Khi bạn tìm thấy một phương pháp nghe tiếng Anh đúng cho bé, hành trình tự học ngôn ngữ tại nhà của con sẽ luôn vui vẻ, không áp lực mà hiệu quả cực kỳ cao.
Muốn biết một phương pháp nghe tiếng Anh có đúng và phù hợp cho con của bạn hay không, chính bạn phải là người bỏ công sức để tìm hiểu thông qua nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy. Bài viết này giúp bạn “chạm tới” một phương pháp đã giúp hàng nghìn trẻ em ở Việt Nam nói tiếng Anh chuẩn như bản ngữ, quyết định hành động hay không cuối cùng vẫn là ở bạn.
Nội dung chính
- 1. Tại sao phải chọn phương pháp nghe tiếng Anh đúng cho bé ngay từ đầu?
- 2. Phương pháp luyện nghe tiếng Anh chủ động
- 2.1. Luyện nghe chủ động là gì?
- 2.2. Lợi ích của việc luyện nghe tiếng Anh chủ động
- 2.3. Cách luyện nghe tiếng Anh chủ động
- 3. Phương pháp luyện nghe tiếng Anh thụ động
- 3.1. Luyện nghe thụ động là gì?
- 3.2. Lợi ích của việc nghe thụ động
- 3.3. Cách luyện nghe tiếng Anh thụ động
- 4. Sự khác biệt giữa phương pháp nghe chủ động và nghe thụ động
- 5. Kinh nghiệm phương pháp nghe tiếng Anh chủ động – nghe thụ động từ học viên Group BMyC
1. Tại sao phải chọn phương pháp nghe tiếng Anh đúng cho bé ngay từ đầu?
Các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, hầu hết chúng ta đều dành khoảng 40 – 50% thời gian để nghe, 25 – 30% để nói, 11 – 16% để đọc và thời gian để viết khoảng 9%. Với con số cụ thể này, chúng ta đều hiểu kỹ năng nghe nói chung hay kỹ năng nghe tiếng Anh nói riêng đóng vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống và giao tiếp hàng ngày.
Khi bạn chọn đúng phương pháp nghe tiếng Anh phù hợp nhất với con trên hành trình tự học tại nhà, bạn sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề:
- Giúp con hứng thú, vui vẻ học tiếng Anh. Dần trở nên đam mê hơn và có khả năng tự học không cần tới bạn nữa.
- Giúp con hiểu được những điều người khác nói không phân biệt người đó đến từ đất nước nào.
- Sớm đạt được khả năng giao tiếp tốt mà không mất nhiều thời gian
- Tiết kiệm chi phí cho chính bạn, không phải mày mò thử sức với nhiều cách khác.
Tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để được tư vấn và hỗ trợ trong việc chọn lựa phương pháp học tiếng Anh phù hợp và lộ trình để đạt được mục tiêu học tập cho con một cách hiệu quả nhất!
2. Phương pháp luyện nghe tiếng Anh chủ động
Áp dụng phương pháp luyện nghe tiếng Anh chủ động đúng cách, bé học tiếng Anh sẽ rất nhẹ nhàng và vui vẻ.
2.1. Luyện nghe chủ động là gì?
Đây là phương pháp nghe tiếng Anh giúp bé nghe bài học với sự tập trung cao độ. Con muốn bắt chước nói theo được thì phải nghe và lặp lại theo từng từ vựng, từng câu tiếng Anh. Học từ từ từng bước từ bài học dễ tới khó, chậm mà rất chắc.
2.2. Lợi ích của việc luyện nghe tiếng Anh chủ động
- Giúp đôi tai của con nghe chuẩn hơn trong sự tập trung cao độ
- Rèn luyện thói quen học tập trung
- Dễ dàng bắt chước đúng nên phát âm sẽ rất chuẩn
- Tăng vốn từ, vốn câu một cách tự nhiên
2.3. Cách luyện nghe tiếng Anh chủ động
Xác định luyện kỹ năng nghe tiếng Anh là một hành trình bền bỉ nên ngay trong quá trình học, bạn cần trao đổi kỹ với con nhiệm vụ cần phải làm. Hãy thực hiện các cách dưới đây để con nhanh chóng sở hữu kỹ năng nghe tiếng Anh thành thạo.
Cách 1: Mở video trong lộ trình học của con hay một câu chuyện tiếng Anh trong app Razkids, giọng trong máy đọc 1 câu con lặp lại theo, lắng nghe kỹ để bắt chước đúng như vậy. Ngoài ra, bạn có thể cùng con di tay theo từng con chữ để não bộ của con chụp hình.
