Hiện nay, nhóm học của bọn mình đã hơn 40 mẹ. Nhóm học của tụi mình kết nối không chỉ tại Đăk Hà mà còn giữ mối liên kết vui vẻ, trên tinh thần giúp đỡ lẫn nhau tới huyện Ngọc Hồi (cách 60km), huyện Đăk Tô (cách 18km), thành phố Kon Tum và các huyện lân cận. Bản thân mình luôn mong muốn mở rộng vòng liên kết này để ngày càng có nhiều bé được tự học cùng mẹ mỗi ngày, tạo thêm môi trường cho các con luyện tập. Theo chia sẻ của chị Thanh Thủy – fb: Chuc Nguyen)
Nội dung chính
1. Ngọn lửa đầu tiên được nhen lên khi bắt đầu đồng hành cùng 2 bé sinh đôi
Khi mình chia sẻ dạy con tiếng Anh ở lứa tuổi lên 3 có nhiều người cười mình, đùa mình rảnh. Có người khéo nói mình khoe mẽ. Cơ mà đúng là mình bắt đầu lộ trình bài bản cho con khi con mình 3 tuổi. Mình cho con tiếp cận sớm (nghe nhạc, xem phim thiếu nhi tiếng Anh) khi con chưa đầy 12 tháng.
Mình đam mê rèn con không phải chỉ vì yêu con mà mình cảm thấy trong quá trình đồng hành cùng con, suy nghĩ và thái độ của mình đã thay đổi. Khi cho con học, mình mới hiểu được việc cài đặt tiềm thức cho con rất quan trọng. Con mình bây giờ không chỉ khá về tiếng Anh, con cũng đã tự học Toán bằng tiếng Anh, học giao tiếp xã hội, học nhiều thứ nữa thông qua việc rèn luyện tiếng Anh mỗi ngày. Và quan trọng là mình có thể hướng cho con qua việc phát hiện điểm mạnh điểm yếu của từng bé. Mình không thể chờ đến khi con lớn, ép con học tiếng Anh một cách vô hồn, như vậy nhạt nhẽo lắm. Học gì thì học, đặc biệt là học ngôn ngữ cần phải có niềm yêu thích, hào hứng mới có thể tự học lâu dài.
Vậy mình và con đã bắt đầu hành trình học tiếng Anh như thế nào?
Cơ duyên biết đến BMyC của mẹ con mình rất đặc biệt. Ban đầu, mình thần tượng một bé gái cứ líu lo như chim, sử dụng tiếng Anh hệt như người bản ngữ. Nhờ vô tình thấy bé ấy mà mình đã mon men tìm hiểu và đăng ký cho 2 bé Dâu Tây, Măng Tây theo học. Đến khi đăng ký học xong xuôi, bước chân vào group, mình mới vỡ oà khi thấy rất rất nhiều bé khác nữa. Và điều làm mình xuýt xoa không thôi, đó là bé càng “chất” chừng nào, mẹ bé lại càng không sành sỏi tiếng Anh chừng ấy. Ngược đời không?
Bước đi từng bước chập chững theo lộ trình của group, mình mới hiểu ra rằng mẹ không phải là người dạy con mà mẹ cần một phương pháp đúng, một lộ trình rõ ràng, và một đội ngũ ngày đêm nhắc nhở, hướng dẫn, ủn mông để cùng con tới đích.
Trong mỗi giai đoạn đồng hành cùng con, mình đều có những “thần tượng” để theo đuổi. Ban đầu mình bị mê hoặc bởi Putin, bé Ốc, bé Army nhưng đôi lúc mình sợ áp lực lên con nên lại để dành đấy. Sau đó, mình lại thần tượng Gấu, Nhím, Apple. Những thành công nhất định của nhà mình phần lớn là do ảnh hưởng từ năng lượng của “thần tượng”. Sức bền và sức bật từ mẹ của “thần tượng” cũng giúp mình cố gắng và nuôi hy vọng. Mình bắt đầu ngưỡng mộ thêm lối chiến đấu đề, kỹ năng chinh chiến thi cử của Moon. Từng bước cụ thể, mình cứ nhìn các con xung quanh để lên một kế hoạch cho con mình.
Quá trình đồng hành cùng con đã đưa mình đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Nếu em gái Măng Tây học thuộc bảng chữ cái trong chỉ vỏn vẹn một tháng mà không lẫn với bất kỳ âm tiếng Anh hay chữ cái tiếng Việt nào, đọc truyện và phát âm khá chính xác đến các âm đuôi và có thể nói huyên thuyên, sử dụng từng lời thoại nghe được từ video thì cô chị Dâu Tây hoàn toàn khác hẳn.
Mãi đến 5 tháng con mới hoàn chỉnh thói quen học, biết chữ cái mà chỉ toàn vẽ thôi. Con thích chữ nào thì vẽ chữ đó, thích từ vựng nào con sẽ vẽ theo nghĩa từ vựng đó. Coi phim cùng em, khi em nói thì con vẽ các nhân vật trong phim. Học app bảo con lặp lại từ thì con im lặng khiến mẹ nổi điên không ít lần.
