Bài học đáng giá về cách yêu thương con đúng đắn của cô giáo Quảng Bình

“Nếu người nào đó hỏi ai đã tạo ra sự thay đổi cho cuộc đời mình? Mình sẽ trả lời: Những ông bố bà mẹ siêu nhân trong Group BMyC chính là những người đã làm thay đổi cuộc sống của tôi!”

Mẹ Trương Thị Thu Hiền (1987).

Hiện là cô giáo dạy Văn và đang sinh sống tại Xuân Lai, Mai Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 

Đồng hành học tiếng Anh cùng con trai Nguyễn Hữu Nhật Minh. 

Con sinh năm 2012, học sinh Trường tiểu học Mai Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

 

KHI THỰC LÒNG MUỐN THAY ĐỔI

                  …việc gì cũng bớt khó khăn hơn nhiều.

BMyC: Chào bạn Thu Hiền! Trong một bài viết gần nhất của bạn ở Group BMyC, bạn đã nói rằng những bố mẹ trong Group là những người thay đổi cuộc sống của bạn. Hành trình đó thật ý nghĩa. Tại sao lại có sự thay đổi tuyệt vời đó?

Thu Hiền: Để thay đổi thói quen có lẽ phải là một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ không chỉ ở bản thân con, những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi chơi, mà còn là sự lựa chọn đầy quyết tâm và trách nhiệm, đầy yêu thương của các bậc làm bố mẹ trên con đường đồng hành cùng con. Nhất là trong thời đại mà áp lực của việc kiếm tiền, công việc và thậm chí là có quá nhiều thú vui dễ cuốn mất thời gian của chúng ta. 

Để thay đổi thói quen, bản thân con và bố mẹ đều phải nỗ lực
Để thay đổi thói quen, bản thân con và bố mẹ đều phải nỗ lực

Mình còn nhớ lần đầu tiên biết đến phương pháp học tiếng Anh của BMyC và được tham gia zoom cùng các cô và các bố mẹ trong nhóm, cảm giác của mình là ngạc nhiên xen lẫn khâm phục. Bởi những người đồng hành cùng con không chỉ có các mẹ mà còn có rất nhiều bố, sẵn sàng ngồi hàng giờ đồng hồ để được tư vấn, để được hiểu và tiếp nhận phương pháp đồng hành cùng con.

Khi ấy, mình nhận ra bấy lâu nay bản thân vẫn “ảo tưởng” rằng mình đã yêu con đúng cách. Vào trong Group, nhìn thấy thành quả của các con, mình khâm phục hơn, có động lực hơn cho quá trình bên con trên con đường chinh phục tiếng Anh, chinh phục tri thức và những giá trị tốt đẹp khác.

BMyC: Sau buổi học zoom đó, bạn đã thay đổi như thế nào?

Thu Hiền: Mình bắt đầu tìm hiểu về hành trình yêu thương con bằng việc học cách giúp con tự học tiếng Anh ở nhà. Mình hiểu vì sao trước đây hay quát mắng và kỳ vọng vào con. Người thay đổi quan trọng nhất chính là mình chứ không phải con hay ai khác. 

Khi mình thực lòng muốn thay đổi để giúp con, việc học tiếng Anh hay bất cứ việc gì khác đều trở nên bớt khó khăn hơn trước rất nhiều. Mình tìm mọi cách để phù hợp với khả năng và tính cách của con chứ không áp đặt con phải làm theo ý mẹ.

SẴN SÀNG THAY ĐỔI LINH HOẠT KHI CẦN THIẾT

Để sắp xếp thời gian học tập hiệu quả cho con, chị Thu Hiền đã học hỏi từ các phụ huynh khác và áp dụng linh hoạt theo tính cách của con
Để sắp xếp thời gian học tập hiệu quả cho con, chị Thu Hiền đã học hỏi từ các phụ huynh khác và áp dụng linh hoạt theo tính cách của con

BMyC: Một ví dụ cụ thể cho sự thay đổi linh hoạt mà bạn đã quan sát con được không?

Thu Hiền: Khi mới đồng hành cùng con, khó khăn lớn nhất của mình là thời gian. Ngoài công việc, gia đình, mình còn có bé thứ hai còn nhỏ nên để sắp xếp học cùng bạn lớn Nhật Minh cũng rất khó khăn. Bài vở trên lớp con cũng khá nhiều nên không hề đơn giản khi bắt đầu một thói quen mới là học tiếng Anh hàng ngày.

Mình theo dõi bài viết lập kế hoạch của mẹ Luyến Vũ ở Hà Tĩnh để thử áp dụng vào con. Thế nhưng mẹ Luyến Vũ đồng hành với con gái, mình đồng hành với con trai, thời gian học phù hợp với con của mẹ Luyến là vào sáng sớm nhưng mình áp dụng vào Nhật Minh lại chưa hiệu quả. Con thường xuyên mệt mỏi, áp lực khi học buổi sáng.

Quan sát con một số ngày thấy không ổn nên mình dịch chuyển thời gian vào buổi tối. Tuy nhiên khi học vào buổi tối thì con vướng quá nhiều bài vở, vẫn là việc ưu tiên cần hoàn thành nên lại là bài học sắp xếp sao cho tốt nhất với con mà không bị quá tải.

Thời gian đầu con hoàn thành bài tập ở trường xong mới đến đọc Razkids. Học bài xong đã mệt nên việc đọc sách tiếng Anh của con không hiệu quả và đọc theo cách chống chế, không vui vẻ.

