BMyC đã có buổi livestream chia sẻ những trải nghiệm vô cùng quý báu của 2 nhân vật rất có tiếng trong “làng” BMyC. Đó là cô Thu Trang (Facebook: Sansan) – giáo viên tiếng Anh của BMyC và mẹ Thiện Trịnh (Facebook: Thien Trinh) – người có nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh trong công việc.
Nội dung chính
1. “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”
Chị Thiện Trịnh sống và làm việc ở Hồ Chí Minh. Hai bé nhà chị đã tốt nghiệp BMyC 6 tháng trước. Chị có duyên biết đến group qua một người bạn đã có con học và bé đã rất thành công.
Chị tâm sự rằng: “Thực sự lúc được giới thiệu vào nhóm. Em đã khóc. Em òa khóc bởi em quá bất ngờ. Tại sao những bố mẹ không biết tiếng Anh, không biết ngoại ngữ mà con họ lại nói tiếng Anh tuyệt vời như vậy. Tại sao người ta lại làm được những điều kì diệu như vậy”.
Chị tự hỏi rằng: “Tại sao mình cũng biết một chút tiếng anh mà mình không dạy được cho con mình. Mình thấy kém cỏi”.
Cảm xúc đó cứ dâng trào cuồn cuộn và trở thành niềm trăn trở trong lòng chị. Chị tìm đọc những câu chuyện chia sẻ của mẹ khiếm thị, hay những mẹ có hoàn cảnh khó khăn. Chị đã rất xúc động. Càng xem chị càng cảm thấy nó như một cú huých vào trái tim của chị. Tự nhiên chị thấy đau và có phần ghen tị.
Từ những trăn trở đó, chị tìm tòi nghiên cứu và mọi thứ như vỡ òa trong hạnh phúc. Cảm xúc đó giống như người đi lạc giữa rừng sâu bỗng tìm ra lối thoát. Chị tìm được cộng đồng BMyC vững mạnh, nơi mà có rất nhiều tấm gương các bạn nhỏ đến từ khắp các vùng trên đất nước đã và đang rất thành công. Chị có một niềm tin cực kỳ mãnh liệt vào BMyC và rằng con của chị cũng sẽ tuyệt vời như những em bé của BMyC.
2. Mẹ là giáo viên tiếng Anh thì liệu con có xuất sắc không?
Ai cũng ngỡ rằng “mẹ giỏi tiếng Anh thì chắc chắn con cũng sẽ giỏi”. Nhưng các cụ thường có câu “bụt chùa nhà không thiêng”. Chị Trang cũng loay hoay với việc học tiếng Anh của con trai mình. Trước khi trở thành giáo viên của BMyC, chị cũng là giáo viên của trung tâm tiếng Anh. Cũng vì nhân duyên đưa đẩy, chị có cơ hội hợp tác làm việc cùng BMyC. Và tất nhiên là 2 em bé của chị cũng trở thành học viên của BMyC.
BMYC SPEED – Khóa học mà mẹ Trang và mẹ Thiện Trịnh đã đăng kí tham gia đồng hành cùng con
3. Hãy cứ đi thôi… đừng dừng lại
Vạn sự khởi đầu nan, gian nan không được nản. Đó đều là những trải nghiệm quý giá của 2 bà mẹ. Mẹ biết tiếng Anh có thể là lợi thế trong việc tương tác và rèn luyện phản xạ cho các con. Tuy vậy, các con chỉ là những đứa trẻ, đều rất ham chơi, chưa tập trung học vì vậy không thể tránh khỏi những lúc chán nản, không hợp tác. Mẹ không hiểu con, con không hiểu mẹ. Có những lúc mẹ ép con, con áp lực và bắt đầu phản kháng.
Khủng hoảng của tuổi nhỏ là những khó khăn mà những người mẹ giỏi tiếng Anh hay mẹ không biết tiếng Anh đều phải đối mặt.
Mẹ Thiện Trịnh chia sẻ khó khăn lớn nhất đó là việc kiểm soát con sử dụng Ipad. Lần đầu tiên con tiếp xúc với ipad nên không thể tránh khỏi được việc con hào hứng xem các chương trình giải trí trong ipad. Vì vậy mẹ đã quyết định ra tay xóa hết tất cả những app mà mẹ yêu thích. Mẹ thủ thỉ với con rằng: “Mẹ xóa đi vì mẹ không muốn mỗi lần mẹ học cùng con mẹ lại lướt app. Mẹ muốn dành toàn bộ thời gian để đồng hành cùng con”.