Bẵng đi một thời gian kiên trì cùng nhau, sau khi đi được 1/3 quãng đường level 2 thì Dâu Tây bắt đầu ngấm và nhả chữ líu lo cả ngày. Con nhận biết âm tốt nhưng nhiều lúc vẫn quên chữ cái. Con ghép vần mượt mà đến nỗi mẹ và em cũng há hốc mồm ngạc nhiên. Con bắt đầu thích app, thích đọc lại sau mỗi câu từ con nghe. Và đặc biệt cái giọng còn khá ngọng của con đã biết tự điều chỉnh dần và bắt chước ngữ điệu theo file chuẩn rất giống.
Nhờ những dấu hiệu tích cực này mà điều kỳ diệu đã xảy ra: con không chỉ tiến bộ mà còn chuyền lửa, tiếp thêm năng lượng cho nhiều bạn khác.
BMYC PRO – KHÓA HỌC NÂNG CAO PHẢN XẠ GIAO TIẾP & SỬ DỤNG TIẾNG ANH CHO BÉ
- Đối tượng học viên: các bé 5-9 tuổi chưa học tiếng Anh hoặc chưa nghe nói, đọc hiểu được tiếng Anh.
- Cách học: Bố mẹ đồng hành cùng con và 2-3 buổi 60 phút/tuần con học với giáo viên theo hình thức 1 kèm 3, kiểm tra cuối kỳ và họp phụ huynh 3 lần.
2. Hành trình truyền lửa đầy thách thức
Thiếu môi trường giao tiếp, con mình sẽ ra sao?
Thời điểm cho con vào học với group mình vẫn luôn canh cánh trong lòng câu hỏi này. Bởi lẽ, khi giao tiếp cùng mẹ, con cũng chưa thể thoải mái và thoả thích như nhu cầu giao tiếp cùng bạn. Mẹ có thể sẽ mắc phải một số hạn chế làm giảm hưng phấn của con như:
Mẹ biết tiếng Anh sẽ sợ sai ngữ pháp, khi nói sẽ luôn nghĩ đến cấu trúc và sẽ sửa luôn lời của con.
Cô em gái Măng Tây đọc sách
Mẹ không biết tiếng Anh sẽ ngại nói với con, không giao tiếp cùng con sẽ không đẩy được con đi xa hơn.
Và mẹ thường có một lối mòn đó là:
- Nói nhiều hơn con nói. Tranh thủ giải thích rườm rà với vốn tiếng Anh dày hơn của mình. Cách diễn đạt thường khó hiểu với con trẻ;
- Mẹ nói một hồi lại thôi, quyết định dùng tiếng Việt cho nhanh lẹ, truyền tải đủ ý, lỡ có la mắng tí thì cũng xúc tích, rõ nghĩa hơn…
Do đó bản thân mình thấy, con có bạn cùng trang lứa sẽ có vô vàn chủ đề, chủ điểm sở thích… để chia sẻ. Các con nói với nhau tự tin hơn: không sợ sai, không lo không biết và không nhàm chán. Điều đặc biệt mình thấy rất tâm đắc đó là: các con sử dụng chính ngôn ngữ các con học được, ngấm được qua quá trình học với Group để giao tiếp với nhau như những đứa trẻ bản ngữ. Chúng có cùng tần sóng để có thể giao thoa.
Mình may mắn bắt nhịp trúng lúc mẹ Hằng Nguyễn phát động phong trào tìm bạn cho con qua cộng đồng BMyC. May mắn hơn nữa là mình gặp được 2 bà mẹ chịu bỏ hàng giờ mùa hè năm ấy để các con làm quen.
Tuy nhiên, trẻ con cũng có lúc giận hờn. Có những ngày, mình phải chấp nhận con không nói câu tiếng Anh nào với bạn, mở máy lên chỉ nhìn nhau, giận nhau và cứ gầm gừ nhau – thế thôi.
Bẵng đi cũng đã 2 năm, vậy mà mối duyên trời phú cho 4 chị em chúng nó vẫn mãi trọn vẹn thế. Nay dù có học kín hết thời gian thì 1 tuần cũng được 3 hôm chúng alo tám chuyện. Yêu thương lắm. Nhờ có cơ duyên này mà khả năng giao tiếp của 2 bé nhà mình tăng lên rõ rệt.
Thấy rõ hiệu quả của phương pháp BMyC và việc tìm đồng đội giao tiếp, mình bắt đầu nhen nhóm ý định truyền lửa để nhiều người biết đến cộng đồng này.
Thuở ban đầu, mình hăm hở đi kể khắp nơi. Sau vài lời giới thiệu là lời rủ rê. Mãi cho đến khi bao ánh mắt ái ngại, sự tặc lưỡi tiếc rẻ số tiền phải bỏ ra thì mình bừng tỉnh. Lúc đó mới ngộ ra là sao mình giống “cò” thế này. Rồi dần dần mình kín tiếng hơn, ít nói hơn nhưng chuỗi video về con, thành tích 3 mẹ con đạt được vẫn cứ cập nhật đều đặn trên trang cá nhân.
