“Trên đời này vốn dĩ không có con đường cùng, bước qua chặng đường này sẽ đến một chặng đường khác. Những gì hôm nay bạn phải chịu đựng, nhất định tương lai sẽ dùng phương thức tốt hơn để trả lại cho bạn. NEVER GIVE UP!”.
Chị Phượng Bùi (Facebook: Phượng Bùi) – một phụ huynh của BMyC đã tâm niệm rất chân thành như thế để vươn lên “nghịch cảnh” sau chính biến cố không mong muốn của cuộc đời mình.
Bạn có tin vào điều đó?
Bạn thân mến! Cuộc sống của chúng ta luôn đầy ắp những bất ngờ phía trước, có niềm vui và cả những nỗi buồn. Bạn có bao giờ tự hỏi: “Nếu một ngày nào đó cuộc sống của mình có mảng mây đen ập đến và con đường mình đi không còn được trải hoa hồng như trước, mình sẽ làm gì?”
Bạn hãy cùng chúng tôi chia sẻ cùng với câu chuyện của chị Phượng Bùi – một người phụ nữ, một người mẹ quá đỗi thân quen với cộng đồng giúp con song ngữ BMyC nhé!
Nội dung chính
Người phụ nữ kiên cường vượt lên số phận bất hạnh của chính bản thân mình
Gia đình hạnh phúc của chị Phượng Bùi có 5 thành viên: 2 vợ chồng và 3 đứa con (2 gái, 1 trai). Các con của chị đều xinh đẹp, thông minh, chăm chỉ, ngoan ngoãn và yêu thương nhau. Bản thân chị là một người phụ nữ luôn lạc quan, yêu đời, lúc nào cũng toả ra một nguồn năng lượng tích cực. Nhìn vào gia đình chị, ai cũng thầm ước ao tổ ấm nhỏ của mình cũng được như vậy.
Tai nạn bất ngờ và cú sốc tinh thần đau đớn…
Điều không phải ai cũng biết về chị đó là chị đã từng trải qua một cú sốc tinh thần rất lớn sau một tình huống tai nạn giao thông bất ngờ.
Chị chia sẻ: “Khi chị ngã xuống, lúc mới đầu, chị còn tỉnh táo, cố gắng gọi người đi đường để đọc số điện thoại nhờ họ gọi về cho chồng. Sau đó, khi chưa tới bệnh viện, trong cơn mê man vì mất máu quá nhiều, chị luôn nhẩm thầm trong đầu: “Cố lên Phượng ơi, mình còn 3 con đang chờ ở nhà!”…
Và rồi sau một tuần tỉnh lại, chị bị sang chấn tâm lý, luôn hoang tưởng với những điều xung quanh. Tai nạn giao thông đó đã làm chị bị liệt hai chân, bị chấn thương cột sống, liệt tủy sống, chị đã bị đứt động mạch chủ, máu không cầm được nên đã phải truyền tới 30 lít máu. Lúc đó, chị thật sự sốc, cuộc sống của chị xem như đã chấm dứt. Bao nhiêu mơ ước, bao nhiêu hoài bão cũng đã dập tắt. Bầu trời xám xịt, tương lai của chị như mù mịt.
Thời gian sau, chị đã phải trải qua tới 11 cuộc phẫu thuật lớn, nhỏ rồi lại tập phục hồi chức năng với mỗi ngày gần 20 cái kim châm trên người. Đau đớn, mệt mỏi nhưng chị đã nghĩ: “Mình còn gia đình và còn các con nên mình không được từ bỏ”. Nghĩ thì dễ, làm mới khó. Từ một người phụ nữ khỏe mạnh, gánh vác mọi việc trong gia đình bây giờ tất cả mọi việc đều phải nhờ người khác, nghĩ đến đó, chị lại bất lực và muốn buông xuôi”.
Các con chính là động lực…
Trải qua 1 năm ròng rã điều trị ở bệnh viện, mọi vận động hoàn toàn phụ thuộc vào người thân khiến chị Phượng vô cùng chán nản. Chị đã xin phép được về nhà điều trị và tập luyện vì nghĩ bản thân mình cần lấy lại dần sự cân bằng, lạc quan vốn có để có thể tự phục vụ mình, được chăm sóc cho gia đình như trước đây mà đặc biệt là các con.
Trong sự hồi nhớ xúc động, nghẹn ngào, chị tâm sự: “Thực sự vì các con mà chị đã vượt qua được tử thần, giờ vì các con mà tích cực để sống.
Năm đó, khi bạn thứ 2 nhà chị chuẩn bị bước vào lớp Một, chị đòi mọi người cho chị về nhà, tự tập luyện vì chị ko thể yên tâm được khi không có ai đồng hành cùng các con. Bạn bé nhất thì 2.5 tuổi chậm nói, vận động tinh kém.
