25 chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong đề thi Movers

Sau khi chinh phục Starters, bố mẹ và con hãy tham khảo 25 chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong đề thi Movers để tiếp tục vượt qua bài thi này nhé.

Ngữ pháp thường gặp trong đề thi Movers
Ngữ pháp thường gặp trong đề thi Movers

1. Tân ngữ gián tiếp

Trong một câu, tân ngữ gián tiếp dùng để nói về những người hoặc vật chịu ảnh hưởng từ hành động cụ thể.

Ví dụ:

Give me the book!

Trong câu này, “me” là đối tượng chịu ảnh hưởng từ hành động “give the book”. Vậy nên “me” được gọi là tân ngữ gián tiếp trong câu.

2. Tính từ so sánh hơn và so sánh nhất

Loại tính từ Cách dùng Cấu trúc Ví dụ
Tính từ so sánh hơn Dùng để so sánh tính chất giữa hai người, sự vật, hiện tượng. Với tính từ ngắn:

S + V + adj-er + than

Với tính từ dài:

S + V + more + adj + than

My house is smaller than Anna’s house.
Tính từ so sánh nhất Dùng để so sánh tính chất của ba người, sự vật, hiện tượng trở lên để thể hiện sự vượt trội của một người, sự vật, hiện tượng nhất định. Với tính từ ngắn:

S + V + the + adj-est

Với tính từ dài:

S + V + the most + adj

Lily is the tallest girl in my class.

3. Động từ ở thì quá khứ đơn

Động từ ở thì quá khứ đơn dùng để chỉ những hành động đã xảy ra ở quá khứ.

Cách viết động từ ở thì quá khứ đơn: thêm đuôi “ed” vào sau động từ thường.

Ví dụ: cook -> cooked, play -> played.

Ngoài ra, có một số ngoại lệ như:

go -> went

swim -> swam

Các cấu trúc câu sử dụng động từ ở thì quá khứ đơn:

Câu khẳng định: S + V-ed

Ví dụ: I swam with my friends last weekend.

Câu phủ định: S + didn’t + V

Ví dụ: I didn’t see you at the party.

Câu nghi vấn: Did + S + V?

Ví dụ: Did you go to the school yesterday?

Câu trả lời: Yes, I did / No, I didn’t.

>>>Xem thêm: Thì quá khứ đơn: Dấu hiệu, công thức, cách dùng và bài tập vận dụng

4. Cấu trúc “Verb + động từ nguyên thể”

Cấu trúc “Verb + động từ nguyên thể” được dùng để diễn tả hành động, sở thích, mong muốn trong đó phần động từ nguyên thể đóng vai trò là một bổ ngữ cho động từ phía trước.

Ví dụ:

I want to go home.

5. Cấu trúc “Verb + V-ing”

Trong tiếng Anh, có một số động từ có thể đi cùng với V-ing để nói về tác động đến một hành động đã hoặc đang xảy ra.

Ví dụ:

I stopped playing games 1 week ago.

6. Động từ nguyên thể chỉ mục đích

Infinitive of purpose (Động từ nguyên thể diễn tả mục đích) sử dụng để diễn tả mục đích của một hành động cụ thể.

Ví dụ:

I went to the supermarket to buy some books.

BMYC PRO – KHÓA HỌC TIẾNG ANH TĂNG TỐC PHẢN XẠ GIAO TIẾP 

  • Đối tượng học viên: các bé 5-9 tuổi chưa học tiếng Anh hoặc chưa nghe nói, đọc hiểu được tiếng Anh.
  • Cách học: Bố mẹ đồng hành cùng con và 2-3 buổi 60 phút/tuần con học với giáo viên theo hình thức 1 kèm 3, kiểm tra cuối kỳ và họp phụ huynh 3 lần.

Lộ trình BMyC Pro

7. Cấu trúc “Want/ask someone to do something”

Cấu trúc “Want/ask someone to do something” được sử dụng để yêu cầu ai đó làm một việc cụ thể.

Ví dụ:

Bill wants his mom to tell a story.

8. Cách dùng “Must” để nói về nghĩa vụ phải làm

“Must” và dạng phủ định “Mustn’t” được sử dụng để nói về những điều bắt buộc phải làm hoặc bắt buộc không được làm. Sau “Must” và “Mustn’t” sẽ là động từ nguyên thể không có “to”.

Ví dụ:

I must do my homework.

You mustn’t go to school late.

Must I go to the market now?

9. Cấu trúc “Have (got) to / had to”

Cấu trúc “Have (got) to / had to” dùng để nói về nghĩa vụ của một người ngay ở thời điểm hiện tại.

“Have” có thể được viết tắt là “‘ve”.

Ví dụ:

I have to go to bed now.

I’ve got to go.

10. Cách dùng “Shall” để đề nghị làm gì

“Shall” khi đi với ngôi thứ nhất có một ý nghĩa là đề nghị bản thân có thể làm điều gì cho một người khác.