Trong quá trình luyện nghe, bạn tránh dùng các thiết bị điện tử, ngồi xuống học cùng con, nhẹ nhàng chỉ dẫn và đừng ép con ở giai đoạn đầu tiên.
Cách này phù hợp với các bạn nhỏ hợp tác với bố mẹ trong quá trình học.
Cách 2: Nếu con bạn không tập trung, không muốn học, bạn sẽ là người học thay con. Hoặc bố mẹ thi đua học với con xem ai sẽ là người bắt chước đúng hơn. Sự nỗ lực của bạn và tính hiếu thắng có sẵn trong trẻ sẽ dần giúp bé mong muốn được học, được làm điều đó để thắng bạn.
Lưu ý, với các bé chỉ nên học từ khoảng 20 phút đến 30 phút mỗi lần vì đây là khoảng thời gian trẻ có thể tập trung cao nhất.
Chị Đỗ Quyên (Tuyên Quang), một người mẹ đang đồng hành cùng con tự học tại nhà cho biết: “Học ngôn ngữ là quá trình bắt chước, chính vì vậy mình luôn đẩy mạnh tương tác nghe cho con. Nghe nhiều sẽ ngấm, tự bản thân con sẽ cảm nhận được ngôn ngữ và mô tả lại chúng.
Dành thời gian nghe thêm các bài hát, các câu chuyện hay đoạn phim hoạt hình bằng tiếng Anh mà con thích song song với việc thực hiện lộ trình học để hỗ trợ con nghe âm, nghe từ tốt. Các bài hát cho trẻ có thể tìm thấy vô vàn trên Youtube từ các nhà cung cấp như ChuchuTV, Cocomelon, Baby Bus, Tayo the Little Bus, Peppa Pig,…
Trẻ nên bắt đầu từ các bài hát đơn giản. Và để con học tiếng Anh hay học bất kỳ một ngôn ngữ nào thì việc nghe là việc được đẩy mạnh và quan trọng nhất trong quá trình học”.
3. Phương pháp luyện nghe tiếng Anh thụ động
Áp dụng phương pháp nghe tiếng Anh thụ động cho bé như nghe video ca nhạc, phim hoạt hình, truyện cổ tích… trong lúc bé chơi, trước giờ đi ngủ sẽ giúp bé làm quen với âm thanh của ngôn ngữ mới dễ dàng hơn.
3.1. Luyện nghe thụ động là gì?
Đây là phương pháp giúp bé nghe tiếng Anh trong vô thức, không có chủ đích rõ ràng. Mục đích của cách này là giúp bé quen thuộc với âm ngữ điệu của tiếng Anh, hoặc nghe lại, ghi nhớ sâu hơn những từ bé đã học trước đó một cách tự nhiên.
3.2. Lợi ích của việc nghe thụ động
- Giúp con học không áp lực, luôn vui vẻ. Học và chơi kết hợp.
- Làm quen với ngôn ngữ mới một cách tự nhiên
- Có thể nói theo được những từ, câu tiếng Anh con đã học chủ động trước đó
3.3. Cách luyện nghe tiếng Anh thụ động
Không phải bố mẹ nào cũng biết cách luyện nghe thụ động cho trẻ đúng cách. Cách làm đúng là hãy sử dụng loa nghe, copy lại file nghe từ bài học chính để trẻ có thể nghe đi nghe lại mọi lúc, mọi nơi. Nếu bạn chưa biết lựa chon loa nghe nào hãy tham khảo thêm bài viết kinh nghiệm chọn loa nghe tiếng Anh cho bé đúng chuẩn từ BMyC để quá trình nghe thụ động hiệu quả hơn.
Sau đó, để tránh sự nhàm chán cho con, chúng ta có thể cho con nghe và xem các bộ phim hoạt hình, các kênh Youtube, nghe các bài hát tiếng Anh yêu thích cũng là một cách để luyện kỹ năng nghe tiếng Anh, tạo môi trường ngôn ngữ xung quanh không gián đoạn cho con.
