Một trong những khó khăn khi học tiếng Anh đồng hành cùng con mỗi ngày hay gặp ở nhiều gia đình chính là việc sắp xếp thời gian hợp lý cho lịch học của con và thời gian biểu của bố mẹ.
Bản thân bố mẹ ngoài công việc hàng ngày tại cơ quan cũng đều có những nhu cầu cá nhân khác tiêu tốn nhiều thời gian, hay tụ tập bạn bè hoặc chỉ đơn giản là hôm nay cảm thấy hơi “lười” một chút…
Vậy làm thế nào khi đăng kí học cho con, bố mẹ có thể đảm bảo thời gian đồng hành cùng con học mỗi ngày ít nhất 30 phút. Làm sao để con có đủ thời gian học tập theo task dù con có nhiều bài tập trên lớp?
Đây cũng là vấn đề mà tất cả các bố mẹ trong group đều quan tâm. Quỹ thời gian 24h ai cũng như nhau, nhưng quan trọng là chúng ta đang sắp xếp kế hoạch học tập của con như thế nào để việc học được hiệu quả nhất. Hãy cùng BMyC lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm dưới đây nhé :
Trải nghiệm thực tế khắc phục khó khăn khi học tiếng Anh cùng con
Mẹ Phượng Bùi (Facebook: Phượng Bùi) cũng có chung những lo lắng đấy. Mẹ đã quyết định đăng ký học cho 2 bạn cùng 1 lúc (1 bạn 10 tuổi và 1 bạn 5 tuổi). Cùng với đó là mẹ vẫn đang chăm sóc 1 em bé 14 tháng nữa. Thật sự là có rất nhiều việc phải làm. Và nói về thời gian khi học tiếng Anh cùng con mỗi ngày sẽ tưởng chừng như khó có thể làm được.
Mẹ chia sẻ bản thân không sợ lười, hay ko còn các buổi tụ tập cùng bạn… mà điều mẹ Phượng Bùi băn khoăn nhất là LÀM SAO CÓ THỂ SẮP XẾP LỊCH HỌC CỦA CON HỢP LÝ?
Cũng như các gia đình khác, ban ngày đi làm hành chính, các con đi học ở trường. Nên thời gian dành cho việc học cùng con chỉ còn buổi tối. Và trong 1 buổi tối, câu hỏi được đặt ra là làm thế nào có thể vừa giải quyết việc nhà, chăm sóc cho em bé mà vẫn đảm bảo việc học ở trường của con và hoàn thành các task được giao.
Chồng của mẹ Phượng Bùi do tính chất công việc nên thường về muộn, ông bà có tuổi, chỉ có thể hỗ trợ trông bé nhỏ vào ban ngày, nên vào buổi tối, thường mẹ phải tự lo hết mọi việc.
Mẹ Phượng Bùi đã mất 3 tháng ban đầu bị “rối loạn” bởi rất nhiều công việc cùng lúc, mọi việc đều không thể hoàn thành một cách trọn vẹn.
Xem thêm : TỔNG HỢP【Chia Sẻ – Khắc Phục】Khó khăn khi học tiếng Anh cùng con tại nhà
Và lúc này mẹ Phượng Bùi mới chợt nhớ đến yêu cầu của các admin ban đầu khi đăng kí học cho các con, đó chính là IN BẢNG KẾ HOẠCH HỌC TẬP và đóng thành quyển.
Mình bắt đầu in và lên kế hoạch học tập cho các con theo từng ngày trong 1 tuần và bắt đầu thực hiện.
Nhưng thực sự “ĐỜI KHÔNG NHƯ LÀ MƠ”.
Có kế hoạch rồi mình lại ép con học cho bằng hết nội dung đã đề ra. Dẫn đến con chán nản, khóc, ấm ức,…
Bạn lớn nhà mẹ Phượng Bùi đã bắt đầu không chịu học, trong khi đó thì bạn bé lại liên tục đòi nghỉ trong quá trình học, con thấy “mỏi miệng” khi phải đọc cùng lúc level lingo, phonics rồi razkid…
Sau khi con nghỉ 15 phút vào mẹ lại thấy con đọc bon bon. Rồi 1 buổi tối mẹ thử đọc 1 level lingo liên tục như con. Quả thật mẹ cũng không làm được, trong khi đó lại học phonics, đọc razkid.
Ôi ngần đấy việc làm sao con không mỏi, không chán.
Sắp xếp thời gian mỗi ngày giải quyết khó khăn khi học tiếng Anh cùng con hiệu quả
Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề bây giờ? Làm sao con hoàn thành task học, làm sao con có thể tập trung hơn … những suy nghĩ cứ hiện lên mãi trong đầu khó có thể sắp xếp được.
Thay vì dồn hết bài học vào buổi tối, bố mẹ có thể tranh thủ thời gian buổi sáng trước khi con đến trường.
- Lên kế hoạch học tập cho bé: Điều này giúp bé biết được trong ngày mình sẽ phải làm những gì, học tập và chơi vào thời gian nào để có sự sắp xếp hợp lý.
