Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh nhưng bố mẹ nào cũng phải đối mặt với khó khăn khi cùng con tương tác tiếng Anh mỗi ngày. Trong đó, không ít gia đình đã bỏ cuộc khiến việc học tiếng Anh cùng con bị gián đoạn hoặc kém hiệu quả suốt một thời gian dài.
Phải chăng nguyên nhân của sự từ bỏ này đến từ việc bố mẹ chưa hiểu tầm quan trọng của việc tương tác tiếng Anh cùng con cũng như chưa biết những cách tương tác đơn giản mà vẫn hiệu quả.
Nội dung chính
- 1. Tầm quan trọng của việc tương tác trong quá trình đồng hành tự học tiếng Anh cùng con
- 2. Tương tác tiếng Anh: khó khăn của con hay rào cản từ phía bố mẹ?
- 3. Tổng hợp kinh nghiệm của các mẹ khi vượt qua khó khăn để tương tác tiếng Anh với con
- 3.1. Kinh nghiệm tương tác của mẹ Nhung Duong
- 3.2. Kinh nghiệm tương tác của mẹ Minh Huệ với cậu bé nghịch ngợm
1. Tầm quan trọng của việc tương tác trong quá trình đồng hành tự học tiếng Anh cùng con
Để con có thói quen nói tiếng Anh, chẳng gì bằng việc cùng con tương tác mỗi ngày.
Cũng giống như tiếng Việt, con muốn bật nói cần có thời gian nghe đủ dài để ngấm ngôn ngữ.
Khi vốn ngôn ngữ và khả năng phát âm của con đã được tích lũy sau một thời gian, bước tiếp theo là giúp con sử dụng thành thục vốn ngôn ngữ đó như cách con sử dụng tiếng Việt. Để làm được điều này, con sẽ cần có môi trường tiếp xúc và thường xuyên được tương tác tiếng Anh mỗi ngày.
Nếu như con khó có thể đến trung tâm và giao tiếp với người bản ngữ hoặc con sống ở ngoại ô, xa trung tâm thì bố mẹ và người thân chính là môi trường tương tác tuyệt vời nhất của con.
Tại sao quá trình tương tác lại có lợi đối với việc tự học tiếng Anh của con đến vậy, nhất là ở độ tuổi 3-4?
- Tương tác giúp con không căng thẳng với áp lực học bài, nghĩa là con học mà như chơi
- Tương tác giúp con hiểu và nhớ bài lâu hơn. Từ đó, con biết cách vận dụng linh hoạt điều đã học trong tình huống phù hợp
- Tương tác hình thành sự bật nói và việc thực hành thường xuyên sẽ giúp con sử dụng ngôn ngữ tự tin hơn mỗi ngày
- Tương tác là cách thuyết phục con tốt nhất rằng hai mẹ con là những người bạn, cùng học và cùng hỗ trợ nhau
- Tương tác thường xuyên sẽ giúp hai mẹ con tăng động lực để duy trì việc học
Chẳng hạn, một ngày nào đó mà hai mẹ con cùng ốm, mệt thì chẳng cần ngồi vào bàn học, chỉ cần mở ti vi xem một bộ phim hoạt hình con yêu thích rồi hai mẹ con trò chuyện cùng nhau về bộ phim, dù chỉ vài ba câu đơn giản, như vậy cũng là một cách học.
BMYC PRO – KHÓA HỌC NÂNG CAO PHẢN XẠ GIAO TIẾP & SỬ DỤNG TIẾNG ANH CHO BÉ
- Đối tượng học viên: các bé 5-9 tuổi chưa học tiếng Anh hoặc chưa nghe nói, đọc hiểu được tiếng Anh.
- Cách học: Bố mẹ đồng hành cùng con và 2-3 buổi 60 phút/tuần con học với giáo viên theo hình thức 1 kèm 3, kiểm tra cuối kỳ và họp phụ huynh 3 lần.
2. Tương tác tiếng Anh: khó khăn của con hay rào cản từ phía bố mẹ?
Khi bắt đầu làm quen với tiếng Anh, các con thường gặp khó khăn khi tương tác với bố mẹ. Nguyên nhân thường là bởi con chưa hiểu từ vựng, chưa hiểu cách trả lời, con học chậm, con nhát hoặc cảm thấy hoạt động tương tác không vui, không có hứng thú.
