“Bố mẹ giỏi tiếng Anh thì con giỏi là phải rồi.”
Trước khi đến với BMyC, rất nhiều bố mẹ vì nhận định trên mà lầm tưởng rằng những người giỏi tiếng Anh sẽ dạy con rất dễ dàng. Và lầm tưởng này cũng dẫn đến một lầm tưởng khác: “Bản thân phải giỏi tiếng Anh mới có thể giúp con học ngôn ngữ này.”
Nhưng thực tế thì không phải vậy. Mời bố mẹ cùng nghe góc nhìn từ người trong cuộc qua 3 câu chuyện dưới đây.
Khi mẹ là giáo viên tiếng Anh trẻ em, mẹ làm cho công ty nước ngoài, mẹ từng là du học sinh Anh thì việc đồng hành cùng con có thuận lợi như nhiều người vẫn nghĩ?
Nội dung chính
1. Khi mẹ là giáo viên dạy tiếng Anh trẻ em
Cô Thu Trang (Facebook: San San), hiện là giáo viên của BMyC và đồng hành với hai con 5 tuổi và 3 tuổi.
Trước khi dạy ở BMyC, cô Trang đã từng dạy tiếng Anh trẻ em ở trung tâm nhưng bản thân cô cũng cảm thấy rất bất ngờ trước kết quả đầu ra ấn tượng của các bạn nhỏ học BMyC.
Từng dạy ở trung tâm nhưng chưa từng thấy các bạn nhỏ có đầu ra tốt như vậy.
Với việc đồng hành cùng con, cô Trang bắt đầu cho con học BMyC từ giai đoạn 3,5 tuổi. Trước đó, bé cũng được mẹ cho làm quen với tiếng Anh từ trước.
Cô Trang chia sẻ rằng khi bản thân là một giáo viên, có lẽ lợi thế duy nhất là con có thể tương tác nhiều mẫu câu với mẹ.
Tuy nhiên, dù là giáo viên, cô Trang vẫn phải đối mặt với những vấn đề muôn thuở như bao phụ huynh khác khi đồng hành cùng con như:
- Con không hợp tác, phản kháng khi bị mẹ ép.
- Hai mẹ con khủng hoảng vì mẹ không hiểu con, con không hiểu mẹ.
Đây là những khó khăn về mặt tương tác cảm xúc giữa hai mẹ con. Và chính những khó khăn này mới là ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả đồng hành học ngôn ngữ. Khi đối mặt với những khó khăn về cảm xúc, việc mẹ biết tiếng Anh thực sự không mang lại nhiều ý nghĩa.
Cô Trang mở lòng tâm sự:
“Nhiều lúc mình chỉ muốn bỏ cái ‘mác’ giỏi tiếng Anh đi vì trong một ngày, mình chỉ tiếp xúc với con 3 tiếng đồng hồ. Thời gian mẹ tiếp xúc với con đôi khi không bằng thời gian con tiếp xúc với sách vở và nghe tiếng Anh trên Ipad. Những mẫu câu hai mẹ con nói với nhau cũng chỉ là những mẫu câu cơ bản về chủ đề cảm xúc, thời tiết… Đó là những cấu trúc câu đơn giản mà bất cứ bố mẹ nào cũng dùng được mà không cần giỏi tiếng Anh.”
Bên cạnh đó, khi bản thân giỏi tiếng Anh, cô Trang cũng phải đối mặt với rào cản từ việc kỳ vọng quá nhiều ở con và thiếu sự tương tác với các admin. Ở giai đoạn đầu, điều này đã vô tình gây áp lực cho con và khiến việc học trở nên bế tắc.
“Bản thân là giáo viên tiếng Anh nên ban đầu mình chưa mở lòng chia sẻ với Admin. Sau này, khi tâm sự với Admin về việc con bị ốm, bản thân bận rộn nên tiến độ chậm, mình được Admin động viên và chia sẻ những cách giải quyết khúc mắc khi con không hợp tác. Có những phương pháp rất hay mà bản thân mình là giáo viên cũng học được rất nhiều.”
Ngoài ra, cô Trang còn tâm sự bản thân từng bị áp lực chuyện “con cô giáo mà con phát âm chưa hay, thuyết trình chưa tốt”.
Càng cố gắng chỉnh âm cho con, con càng khó cởi mở với mẹ khi luyện nói. Trong khi đó, với kỹ năng nói tiếng Anh, việc luyện nói nhiều mới làm cho kỹ năng nói trở nên hoàn thiện.
Vì vậy, để hạn chế làm con ngại nói, cô Trang đã học cách cân bằng và bớt chỉnh âm cho con. Bên cạnh đó, cô cũng nhận ra nhiều bạn nhỏ trong group BMyC có bố mẹ không giỏi tiếng Anh nhưng phát âm của các con vẫn rất “tròn” và “đẹp”.