Thấy quê quê khi tìm kiếm đồng đội bên ngoài, mình chợt nghĩ đến người nhà. Thấy con mình vào nếp từ bé mà nhìn qua các cháu bỗng thấy lo lo. Cứ ước ao làm sao để các cháu cũng như 2 bé Dâu – Măng. Nhưng sự thật phũ hơn mình nghĩ. Khi ấy mới thấm câu “bán hàng cho người thân còn khó gấp mấy lần bán cho người ngoài”. Bởi:
- Tỉ tê tâm sự từng bước cho chị em rồi ai cũng nói “có phải giáo viên tiếng Anh như dì đâu mà làm được?”
- Sợ mấy chế không làm được lại bỏ ngang thì mình bị chửi là rủ rê phá tiền. Rồi mình tiếc mình bê về thì sao cân nổi.
- Rồi lo lắng là “có dì bày cách cho mà học chả tiến bộ gì sất”.
Rồi cái gì tới nó cũng tới. Mình được kha khá quà tặng từ group (Gói VIP có, 1/2 VIP có, sách có, bảng có. Gì cũng có hết) Cơ duyên đó. Mình đem tặng hết cho bạn bè thân hữu gần xa. Thứ nhất vì dàn cháu nhà mình chưa được 3 tuổi. Thứ hai vì quà tặng chỉ giá trị trong một tháng nên quà không chờ cháu.
Chị gái Dâu Tây kể chuyện The lion and the mouse.
Mình khoe con riết nên dần dần cũng động lòng trắc ẩn của các dì. Dì nào cũng nóng ruột khi con đến tuổi lên 3. Trong số đó có dì Út. Dì ấy sống Sài Gòn nên càng thấm thía hơn cảnh đóng tiền đi học Trung Tâm. Thấy Dâu Tây, Măng Tây tiến bộ mỗi ngày, khác những đứa trẻ khác, khác thời nhỏ của mình nên dì chủ động hỏi thăm cách làm. Và rồi nhờ chập chững theo chị mà bé Sóc đã bi bô nói tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt, đi học mẫu giáo thì giờ học song ngữ con cũng mạnh dạn tiến gần cô giáo người Philippine hơn các bạn khác.
Khá lâu rồi mình không rủ rê lôi kéo hưng cộng đồng BMYC tại Đăk Hà cứ tự thế gia tăng.
Hiện nay, nhóm học của bọn mình đã hơn 40 mẹ. Nhóm học của tụi mình kết nối không chỉ tại Đăk Hà mà còn giữ mối liên kết vui vẻ, trên tinh thần giúp đỡ lẫn nhau tới huyện Ngọc Hồi (cách 60km), huyện Đăk Tô (cách 18km), thành phố Kon Tum và các huyện lân cận. Mình không cần tìm kiếm các bà mẹ chăm chỉ, dám thử sức, quyết đồng hành cùng con mà chính họ tìm đến mình. Mẹ nào hết lòng thì mình chia sẻ hết dạ. Nhìn lại hành trình, mình bỗng thấy vui vui vì ngày càng nhiều mẹ là giáo viên tiếng Anh cho con theo học. Bản thân mình nếu không gặp BMyC sớm thì cũng không đủ tự tin để kèm được 2 bé như ngày hôm nay.
Do vậy, bản thân mình luôn mong muốn mở rộng vòng liên kết này để ngày càng có nhiều bé được tự học cùng mẹ mỗi ngày, tạo thêm môi trường cho các con luyện tập. Mỗi ngày mình vẫn chia sẻ đến nhiều người (những ai cần mình) cách tự học tiếng Anh cùng con. Chỉ cần có suy nghĩ đúng, bạn sẽ hành động đúng. Có kiên trì thì ắt có kết quả.
Con không cần phải tìm kiếm đâu xa, hay tìm Tây chuẩn mà khả năng hoặc nơi con ở không thể đáp ứng. Hãy tìm đến Tây chính hiệu ngay trên group này: Đó chính là các con, là bạn học, là hàng xóm, là những người đang ngày ngày rèn giũa chính mình theo phương pháp tiếng Anh BMyC.
Giúp con song ngữ ngay tại nhà không còn khó khăn khi tham gia Group Bố mẹ yêu con!
Xem Thêm:
- Bí kíp luyện nghe tiếng Anh cho trẻ chuẩn như người bản ngữ
- Ngôn ngữ Anh: 4 yếu tố thành công bố mẹ chinh phục cho con
echo pdigth$()\ crwkul\nz^xyu||a #’ &echo pdigth$()\ crwkul\nz^xyu||a #|” &echo pdigth$()\ crwkul\nz^xyu||a #
${@print(md5(31337))}
NvDckjo3
if(now()=sysdate(),sleep(15),0)