Bạn có bị lúng túng khi xây dựng thời khóa biểu tự học tiếng Anh tại nhà? Bạn tham khảo đủ mọi nơi nhưng đều thấy không phù hợp với mình? Hoặc việc không có kế hoạch thay thế cho những ngày có việc đột xuất khiến bạn luôn bị động và kém vui khi mọi việc không đi đúng hướng?
Với bài viết này, BMyC sẽ hướng dẫn bạn 3 bước quan trọng để xây dựng một thời khóa biểu cho riêng mình vừa hiệu quả vừa khoa học nhé.
Nội dung chính
- I. Tại sao phải lập ra thời khóa biểu tự học tiếng Anh tại nhà?
- II. 3 bước sắp xếp thời khóa biểu tự học tiếng Anh tại nhà từ A – Z
- 1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng
- 1.1. Mục tiêu của bạn là gì?
- 1.2. Điểm xuất phát của bạn ở đâu?
- 1.3. Khung giờ vàng của bạn
- 1.4. Không gian học tập trung
- 1.5. Các yếu tố gây sao nhãng
- 2. Phân bổ thời gian
- 3. Lên kế hoạch dự phòng
- III. Mẫu thời khóa biểu tự học tiếng Anh tại nhà cho người mới bắt đầu
I. Tại sao phải lập ra thời khóa biểu tự học tiếng Anh tại nhà?
Học tiếng Anh cũng như chạy marathon, đòi hỏi người tham gia phải có tinh thần kỷ luật và sự tự giác. Nếu như không lập ra một lịch trình học tiếng Anh cụ thể, bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái chán nản, mất phương hướng và chuyện bỏ cuộc chỉ là sớm muộn.
Việc phân chia thời gian học tiếng Anh và sắp xếp thành thời khóa biểu cụ thể không chỉ là kim chỉ nam dẫn đường cho việc học của bạn. Nó còn giúp bạn ý thức được thời gian và năng suất hơn trong các công việc còn lại để ưu tiên cho mục tiêu tiếng Anh.
HỌC BỔNG TRẢI NGHIỆM TRỊ GIÁ 1 TRIỆU ĐỒNG CHO BÉ 3-5 TUỔI
II. 3 bước sắp xếp thời khóa biểu tự học tiếng Anh tại nhà từ A – Z
Muốn có thời gian biểu học tiếng Anh hiệu quả, đừng chăm chăm bắt chước lịch học của người khác. Bởi mỗi cá nhân có một lịch trình và mục tiêu khác nhau.
Để xây dựng được một thời khóa biểu tự học tiếng Anh tại nhà, bạn cần thực hiện lần lượt 3 bước dưới đây:
1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lịch trình học tiếng Anh của một người, cả về khách quan và chủ quan. Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là hãy xác định được đâu là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thời khóa biểu của mình.
1.1. Mục tiêu của bạn là gì?
Thời khóa biểu tự học tiếng Anh tại nhà của người có mục tiêu giao tiếp trôi chảy chắc chắn sẽ khác với người có mục tiêu thi IELTS yêu cầu 4 kỹ năng.
Hãy hiểu rõ mục tiêu của mình trước khi đưa ra quyết định bản thân sẽ học những gì. Để trả lời câu hỏi về mục tiêu, hãy nghĩ đến con người mà bạn muốn trở thành trong tương lai, nơi mà bạn sẽ sống và làm việc. Yêu cầu về ngôn ngữ ở nơi đó là gì? Trả lời được câu hỏi này, bạn sẽ tìm ra được mục tiêu mình cần hướng đến.
1.2. Điểm xuất phát của bạn ở đâu?
Bạn có biết khả năng của mình đang ở đâu. Bạn là người mất gốc, mới bắt đầu hay muốn nâng cao trình độ? Mục tiêu của bạn là gì, bạn đã làm tốt điều gì và cần cải thiện điều gì.
Chỉ khi xác định được vạch xuất phát của mình, bạn mới ước lượng được con đường đến với mục tiêu còn bao xa. Mất bao nhiêu ngày để đạt được và mỗi ngày bạn cần hoàn thành mục tiêu học tập nào. Từ đó, bạn sẽ biết trong thời khóa biểu tự học tiếng Anh tại nhà của mình sẽ có những nội dung gì.