Vậy nên lợi thế từ việc có mẹ là giáo viên tiếng Anh có lẽ không được tận dụng nhiều như bố mẹ vẫn nghĩ.
Trong quá trình học BMyC, cô Trang cũng cho con tham gia ESC (Câu lạc bộ tiếng Anh của BMyC) để con kết bạn và nói tiếng Anh với các bạn.
Một quan sát thú vị mà cô Trang phát hiện ra là việc có bạn để con thực hành luyện nói hiệu quả hơn nhiều so với việc thực hành với mẹ. Đó là bởi khi nói với bạn, con cởi mở hơn, thể hiện ý kiến và biết tranh luận nhiều hơn. Nhờ vậy, con phát triển tư duy tốt hơn.
Con càng lớn thì việc tìm bạn nói tiếng Anh cho con càng quan trọng. Lúc này, mẹ chỉ đóng vai trò là hậu phương. Vậy nên những câu lạc bộ tiếng Anh như ESC của BMyC thực sự rất có ý nghĩa, nhất là với những gia đình ở vùng quê nhỏ như cô Trang.
BMYC PRO – KHÓA HỌC TĂNG TỐC ĐỘ VÀ PHẢN XẠ GIAO TIẾP TIẾNG ANH
- Đối tượng học viên: các bé 5-9 tuổi chưa học tiếng Anh hoặc chưa nghe nói, đọc hiểu được tiếng Anh.
- Cách học: Bố mẹ đồng hành cùng con và 2-3 buổi 60 phút/tuần con học với giáo viên theo hình thức 1 kèm 3, kiểm tra cuối kỳ và họp phụ huynh 3 lần.
2. Khi mẹ làm ở công ty nước ngoài
Chị Thiện (Facebook: Thien Trinh), một phụ huynh của BMyC hiện đã có hai con đều tốt nghiệp BMyC.
Chị Thiện đang là nhân viên văn phòng ngành may mặc tại thành phố Hồ Chí Minh. Với tính chất công việc của mình, chị thường xuyên phải trao đổi công việc bằng tiếng Anh với khách hàng.
Tuy nhiên, công việc của chị chủ yếu yêu cầu kỹ năng đọc, viết tiếng Anh trong việc soạn thảo văn bản, viết email. Vì kỹ năng nghe, nói không được gọt giũa thường xuyên nên dù làm việc ở công ty nước ngoài, chị Thiện cũng không có nhiều thế mạnh khi đồng hành cùng con học BMyC bởi lộ trình học thiên về 3 kỹ năng nghe, nói, đọc.
Theo lời chị Thiện chia sẻ:
“Mọi người đều nói rằng mẹ biết tiếng Anh là một lợi thế nhưng thực sự nó chỉ là bề nổi để mọi người thấy mẹ có thể nói được ngay và tạo môi trường giao tiếp cho con.
Nhưng một người mẹ biết tiếng Anh mà không chịu khó nói cùng con thì sẽ rất khó hỗ trợ con. Bên cạnh đó, mặc dù công việc phải sử dụng tiếng Anh nhiều nhưng khi trở về nhà, người mẹ nào cũng muốn nghỉ ngơi và không muốn phải nói tiếng Anh thêm nữa.
Bởi thế hệ trước học tiếng Anh bằng cách chuyển ngữ trong đầu từ tiếng Việt qua tiếng Anh mà không phải kiểu giao tiếp theo phản xạ như người bản ngữ.
Muốn đồng hành cùng con, mẹ buộc phải sắp xếp thời gian, quyết tâm và có tính kỷ luật.”
Sau khi đồng hành cùng con đến giai đoạn Speed 2, chị Thiện nhận thấy con đã có những tiến bộ rõ ràng về phản xạ, phát âm cũng như khả năng nghe, nói.
Không những tiến bộ mà con còn có thể sửa phát âm cho mẹ trong khi con hoàn toàn tự học qua các video có âm chuẩn còn mẹ lại tiếp xúc thường xuyên với người nước ngoài.
“Trong thời kỳ Covid, con nghe cả ngày nên phát âm rất hay. Rõ ràng mình làm việc thường xuyên tiếp xúc với người nước ngoài mà nghe con nói mình vẫn mê.” – Chị Thiện hào hứng chia sẻ.
Theo quan sát của chị Thiện, sự khác biệt của phương pháp học BMyC so với phương pháp học của thế hệ trước là con học rất nhẹ nhàng, không cần ghi chép. Mọi kiến thức “đi vào đầu” con rất tự nhiên.
“Nếu người lớn nhìn thấy bông hoa, sẽ có phản xạ nghĩ: ‘Bông hoa tiếng Anh là gì?’ còn con khi học BMyC có thể bật ra từ ‘flower’ mà không cần nghĩ.”