Lúc mới từ viện về, con còn không nhận ra mẹ, phải mất mấy tháng để làm quen lại với con. Buồn nhiều lắm nhưng chị lại tự động viên bản thân: “Mình vẫn còn may mắn và hạnh phúc khi còn được ở bên gia đình và các con”.
Tròn 2 năm trời ròng rã, chị đã cố gắng nỗ lực hết sức, gấp 2 gấp 3 người khác. Chị tập đi nạng quanh nhà, một chân vẫn bị mất cảm giác. Cho tới bây giờ, trên người chị chằng chịt những vết sẹo nhưng chị không buồn, chị bảo đó chính là chiến tích của chị. Nó nhắc cho chị nhớ rằng chị đã phải giành giật giữa sinh và tử để được như bây giờ”.
Một năm về nhà chị dành toàn bộ sức để đồng hành cùng các con. Chị học tiếng Anh cùng hai bạn lớn, dạy bạn bé tập nói, tập đủ thứ vì giai đoạn đầu đời thiếu mẹ bên cạnh chỉ dạy. Chị đã mua sách, đọc sách cho con nghe để cải thiện kỹ năng của con. Cũng nhờ đó chị mới nghĩ đến việc bán sách kiếm chút thu nhập cho mình để bản thân không phải nghĩ mình sống phụ thuộc.”
BMyC Speed – Khóa học dành cho bé 5-9 tuổi hiệu quả – uy tín – chất lượng.
⭐Phương pháp học được kiểm chứng trên hàng ngàn học viên thành công.
⭐Chương trình học ưu việt cho bố mẹ, hiệu quả tối ưu cho con.
⭐Giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, bằng cấp chuyên môn cao, yêu trẻ.
⭐Tư vấn viên giàu kinh nghiệm nhiệt tình theo sát hỗ trợ.
Người mẹ dốc toàn tâm ý đồng hành cùng các con
Nếu bạn theo dõi Group BMyC, chắc hẳn bạn đã biết chị Phượng Bùi – mẹ của ba bạn nhỏ Alice, Lisa và một bé trai 2018. Chị đã và đang tích cực đồng hành cùng các con chinh phục cả hai ngôn ngữ Anh, Trung và đã đạt được những kết quả tiến bộ, rất đáng tự hào.
Những ngày đầu nhiều khó khăn…
Chị trải lòng về những ngày mới bắt đầu cùng con học tiếng anh ở BMyC: “Khi bất trắc với số phận chưa xảy ra, cũng như bao người phụ nữ khác, chị bận rộn với công việc của mình: đi làm hành chính, chiều về lại tất bật với việc cơm nước và dạy dỗ con.
Khi đó, các con của chị mới chập chững bước vào việc học tiếng Anh. Để có nhiều thời gian bên con, chị đã chấp nhận làm công việc hành chính với mức lương không cao. Chị cũng đã đăng ký một khoá học tiếng Anh để có thể đồng hành cùng con tốt hơn.
Lúc đó, các con cũng đi học suốt ngày, tối về bài vở cũng nhiều nên khó khăn lớn nhất là ít thời gian. Bản thân chị đi làm cả ngày, 5h30’ mới về mà về đến nhà là đủ công việc từ A-Z cộng với 3 đứa con (bé nhất lúc này mới hơn 1.5 tuổi).
Công việc của bố thì không thời gian rảnh, thường đi làm đến khuya nên không thể hỗ trợ nhiều cùng chị về việc học của các con.
Vì thế, để bố trí thời gian học hợp lý thực sự rất đau đầu. Mấy mẹ con phải tranh thủ từng chút một. Sáng dậy từ 5h30’, học 30-45’ trước khi đến trường. Khi mẹ nấu cơm tối thì các con tranh thủ nghe loa. Còn buổi tối chắc học được 30’ nữa. Mà chị vừa học em vừa phá.
Khó khăn nhất là bạn lớn bởi bắt đầu học con đã 10 tuổi, qua độ tuổi vàng để tiếp cận hiệu quả ngôn ngữ mới. Học được một thời gian thì con bắt đầu chuyển cấp. Việc thay đổi môi trường học và phương pháp học khiến con có phần áp lực. Con không muốn học tiếng Anh cùng mẹ nữa. Con luôn hỏi mẹ là tại sao các bạn khác không phải học mà con lại phải học. May mắn là sau khi được mẹ giải thích và động viên thì con cũng đã hiểu, không hỏi nữa và chăm chỉ học”.
Việc đồng hành cùng con bị ngắt quãng…
Cuộc sống của chị ngỡ như cứ vậy mà tiếp diễn êm đẹp khi mọi thứ dần vào guồng quay, nề nếp ổn định. Nào có ai biết được…. Chính tai nạn đó đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời chị.
