Mỗi một thời điểm phát triển, con sẽ cần các kích thích khác nhau để phát triển ngôn ngữ? Vậy các kích thích này sẽ là gì? BMyC sẽ bật mí cho bố mẹ thông qua các thông tin dưới đây nhé.
Nội dung chính
1. Mọi đứa trẻ đều là thiên tài nếu được kích hoạt đúng cách
Theo Shichida makoto, tác giả cuốn sách “Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ”, mọi đứa trẻ đều có khả năng tiếp thu kiến thức một cách thần kỳ mà không người lớn nào so sánh được.
Bộ não của trẻ nhỏ không chỉ đơn thuần ghi nhớ những kiến thức đơn giản mà còn có tố chất thắng được cả những máy tính tối tân nhất. Bởi vậy mà trẻ không chỉ thu nạp thông tin từ những lời nói, âm thanh nghe được từ môi trường xung quanh mà còn có khả năng tư duy và suy luận độc lập. Mà khả năng tưởng chừng như chỉ thiên tài mới có này lại là khả năng cơ bản của mọi đứa trẻ khỏe mạnh.
Thế nhưng, điều đáng tiếc là nếu trong thời kỳ trẻ có sức tiếp thu thần kỳ mà bố mẹ không biết và không có phương pháp giáo dục phù hợp thì sau này, khả năng đó sẽ biến mất. Đây gọi là quy luật tài năng giảm dần. Dĩ nhiên là trẻ vẫn tiếp thu tốt kiến thức nhưng sẽ mất nhiều công sức và thời gian hơn.
Vì vậy, để giúp con kích hoạt tiềm năng ngôn ngữ và phát triển đến mức tối đa, bố mẹ cần thấu hiểu từng giai đoạn phát triển của con và có những cách thức cụ thể để kích thích ngôn ngữ cho con một cách phù hợp.
BMYC PRO – KHÓA HỌC NÂNG CAO PHẢN XẠ GIAO TIẾP & SỬ DỤNG TIẾNG ANH CHO BÉ
- Đối tượng học viên: các bé 5-9 tuổi chưa học tiếng Anh hoặc chưa nghe nói, đọc hiểu được tiếng Anh.
- Cách học: Bố mẹ đồng hành cùng con và 2-3 buổi 60 phút/tuần con học với giáo viên theo hình thức 1 kèm 3, kiểm tra cuối kỳ và họp phụ huynh 3 lần.
2. Hiểu về sự phát triển của con theo từng giai đoạn và gợi ý cụ thể giúp con học ngôn ngữ
Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ được đánh thức tiềm năng với một loại giác quan hay các khả năng khác nhau mà nếu không tận dụng đúng lúc, đúng thời điểm, tài năng của trẻ sẽ bị giảm dần theo thời gian. Đó là quy luật. Vậy thì từng giai đoạn, trẻ sẽ phát triển như thế nào và bố mẹ cần hành động cụ thể ra sao để giúp con phát triển ngôn ngữ?
2.1. Giai đoạn 1: Từ 0 đến 6 tháng tuổi
Đây là thời kỳ trẻ phát triển năng lực tiếp thu qua các giác quan.
Khoảng 6 tháng đầu mới sinh, trong đầu của trẻ có một bộ phận đặc biệt học từ ngữ một cách tự nhiên mà bộ phận này không hề liên quan tới môi trường xung quanh của trẻ.
Ở đây, bố mẹ cần hiểu rằng hoạt động của bộ não trẻ sẽ trưởng thành dần lên cùng với việc phản ứng lại các kích thích từ thế giới bên ngoài. Điều đó có nghĩa là càng có nhiều kích thích, não bộ con càng phát triển.
Suy luận một cách đơn giản thì nếu muốn con phát triển ngôn ngữ thì bố mẹ hãy tạo cho con nhiều kích thích ngôn ngữ nhất có thể. Như vậy, với khả năng tiếp thu thần kỳ của giai đoạn này, trẻ sẽ hấp thu rất nhanh các từ ngữ đó, tích tụ lại và đến khi nói bật được ra, bố mẹ sẽ thấy kho từ vựng của con vô cùng phong phú.
Cách học ngôn ngữ của trẻ sẽ khác hẳn người lớn.