Trong khi đó, phía bố mẹ khi đối mặt với yêu cầu phải tương tác với con cũng cảm thấy không dễ dàng hơn.
Mẹ Nhung Duong chia sẻ:
“Khi bắt đầu đồng hành cùng con học tiếng Anh theo lộ trình và phương pháp của group BMyC, bản thân mình cũng khá lo lắng vì không đủ tự tin và chưa biết cách để tương tác cùng con.”
Đúng là với những hoạt động lần đầu tiên thực hiện, chúng ta đều không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm, lo lắng, sợ mình không làm được, sợ mình không đủ tốt, sợ ảnh hưởng đến con.
Yếu tố tâm lý chiếm một vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lên quyết định của bố mẹ: nên đi tiếp hay dừng lại việc đồng hành với con?
Tuy nhiên, khi bố mẹ dám đối mặt và thực hiện những hành động đầu tiên, suy nghĩ trong đầu bố mẹ sẽ không còn là: “Tôi rất sợ, tôi không làm được” mà sẽ trở thành:
“Tôi không biết tiếng Anh và con tôi thì rất nhát/nghịch/chậm nói…. Làm thế nào để tôi có thể tương tác cùng con?”
Tư duy của bố mẹ đã chuyển từ việc trốn chạy sang đối mặt và hướng tới việc đi tìm giải pháp.
Và khi dám đặt câu hỏi để tìm giải pháp thì chắc chắn, giải pháp sẽ hiện ra.
Học thử ngay lộ trình tiếng Anh BMyC miễn phí để nhận thấy lợi ích to lớn của việc tương tác cùng con: đăng ký tại đây
3. Tổng hợp kinh nghiệm của các mẹ khi vượt qua khó khăn để tương tác tiếng Anh với con
3.1. Kinh nghiệm tương tác của mẹ Nhung Duong
Mẹ Nhung Duong cho rằng, yếu tố tâm lý có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tương tác cùng con. Vì vậy, trước khi đồng hành, bố mẹ cần phải loại bỏ những rào cản tâm lý để toàn tâm toàn ý đồng hành cùng con.
Tin mình và tin con.
Đây là yếu tố tâm lí rất quan trọng. Thay vì “Tôi không thể”, “Con tôi không thể”, chỉ cần bố mẹ thay đổi suy nghĩ rằng “Tôi có thể, tôi đang làm”, “Con tôi có thể” thì chắc chắn năng lượng từ suy nghĩ tích cực sẽ giúp chúng ta hành động tốt và hiệu quả hơn.
Loại bỏ suy nghĩ “Bố mẹ đó giỏi, con họ có khiếu, trung tâm đó tốt, thầy cô đó giỏi”.
Công bằng mà nói, chúng ta hoàn toàn như nhau, chỉ là nếu không có một môi trường tự nhiên thì ai là người chịu tạo ra môi trường tích cực hơn cho chính mình và con cái của mình mà thôi. Trung tâm có tốt bao nhiêu, thầy cô có giỏi thế nào thì cũng sẽ không hiệu quả nếu như không có sự thực hành luyện tập đều đặn mỗi ngày.
Kiên trì hành động mỗi ngày.
Ngôn ngữ có điểm bắt đầu để học nhưng không có điểm kết thúc. Nghĩa là, bố me không cần đợi con có vốn từ vựng, hiểu câu mới bắt đầu tương tác. Ngay từ khi trẻ theo lộ trình, bố mẹ nên bắt đầu ngay cùng trẻ với những câu đơn giản và mức độ lặp lại nhiều: What’s this? What’s that? What color is this? Who is this?,…
Khi con tắm, lúc con ăn, con chơi, con xem phim, con chuẩn bị đi ngủ,… tóm lại là bất kì tình huống nào, bố mẹ cũng đừng quên tương tác với con. Ban đầu con có thể chưa hiểu nhưng sự lặp lại và thêm ngôn ngữ cơ thể, tình huống thực tế chắc chắn con sẽ hiểu.
