4 phong cách làm cha mẹ và ảnh hưởng của từng phong cách đến trẻ

Bạn có biết, phong cách làm cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến mọi sự phát triển của con: từ sức khỏe thể chất đến lòng tự trọng và các mối quan hệ? Bạn có tò mò không biết cách nuôi dạy con của mình thuộc phong cách nào?

Dưới đây, BMyC xin bật mí cho bạn 4 phong cách làm cha mẹ chủ yếu, đặc điểm của từng phong cách và tác động của từng phong cách đến con trẻ.

Hãy tìm hiểu và điều chỉnh bản thân (nếu cần) để việc nuôi dạy và đồng hành cùng con thuận lợi hơn, bố mẹ nhé.

1. Phong cách độc đoán

Hãy thử đọc các dấu hiệu dưới đây để kiểm tra xem bạn có phải tuýp bố mẹ độc đoán không nhé:

  • Bạn tin rằng trẻ em nên được nhìn thấy và không được nghe thấy điều gì
  • Khi nói đến các quy tắc, bạn luôn nhất nhất làm theo ý mình
  • Bạn không bao giờ để ý đến cảm xúc của con.

Nếu bất kỳ điều nào trong số 3 điều trên là nói về bạn, bạn có thể là một người bố/mẹ độc đoán.

Bố mẹ độc đoán luôn muốn con cái phải phục tùng
Bố mẹ độc đoán luôn muốn con cái phải phục tùng

Các bố mẹ có phong cách độc đoán tin rằng con mình phải tuân theo các quy tắc mà không có ngoại lệ.

Và khi con đặt câu hỏi: “Tại sao con phải làm thế?” thì câu nói cửa miệng của các bố mẹ này thường là “Bởi vì bố/mẹ đã nói như vậy”.

Các bố mẹ theo phong cách độc đoán không bao giờ đàm phán với con, điều mà họ quan tâm ở con là sự phục tùng. 

Cũng vì vậy mà thói quen của họ là trừng phạt khi muốn con nhận ra sai lầm và nói không với kỷ luật tích cực. Thay vì dạy một đứa trẻ cách đưa ra những lựa chọn tốt hơn, họ đang tập trung vào việc khiến những đứa trẻ cảm thấy hối tiếc vì những sai lầm của chúng.

Những đứa trẻ lớn lên với bố mẹ độc đoán, nghiêm khắc thường có xu hướng tuân theo các quy tắc. Nhưng sự phục tùng sẽ khiến con gặp phải nhiều vấn đề tiêu cực sau này.

Con cái của bố mẹ độc đoán có nguy cơ cao mắc các vấn đề về lòng tự trọng vì ý kiến ​​của chúng không được coi trọng.

Con cũng có thể trở thành người hung hăng và thích gây hấn. Thay vì nghĩ về cách làm mọi thứ tốt hơn trong tương lai, con thường tỏ ra tức giận vì cảm thấy không đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ và kỳ vọng của chính bản thân.

Vì bố mẹ độc đoán thường nghiêm khắc nên khi con cái của họ lớn lên, chúng có thể trở thành những kẻ nói dối để tránh bị trừng phạt.

Thế nên, các bố mẹ của BMyC ơi, nếu thấy con mình là một đứa trẻ ít đưa ra quan điểm cá nhân hay ngược lại, là người hung hăng, thích gây hấn, bạn hãy xem lại các dấu hiệu trên để kiểm tra xem mình có phải túyp bố mẹ độc đoán không nhé.

Bởi khi con cảm thấy ý kiến của mình không được coi trọng, con sẽ luôn trong trạng thái tiêu cực và ít khi thể hiện quan điểm cá nhân. Điều đó sẽ khiến việc đồng hành cùng con sẽ càng trở nên khó khăn.

BMYC PRO – KHÓA HỌC NÂNG CAO PHẢN XẠ GIAO TIẾP & SỬ DỤNG TIẾNG ANH CHO BÉ

  • Đối tượng học viên: các bé 5-9 tuổi chưa học tiếng Anh hoặc chưa nghe nói, đọc hiểu được tiếng Anh.
  • Cách học: Bố mẹ đồng hành cùng con và 2-3 buổi 60 phút/tuần con học với giáo viên theo hình thức 1 kèm 3, kiểm tra cuối kỳ và họp phụ huynh 3 lần.

Lộ trình BMyC Pro

2. Phong cách có thẩm quyền

Bạn sẽ thuộc phong cách bố mẹ có thẩm quyền nếu có những điều dưới đây:

  • Bạn đã nỗ lực rất nhiều để tạo dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với con mình;
  • Bạn giải thích lý do đằng sau các quy tắc của bạn;
  • Bạn đặt ra giới hạn, thực thi các quy tắc và đưa ra hậu quả nhưng cũng cân nhắc đến cảm xúc của con. 

