Học chữ cái tiếng Anh là bước đầu tiên giúp bé tiếp cận với ngôn ngữ Anh. Nhưng khi bắt tay vào đồng hành cùng con, nhiều bố mẹ than thở rằng con khó thuộc chữ cái, hoặc nếu hôm nay thuộc thì ngày mai lại quên.
Bố mẹ cần hiểu rằng, với bất cứ điều gì mới mẻ, trẻ muốn ghi nhớ cần một thời gian ngấm khá lâu. Tuỳ thuộc vào não bộ, mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng nhớ thông tin nhanh hay chậm khác nhau.
Nội dung chính
- 1. Vì sao trẻ học chữ cái tiếng Anh khó thuộc và học trước quên sau?
- 1.1. Tạo áp lực, gây căng thẳng cho trẻ
- 1.2. Hay so sánh trẻ với “con nhà người ta”
- 1.3. Học ngắt quãng
- 1.4. Trẻ không hứng thú trong việc học
- 2. Top 3 bí quyết giúp trẻ học chữ cái tiếng Anh nhanh thuộc và ghi nhớ lâu
- 2.1. Học chữ cái tiếng Anh qua kênh YouTube
- 2.2. Học chữ cái tiếng Anh qua app
- 2.3. Học từ đơn và chữ cái tiếng Anh qua lộ trình tiếng Anh miễn phí của BMyC
- 2.4. Học chữ cái tiếng Anh từ những sáng tạo của nhiều mẹ thành công
- 3. Tổng hợp kinh nghiệm chất như nước cất của các mẹ giúp bé học chữ cái tiếng Anh
- 3.1. Kinh nghiệm của mẹ Lê Quỳnh Thơ (Sài Gòn)
- 3.2. Kinh nghiệm của mẹ Dương Nhung (Thanh Hoá)
1. Vì sao trẻ học chữ cái tiếng Anh khó thuộc và học trước quên sau?
Bạn thử điểm lại những lý do dưới đây xem cách đồng hành cùng trẻ học chữ cái tiếng Anh của mình có gặp những vấn đề này không nhé.
1.1. Tạo áp lực, gây căng thẳng cho trẻ
Bất cứ đứa trẻ nào cũng thích chơi hơn thích học.
Thế nhưng đến giờ vào học chưa thấy con ngồi vào bàn là bạn đã quát mắng và cáu gắt với trẻ.
Điều này khiến trẻ sợ hãi, lo lắng khi không làm hài lòng bố mẹ. Từ đó, trẻ luôn cảm thấy việc học thật căng thẳng.
Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ không muốn học và nếu cố học thì cũng khó có thể nhớ lâu.
1.2. Hay so sánh trẻ với “con nhà người ta”
“Tại sao chữ cái tiếng Anh này bạn A thuộc nhanh vậy mà mãi con chưa thuộc?”
Thấy con nhà người ta học nhanh, bạn mong muốn con mình được như họ nên vô tình nói ra những câu khiến con chạnh lòng.
Con thấy kém cỏi so với bạn nên càng không muốn học hoặc ngồi học với tâm trạng không vui nên rất khó thuộc bài.
1.3. Học ngắt quãng
Muốn trẻ nhanh thuộc chữ cái tiếng Anh và ghi nhớ những chữ cái đã học, bạn không được cho bé học ngắt quãng. Dù bận, dù mệt, bạn cũng nên cố gắng duy trì 5 đến 10 phút mỗi ngày.
1.4. Trẻ không hứng thú trong việc học
Việc học chữ cái tiếng Anh khiến trẻ lâu thuộc vì bố mẹ không sáng tạo cách học giúp trẻ.
Bạn phụ thuộc vào nội dung bài học admin đưa ra và làm theo một cách máy móc. Trong khi đó, trẻ mong muốn bạn đồng hành để có nhiều trò chơi vui vẻ, kích thích trẻ khám phá và tìm tòi.
BMYC PRO – KHÓA HỌC NÂNG CAO PHẢN XẠ GIAO TIẾP & SỬ DỤNG TIẾNG ANH CHO BÉ
- Đối tượng học viên: các bé 5-9 tuổi chưa học tiếng Anh hoặc chưa nghe nói, đọc hiểu được tiếng Anh.
- Cách học: Bố mẹ đồng hành cùng con và 2-3 buổi 60 phút/tuần con học với giáo viên theo hình thức 1 kèm 3, kiểm tra cuối kỳ và họp phụ huynh 3 lần.