Ví dụ:

Shall I help you clean the table, Mum?

11. Cách dùng “Could” với ý nghĩa liên quan về khả năng

“Could” (thì quá khứ của “Can”) có nhiều ý nghĩa cũng như cách sử dụng. Tuy nhiên, ở đề thi Movers, con sẽ được làm quen với “Could” để chỉ một khả năng xảy ra trong quá khứ.

Ví dụ:

I could see some birds in the tree.

12. Trạng từ “Never”, “Loudly”, “A lot”

Các trạng từ Cách dùng Ví dụ
Never “Never” là trạng từ chỉ tần suất – mức độ thường xuyên mà ai đó làm việc gì. “Never” nghĩa là “không bao giờ”. My mother never eats chicken.
Loudly “Loudly” là trạng từ chỉ cách thức mà hành động diễn ra.

“Loudly” nghĩa là “ồn ào”.

Tom sang loudly.
A lot “A lot” là trạng từ chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật, hành động.

“A lot” nghĩa là “nhiều”.

Lily talks a lot.

13. Trạng từ so sánh hơn và so sánh nhất

Loại trạng từ Cách dùng Cấu trúc Ví dụ
Trạng từ so sánh hơn Dùng để so sánh tính chất giữa hai người, sự vật, hiện tượng. Với trạng từ ngắn:

S + V + adv-er + than

Với trạng từ dài:

S + V + more + adv + than

My sister reads more slowly than me.
Trạng từ so sánh nhất Dùng để so sánh tính chất của ba người, sự vật, hiện tượng trở lên để thể hiện sự vượt trội của một người, sự vật, hiện tượng nhất định. Với trạng từ ngắn:

S + V + the + adv-est

Với trạng từ dài:

S + V + the most + adv

I like chocolate best.

14. Liên từ “Because”

Liên từ “Because” được dùng trong câu thể hiện nguyên nhân và kết quả. Trong đó, “because” đứng trước một mệnh đề chỉ nguyên nhân.

Ví dụ:

Yesterday I went to school late because I missed the bus.

15. Giới từ chỉ thời gian “After”, “On”

Các giới từ Cách dùng Ví dụ
After Thường đứng trước một danh từ hoặc danh động từ để chỉ khoảng thời gian sau khi làm điều gì. I play video games with my friends after school.
On Dùng để chỉ vị trí của một người/vật ở trên bề mặt của vật khác.

Dùng để chỉ ngày cụ thể trong tuần, tháng hoặc năm.

We go shopping on Sundays.

16. Các từ để hỏi “Why”, “When”

Các từ để hỏi Cách dùng Ví dụ
When Dùng để hỏi về thời gian xảy ra của một sự kiện, một hành động. When did you buy your scarf?
Why Dùng để hỏi nguyên nhân dẫn đến một kết quả cụ thể nào đó. Why don’t you take me home?

17. Mệnh đề quan hệ

Mệnh đề quan hệ là mệnh đề phụ, thường đứng sau đại từ, danh từ để bổ nghĩa cho đại từ, danh từ đó.

Mệnh đề phụ được nối với mệnh đề chính thông qua đại từ quan hệ.

Ví dụ:

I like the dress which my mom gave me for my 5th birthday.

Cụm “which my mom gave me for my 5th birthday” là mệnh đề quan hệ, bổ nghĩa cho tân ngữ “the dress”.

“which” là đại từ quan hệ.

Cấu trúc câu với mệnh đề quan hệ đứng sau tân ngữ:

S + V + O + (Đại từ quan hệ + S + V + O)

Các loại đại từ quan hệ Cách dùng Ví dụ
Who Làm chủ ngữ, tân ngữ hoặc thay thế danh từ chỉ người. Lily is the girl who is wearing a blue hat.
Which Làm chủ ngữ, tân ngữ hoặc thay thế danh từ chỉ vật. That is the book which my mom gave me.

Trạng từ quan hệ “Where”: Dùng cho việc thay thế những từ chỉ nơi chốn.

Ví dụ:

The playground where we played was very clean.

18. Cấu trúc câu hỏi thời tiết “What is/was the weather like?”

Câu hỏi “What is the weather like?” dùng để hỏi thời tiết ở ngày hỏi hoặc ngay tại thời điểm nói.

Câu hỏi “What was the weather like?” dùng để hỏi thời tiết ở một thời điểm nhất định trong quá khứ.

Ví dụ:

What is the weather like today? It is sunny and windy.

What was the weather like yesterday? It was rainy and cloudy.

19. Cấu trúc “What’s the matter?”

Cấu trúc “What’s the matter?” được dùng để hỏi thăm ai đó khi họ gặp vấn đề.

Ví dụ:

You look worried. What’s the matter?

