Loại bỏ trở ngại tâm lý khi đồng hành cùng con học tiếng Anh từ 3-4 tuổi

Quá trình đồng hành học tiếng Anh với các con có thành công hay không, 99% phụ thuộc vào ý chí và sự kiên nhẫn của các bố mẹ. Đây là kinh nghiệm “xương tủy” mà BMyC đã đúc rút sau quá trình hỗ trợ cho hàng nghìn gia đình đồng hành có con ở độ tuổi 3 – 4.

Vì vậy, bố mẹ cần trang bị cho bản thân một số bí quyết đặc biệt để loại bỏ các trở ngại tâm lý thường gặp với mục tiêu tập trung hoàn toàn sức lực và tâm trí vào thời gian ngồi học cùng con. Dưới đây là 5 bí quyết phổ biến mà các bố mẹ nhà BMyC đã áp dụng và thành công.

1. Đừng bao giờ lấy cớ “bận”

Nhiều mẹ chia sẻ rằng bản thân quá bận rộn để có thể dành thời gian học cùng con. Trong khi đó, phương pháp tiếng Anh của BMyC chỉ yêu cầu bố mẹ dành cho con 30 phút chất lượng trong quỹ thời gian 24h. Liệu bố mẹ có thực sự bận đến thế?

Nếu không thể học liền mạch, bố mẹ hoàn toàn có thể chia nhỏ thời gian để học với con 2-3 lần/ngày, miễn là tổng thời gian học đủ 30 phút. Với các bé 3-4 tuổi, khoảng thời gian để các con có thể tập trung chỉ trên dưới 10 phút, các con lại chưa quen với việc học nên việc chia nhỏ thời gian 10 phút/lần là hợp lý.

Cách này sẽ vừa giúp bé tập trung hoàn toàn suốt 30 phút học tập vừa giúp bố mẹ tranh thủ thời gian để hoàn thành việc riêng.

 

           Nếu bố mẹ vẫn tin rằng mình không đủ thời gian, hãy ghi chép lại một cách nghiêm khắc về cách mình sử dụng thời gian hàng ngày, từ việc lớn tới việc nhỏ, chính xác đến từng phút.

          Nếu bố mẹ cảm thấy mình không có thời gian rảnh, cách duy nhất là rà soát quỹ thời gian của mình và tìm cách tạo ra khoảng thời gian rảnh rỗi.

 

Nếu bố mẹ thường xuyên đi công tác hay làm việc xa nhà, hãy tham khảo chia sẻ dưới đây của mẹ Hà Tú để có thêm kinh nghiệm.

Mỗi ngày đi làm cách nhà 35km, chồng đi công tác xa nhưng một mình mẹ vẫn quyết tâm cùng con chinh phục tiếng Anh và tiếng Trung tại nhà.

 

Bố hay đi công tác, mẹ đi làm cách nhà 35 km thì dành thời gian đồng hành như thế nào?
Bố hay đi công tác, mẹ đi làm cách nhà 35 km thì dành thời gian đồng hành với con như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của việc học tiếng Anh đối với tương lai trẻ


2. Không bao giờ thỏa hiệp với bản thân

Đôi lúc, bạn quá mệt sau một ngày dài lao động đến nỗi chỉ muốn ngả lưng và ngủ luôn, nhưng bài vở của con chưa hoàn thành. Bạn bắt đầu suy nghĩ: Nên học cùng con hay ngủ? Nếu lý trí không đủ tỉnh táo và mạnh mẽ thì chắc chắn bạn sẽ chọn “để mai tính” và lên giường nghỉ ngơi ngay lập tức. Thế nhưng, bạn có biết để để tập được thói quen học tiếng Anh cho con từ sớm thì việc học và rèn luyện hàng ngày là vô cùng quan trọng?

Bật mí cho bạn, lúc này hãy đi vào WC rửa mặt mũi chân tay cho nhẹ nhõm và nhìn vào gương, kiên cường nói với bản thân rằng “Cố lên, chỉ cần cố thêm 30 phút nữa thôi”.

