một số câu tương tác của mẹ thôi, vì khả năng nói tiếng Anh của mình cũng rất kém không hỗ trợ con được nhiều. 

Mình đã có thời kỳ là viết tất cả các câu hỏi tương tác tiếng Anh với con ra giấy, để ở trong cốp xe, áo chống nắng, để có thể dễ dàng lấy ra tương tác cùng con, thỉnh thoảng lượm nhặt được  câu nào mình cũng chép vào để hỏi con không thì lại quên mất. Tương tác với con các mẫu câu đó chẳng có gì cao siêu cả, suốt ngày chỉ hỏi: How are you today? What is this?what is that? What do you see? What animal is this?…hỏi sáng trưa chiều tối cứ gặp con là hỏi. 

Bạn đừng tưởng những mẫu câu đó dễ mà bỏ qua nhé, nó sẽ là CHÌA KHÓA THẦN KỲ để tạo phản xạ nói tiếng Anh cho con đó. Sau một nửa chặng đường speed 2, con đã chủ động nói tiếng Anh mọi lúc mọi nơi, đó là điều mẹ mong chờ bấy lâu. Lúc này thì mẹ lại cảm thấy con thiếu cái gì đó để có sức bật xa hơn, đó là sự tự tin trong giao tiếp với người lạ và chủ động biến những cái trong sách vở thành cái của mình. Mẹ cháu lại tiếp tục cày cuốc.

Mình tìm cho con một vài người bạn, hẹn các con vào 1 giờ cụ thể các ngày trong tuần con có thể gọi cho bạn để chỉ tám chuyện bằng tiếng Anh. Con sẽ hứng thú lắm, khoe với bạn của mình là mình có đồ chơi mới, có quần áo mới…. hoặc có thể chỉ hỏi bạn là What’s your name? how are you?… như vậy đã là thành công rồi. 

Mình biết là con có thể nói tốt hơn nhưng khi gặp người lạ con không bao giờ chủ động nói bằng tiếng Anh vì ngại và xấu hổ. Hồi đó, mình chưa có nhiều bạn nói tiếng Anh tốt như bây giờ nên bé nhà mình thực sự cô đơn.

Những ngày cuối tuần mẹ cháu thường đưa ra công viên, siêu thị hoặc những nơi mà người nước ngoài hay ngồi ăn sáng uống cà phê… Mục đích để con tiếp cận và chủ động bắt chuyện với người lạ, cũng xấu hổ và ngại lắm nhưng vẫn phải đi.

Nói chung là cũng lăn lộn khá nhiều, lần đầu tiên con không nói đâu, cùng lắm trả lời và gật đầu hoặc lắc đầu. Tuy nhiên mình vẫn không bỏ cuộc, vẫn tiếp tục cho con đi, ít nhất 5-10 lần. Những lần sau con chủ động hơn trong việc hỏi tên, hỏi tuổi người lạ. Như vậy đã đủ vui rồi. 

Có lần mẹ nhớ, tối thứ 7 trời mưa nhưng muốn con đi săn Tây cũng đã không ngần ngại chở con đi đến quán cà phê, quán bar… để cho con gặp 1-2 người nước ngoài, nói vài ba câu với hy vọng con sẽ dạn dĩ hơn. Đó cũng là quãng thời gian giúp con tự tin hơn trong việc giao tiếp với người lạ.

Sẽ có một khoảng thời gian bạn cảm giác CHÊNH VÊNH không biết tiếp tục như thế nào với con để con có thể bật ra những thứ con đang có, là giai đoạn từ speed 2 sang Preschool đó. Khi con tự tin giao tiếp rồi nhưng mẹ thấy từ vựng, mẫu câu của con không có, đó là lúc con chuyển sang Preschool.

Mỗi chủ đề con chỉ trả lời 1 vài câu là hết rồi. Có thể mẹ đã áp lực, yêu cầu con hơi cao và áp dụng cách học chưa đúng với con. Và mình lại tiếp tục tìm cách phù hợp với con. Giai đoạn Preschool là giai đoạn tăng tốc và gần như là con sử dụng tiếng Anh 100% hàng ngày trừ những lúc bí từ. Tuy nhiên nếu không áp dụng đúng cách bạn sẽ cảm thấy con trì trệ và không có sự tiến bộ.

Với các bài học của Admin đưa ra, mình thường in ra giấy A4 đọc lại một vài lần sau đó sẽ hỗ trợ con làm, không yêu cầu con phải sáng tạo hay tự làm các bạn nhé.  

Đầu tiên, mình sẽ cho con tham khảo video ở trong chủ đề nếu có, sau đó mình sẽ tìm thêm trên YouTube các chủ đề có liên quan. Mình hỏi con xem video nào, hoặc có những video để mẹ chọn, cho con xem khoảng 2-3 ngày, mỗi lần 1-2 lượt. Sau đó mình và bé dành ra 1 buổi để vẽ Mindmap dựa trên gợi ý của Admin. 

Những câu gợi ý ở trong tài liệu mình cảm thấy hay và đúng, mình chỉ cần yêu cầu con nói lại theo, không áp lực là con phải sáng tạo và nghĩ ra câu mới để thay thế. Sau khi vẽ mindmap xong, mình và bé sẽ nói lại chủ đề đó, mỗi ngày 1-2 lần trong 1-2 ngày. 

Mình không bắt lỗi từng câu từng chữ của con, thỉnh thoảng con có thể nói linh tinh không có trong bài học cũng không sao. Vì vậy từ trước đến giờ việc quay video của hai mẹ con khá nhẹ nhàng, chỉ khoảng 1-2 lần, chưa bao giờ phải quay đến 3 lần để tránh áp lực cho con. 