20. Cấu trúc “How/what about + n/V-ing?”

Cấu trúc “How/what about + n/Ving?” được sử dụng để đưa ra gợi ý về những lựa chọn. Dựa trên gợi ý này, người nói và người nghe sẽ cùng thảo luận để đưa ra phương án cuối cùng.

Ví dụ:

How about going shopping today?

What about playing football tomorrow?

21. Mệnh đề bắt đầu bằng “When” (không mang ý nghĩa về tương lai)

Ở mức độ Movers, các con sẽ được làm quen với mệnh đề với “When” được sử dụng để nói về thời điểm của một hành động đã xảy ra trong quá khứ.

Ví dụ:

When I got home, my mom had dinner.

22. Cấu trúc “Go for a + n”

Cấu trúc “Go for a + n” được dùng để nói về những hoạt động, thường là hoạt động giải trí mà người thực hiện hoạt động đó có quyền lựa chọn.

Ví dụ:

Yesterday I decided to go for a drive in my sister’s new car.

23. Cấu trúc “Be called”

Cấu trúc “Be called” dùng để nói về tên gọi của một người/vật.

Ví dụ: A baby dog is called a puppy.

24. Cấu trúc “Be good at + n”

Cấu trúc “Be good at + n” dùng để nói về một lĩnh vực sở trường của ai đó.

Ví dụ:

My daughter is good at Math.

25. Cấu trúc “I think/know…”

Cấu trúc “I think/know…” dùng để bày tỏ suy nghĩ, quan điểm hoặc kiến thức của một người về một lĩnh vực nào đó.

Ví dụ:

I think he’s very delicate.

I know you are a good girl.

#Các dạng bài tập ngữ pháp thường gặp trong đề thi Movers

Dưới đây là một số dạng bài tập ngữ pháp Movers mà các con cần lưu ý trong quá trình ôn tập.

Ngữ pháp thường gặp trong đề thi Movers

Ngữ pháp thường gặp trong đề thi Movers

Ngữ pháp thường gặp trong đề thi Movers
Ngữ pháp thường gặp trong đề thi Movers

#Gợi ý một số đầu sách ngữ pháp Movers để bố mẹ giúp bé luyện thi

Để việc luyện thi ngữ pháp Movers không còn bỡ ngỡ, bố mẹ có thể cho bé làm quen với một số đầu sách dưới đây:

Movers Writing Skills: Luyện viết, nối câu, điền từ giúp con ôn luyện cấu trúc câu hiệu quả.

Fun for Movers: bao gồm các hoạt động rèn luyện từ vựng, ngữ pháp và các hoạt động vui chơi để rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông.

Cambridge Movers: bao gồm 9 cuốn, là tài liệu luyện thi Movers bắt buộc dành cho bé học chương trình tiếng Anh tăng cường ở tp Hồ Chí Minh.

Một con đường khác giúp con có thể nắm chắc chứng chỉ Movers trong tay mà không cần ôn luyện với quá nhiều đầu sách là cho con học tiếng Anh BMyC ngay từ giai đoạn 3-5 tuổi.

Điều thú vị là lộ trình học của BMyC không hề có một chữ nào nhắc đến việc luyện thi Movers nhưng sau khi tốt nghiệp, hầu hết các con lại đi thi và có được chứng chỉ một cách dễ dàng.

Phụ huynh Minh Hà chia sẻ về kết quả học tại BMyC từ khi con 5 tuổi như sau:

“Sau khi tốt nghiệp gói VIP tại group BMyC mình tiếp tục hành trình cùng học cùng con và cho con tham gia một số cuộc thi để trải nghiệm

08/10/2023 con thi Flyers được 13/15 khiên, thi Movers con được 15/15 khiên.

Đặc biệt với con, ngôn ngữ Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ mà ngày nào con cũng thích học, xem phim, đọc sách. Có những hôm khuya rồi nhắc con đi ngủ nhưng con vẫn giấu mẹ đọc sách tiếng Anh.”

Sở dĩ con có thể đạt được kết quả xuất sắc không chỉ bởi lộ trình học tập đúng đắn mà còn bởi thói quen đọc sách và học tập mỗi ngày đã được BMyC rèn luyện và truyền cảm hứng cho các con.

Nhờ đọc sách thường xuyên, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của các con được bồi đắp qua các câu chuyện một cách tự nhiên, không gượng ép. Càng đọc sách, càng học BMyC, con càng thêm say mê và có động lực.

Hi vọng rằng với phần chia sẻ thêm này cùng với 25 chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong đề thi Movers ở trên, con có thể ôn luyện thật nhuần nhuyễn để hoàn thành thật tốt bài thi sắp tới.

Bố mẹ hãy đồng hành cùng con để vượt qua bài thi một cách suôn sẻ nhé.

Tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để được tư vấn và hỗ trợ trong việc chọn lựa phương pháp học tiếng Anh online cho bé phù hợp và lộ trình để đạt được mục tiêu học tập cho con một cách hiệu quả nhất!

Tham Gia Ngay

Xem Thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688