Mẹ không giỏi tiếng Anh nhưng có cả kho kinh nghiệm để đồng hành cùng con

Khi BMyC đề nghị được phỏng vấn chị Hằng, chị chỉ cười khiêm tốn: “Ôi mẹ con chị gà lắm em ơi…”

Chia sẻ của chị Võ Thị Thúy Hằng về đồng hành cùng con học tiếng Anh
Chia sẻ của chị Võ Thị Thúy Hằng về đồng hành cùng con học tiếng Anh

Thế nhưng khi bước vào buổi trò chuyện, BMyC hỏi bất cứ điều gì về việc đồng hành cùng con, chị Hằng đều trả lời rất rành mạch, chi tiết. Thậm chí, chị còn khiến BMyC vô cùng sửng sốt khi chia sẻ rất nhiều tài liệu thuyết trình hấp dẫn cũng như cách để tìm thấy những tài liệu này.

  • Phụ huynh Võ Thị Thúy Hằng, sống tại Tp. Hồ Chí Minh, từng là kỹ sư hóa nhưng hiện tại, chị chọn nội trợ và đồng hành cùng con toàn thời gian.
  • Con gái lớn Tuệ Minh (2015): đã tốt nghiệp Pre-school.
  • Con gái nhỏ Khánh My (2018): đang học task 3 Speed 2.

 

Mời bố mẹ cùng đọc bài viết này để khám phá hành trình đồng hành thú vị của 3 mẹ con chị Hằng nhé.

1. Thử đủ mọi phương pháp, tài liệu để đồng hành cùng con

  • Khi con 6 tháng tuổi, chị Hằng bắt đầu đọc sách cùng con;
  • Khi con 2 tuổi, chị cho con xem clip để biết được vài từ vựng đơn giản, đăng ký tài khoản homeschool của Abeka cho con học;
  • Khi con 5 tuổi, vợ chồng chị chi gần 20 triệu/năm cho con học trung tâm.

Đó là một vài gạch đầu dòng đơn giản để BMyC và các bố mẹ khác thấy được mức độ tâm huyết của chị Võ Thị Thúy Hằng đối với việc giáo dục con cái.

Vốn là một kỹ sư hóa nhưng từ khi sinh bé thứ hai năm 2018, chồng lại làm xây dựng hay xa nhà nên chị Hằng quyết định nghỉ ở nhà chăm con và trở thành một bà mẹ toàn thời gian.

Là một người quan tâm đến giáo dục, chị Hằng quan sát thực tế và cho rằng con cần được định hướng Homeschool song song với việc học ở trường để phát triển tốt nhất.

Bài chia sẻ của chị Võ Thị Thúy Hằng trên Group BMyC.
Bài chia sẻ của chị Võ Thị Thúy Hằng trên Group BMyC.

Cũng vì vậy mà trong quá trình tìm hiểu đủ mọi con đường Homeschool, chị đã biết đến BMyC. Tuy nhiên, tại thời điểm mới biết đến BMyC, chị Hằng cũng khá ngần ngại vì chưa dám chắc về kết quả của chương trình học. Vì vậy mà chị chỉ theo dõi chia sẻ của các bố mẹ trong group xem họ mua tài liệu nào, dùng app gì rồi cho con tập lồng tiếng theo các bài chia sẻ.

Tuy nhiên, vì chỉ tải những tài liệu rời rạc trên mạng và chưa nắm bắt được phương pháp phù hợp nên việc đồng hành cùng con học tiếng Anh của chị không mấy hiệu quả. Hai mẹ con không giữ được thói quen, không giữ được độc lập, con tuy có tiến bộ nhưng rất chậm chứ không nổi trội như các bạn trên group.

Trong khi các bạn nhỏ chị từng theo dõi trước đây đã thuyết trình lưu loát thì con gái chị vẫn chỉ dừng lại ở mức bập bẹ.

Chính vì vậy mà chị mới sôi sục quyết tâm mua Ipad và chính thức đăng ký lộ trình học cho con.

2. Lựa chọn BMyC và nhận thấy những thay đổi đáng kể

Bạn lớn Tuệ Minh (2015) nhà chị Hằng học BMyC vào thời điểm 5 tuổi. Trong quá trình bạn lớn học tiếng Anh thì bạn nhỏ Khánh My (2018) cũng nghe và ngấm âm theo rất tự nhiên.