Bố mẹ hãy tin vào chính mình và con nhé vì chắc chắn một quy luật là “Đủ nắng thì hoa sẽ nở, đủ gió thì chong chóng sẽ quay”.
Mở rộng không gian tương tác để con hào hứng.
Bài học từ sách vở, tài liệu luôn không thiếu nhưng nếu không áp dụng thực tế con sẽ nhanh quên. Mình đã vận dụng cùng bé ku 3,5 tuổi nhà mình khi cùng con đi chợ cuối tuần.
Từ câu chuyện Counting Bugs con đọc trong Razkids có câu “so many bugs”, khi con đi chợ cùng mẹ con đã chủ động chỉ trỏ và lắc tay mẹ nói: “So many shoes” khi đi qua hàng giày dép, “so many cars” khi thấy xe ô tô nhiều trên đường, “So many oranges” khi thấy nhiều quả cam, hay con băn khoăn “Mommy, what animal is this?” khi nhìn thấy rất nhiều gà vịt ngoài chợ,…
Một số mẹo tương tác với con đơn giản, hiệu quả của mẹ Nhung Duong:
Lặp lại những câu hỏi đơn giản.
Chẳng hạn như: what is this? What color is this? What can you see?… Tác dụng của việc lặp lại này chính là kiểu mưa dầm thấm lâu, lúc đầu con bỡ ngỡ nhưng lâu dần sẽ quen, phản xạ nhanh và vô cùng tự nhiên.
Đưa ra thông tin gợi ý để con lựa chọn nếu con chưa hiểu ý nghĩa của câu hỏi hoặc con băn khoăn, chưa biết trả lời ra sao.
Có nghĩa là giống như các phương án trắc nghiệm khách quan, bố mẹ không cần dịch nghĩa câu hỏi để con dễ tìm thông tin trả lời, khi có gợi ý, chỉ thêm chút tư duy là con đã có câu trả lời rồi. Nếu con chưa quen tương tác hoặc khó mà bắt con tự suy nghĩ, e là con sẽ sợ mỗi khi bố mẹ đưa ra những câu hỏi.
Học được gì thì cố gắng vận dụng tương tác điều đó theo tình huống thực tế phù hợp.
Ví dụ, trong Razkids level A có truyện “I can”, bằng hành động của mình, bố mẹ có thể vừa diễn tả lại vừa nói và hỏi con đồng thời, con sẽ không chỉ nhớ truyện mà còn biết cách vận dụng mẫu câu “I can…” linh hoạt.
Sẽ đến lúc mẹ nghe mà ko hiểu con nói gì, mình đã quan sát nét mặt của con để đoán định và “OK”, “Thank you”, “Can you speak again, please!”,… để con thêm phần hào hứng.
Với bé nhỏ mới bắt đầu, nếu mẹ nói con chưa hiểu, mình lựa chọn cách lặp lại lần nữa kèm gợi ý để con chọn thông tin phù hợp: “How is it? Is it big or small?”, What do you want to eat for breakfast today, bread or noodles?,…. dần con sẽ quen và phản ứng nhanh hơn.
Nếu bố mẹ không tự tin tương tác cùng con: phát âm không chuẩn, không biết hỏi gì… thì phải làm sao?
Câu hỏi này trúng phóc trường hợp của mình luôn này. Câu trả lời là: “Không sao cả bố mẹ nhé! Chúng ta chắc chắn làm được!”, chỉ cần nhớ ba điều:
- Theo sát task học của con: Mỗi task học luôn có gợi dẫn tương tác, việc của chúng ta là đọc, nghe, xem và làm theo.
- Dành chút thời gian để sưu tầm và ghi chép lại những câu hỏi thường dùng. Sau đó, học thuộc ngày vài câu và áp dụng.
- Tìm thêm bạn cho con: sẽ đến lúc con muốn nói chuyện với bạn cùng tuổi, cùng sở thích hơn là với bố mẹ. Sẽ đến lúc con tiến bộ mà bố mẹ (gà như mình) khó mà theo kịp. Vậy nên chỉ cần vào group BMyC đăng nội dung “tìm bạn tương tác cùng con…”, bố mẹ sẽ giúp con có người bạn tâm đầu ý hợp để giao tiếp tiến bộ hơn mỗi ngày.