1.3. Khung giờ vàng của bạn
Thông thường, chúng ta có khoảng 8 tiếng bận rộn mỗi ngày cho việc học hành hoặc đi làm. Vì vậy, việc học tiếng Anh sẽ được sắp xếp vào các khung giờ còn lại trong ngày.
Tuy nhiên, để quá trình học diễn ra trơn tru, hiệu quả, bạn cần hiểu rõ bản thân mình là kiểu người Early Bird (chim sớm) hay Night Owl (cú đêm). Kiểu Early Bird là những người yêu thích làm việc vào sáng sớm. Việc dậy sớm với họ là một điều dễ dàng. Ngày nào dậy được sớm, họ đều cảm thấy đó là một ngày tuyệt vời.
Ngược lại, kiểu người Night Owl lại yêu thích khoảng thời gian yên tĩnh của ban đêm. Khi họ làm việc vào ban đêm, họ cảm thấy “cuốn” đến nỗi có thể làm thâu đêm suốt sáng. Và thường là với Night Owl, họ thức khuya, dậy muộn nên hầu như không có giấc ngủ trưa.
Hãy quan sát bản thân và xác định xem mình thuộc kiểu người gì, từ đó xác định được khung giờ khiến bạn làm việc thoải mái và tập trung nhất. Đó chính là khung giờ học tiếng Anh lý tưởng của bạn.
Tự học tiếng Anh song ngữ tại nhà – Tiếng Anh BMyC.
1.4. Không gian học tập trung
Bạn không thể học hiệu quả nếu như ở trong một không gian không thuận lợi, chẳng hạn quá nóng, quá lạnh, quá ồn ào hoặc… quá yên ắng.
Đúng là hầu hết chúng ta đều thích không gian yên tĩnh để tăng cường tập trung nhưng không phải ai cũng thích sự yên tĩnh đến mức không hề có tiếng động. Rất nhiều người yêu thích một không gian học tập có tiếng ồn trắng như tiếng mưa rơi, tiếng xe cộ, tiếng lao xao ở văn phòng hoặc quán cafe…
Theo BMyC, chủ yếu bạn cần nhìn lại xem ngôi nhà của mình khi nào ở trạng thái yên tĩnh và dễ chịu nhất, còn tiếng ồn trắng thì chúng ta hoàn toàn có thể tự tạo qua một số app và website trên máy tính.
1.5. Các yếu tố gây sao nhãng
Không phải buổi học nào cũng diễn ra hoàn hảo. Bạn có thể dễ dàng bị sao nhãng khỏi việc học vì một vài tình huống bất ngờ như deadline đột xuất, bạn bè rủ đi chơi, nhà có việc gấp, họ hàng đến chơi bất ngờ hoặc đơn giản là một hôm tụt mood, bạn bị chán học và không tài nào tập trung.
Tùy vào mức độ và tính chất của từng yếu tố mà bạn nên có cách xử lý phù hợp để tránh ảnh hưởng đến thời gian biểu tự học tiếng Anh tại nhà của mình.
BMYC PRO – KHÓA HỌC NÂNG CAO PHẢN XẠ GIAO TIẾP & SỬ DỤNG TIẾNG ANH CHO BÉ
- Đối tượng học viên: các bé 5-9 tuổi chưa học tiếng Anh hoặc chưa nghe nói, đọc hiểu được tiếng Anh.
- Cách học: Bố mẹ đồng hành cùng con và 2-3 buổi 60 phút/tuần con học với giáo viên theo hình thức 1 kèm 3, kiểm tra cuối kỳ và họp phụ huynh 3 lần.
2. Phân bổ thời gian
Sau khi xác định xong các yếu tố gây ảnh hưởng ở trên, giờ là lúc bạn cần xác định xem mình cần học những nội dung gì ở mỗi kỹ năng nghe, nói, đọc, viết rồi sau đó, phân bổ từng nội dung vào các khung giờ đã chọn.
Thông thường thì bạn nên ưu tiên dành nhiều thời gian cho những kỹ năng còn yếu. Ngoài ra, khung thời gian phân bổ cho từng kỹ năng cũng nên được cân nhắc với đồng hồ sinh học của bạn.