Ở giai đoạn này mình thấy cách tốt nhất là cho con nói theo chủ đề. Ngoài các bài học admin giao cho, bạn có thể tìm trên YouTube các video mà con thích, cho con xem 1 vài lần sau đó hỏi con: can you tell me something about….? Có thể con nói được 1 -2 câu trong video đó đã là mừng rồi. Hơn nữa, hàng ngày con đọc truyện hãy khuyến khích cho con kể lại nội dung câu truyện nhé. Đó là cách học rất thông minh sẽ giúp con luyện khả năng ghi nhớ. 

Ngoài ra để cho con hứng thú hơn khi học, kinh nghiệm của mình là con ham bộ phim hoạt hình nào bằng tiếng Anh hãy cho con lồng tiếng lại bộ phim đó. Vì con sẽ biết cách vận dụng các mẫu câu trong phim vào hoàn cảnh cụ thể, và sẽ giúp khả năng mở rộng vốn từ vựng, mẫu câu của con rất nhiều. Bất kì tốc độ nhanh, chậm của các nhân vật trong phim con hoàn toàn có thể bắt chước lại một cách chính xác.

Mình gợi ý các bạn có thể tìm các video hỗ trợ cho con học các bài ở Preschool nhé:

Ví dụ con học chủ đề Jobs, mình lên google gõ Jobs for kid, let’s learn about jobs… bạn có thể lựa chọn các video phù hợp cho bé nhé. Hãy cố gắng lên các bạn nhé.

Một số kênh YouTube tham khảo:

https://www.youtube.com/user/Peekaboo

https://www.youtube.com/results?search_query=let%27s+learn+about+jobs“.

5. Bé học tiếng Anh tại nhà chắc chắn hiệu quả khi có sự kiên trì

Bố mẹ đồng hành cùng bé học tiếng Anh tại nhà chắc chắn hiệu quả chỉ khi có sự kiên trì. Bạn sẽ không thể nào biết món quà của sự kiên trì nếu không bao giờ bắt tay vào trải nghiệm. Câu chuyện thành công của mẹ Nhung khi tự học tiếng Anh tại nhà với con gái An Nhi bằng sự kiên trì là đây:

Món quà của kiên trì:

Theo đánh giá của cá nhân mình, sự kiên trì chính là lợi ích lớn nhất mà khi đồng hành cùng con theo phương pháp và lộ trình của BMyC mẹ con mình dần có được. Cũng nhờ rèn tính kiên trì, mình may mắn nhận được thật nhiều “món quà”:

  • Đó là thói quen tốt

Đọc sách, làm việc có kế hoạch, tập trung, tiết kiệm thời gian, giờ nào việc nấy,… Ban đầu, để hình thành những thói quen ấy thật không dễ gì vì mẹ lười và các con còn nhỏ. Có những lúc mình đã muốn đầu hàng và bỏ cuộc. Thật may mắn vì những khi đuối lòng nhanh nản, mình như được tiếp thêm động lực từ các bố mẹ và các bé trong Group. 

Chia sẻ của các bố mẹ và video thực hành tiếng Anh của các bé có sức mạnh truyền cảm hứng thật lớn với mình. Tất nhiên, cho đến giờ, đôi khi mẹ con mình vẫn còn đuối và nản nhưng sau đó, nhìn lại chặng đường mình đã qua, những thói quen tốt mình đã gây dựng được, mẹ con mình lại cùng nhau vực dậy và đi tiếp. “Đường dài có mỏi, đôi chân có thể nghỉ ngơi nhưng nhất định không dừng lại”, chắc chắn là như vậy!

  • Đó là tinh thần không ngại khó

“Chẳng có điều gì vốn đã dễ dàng nhưng kiên trì sẽ giúp chúng ta vượt qua”, mình vẫn thường tâm sự với con gái như vậy. Học tập luôn là con đường dài và nhiều chông gai. Có khi bạn ấy tâm sự: “Mẹ ơi, con chẳng thích học toán đâu mẹ, làm Toán thật khó!”.

Những lúc ấy, mình hiểu rằng con đang vướng mắc, nếu thiếu người đồng hành chắc chắn con sẽ dễ buông xuôi. Vì vậy, thay vì trách mắng, mình ngồi cùng con và hai mẹ con cùng giải quyết, từng chút một. “Đi một mình sẽ ngại, có bạn cùng đi sẽ không ngại khó nữa, cùng hỗ trợ nhau”, mình nghĩ vậy, rằng sẽ hỗ trợ con ít nhất là về mặt tinh thần!

  • Đó là sự tự giác, chủ động

Đó luôn là điều khó đối với con trẻ. Mình đã từng rất hạnh phúc khi nghe con chia sẻ: “Mẹ ơi! Con sẽ viết bài văn này không phải như cô hay mẹ hướng dẫn, con sẽ viết theo ý của con!”. Sau khi con viết, nhìn lại bài văn của con mình thấy yêu hơn sự hồn nhiên trong suy nghĩ và câu chữ. “Dẫu làm chưa tốt nhưng tự giác và chủ động khiến chúng ta trách nhiệm hơn và có tinh thần học hỏi hơn”, chắc chắn vậy!

Ngày hôm nay, bạn đã hình dung cách đồng hành cùng bé tự học tiếng Anh qua bài viết này rồi chứ? Chúc hành trình học tập của bạn và con luôn vui vẻ và đầy sáng tạo.

Bố mẹ nào thấy chưa rõ, cần mình hỗ trợ thêm cứ để lại bình luận nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688