2. Top 3 bí quyết giúp trẻ học chữ cái tiếng Anh nhanh thuộc và ghi nhớ lâu
Dưới đây là 3 bí quyết giúp bố mẹ đỡ đau đầu tìm cách học chữ cái cho con. Chỉ cần chăm tìm kiếm, chăm đọc thông tin một chút, các bố mẹ sẽ có thêm nhiều cách để con học chữ cái “nhẹ như lông hồng”.
2.1. Học chữ cái tiếng Anh qua kênh YouTube
Tất cả trẻ em đều thích hát hò, nhảy múa theo những bài hát vui nhộn mà chúng hứng thú. Học chữ cái tiếng Anh qua các kênh YouTube như: ABC song, Lingokids…không những giúp trẻ thuộc rất nhanh mà còn phát triển não bộ của trẻ.
2.2. Học chữ cái tiếng Anh qua app
Hiện nay có rất nhiều phần mềm tiếng Anh giúp bố mẹ có thể đồng hành với con học chữ cái tiếng Anh như: Letter Quiz, Alphabet Aquarium ABC…
Các app này được thiết kế bắt mắt, sinh động, bạn có thể chơi cùng trẻ mà không sợ trẻ nhanh chán.
2.3. Học từ đơn và chữ cái tiếng Anh qua lộ trình tiếng Anh miễn phí của BMyC
Đây là chương trình học tiếng Anh miễn phí cho trẻ của BMyC vừa được triển khai trong tháng 9. Bố mẹ hoàn toàn có thể truy cập và cho các con học trực tiếp trên website với các bài học đã được thiết kế theo cấp độ. Ngoài tài liệu, bố mẹ còn được hướng dẫn chi tiết cách đồng hành cùng con, cách gửi bài tập để được các giáo viên của BMyC chấm bài.
Tìm hiểu ngay chương trình học tiếng Anh miễn phí của BMyC tại đây
2.4. Học chữ cái tiếng Anh từ những sáng tạo của nhiều mẹ thành công
Có nhiều mẹ trong Group BMyC đã sáng tạo ra cách mới để thu hút sự chú ý của con hơn trong việc học.
Có người thì mua vỏ lon bia về chơi ném lon với con. Vẽ vòng tròn và mỗi lon bia đại diện cho một chữ cái tiếng Anh. Mẹ chơi thi đua cùng con trong trò chơi này. Ai ném trúng và nói đúng chữ cái tiếng Anh thì người đó thắng.
Có mẹ thì mua bột mì về nhào bột và nặn hình chữ cái tiếng Anh, sau đó rán lên. Con vừa được ăn, vừa được chơi và học nên nhớ rất lâu.
Lưu ý: Bố mẹ không nên cho bé học quá nhiều chữ cái cùng một lúc. Hãy chia nhỏ mỗi lần chỉ học khoảng 3-4 chữ cái. Bên cạnh đó, mỗi lần học chữ cái mới. bố mẹ nên cho con ôn lại những chữ cái đã học.
3. Tổng hợp kinh nghiệm chất như nước cất của các mẹ giúp bé học chữ cái tiếng Anh
Cộng đồng BMyC có rất nhiều sáng tạo tuyệt vời từ các mẹ giúp con học chữ cái tiếng Anh. Dưới đây, BMyC xin chọn ra kinh nghiệm từ 2 bà mẹ để làm ví dụ tiêu biểu cho các bố mẹ nhé.
3.1. Kinh nghiệm của mẹ Lê Quỳnh Thơ (Sài Gòn)
Cách mình học cùng Min khác hẳn khi học với Bông. Min là con trai, tính bạn ấy hiếu động và gặp khó khăn trong việc nhớ mặt chữ nên khi đồng hành cùng Min, mình cũng gặp khá nhiều khó khăn vì bạn ấy cứ học trước quên sau.
Chị Bông chỉ khoảng 3 tuần là thuộc hết bảng chữ cái tiếng Anh, với em Min cần thời gian hơn 2 tháng.
Biết điểm yếu của con, nên mình luôn phải chia nhỏ thời gian học cho con, mỗi lần học chỉ khoảng 5-10 phút và tăng số lần học trong ngày lên nhiều lần.
Một số ví dụ về cách mình cùng học với Min:
- Cho chữ cái tiếng Anh vào chậu tắm của con, cùng con chơi đoán chữ.
- Luôn mang theo 1 túi đựng chữ cái tiếng Anh khi đưa con đi chơi công viên cát, cùng con chơi trò dấu chữ cái trong cát và tìm chữ cái.
- Khi đưa con đi chơi, nếu thấy các biển quảng cáo có chữ cái thì mình sẽ nhắc lại cho con nhớ.