Bạn nhỏ đã rất bất ngờ trước hành động của mẹ và từ đó bạn ra sức tập trung học một cách rất chủ động.
Hành trình chinh phục đỉnh núi nào cũng trải qua nhiều gian nan và vất vả. Nhưng chính những khát khao mong muốn đạt được mục tiêu và sự nỗ lực của cả mẹ và con thì mọi thứ lại trở nên rõ ràng và sắc nét. Quả ngọt nhất là quả được hái từ cây nỗ lực chứ không phải là cây may mắn.
4. Bí kíp này chính là chìa khóa cho thành công
“Hãy tạo môi trường cho con thực hành ngôn ngữ với tâm lý thật thoải mái mỗi ngày. Học mà chơi, chơi mà học, không áp lực, không gò bó”. Đây là những kinh nghiệm quý giá đúc rút từ những trải nghiệm của hai bà mẹ. Chính sự tiếp xúc nhiều sẽ quyết định sự thành công của con. Các con sẵn sàng chủ động tiếp cận, các mẹ chỉ cần đồng hành và nương theo khả năng tiếp thu của con.
Các mẹ hãy yên tâm. Cứ đi là sẽ đến! Thay vì cứ ngồi nhìn những thành quả xuất sắc của “con nhà người ta” để mỗi ngày trôi đi trong nuối tiếc. Hãy hành động ngay hôm nay để có ngay kết quả khác biệt ngày mai. Các mẹ hãy tin tưởng tuyệt đối ở con mình. Các con là những em bé rất tuyệt vời !
“Đúng là hành trình này không chỉ là hành trình chinh phục tiếng Anh mà còn là hành trình để tốt nghiệp khóa học làm mẹ”. Chị Thiện Trịnh chia sẻ.
5. Sự khác biệt giữa học tiếng Anh trung tâm và chương trình tiếng Anh của BMyC
Cứ nghĩ đến học tiếng Anh thì chắc chắn phụ huynh sẽ nghĩ ngay đến việc tìm một trung tâm hay một cô giáo cho con mình. Tuy nhiên sự thật rằng, con học 2-3 năm ở trung tâm rồi nhưng vẫn “ngậm hột thị” không dám giao tiếp.
Tại BMyC có rất nhiều bố mẹ đầu tư những khóa học đắt tiền cho con tại trung tâm nhưng dường như các con cũng mới giao tiếp được đơn giản chứ không chủ động và nói hay như các bạn tham gia chương trình BMyC.
Sau thời gian trải nghiệm đồng hành cùng con và giảng dạy tại BMyC, chị Trang nhận ra: “sự khác biệt lớn nhất giữa trung tâm tiếng anh và BMyC đó chính là cách khai thác và tiếp cận tiếng Anh”.
Học ở trung tâm, tiếng Anh được xem như một môn học. Cách tiếp cận rất bị động, vì vậy các con hầu như chỉ tương tác khi được giáo viên hỏi. Một tuần trung bình các con học 3 buổi tại trung tâm vì vậy cơ hội tiếp xúc với môi trường tiếng Anh là không nhiều. Kết quả các con phản xạ chậm và khó tiến bộ.
Ngược lại, BMyC lại rất khác biệt. BMyC không coi tiếng Anh là một môn học mà coi đó là một hành trình chinh phục ngôn ngữ. Các con được học, được chơi, được cùng mẹ “tắm” ngôn ngữ mỗi ngày, tự tin thể hiện chính mình. Vì vậy, mẹ cảm thấy nhẹ nhàng, các con cũng thoải mái tiếp nhận ngôn ngữ mới một cách hào hứng và hiệu quả.
Vậy mới nói rằng, mẹ khá tiếng Anh hay không không quan trọng. Quan trọng là hãy đến BMyC để cùng con trải nghiệm kỹ năng đồng hành cùng con và kĩ năng làm mẹ các mẹ nhé! Các mẹ sẽ thấy sự khác biệt bất ngờ.
Hành động hôm nay – Kết quả ngày mai
Xem Thêm:
- Người mẹ vượt mọi định kiến để đồng hành cùng con và kết quả bất ngờ
- Giải pháp cho bố mẹ bận rộn và không biết tiếng Anh đồng hành cùng con