Nếu bạn cảm thấy việc cùng con học vào buổi tối là quá mệt mỏi, hãy thử đi ngủ sớm và đổi lịch sang buổi sáng. Ít ra thì bạn và con đều bắt đầu buổi học với tinh thần minh mẫn sau khi được nghỉ ngơi đầy đủ.

Đừng dễ dàng thỏa hiệp với bản thân, hãy thay đổi thời gian học cùng con để đảm bảo duy trì thói quen mỗi ngày
Đừng dễ dàng thỏa hiệp với bản thân, hãy thay đổi thời gian học cùng con để đảm bảo duy trì thói quen mỗi ngày

3. Nói KHÔNG với những đòi hỏi quá đáng

Ở độ tuổi mầm non, trẻ rất thích đòi hỏi và ăn vạ. Bố mẹ cần cư xử với con một cách tích cực nhưng cần có nguyên tắc rõ ràng và đảm bảo nguyên tắc đó được tuân thủ một cách xuyên suốt. Dù trong tình huống nào cũng đừng chiều theo những yêu cầu vô lý của con. Đối với những trường hợp khó xử lý, bố mẹ hãy liên lạc với admin để được tư vấn cụ thể.

4. Đừng sợ!

Có lẽ với các bố mẹ không giỏi tiếng Anh, không biết tiếng Anh thì việc đồng hành học tiếng Anh tại nhà với con có vẻ quá xa vời. Thế nhưng, phần lớn bố mẹ tham gia học tiếng Anh cùng con theo lộ trình BMyC lại có khả năng tiếng Anh không hơn con là mấy. Nói cách khác, họ đang cùng con học lại từ đầu. Họ thành công hay không? Bố mẹ có thể theo dõi những bài đăng trên group BMyC và website bmyc.vn sẽ rõ. Và đừng ngạc nhiên nếu sau khi con hoàn thành chứng chỉ và dùng tiếng Anh lưu loát thì bố mẹ cũng đã có thể “chém gió” cùng con.

Bố mẹ còn sợ điều gì? Nếu đó là lời chê bai dị nghị của ông bà, hàng xóm… về việc dạy con học tiếng Anh “quá sớm”, hãy nhớ, con cái là của bạn. Tất cả những lời nói xung quanh, nếu không mang tính xây dựng thì đừng nên để tâm.

Nỗi sợ nào rồi cũng qua, kiên trì là thấy đích
Nỗi sợ nào rồi cũng qua, kiên trì là thấy đích

5. Hãy luôn kết nối với admin

Với BMyC, hầu hết mọi việc hỗ trợ bố mẹ và các con đều diễn ra online. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bố mẹ sẽ cô đơn trên hành trình cùng con. Ngược lại, các thầy cô và admin của BMyC luôn sẵn sàng cùng bố mẹ chấm bài, tư vấn “chiến thuật” để chinh phục sự bướng bỉnh của con. BMyC quan niệm rằng, mỗi đứa trẻ là một cá thể mang cá tính riêng, do đó mà việc cá nhân hóa bài học cũng là một cách giúp con nhanh chóng tiến bộ hơn so với việc học đại trà.

Vậy đấy, bố mẹ nào khi đồng hành cùng con cũng sẽ gặp khó khăn. BMyC thấu hiểu điều này và biết rằng bố mẹ rất nỗ lực vì con. Nhưng bố mẹ hãy tin rằng, chỉ cần chọn đúng giải pháp thì khó khăn rồi cũng sẽ sớm qua. Như người xưa thường có câu: “Thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng”. Đừng vội chán nản và bất lực bố mẹ nhé!

Hãy comment bên dưới nếu bố mẹ đang có bất kỳ vướng mắc nào cần được tháo gỡ. Chúng ta ở đây để hỗ trợ nhau giúp con song ngữ tại nhà. Đừng ngại ngùng mà để vuột mất cơ hội giỏi ngoại ngữ cùng con.

*Bài viết có sử dụng nguồn ảnh minh họa từ Google.

One thought on “Loại bỏ trở ngại tâm lý khi đồng hành cùng con học tiếng Anh từ 3-4 tuổi

  1. Pingback: Làm thế nào khi con thiếu tập trung và không thích học tiếng Anh?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688