4. Sự khác biệt giữa phương pháp nghe chủ động và nghe thụ động
Luyện nghe chủ động | Luyện nghe thụ động |
Tập trung lắng nghe | Không cần tập trung cao độ |
Một địa điểm cố định | Không cố định như: đi tắm, đi chơi |
Có sự giao tiếp hai chiều | Giao tiếp một chiều |
5. Kinh nghiệm phương pháp nghe tiếng Anh chủ động – nghe thụ động từ học viên Group BMyC
Hãy tham khảo chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn dưới đây của một người mẹ đã đồng hành với con thành công bằng phương pháp tiếng Anh BMyC, chắc chắn bạn sẽ tìm ra được cách làm phù hợp với hành trình tự học ngôn ngữ cùng con tại nhà. Nhằm đảm bảo tính trung thực, BMyC trích lại nguyên văn bài viết của chị Lê Thị Trà My.
Chị Lê Thị Trà Mi viết ngày 02/01/2023 trong Group BMyC:
“Trong thời gian học tiếng Anh cùng con tại BMyC, mình nhận thấy việc nghe là vấn đề khó nhất. Vì không phải bé nào cũng thích nghe, chịu khó nghe, kiên trì, kiên nhẫn nghe mỗi ngày. Bé nhà mình sinh năm 2012, hầu hết những bạn lớn thế này rất chủ quan, lười nghe, chỉ muốn nghe lướt qua rồi đọc cho nhanh để được chơi.
Mình đã tìm hiểu nhiều bài chia sẻ của các mẹ trên Group để có thêm kinh nghiệm, nhờ Admin hướng dẫn các mẹo giúp con nghe mỗi ngày hiệu quả, làm sao cho con có một thói quen nghe tốt. Vì nếu con nghe không đủ, nghe không đều, nghe không có trình tự thì con sẽ không ngấm được âm, và chắc chắn rằng con đọc sẽ không chuẩn được.
Thời gian mới bắt đầu con cũng chỉ nghe đối phó, nhưng sau đó với sự kiên trì của 2 mẹ con thì con cũng vào guồng và có thói quen nghe tiếng Anh mỗi ngày. Hiện nay con được thầy cô nhận xét đọc chuẩn, giọng hay nên mình cảm thấy rất vui.
Mình xin chia sẻ một chút về hành trình tạo thói quen nghe cho con ạ.
- Nghe những thứ con thích: với những bé phản ứng mạnh khi nghe, không thích nghe, nghe trong sự ép buộc thì đầu tiên đừng mở bài học cho con nghe liền. Vì học tiếng anh chưa bao giờ là đơn giản, rất dễ gây nhàm chán. Nên không thể bắt ép con vào khuôn khổ nghe những điều mà con không có hứng thú được.
- Chọn nội dung nghe phù hợp cho con: Sau khi con đã quen dần với việc nghe rồi, mình sẽ tiến hành xóa bớt một số bài hát đi, và thay vào đó là những file mp3 bài học. Có nghĩa là cho con nghe xen kẽ giữa bài hát và bài học để con không nhàm chán.
- Nghe thường xuyên: Để có được thói quen nghe là quá trình khổ luyện, kiên trì mỗi ngày đều đặn, lâu dài. Thời gian nghe mỗi ngày có thể ít nhưng nhất thiết phải nghe. Không cho con dừng ngày nào, nếu bỏ một ngày, thì con cũng sẽ bỏ được 2 ngày, được 1 tuần và bỏ luôn đấy ạ.
- Nghe – đọc – lặp lại: Khi con có thói quen tốt rồi thì mình xóa hết các bài hát đi và chỉ để lại mỗi file mp3 học của con, hướng dẫn con vừa nghe, vừa di tay theo chữ ở file pdf đọc theo, bắt chước ngữ điệu máy đọc, đọc theo càng giống càng tốt.
- Chép lại những gì con nghe được: Rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh không chỉ cần mỗi đôi tai, mà cần liên kết hợp nhiều kỹ năng lại với nhau. Khi nghe, thì dùng tai nghe, mắt nhìn, miệng đọc theo tay ghi chép lại nội dung đã nghe.
Để có được một thói quen tốt không hề đơn giản, tạo thói quen rất lâu nhưng đánh mất thói quen lại rất nhanh, vì thế chúng ta cần cố gắng mỗi ngày một ít để giúp con rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh. Hãy làm thật kiên trì bền bỉ, đừng trì trệ, đừng bỏ cuộc để công sức bỏ ra không lãng phí các bố mẹ nhé!”
Xem Thêm:
- 15 phần mềm nghe tiếng Anh có tính ứng dụng cao nhất
- Top 50+ bài hát tiếng Anh cho bé luyện nghe hay nhất