Khi lập kế hoạch học tập, bố mẹ hãy trao đổi với con những nội dung con cần làm để con hình dung ra nội dung con cần làm. Những nội dung khó bố mẹ nên ưu tiên làm trước để con không bị nản. Sau khi con làm xong nội dung nào mình đều hướng dẫn con ghi chép lại trong kế hoạch. Sau 1 ngày 2 mẹ con cùng xem lại kế hoạch để cân đối lại kế hoạch cho ngày hôm sau để phù hợp với thời gian của con. Bố mẹ nên tránh đưa ra quá nhiều kế hoạch mà không phù hợp với thời gian sẽ làm cho hai mẹ con cảm thấy nản.
- Chia nhỏ bài học: Việc chia nhỏ bài sẽ giảm bớt áp lực bài học cho con, con sẽ không bị mệt khi học phải bài nặng hoặc với những bé mới bắt đầu, chưa quen với tiến độ học tập.
Ưu tiên những việc khó sẽ để con làm trước. Thời gian của con do kết hợp với việc đi học thêm nên thường sẽ chỉ cố định buổi sáng sớm. Và ưu tiên mỗi lần học 15 – 20 phút. Với bố mẹ chỉ cần con học 15 phút những ngày bận cũng là việc duy trì thời gian học tập hợp lý.
- Phân bổ thời gian học đều trong ngày: Việc này cũng như chia nhỏ bài học, con sẽ không bị quá áp lực về bài học.
Bố mẹ có thể cho bé dậy sớm hơn bình thường từ 20-30 phút (dựa theo thời tiết các mùa và thời gian con đi học cho phù hợp), dùng 10-15’ cho một bài học nhỏ của bé.
Chia nhỏ bài học cũng như chia đều thời gian trong ngày sẽ giúp bé không cảm thấy chán với việc học. Với những bé từ 4-6 tuổi, chưa có áp lực về bài vở trên lớp sẽ có nhiều thời gian hơn, nên bố mẹ đừng lo lắng về việc cho con học tiếng Anh quá sớm. Đừng bỏ lỡ cơ hội tiếp xúc với một ngoại ngữ mới của con.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng không nên quá đặt nặng áp lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ của ngày. Đôi khi vì một vài lí do khách quan bất khả kháng, chúng ta có thể hoàn thành 80% kế hoạch, vậy cũng là tốt rồi. Hãy tôn trọng tiến độ học tập của con, không áp lực, và chăm chỉ báo cáo tiến độ sẽ giúp con hoàn thiện task hiệu quả.
Hãy cân đối cả mặt tâm lý và bài học để cả bố mẹ và con cùng thoải mái.
Mẹ Trần Thanh Huyền cũng có chung chia sẻ:
“Khi học thì không mặc cả trả giá, con không học thì mẹ cho dừng, bài trên lớp không hoàn thành lên cô phạt con sẽ chịu. Mỗi một khung giờ học con cần hoàn thành đúng tiến độ để không ảnh hưởng đến nhiệm vụ tiếp theo.
Và mình cũng đặt đồng hồ báo thức để nhắc nhở con chú ý hơn về thời gian khi làm việc gì đó. Làm việc gì cũng cần phải có kế hoạch chi tiết cụ thể, nếu không ghi rõ thì suốt ngày chúng ta loanh quanh luẩn quẩn thở ngắn than dài, chưa làm được việc gì cũng đã hết giờ các bạn nhỉ. Mình cũng đã từng hứa lên hứa xuống với Admin, lấy đủ lý do vì bài của con không hoàn thành không đúng tiến độ. Nhưng khi sắp xếp lại một chút thì hai mẹ con làm rất ổn”.
“Bản năng là thứ có sẵn, nhưng kỹ năng là thứ phải rèn. Để có kỹ năng tự học trọn đời, BMYC hướng đến việc bố mẹ đồng hành tối thiểu với con 30 phút mỗi ngày. Kiên trì bền bỉ nắng cũng như mưa không bỏ 1 ngày nào cả. Ai có nhiều thời gian hơn thì càng quý, nhưng không thể dưới 30 phút, có thế mới tạo ra giá trị sau 1 đến 2 năm”
là chia sẻ của mẹ Hằng Nguyễn.
Khó khăn thì luôn có rất nhiều. Nhưng bố mẹ hãy kiên trì đồng hành cùng con. Con sẽ dần dần hình thành được thói quen tự học và yêu thích các bài học hơn. Con có thể tự tìm kiếm các thông tin bài học, những điều con cần một cách chủ động. Bố mẹ sẽ “nhàn” hơn một chút.
Luôn nhớ, đồng hành là để cùng chia sẻ với con cả khó khăn ban đầu và niềm vui kết quả đạt được.
Đừng vì một chút sao nhãng bất chợt mà bỏ lỡ quỹ đạo học của con. Kết quả hoàn thành của con sau mỗi task, level sẽ chứng minh công sức bỏ ra của cả bố mẹ và con là không vô ích. Đáng tự hào.
Hãy chia sẻ những khó khăn hay thành tựu của gia đình bạn vào group BMyC để chia sẻ cũng như nhận được trợ giúp từ admin cũng như hàng nghìn bố mẹ khác.
Pingback: 4 bước lập thời gian biểu học tập khoa học và hiệu quả