Đôi lúc, bạn còn tự hỏi và tự trả lời với những mẫu câu đơn giản như: What is this? What’s the weather like?

Đến khi bạn lớn học được 5,6 tháng, chị Hằng quyết định cho cả bạn nhỏ học cùng. 

Để đồng hành với hai bạn cùng lúc, chị Hằng đã phải chia thời gian biểu rõ ràng:

  • Bạn lớn sẽ có 3 ca học: buổi sáng trước khi đi học 15-20 phút, buổi chiều trước hoặc sau ăn cơm 20 phút và buổi tối trong khoảng từ 7h-8h.
  • Bạn nhỏ cũng tương tự: buổi sáng trước khi đi học sẽ nghe Razkids, khi đi học về thì nghe bị động và buổi tối 6h-7h là thời gian cho việc học task, chơi Lingo, nghe chủ động.

 

Khi lên kế hoạch học bài cho con, chị Hằng chia sẻ: “Thường thì bé lớn sẽ hoàn thành 100% các mục tiêu trong ngày vì con đã có thói quen và biết tự học. Với bé nhỏ, con thường chỉ hoàn thành 80% kế hoạch. Đôi khi mẹ quy định đọc 3 truyện nhưng con mè nheo chỉ đọc 1,2 truyện thôi.”

Sau một thời gian dài đồng hành cùng con tự học tiếng Anh tại nhà, chị Hằng đã chứng kiến được những thay đổi đáng kể từ cả hai bé.

Với bạn lớn:

Kể chuyện bằng sơ đồ tư duy – Tuệ Minh (2015).

Về khả năng phát âm, tốc độ nói: Từ Speed 2, con đã tự tin sửa phát âm cho mẹ.

Đến những task cuối của Preschool, con nghe giáo viên nói nhanh nên cũng nói rất nhanh và còn yêu cầu mẹ nói nhanh như con vì “mẹ nói chậm con nghe không quen, con không hiểu”.

Về vốn từ và khả năng thuyết trình: Ở nửa cuối Speed 2, con đã được tập thuyết trình cơ bản nhưng vẫn chưa tự tin vì vốn từ còn ít.

Vì vậy mà chị Hằng cho con đọc thêm truyện, sách tiếng Anh và xem các video về chủ đề cần thuyết trình trên youtube để ghi lại một số mẫu câu cho con học theo. Từ đó, con sẽ biết cách trình bày một bài thuyết trình đồng thời hiểu được cách sử dụng từ nối hay các câu biểu cảm để dẫn dắt người xem.

Kết quả là từ bài thuyết trình số 3 và số 4, con đã bắt nhịp dần dần và được cô khen xuất sắc.

Bài số 5 về chủ đề Plant, con nói rất dài.

Với bạn nhỏ:

 Kể chuyện In The Morning – Khánh My (2018).

Về khả năng giao tiếp, thuyết trình: Con có thể thuyết trình ngẫu hứng rất tự tin dù không có nhiều kiến thức về chủ đề;

  • Con trình bày phần giới thiệu bản thân rất nhanh và hay vì đã nghe chị thuyết trình nhiều lần;
  • Độ tự tin của con rất cao;
  • Con ghi nhớ truyện tốt và học phần lồng tiếng rất nhẹ nhàng.

Về khả năng học từ vựng và mẫu câu: Khi chơi Lingo, con sắp xếp được các từ thành câu hoàn chỉnh và chơi phần hình ảnh rất nhanh;

  • Truyện Little Fox con nhớ và đọc được cả câu dù chưa nhận được mặt chữ.

Nhìn chung, nhờ đồng hành cùng hai bé một lúc mà chị Hằng nhận ra việc đồng hành với từng bé không hề giống nhau.

Không phải các bé đều thích cùng một video.

Cũng không phải các bé đều thích chơi cùng một app.

Trong khi với bạn lớn, chị Hằng phải hò hét, năn nỉ thì con mới chịu chơi Lingo thì bạn nhỏ lại vô cùng hợp tác với Lingo và PPStories.

Tóm lại, chị cho rằng để đồng hành cùng con thành công, các bố mẹ cần đọc kỹ tài liệu của BMyC và luôn nghĩ cách để con tiếp thu nhanh hơn.

3. Trở thành “chuyên gia biết tuốt” ở lĩnh vực đồng hành cùng con

Một điều hài hước là khi BMyC đề nghị được phỏng vấn chị Hằng, chị chỉ cười khiêm tốn: “Ôi mẹ con chị gà lắm em ơi.