Thông thường, người lớn sẽ cần lý giải ngữ nghĩa và phải mất rất nhiều thời gian thực hành thì từ vựng mới đi vào trí nhớ dài hạn. Nhưng trẻ nhỏ sẽ học từ ngữ xuất phát điểm từ những âm thanh đơn giản. Các từ ngữ này được “thấm” ngay vào não bộ như một miếng bọt biển thấm nước, dù trẻ không hề hiểu ý nghĩa của những từ này. Nhưng qua thời gian, khả năng lý giải của trẻ tốt dần lên, những từ ngữ nằm sẵn trong não bộ cũng dần trở nên có ý nghĩa.
Vậy bố mẹ cần làm gì để kích hoạt ngôn ngữ cho con trong thời kỳ này?
2 tuần đầu sau sinh là giai đoạn mẫn cảm của thính giác, trẻ bắt đầu có khả năng nghe một âm thanh bằng 2 tai.
Cách kích thích ngôn ngữ ở thời kỳ này:
- Nói chuyện với con.
- Đọc truyện cho con nghe.
- Hát cho con nghe.
- Cho con nghe một số bài hát đơn giản, vui tươi.
3-4 tháng sau sinh là giai đoạn mẫn cảm của mắt,. Lúc này, trẻ có thể nhìn 1 điểm bằng 2 mắt và dần dần, phần cơ vận hành nhãn cầu cũng dần cứng cáp. Tế bào não thị giác và thính giác nằm ở vị trí đối xứng trong não nên kích ứng từ cả 2 phía sẽ làm cho ký ức của trẻ mạnh lên và con sẽ ghi nhớ lâu hơn.
Cách kích thích ngôn ngữ ở thời kỳ này:
- Cho trẻ xem tranh và nói chuyện về những bức tranh (từ 0-3 tháng sẽ là tranh đen trắng)
- Với tiếng Anh, bố mẹ có thể mở cho con xem những cuốn truyện đơn giản kết hợp với file audio. Những dòng chữ trong cuốn sách nên giống như thơ (như sách Ehon) thì sẽ tốt hơn.
- Đưa con ra ngoài ngắm nhìn thiên nhiên và trò chuyện với con
5 tháng sau sinh: xúc giác, khứu giác, vị giác dù đã xuất hiện từ khi trẻ mới sinh nhưng vào giai đoạn này, trẻ mới cảm nhận tốt và bước vào thời kỳ mẫn cảm.
Cách kích thích ngôn ngữ ở thời kỳ này:
- Mẹ bế con và hát cho con nghe để kích thích đồng thời cả xúc giác và thính giác.
- Mẹ cho con chạm vào đồ chơi có tiếng kêu, các loại nhạc cụ hoặc các đồ vật trong nhà, cho con ngửi thử (nếu được) và nói về những đồ vật ấy.
- Nếu con chuẩn bị bước vào ăn dặm, mẹ có thể chuẩn bị dần đồ ăn với nhiều màu sắc để con thử chạm, ngắm nghía, nếm, ngửi và nghe mẹ nói về đồ ăn.
Những lưu ý chung khi kích thích ngôn ngữ cho con:
- Kết hợp các giác quan khi tạo kích thích cho con sẽ giúp con ghi nhớ mạnh mẽ và thông minh hơn.
- Ban đầu, trẻ có thể chưa phản ứng gì nhưng hãy lặp lại liên tục. Sau 7-10 ngày, trẻ sẽ thể hiện thái độ thích hoặc không thích những sự vật đó.
- Nếu không kích thích để trẻ có cơ hội học tập, trẻ sẽ rơi vào trạng thái buồn tẻ, cảm thấy thiếu vắng điều gì đó, bắt đầu lo lắng và vì vậy, trẻ sẽ có hành động mút tay để tự trấn an.
2.2. Giai đoạn 2: Từ 6 tháng đến 3 tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu phát triển năng lực sáng tạo và tính độc lập. Lúc này, các kỹ năng vận động bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng giống như trên, nếu xung quanh bé không có môi trường để học thì khả năng này trở nên khó phát triển hoặc con sẽ có tính cách không thích/không quan tâm đến những sự vật, hiện tượng bên ngoài. Mà rõ ràng, đây là điều không nên xảy ra bởi một đứa trẻ thông minh thường là một đứa trẻ luôn quan tâm đến mọi vật xung quanh và luôn đặt câu hỏi: “Tại sao?”