Đối với một người phụ nữ bình thường đi làm lo gia đình con cái đã là một việc hết sức vất vả nhưng chị giờ đây lại là người tàn tật. Đã phải mất bao lâu để tạo được thói quen học tập cho bản thân và các con nhưng rồi chị lại mất một năm sóng gió, đau đớn trong bệnh viện.
Đương nhiên, các con mất hẳn thói quen học tập và các con cũng sốc khi biết mẹ gặp chuyện. “Mình sẽ phải đứng dậy!”, chị luôn nhủ mình như thế khi trở về nhà.
Đồng hành cùng con lại từ đầu…
Trước kia, vì xác định đồng hành cùng con muốn hiệu quả và lâu dài, chị cũng đã tham gia học và hoàn thành level 1 khoá Native talk. Nay trở về sau biến cố không mong muốn, chị ngỏ ý học tiếp thì đã được BMyC sẵn sàng chấp thuận với level 2 và cho các bé tiếp tục chương trình học sau gần 1 năm. Quay lại học với vô vàn khó khăn nên tiến độ trả bài của mấy mẹ con cũng chậm hơn trước. Điều đáng quý là BMyC vẫn luôn dang rộng vòng tay với mẹ con chị.
Trong quá trình đồng hành cùng con, bản thân chị cũng ngưỡng mộ rất nhiều ông bố, bà mẹ trên group. Đó cũng là một phần động lực quan trọng để chị bên con bền bỉ hơn khi nhìn những thành quả mà các gia đình khác đã đạt được. Chị luôn tâm niệm một số điều:
Đừng quá áp lực lên con và chỉ đặt mục tiêu từ nhỏ thôi.
Hãy luôn chọn phương pháp 50/50, 50 của con và 50 của mẹ.
Duy trì thói quen là một việc rất quan trọng và không thể thành công nếu thiếu nó.
Hãy luôn kiểm soát cảm xúc của mình (Thật ra nhờ đồng hành cùng con Chị có thể kiểm soát cảm xúc mình tốt hơn).
Hãy lập ra một bảng kế hoạch cho con để con có thể tự giác với những việc mình làm. Lúc đầu có thể con chưa tự giác nhưng thời gian con sẽ tự nguyện hoàn thành mọi việc theo thói quen.
Kết quả ngọt ngào
Với sự nỗ lực vượt bậc và kiên trì không mệt mỏi, hiện tại, hai bé lớn của chị đã tốt nghiệp chương trình tiếng Anh của BMyC, chuyển sang tiếp cận ngôn ngữ thứ ba là tiếng Trung; bé trai nhỏ 2018 cũng đã có những bước đầu thuận lợi trong việc chinh phục tiếng Anh; bản thân chị cũng miệt mài không ngừng với khoá học của bản thân mình.
Phương Uyên đã có những bước tiến đầu tiên với tiếng Trung
Môi trường thuận lợi, thói quen tốt đã được hình thành và duy trì đều đặn, các con chăm chỉ và có khả năng tự học. Nghĩ lại cả một hành trình gian nan, chị cười khiêm tốn: “Chị thấy chị chẳng là gì đâu. Đôi lúc nghĩ mình vẫn chưa làm tốt được như các mẹ khác nhưng rồi lại nghĩ lại mình cứ cố gắng bằng tất cả sức mạnh và tình yêu của mình với các con, quả ngọt chắc chắn sẽ đơm đầy”.
Con gái Phương Uyên đang sử dụng tiếng Anh để học tập các môn học khác
Chị Phượng Bùi – một người mẹ tuyệt vời và đầy bản lĩnh. Tin chắc rằng các con của chị nay đã lớn hơn nhiều, đã hiểu được nỗi vất vả khó khăn cùng tình yêu chân thành, vĩ đại của mẹ mà thêm ngoan ngoãn, cố gắng nhiều hơn để gia đình nhỏ thêm tiếng cười, niềm vui mỗi ngày.
Các bố mẹ sau khi đọc câu chuyện có điều gì muốn chia sẻ với chị Phượng Bùi để lại comment nhé. BMyC sẽ chuyển lời đến chị.
Tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để được tư vấn và hỗ trợ trong việc chọn lựa phương pháp học tiếng Anh online cho bé phù hợp và lộ trình để đạt được mục tiêu học tập cho con một cách hiệu quả nhất!
Xem Thêm:
- Hành trình mẹ khiếm thị chọn BMyC để giúp con song ngữ
- Kinh nghiệm “thực chiến” đồng hành giúp con đa ngôn ngữ [Phần 1]
Quá ngưỡng mộ người mẹ nghị lực!