Thế nhưng khi bước vào buổi trò chuyện, BMyC hỏi bất cứ điều gì về việc đồng hành cùng con, chị Hằng đều trả lời rất rành mạch.

Chẳng hạn, BMyC hỏi chị: “Tại sao hồi 2 tuổi, chị từng cho con tiếp cận với Abeka nhưng khi tốt nghiệp Preschool lại chọn học Acellus?”

Chị trả lời rằng: “Abeka là một lớp học thực tế có học sinh và giáo viên tương tác như lớp học thật nhưng vì thế mà bé dễ nhàm chán. Trong khi đó, Acellus có các bài học được thu sẵn được trình bày một cách sôi động. Bé nhà chị yêu thích khoa học và sự hài hước nên Acellus sẽ phù hợp với bé hơn.

Trở thành “chuyên gia biết tuốt” ở lĩnh vực đồng hành cùng con
Trở thành “chuyên gia biết tuốt” ở lĩnh vực đồng hành cùng con.

Chị chia sẻ thêm: “Gần đây Acellus không cho xem đi xem lại bài học nữa nên chị cũng yêu cầu con tập trung hơn khi học bài. Đồng thời chị cũng tranh thủ in phần textbook để lấy keyword. Buổi tối sau khi học xong, hai mẹ con sẽ tương tác với nhau. Nếu không thể nói bằng tiếng Anh, mẹ vẫn có thể nói tiếng Việt và để con trả lời bằng tiếng Anh.”

Bên cạnh đó, nhờ việc đồng hành cùng con thuyết trình trong một thời gian dài nên chị Hằng rất quen thuộc với việc tìm tài liệu hỗ trợ con.

Dưới đây, BMyC xin trích dẫn một số trang tài liệu hay phục vụ cho việc thuyết trình của con mà chị Hằng đã chia sẻ:

  • Website có nhiều bài reading và worksheet hấp dẫn: nortechplus;
  • Website có nhiều worksheet giúp con làm bài tập: liveworksheets;
  • Website có các worksheet, video bài học và powerpoints: islcollective.

Ngoài việc tham khảo các bài video theo chủ đề để tập thuyết trình, chị Hằng cũng gợi ý các bố mẹ nên tìm thêm những cuốn truyện có chủ đề tương tự.

Chị cho rằng mặc dù phần mềm đọc truyện Razkids có rất nhiều chủ đề thú vị nhưng nội dung chưa đủ chuyên sâu. Vì vậy, chị rất chịu khó sưu tầm thêm các nguồn bên ngoài.

Để tiết kiệm chi phí, chị Hằng cho rằng  bố mẹ có thể mua về cho bé đọc những cuốn truyện US, UK đã qua sử dụng hoặc tìm các video truyện trên youtube với cú pháp “Tên chủ đề thuyết trình + story”.

Với chủ đề thuyết trình đầu tiên “My body” chị Hằng gợi ý 2 video truyện cho các bé dưới đây:

Truyện My great body:

Truyện Me and My Amazing Body:

Chị cho rằng việc ghi chép các mẫu câu để con học theo là chưa đủ. Con cần được nghe người bản xứ nói những câu đó thì ngữ điệu của con sẽ tự nhiên hơn nhiều.

Nhờ có nhiều kinh nghiệm tìm tài liệu nên chị hàng xóm (đồng hành cùng con sau chị 4 tháng) rất hay hỏi chị về tài liệu thuyết trình.

Biết cách tra tài liệu theo keyword nên chị tìm rất nhanh.

Vậy mới thấy rằng, các bố mẹ dù có “gà” tiếng Anh đến mấy nhưng chỉ cần chú tâm quan sát và chịu khó học hỏi thì sớm muộn gì cũng trở thành “chuyên gia biết tuốt” trong lĩnh vực đồng hành cùng con.

Nếu các bố mẹ cũng đồng hành cùng con ở độ tuổi lên 5 như chị Hằng, hãy lưu lại bài viết này để đọc tham khảo thường xuyên nhé.

Và đừng quên tìm hiểu lộ trình học đã giúp các bé nhà chị Hằng đi từ mức độ bập bẹ đến thuyết trình tiếng Anh thành thạo: 

Khóa học tiếng Anh Gift

Xem Thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688