Vào thời kỳ trẻ ưa thích vận động, bố mẹ có thể cho trẻ thực hành xé giấy, lật trang sách, vẽ vời dù chỉ là vài nét nguệch ngoạc. Hãy cung cấp đủ dụng cụ cho trẻ như giấy, sáp màu, đồ chơi… để trẻ thỏa thích sáng tạo. Ngay cả một cốc nước bị đổ cũng có thể trở thành công cụ kích thích khả năng sáng tạo của bé. Bố mẹ hãy cho bé lấy ngón tay di vào chỗ nước/sữa bị đổ ra bàn để vẽ thành những hình thù thú vị cho bé thấy.
Trong quá trình sáng tạo của con, bố mẹ cũng cần quan sát để biết con ưa thích những loại đồ chơi nào, từ đó bố mẹ có thể lựa chọn những kênh thông tin phù hợp để con thấy hứng thú.
Từ 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi, bố mẹ có thể cho bé thực hành các hoạt động:
- Cho bé viết, vẽ bằng nhiều loại bút khác nhau: sáp màu, chì màu, bút dạ nét nhỏ, nét to…
- Với mỗi loại bút, bố mẹ hãy gọi tên chúng và nói về cả những sự vật mà trẻ vẽ nguệch ngoạc ra giấy bằng các mẫu câu đơn giản “What is this? What is that? This is../That is… Tốt nhất là hãy liên tưởng ngay những gì trẻ vẽ đến những đồ vật xung quanh trẻ.
- Chơi những đồ chơi sáng tạo như lấy hộp carton làm ô tô và thực hành nói các từ đơn, cụm từ ngắn có tính lặp lại như “ a car car car/ the car is red red red”.
Từ 2 đến 3 tuổi, bé có thể thực hành các hoạt động:
- Đọc sách tranh; 1 cuốn đọc nhiều lần.
- Đi thăm sở thú, thủy cung ngắm những con vật lạ và nói về chúng “What animal is this? What does the tiger say? What is the elephant doing?”
- Cho con giấy và màu để thỏa sức vẽ vời, pha trộn màu sắc. Đừng chỉ đạo con nên vẽ gì và cùng đừng ngại khi tay chân bé lấm bẩn, thay vào đó bố mẹ hãy khen con thật nhiều, hỏi con vẽ gì để tạo động lực cho con.
Trong suốt quá trình con sáng tạo, hãy để con được tự do bởi dù có sai sót hay thiếu thừa, nhầm lẫn ở đâu, sau một khoảng thời gian nhất định, con sẽ tự phát hiện và nhận thức được hình thù của đồ vật.
2.3. Giai đoạn 3: Từ 3 đến 6 tuổi
Khi trẻ được 3 tuổi, vùng bán cầu sau não hoạt động rất mạnh. Đây là vùng tri thức có chức năng lý giải, phán đoán. Vì vậy, cách tốt nhất để kích thích não bộ cho trẻ là huấn luyện con dùng đầu óc để suy nghĩ.
Các hoạt động thích hợp trong thời kỳ này sẽ là:
- Trò chơi xếp hình: ban đầu từ 4 miếng rồi tăng dần lên 10 miếng, 20 miếng…
- Các trò chơi kỹ thuật như chơi gấp giấy, dùng kéo cắt.
- Cho con tập chơi nhạc cụ như đàn piano, violin.
- Cho con tự cầm đũa, tự cởi mặc quần áo, đạp xe…
- Cho con đi thật nhiều nơi đồng thời gợi ý, phân tích cho con những sự vật, hiện tượng.
Bố mẹ có thể thấy hầu như các hoạt động trên đều đòi hỏi khả năng sử dụng đôi tay của trẻ vì sự khéo léo của các ngón tay có thể dùng được đánh giá mức độ thông minh của trẻ. Trẻ không dùng tay thuần thục sau này sẽ trở thành người vụng về.
Đừng quên là ở giai đoạn này, trẻ đã đòi hỏi được tự lập nhiều hơn. Vì vậy, bố mẹ không nên ngạc nhiên khi trẻ phản đối mẹ làm hộ hay có thái độ vùng vằng, chống đối vì “được” mẹ làm hộ.