Nhận thấy điều này, mình linh hoạt thay đổi bằng cách cho con đọc Razkids trước, sau đó mới hoàn thành bài vở trên trường (vì nếu không hoàn thành con sẽ bị cô giáo nhắc nhở). Thực hiện cách này mình thấy mọi thứ đi vào quỹ đạo, con vui hơn nên duy trì tới giờ.

BMyC: Vậy các task học thì mẹ đồng hành cùng con vào thời gian nào?

Thu Hiền: Ở Quảng Bình, các con học sinh tiểu học không ăn bán trú nên học buổi sáng xong con về nhà. Cho con nghỉ ngơi một lúc thì con học các task học xong xuôi rồi mới ăn cơm. Vì Nhật Minh cũng đã lớn nên chỉ cần mẹ hướng dẫn vài lần là con có thể tự học được.

BMyC: Đồng hành cùng con tự học tiếng Anh tại nhà không hề dễ dàng như nhiều người nghĩ. Mỗi bố mẹ sẽ có những khó khăn và rào cản khác nhau. Vậy mỗi khi gặp trở ngại, bạn đã làm cách nào để vượt qua?

Thu Hiền: Khi có vấn đề xảy ra, mình đã đặt một số câu hỏi trong số 6 câu hỏi dưới đây để giúp mình định hướng tâm trí lại:

  • Vấn đề nào là “vấn đề tốt”?
  • Có lựa chọn nào mà mình đang bỏ qua không?
  • Mình sẵn sàng hy sinh điều gì và điều gì mình không sẵn sàng?
  • Điều này sẽ như thế nào nếu nó dễ dàng?
  • Điều gì nằm trong và ngoài tầm kiểm soát của mình?
  • Điều gì là quan trọng nhất trong thời điểm này?

(Những câu hỏi này mình học được từ nhà tâm lý học lâm sàng Amanda Hilton)

Mình nhận ra rằng khi trả lời được những câu hỏi trên, tâm trí mình trở nên sáng suốt hơn và ra được những quyết định khó, xử lý được những vấn đề phức tạp một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

BMyC: Hành trình này có kỷ niệm nào là đáng nhớ nhất đối với hai mẹ con của bạn?

Thu Hiền: Người ta nói “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Quả đúng vậy! Có lẽ chuyến trải nghiệm trại hè tiếng Anh cùng các bạn nhỏ BMyC vừa qua là một trong những dấu ấn sâu sắc cho mẹ con mình. Có đi con mới tận mắt chứng kiến, gặp gỡ những người bạn thông minh, thân thiện.  Có đi mẹ mới hiểu rằng quanh mình có quá nhiều bố mẹ “siêu nhân”  nên càng không cho phép bản thân mình có lý do để lười đồng hành với con.

Con rất thần tượng anh Tùng Lâm (con trai mẹ Thu Giang) vì khả năng nói tiếng Anh trôi chảy nên luôn muốn mọi thứ giống anh, từ phong cách tới quần áo anh Tùng Lâm mặc.

Nhìn thấy con khát khao được giống các bạn và nỗ lực học tiếng Anh hơn mỗi ngày, mình cảm thấy vô cùng ấm áp và hạnh phúc. Hơn hết là con cũng thấy tự hào, tiến bộ và vui vẻ với những thành quả nho nhỏ mỗi ngày mà con đạt được. Mình biết mình đã yêu thương con đúng cách.

BMyC: Thật tuyệt vời. Vậy lời khuyên nào của bạn dành cho những bố mẹ muốn bắt đầu đồng hành tự học tiếng Anh tại nhà cùng con?

Thu Hiền: Khi chưa đồng hành, mình đã mất rất nhiều năm để đưa đón con đi học trung tâm nhưng vẫn không hiệu quả. Dù mình biết BMyC cũng khá lâu nhưng thật lòng là chưa tin tưởng. Mình là giáo viên nên có suy nghĩ: Không thầy đố mày làm nên, thầy cô giáo có chuyên môn nghiệp vụ dù sao cũng tốt hơn bố mẹ. 

Chính suy nghĩ đã tạo ra rào cản khiến mình đánh mất cơ hội giúp con được học sớm hơn.

Nếu bố mẹ nào còn băn khoăn giữa việc giúp con học tiếng Anh tại nhà, tự mình học với con và giao con cho trung tâm thì hãy mạnh dạn đặt cược cơ hội. Không có lựa chọn nào đúng hay sai nhưng lựa chọn nào phù hợp với hoàn cảnh và mức độ thành công cao hơn thì bạn nên chọn.

Việc đầu tư cho giáo dục là khoản đầu tư hiệu quả và lãi nhất nên đừng chần chừ. Bạn sẽ đánh mất cơ hội trong hối tiếc.

Các con rồi cũng sẽ lớn và thời gian bên cạnh các con không nhiều. Vừa học cùng con giúp con chinh phục tiếng Anh thành công, vừa kết nối và thấu hiểu con chẳng phải tốt hơn hay sao?

BMyC: Cảm ơn những chia sẻ tâm huyết của bạn nhé!

Đọc thêm:

Ngôn ngữ Anh: 4 yếu tố thành công bố mẹ chinh phục cho con

Từng khóc vì “con không thể tiếp thu tiếng Anh”, mẹ vẫn thành công giúp con giành học bổng CIS

One thought on “Bài học đáng giá về cách yêu thương con đúng đắn của cô giáo Quảng Bình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688