Bố mẹ có thẩm quyền cũng sử dụng các quy tắc và hậu quả để dạy dỗ con cái nhưng bên cạnh đó, họ cũng rất chú ý đến ý kiến và cảm xúc của con. Đây là cách tiếp cận được các chuyên gia ủng hộ là cách nuôi dạy con phát triển lành mạnh và hiệu quả nhất. 

Trẻ em được nuôi dạy với kỷ luật có thẩm quyền có xu hướng hạnh phúc và thành công
Trẻ em được nuôi dạy với kỷ luật có thẩm quyền có xu hướng hạnh phúc và thành công

Nếu bạn là tuýp bố mẹ có thẩm quyền, bạn sẽ đầu tư thời gian và năng lượng vào việc ngăn ngừa các vấn đề về hành vi trước khi chúng bắt đầu. Bạn cũng sẽ sử dụng các chiến lược kỷ luật tích cực như khen ngợi và phần thưởng để củng cố hành vi tích cực ở con.

Chẳng hạn, con bạn có thể rất nghịch ngợm và khó hợp tác khi mới cùng mẹ học tiếng Anh nhưng hãy cố gắng tìm ra một tín hiệu tích cực và khen ngợi con.

Ồ, con đọc từ “wolf” này nghe thật là hay. Mẹ rất ngạc nhiên vì con vừa chơi đồ chơi vừa nghe và nhắc lại hay như vậy đấy. Con thấy không, chỉ cần lắng tai nghe một chút là con đã tiến bộ rất nhiều rồi. Mẹ tin là nếu con tập trung nghe bài, con sẽ còn giỏi hơn rất nhiều.

Nếu con vừa vào lớp 1 và đang tập viết, đừng chê những chữ con viết xấu, hãy khen những chữ con viết đẹp

Chữ a con viết mới tròn trịa làm sao. Con hãy cố gắng viết làm sao để chữ a nào cũng đẹp như thế này nhé.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ của bố mẹ có thẩm quyền có nhiều khả năng trở thành những người lớn có trách nhiệm, những người cảm thấy thoải mái khi tự vận động và bày tỏ ý kiến ​​cũng như cảm xúc của mình. 

Trẻ em được nuôi dạy với kỷ luật có thẩm quyền nhiều khả năng là người giỏi đưa ra quyết định đúng đắn và tự mình đánh giá rủi ro an toàn.

Vì vậy, con cũng có xu hướng hạnh phúc và thành công. 

3. Phong cách dễ dãi

Bạn có tìm thấy mình trong những mô tả dưới đây?

  • Bạn đặt ra các quy tắc nhưng hiếm khi thực thi;
  • Bạn không thường xuyên đưa ra hậu quả;
  • Bạn nghĩ rằng con bạn sẽ học tốt nhất khi ít bị bạn can thiệp.

Nếu đây là bạn, bạn có thể là một người bố/mẹ dễ dãi. Câu nói cửa miệng của các bố mẹ này sẽ là: “Ôi, trẻ con ấy mà, trẻ con thì có biết gì đâu”. Họ rất dễ tha thứ cho trẻ và tự bào chữa lỗi lầm cho trẻ với những câu nói tương tự như vậy.

Bố mẹ dễ dãi thường dễ mềm lòng tha thứ chỉ cần con cầu xin
Bố mẹ dễ dãi thường dễ mềm lòng tha thứ chỉ cần con cầu xin

Các bố mẹ dễ dãi thường rất khó khăn hoặc hiếm khi đặt ra các quy tắc cho trẻ. Vì vậy, họ sẽ dễ mềm lòng đồng ý cho con lấy lại đồ chơi hay xem ti vi chỉ vì con cầu xin hoặc hứa rằng sẽ ngoan.

Các bố mẹ dễ dãi thường thiên về vai trò một người bạn hơn là vai trò làm bố mẹ. Họ thường khuyến khích con cái nói chuyện về những vấn đề của chúng, nhưng chúng thường không nỗ lực để tránh phạm phải sai lầm. 

Những đứa trẻ lớn lên với cha mẹ dễ dãi có nhiều khả năng gặp khó khăn trong học tập.

Trong quá trình lớn lên, trẻ có thể bộc lộ nhiều hành vi không phù hợp, được bộc phát một cách tùy hứng vì chúng không được dạy về quyền hạn và các quy tắc. Không hiểu về quy tắc nên trẻ thường có lòng tự trọng thấp, dễ dàng thỏa hiệp và nhận phần thiệt về mình. Hệ quả là trong tương lai, chúng có thể sẽ gặp rất nhiều chuyện buồn phiền vì không vạch ra ranh giới cá nhân với người khác ngay từ đầu.