- Rủ chị Bông tham gia trò chơi tương tác cùng chữ cái, tô màu chữ cái. Thỉnh thoảng, mình nhờ chị Bông làm cô giáo hướng dẫn em học chữ cái. Nhà nào có một bé học ổn rồi là bố mẹ được nhờ lắm.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập và duy nhất. Không có phương pháp nào là đúng hoàn toàn với mọi đứa trẻ. Không có đứa trẻ nào không thể đồng hành, chỉ có cách đồng hành chưa phù hợp mà thôi.
Tìm hiểu thêm câu chuyện nhà chị Thơ: Đồng hành tự học tiếng Anh cùng con, nhiều người nghĩ mình hoang tưởng
3.2. Kinh nghiệm của mẹ Dương Nhung (Thanh Hoá)
Khả năng bắt chước của trẻ rất nhanh nhạy. Bộ não của trẻ thậm chí có thể cùng lúc tiếp nhận và ghi nhớ được khá nhiều thông tin. Bạn có thể thấy điều đó bằng chính chiêm nghiệm của bản thân về những hoạt động của con trong ngày.
Đến với một ngôn ngữ mới, một bước rất quan trọng là tiếp cận với hệ thống chữ cái. Tiếng Việt hay tiếng Anh cũng vậy, nắm chắc bảng chữ cái để từ đó biết thêm những quy luật về ghép âm, ghép vần, cách đọc.
Lứa tuổi mầm non, cụ thể là giai đoạn 3-6 tuổi rất thích hợp để học ngôn ngữ. Việc đầu tiên là bố mẹ cùng con làm quen và ghi nhớ với các bạn letters. Sẽ không khó để nhớ bằng cách bố mẹ có thể linh hoạt áp dụng những điều sau:
Nghe nhiều, thật nhiều lần ABCs song
Chỉ cần nghe vô thức để âm thanh quen thuộc hơn. Con nghe nhiều chắc chắn sẽ nhớ kĩ đến từng âm sắc theo giai điệu bài hát.
Bố mẹ có thể thấy, nhiều bạn nhỏ dưới 6 tuổi thuộc rất nhiều bài hát và hát karaoke cũng rất chuẩn chữ, cứ như là các con đã biết đọc chữ vậy.
Chia nhỏ bảng chữ cái thành các nhóm chữ để chinh phục dần
Sẽ rất khó khăn nếu bố mẹ yêu cầu con cùng lúc ghi nhớ hết bảng chữ cái. Thay vì vậy, mỗi ngày chỉ 3-5 chữ thì con sẽ nhớ nhanh hơn.
Quy tắc là học mới ôn cũ nên sang ngày thứ hai, bố mẹ đã có thể lồng ghép để kiểm tra khả năng ghi nhớ bài cũ của con. Và chắc chắn, khi lặp lại và học tập trong một tuần, con đã có thể nhớ nguyên cả bảng chữ cái gồm 26 letters mà không còn khó khăn.
Học bằng trò chơi, tình huống thực tế
Mách bố mẹ một số trò chơi: tìm chữ trong tên, câu cá chữ cái, nhảy ô chữ cái, ai nhanh hơn (trộn chữ cái và chơi giống trò cướp cờ,…), ô tô chuyển chữ (cho chữ cái lên ô tô đồ chơi để chở), tìm chữ trong nhà (nhãn hiệu các vật dụng hoặc bảng/ biển hiệu),…
Gặp đâu hỏi đó kèm khen ngợi, thưởng nhẹ, giả lơ không biết nhờ con nhắc giùm,… đều có thể là những cách kích thích con, bố mẹ thử xem nhé!
Thật khó để con tập trung như người lớn bởi đơn giản con vẫn là trẻ con, vô tư và thích được chơi. Tuy vậy, đặt mình vào vị trí của con và cũng là bạn của con, chơi những trò chơi con thích cùng con thì việc đồng hành cùng con sẽ nhẹ nhàng và thuận lợi hơn rất nhiều.
Khi ấy, không chỉ 26 letters mà bố mẹ và con còn có thể “bon bon” chinh phục thêm rất nhiều kiến thức khác. Thật kì diệu phải không?
Trên đây là những bí quyết siêu độc, lạ và hiệu quả về cách giúp trẻ học chữ cái tiếng Anh mà nhiều bố mẹ đã áp dụng cho con thành công. Bạn hãy áp dụng và comment kết quả của con dưới bài viết này nhé.
Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ để nhiều bố mẹ biết cách làm hơn bạn nhé!
*Bài viết có sử dụng nguồn ảnh minh họa từ Google.
Tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để được tư vấn và hỗ trợ trong việc chọn lựa phương pháp học tiếng Anh online cho bé phù hợp và lộ trình để đạt được mục tiêu học tập cho con một cách hiệu quả nhất!