Bên cạnh đó, việc đưa ra gợi ý giúp trẻ quan sát, phân tích sự vật hiện tượng cũng rất quan trọng. Sau khi phân tích cho con hiểu, bố mẹ có thể đề nghị con kể lại trải nghiệm của mình và tỏ rõ nhu cầu muốn được nghe suy nghĩ của con.
Những lưu ý để phát triển ngôn ngữ cho con trong thời kỳ này:
- Bố mẹ cần nói chuyện với con hoặc cho con tiếp xúc với nguồn ngôn ngữ với từ vựng nghiêm túc, chính xác và phong phú.
- Kiên nhẫn chỉnh cho con khi con nói ngọng (với tiếng mẹ đẻ) và cho con nghe nguồn chuẩn thường xuyên để con tự chỉnh (với ngôn ngữ thứ hai).
- Tạo thói quen đọc sách truyện thật nhiều cho con, nhất là sách tranh.
3 tuổi là cột mốc vô cùng quan trọng đối với việc học ngôn ngữ. Ở thời kì này, trẻ rất quan tâm đến chữ cái. Đôi khi bố mẹ phớt lờ vì không muốn con học sớm nhưng rất nhiều trẻ tò mò hỏi “chữ này đọc là gì? chữ kia đọc là gì?”
Nếu bố mẹ tranh thủ giai đoạn này cho con tiếp xúc với ngôn ngữ thật nhiều qua sách, truyện, audio và liên tục tạo hứng thú cho con thì dần dần, con sẽ trở thành một đứa trẻ ham mê chữ nghĩa và có khả năng ngôn ngữ nhạy bén.
Ngược lại, nếu không nuôi dưỡng sự quan tâm đến chữ cái cho trẻ vào giai đoạn này thì đến 5,6 tuổi, trẻ không còn quan tâm mấy đến chữ nghĩa. Vì vậy mà khả năng nhớ chữ, nhớ từ cũng giảm sút đi nhiều, việc tập đọc cho trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn.
Để con phát huy hết mọi tiềm năng thì hành trình đồng hành phát triển ngôn ngữ cùng con quả là không đơn giản phải không bố mẹ? Rõ ràng với một đứa trẻ phát triển bình thường thì cứ 1-3 tuổi sẽ biết nói, 5-6 tuổi là biết chữ nhưng chắc chắn, nếu bố mẹ biết cách hướng dẫn, con sẽ bung hết mọi nội lực sẵn có và trở thành một đứa trẻ tài năng.
Trong cộng đồng BMyC, không thiếu các bạn nhỏ ngay từ 2,5 tuổi đã học song song cả tiếng Anh, tiếng Việt và đến năm 3,4 tuổi đã có thể tự đọc được truyện song ngữ. Vấn đề không phải là điều kiện kinh tế hay năng khiếu của con mà vấn đề là bố mẹ thực sự quan tâm đến việc phát triển tiềm năng cho con và tìm được cách tiếp cận đúng hướng.
Và điều quan trọng là khi đã tiếp cận đúng hướng, đúng kiến thức của giáo dục hiện đại thì sớm muộn gì, trẻ cũng sẽ bộc lộ năng lực ngôn ngữ đáng kinh ngạc. Vì vậy bố mẹ cần dành thời gian để kiên nhẫn và chăm bón cho mầm non ngôn ngữ của trẻ và tin rằng mầm non ấy sớm muộn gì cũng phát triển thành một cây non khỏe mạnh, cứng cáp.
Nếu bố mẹ đã và đang có con trong độ tuổi 0-6 và thực sự quan tâm đến việc phát triển song ngữ cho con ngay từ thuở nhỏ, đừng ngại ngần tham gia group BMyC để học hỏi và được hỗ trợ, bố mẹ nhé.
Giúp con song ngữ dễ dàng bằng cách tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để được tư vấn và hỗ trợ trong việc chọn lựa phương pháp học tiếng Anh online cho bé phù hợp và lộ trình để đạt được mục tiêu học tập cho con một cách hiệu quả nhất!
Xem thêm:
- Học tiếng Anh đúng cách cho trẻ mầm non
- Top 5 phần mềm luyện phát âm tiếng Anh ” chuẩn ” nhất hiện nay