4. Phong cách thờ ơ

Đây là những dấu hiệu của các bố mẹ thờ ơ:

  • Bố mẹ không hỏi con về trường học hoặc bài tập về nhà;
  • Bố mẹ hiếm khi biết con đang ở đâu hoặc đang ở với ai;
  • Bố mẹ không dành nhiều thời gian cho con.

Các bố mẹ có phong cách thờ ơ thường có ít kiến ​​thức về những gì con họ đang làm. Gia đình họ thường có rất ít quy tắc và trẻ cũng không nhận được nhiều sự hướng dẫn, nuôi dưỡng và  quan tâm của bố mẹ.

Nhiều bố mẹ thờ ơ thường mong con cái có thể tự túc. Họ không dành nhiều thời gian và năng lượng để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ. Nguyên nhân có thể là vì các bố mẹ này thiếu kiến thức về sự phát triển của trẻ hoặc họ tin rằng con sẽ làm tốt hơn khi không có họ giám sát. Hoặc đơn giản là họ đang quá tải với những vấn đề khác như công việc, thanh toán hóa đơn, phải nuôi nhiều con nhỏ…

Bố mẹ thờ ơ thường ít dành thời gian cho con cái
Bố mẹ thờ ơ thường ít dành thời gian cho con cái

Đôi khi, có một số bố mẹ có thể lơ là nhưng thực sự thì họ không cố ý. Ví dụ, bố mẹ có vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc vấn đề lạm dụng chất kích thích. 

Cho dù nguyên nhân có là gì thì sự thật là trẻ em có bố mẹ không quan tâm có thể gặp khó khăn với các vấn đề về lòng tự trọng.

Các con có xu hướng học kém ở trường, thường xuyên có những hành vi không phù hợp và thường ít khi cảm thấy hạnh phúc. 

Trong nhiều trường hợp và tình huống cụ thể, một số bố mẹ thường hòa trộn hoặc cư xử linh hoạt theo nhiều phong cách với nhau.

Chẳng hạn, có nhiều bố mẹ quen cư xử dễ dãi với con không có giới hạn. Và khi đạt đến điểm tận cùng của sức chịu đựng, các bố mẹ có thể bùng nổ và cư xử như các bố mẹ độc đoán: tước đi mọi quyền hạn gây ra rắc rối từ con. Cũng có khi bố mẹ quá căng thẳng với công việc, chỉ muốn nhốt bản thân một mình trong phòng nên trở thành bố mẹ thờ ơ với con cái.

Vì vậy, để con cái phát triển đúng hướng, các bố mẹ không chỉ cần lựa chọn và nhất quán với một phong cách mà còn phải học cách quản trị cảm xúc của bản thân để luôn duy trì sự nhất quán này.

Trong phương pháp 3-4-7 đồng hành cùng con học tiếng Anh, BMyC luôn hướng bố mẹ tới phong cách nuôi dạy con cái có thẩm quyền, cân bằng giữa những quy tắc và sự lắng nghe. Bằng cách đó, cảm xúc của con sẽ được giữ ổn định để vừa cảm thấy hạnh phúc vì được thấu hiểu vừa tự hình thành tinh thần kỷ luật bản thân để hướng tới mục tiêu. 

Và một khi thói quen này được thiết lập thành công với việc học tiếng Anh, con sẽ sao chép tương tự với việc học các môn khác cũng như phát triển bản thân trong tương lai. Nhờ đó, con sẽ trở thành một đứa trẻ tự tin và có khả năng đạt được mọi mục tiêu mà con muốn.

Vậy bố mẹ ơi, nếu bố mẹ muốn con trở thành một phiên bản tự tin và hoàn hảo dựa trên tiềm năng sẵn có của con, hãy thay đổi phong cách làm cha mẹ của mình để là người hướng dẫn và đồng hành cùng con nhé.

*Bài viết có sử dụng nguồn ảnh minh họa từ Google.

Tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để chọn lựa phương pháp học tiếng Anh online cho bé phù hợp và lộ trình để đạt được mục tiêu học tập cho con một cách hiệu quả nhất!

Tham Gia Ngay

Đọc thêm:

Bố mẹ ơi, xin hãy nói với con 7 câu này khi con buồn bực nhé

Chương trình học tiếng Anh cho bé miễn phí

One thought on “4 phong cách làm cha mẹ và ảnh hưởng của từng phong cách đến trẻ

  1. Pingback: Nếu con không được đánh giá cao ở trường, làm thế nào để con tự tin hơn trong cuộc sống?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688