Không chỉ tìm được phương pháp học nhẹ nhàng mà hiệu quả cho con, chị Thiện còn tìm được những tình bạn sâu sắc. Đó là những bố mẹ trong group có cùng chí hướng, chung niềm khát khao muốn đồng hành giúp con tốt lên mỗi ngày.
3. Khi mẹ từng là du học sinh và hiện là giáo viên IELTS
Phụ huynh Lan Anh Le (Facebook: Lan Anh Le), người vừa nhập cuộc 2 tuần cùng con tại BMyC, từng là du học sinh tại Anh trong suốt 5 năm học đại học và thạc sĩ.
Bản thân là người đã có kinh nghiệm, chị Lan Anh hiểu rằng con tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm sẽ càng ít bị ảnh hưởng phát âm từ tiếng mẹ đẻ.
Nhớ lại thời đi học, chị Lan Anh kể rằng mình vốn là một học sinh ban A, cả ngày học toán, lý hóa. Sau này, khi gia đình có điều kiện cho đi du học, chị mới đầu tư vào việc học tiếng Anh ở trung tâm.
Mất 80 triệu trong 7 tháng để chị đi từ số 0 đến 5.0 IELTS. Sau khi sang Anh 4 tháng, chị thi lại và đạt IELTS 6.5. Quá trình học tại Anh càng khiến chị Lan Anh thêm khẳng định rằng việc học hàng ngày là vô cùng quan trọng.
Nếu chỉ học 2-3 buổi/tuần ở trung tâm mà không tự học ở nhà thì sẽ không thể cải thiện được trình độ ngôn ngữ.
Trước khi cho bé Micky (2021) học BMyC khi con được 2,5 tuổi, chị Lan Anh từ cho bé học ở trung tâm tiếng Anh với người nước ngoài với thời lượng mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 1,5 giờ.
Tuy nhiên, khi quan sát con, chị cảm nhận được con chỉ học được những từ vựng cơ bản. Chị từng có thời gian rất căng thẳng vì cho con học trung tâm mà con không tiến bộ.
Bên cạnh đó, bản thân chị sau khi học thạc sĩ cũng đã trở thành giáo viên tiếng Anh chuyên dạy IELTS và luyện thi đại học.
Đồng nghiệp trong công ty còn nói với chị rằng: “Mình thì đi dạy tiếng Anh cho con người ta mà con mình lại cho đi học trung tâm.”
Theo chị Lan Anh, đối tượng học sinh mà chị dạy đều là các bạn đã từng tiếp xúc với tiếng Anh, đã có nhận thức rõ ràng. Trong khi đó, độ tuổi của con chị lại hoàn toàn khác. Chị thật sự bối rối khi không biết làm thế nào để dạy tiếng Anh cho bạn nhỏ nhà mình cả về giáo trình cũng như thời lượng.
Cho đến khi học BMyC, chị mới thấy chỉ sau 2 tuần mà con đã tiếp thu tốt và cải thiện phản xạ nhanh chóng. Bên cạnh đó, giáo trình BMyC có sự đa dạng và đổi mới liên tục. Con được tiếp xúc ngôn ngữ với nhiều loại hình tài liệu nên không có cảm giác nhàm chán. Nhờ vậy mà con luôn giữ được hứng thú khi học tập.
Mặc dù chỉ mới bắt đầu hành trình được 2 tuần nhưng chị Lan Anh càng tin tưởng rằng:
“Bố mẹ không chỉ nên đồng hành cùng con môn tiếng Anh mà với tất cả các môn học khác. Bởi khi con học một mình, con sẽ cô đơn, không có động lực, có cảm giác sợ học và quan trọng nhất là không tạo được thói quen.”
Từ những chia sẻ chân tình trong 3 câu chuyện trên, BMyC hy vọng bố mẹ đã hiểu rằng kết quả học tiếng Anh của con chủ yếu đến từ thói quen học hàng ngày, lộ trình học tập khoa học, phong phú và sự đồng hành, thấu hiểu của bố mẹ.
Việc bố mẹ giỏi tiếng Anh không thực sự giúp ích được nhiều cho kết quả học tập của con như nhiều người vẫn nghĩ bởi thời điểm xuất phát của bố mẹ ngày xưa và các con bây giờ hoàn toàn khác nhau. Trong cộng đồng BMyC, những học viên xuất sắc nhất hầu như đều có bố mẹ không giỏi hoặc hoàn toàn không biết tiếng Anh.
Vậy nên đừng vì e ngại bản thân không giỏi tiếng Anh mà lùi bước, bố mẹ nhé!
Tham gia Group BMyC để đồng hành cùng con song ngữ tại nhà ngay hôm nay.
Xem thêm:
- Hé lộ những thuận lợi và khó khăn khi đồng hành cùng con học tiếng Anh từ 3-4 tuổi
- Đồng hành cùng con tự học tiếng Anh ở tuổi lên 3