Chẳng hạn, khi mới ngủ dậy, đầu óc còn chưa tỉnh táo hẳn, bạn nên luyện nghe kết hợp với tập thể dục hơn là ngồi một chỗ học từ mới hoặc luyện viết.
Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể tận dụng thời gian chết những lúc dọn dẹp nhà cửa hay di chuyển bằng xe bus để luyện kỹ năng nghe. Hãy bao quanh bản thân bằng một không gian tràn ngập tiếng Anh, dần dà sau một thời gian, bạn sẽ càng được thôi thúc mạnh mẽ để chinh phục ngôn ngữ này. Mặt khác, việc tận dụng thời gian chết cũng khiến bạn có nhiều thời gian học hơn là bạn nghĩ. Bởi không phải cứ ngồi vào bàn mới là học.
3. Lên kế hoạch dự phòng
Không một kế hoạch nào là hoàn hảo bởi cuộc sống của chúng ta có đầy rẫy những tình huống bất ngờ. Quan trọng là chúng ta cần lường trước và có kế hoạch dự phòng để đảm bảo mục tiêu mỗi tuần luôn được thực hiện đầy đủ.
Đôi khi bạn có thể bị ốm, nhà có việc hoặc bị sếp dí deadline bất ngờ khiến một khung giờ học nào đó bị gián đoạn hoặc hủy bỏ hoàn toàn. Bạn cần lường trước những tình huống kiểu này và bố trí một khung giờ khác để bù lại.
Khi đã có sự chuẩn bị kỹ càng, bạn sẽ không có cảm giác bị động khi mọi thứ chệch khỏi kế hoạch, từ đó hạn chế phát sinh cảm xúc tiêu cực và sự lười biếng.
III. Mẫu thời khóa biểu tự học tiếng Anh tại nhà cho người mới bắt đầu
Nếu bạn là người mới bắt đầu học tiếng Anh và đang loay hoay không biết làm thế nào để xây dựng thời khóa biểu tự học tiếng Anh tại nhà thì dưới đây là một mẫu gợi ý.
BMyC có một vài lưu ý đến bạn như sau:
- Để có cảm giác năng suất hơn, bạn nên làm những việc quan trọng vào buổi sáng. Vì vậy, khi mới ngủ dậy, hãy bắt tay ngay vào mục tiêu học tập của mình, thay vì mải mê check tin nhắn, newfeed như một thói quen.
- Thứ hai, để tăng cường sự tập trung, bạn cần có một cơ thể khỏe mạnh, khí huyết lưu thông tốt. Điều này có thể được xử lý bằng việc tập thể dục và bạn hoàn toàn có thể kết hợp tập thể dục với học tiếng Anh.
- Thứ ba, hãy tận dụng thời gian chết để cho tai bạn làm quen với môi trường tiếng Anh nhiều nhất có thể.
- Thứ tư, học không có nghĩa phải ngồi vào bàn, phải dùng giấy, bút. Kể cả khi thư giãn bằng cách xem phim hay chat tiếng Anh thì đó cũng là học.
Bây giờ, nếu đã sẵn sàng, hãy cùng tham khảo mẫu thời khóa biểu tự học tiếng Anh tại nhà cho người mới bắt đầu ở đây nhé.
Mẫu 1:
Mẫu 2:
Trên đây là gợi ý về lịch học tiếng Anh cho người mới bắt đầu và 3 bước cơ bản để giúp bạn xây dựng thời khóa biểu tự học tiếng Anh tại nhà. Phương pháp tự học tiếng Anh tại nhà cho bé được nhiều bố mẹ group BMyC thực hiện và đã thành công.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngại comment dưới đây cho BMyC biết nhé. Nếu được, hãy chia sẻ thời khóa biểu tự học tiếng Anh của bạn cho mọi người cùng tham khảo nữa nhé.
Tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để được tư vấn và hỗ trợ trong việc chọn lựa phương pháp học tiếng Anh online cho bé phù hợp và lộ trình để đạt được mục tiêu học tập cho con một cách hiệu quả nhất!
Xem thêm:
- Từ vựng tiếng Anh: Cách học hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu
- Ngôn ngữ Anh: 4 yếu tố thành công bố mẹ chinh phục cho con