3.2. Kinh nghiệm tương tác của mẹ Minh Huệ với cậu bé nghịch ngợm
Từng là một giáo viên mầm non nên mẹ Minh Huệ có khá nhiều kinh nghiệm tương tác với con trẻ. Đặc biệt, các phương pháp tương tác của mẹ Minh Huệ rất khoa học và phong phú.
Mẹ Minh Huệ chia sẻ:
“Bạn dê nhà mình rất hiếu động. Con đi học lúc nào cũng bị cô giáo chê hư, nghịch, khó bảo. Từ khi lớn, biết tự đi tự chơi, chưa bao giờ con ngơi nghỉ chân tay. Đặc biệt con không thích chơi một mình. Vậy nên mẹ rất khó khăn khi cho con ngồi vào bàn học, dù chỉ một phút.
Không chỉ có thế, chưa bao giờ con cho mẹ ngồi bên chị dù chỉ một lần trong đời. Nếu thấy mẹ ngồi hướng dẫn chị là con xông vào giật sách, xé sách, ném đồ của chị… rồi bắt mẹ chơi cùng”.
Để chinh phục cậu bé nghịch ngợm, mẹ Minh Huệ đã có cách làm rất sáng tạo.
Một số mẹo tương tác vô cùng sáng tạo của mẹ Minh Huệ:
“ Mình sẽ cho con tự lựa chọn cách thức học. Mẹ con mình mang bàn ra gốc cây cạnh bờ ao, vừa quan sát vừa áp dụng mẫu câu hỏi 5W1H (Ai, Tại sao, Cái gì, Khi nào, Ở đâu, Như thế nào) để tương tác bằng tiếng Anh về mọi thứ xung quanh. Hỏi con từ cái lá, cây cỏ, con sâu, con chó nhà hàng xóm, con mèo, con gà đực gà mái ở vườn, màu sắc, cảm xúc no, đói, vui buồn…..
….Mình có đọc một số nghiên cứu của bác sĩ nhà giáo dục Maria Montessori thì được biết trẻ nhỏ dưới 6 tuổi học tập và tiếp thu tích cực khi được gần gũi thiên nhiên, ưa khám phá, thích các hoạt động có mục đích… Thế nên mình cũng dựa vào những đặc điểm đó để nghĩ trò chơi cho con.
Chẳng hạn:
Câu cá: cá cắn hết một mồi câu thì con đọc một lần. Cái này nhanh vô cùng vì ao nhiều cá, mà mồi thì bằng hạt cơm. Con mà không đọc giỏi thì con cá sẽ ăn cơm giỏi hơn con.
Đánh cờ Vua: đánh xong một ván cờ, con đọc một bài. Mẹ động viên con chơi rất thông minh, bởi vì con đọc sách giỏi. Vậy là cứ vài phút con thắng thì lại thêm một lần đọc. Trong 30 phút, con phải đọc tới cả hơn chục lần. Chính vì vậy mà mẹ không ép con học, con cũng tự thuộc.
Đi bộ ra cánh đồng: vừa đi vừa nhìn bên đường tìm cách tương tác. Chỉ với mỗi câu hỏi. What can you see? What do you see? What color? Short or long? Big or small? In the sky, in the water, run, ran, over the log, jump up, jump over…. Trên đường đi tiếng cười không ngớt. File nghe mang đi theo bật loạn lên, bài nào cần con trả task trước thì bật lặp lại. Hỏi mệt rồi thì mẹ đọc theo file, giả vờ đọc sai còn giãy lên phản ứng bắt mẹ đọc lại.
Rất nhiều hoạt động có thể làm, chỉ sợ mẹ không dám từ bỏ thú vui bận rộn vô ích xung quanh để đồng hành cùng con thôi.
Bảo sao, mới đồng hành cùng con đều đặn tháng nay, mà đến giờ này mình như mơ khi con tự thoả thuận để được học:
Thích đi chơi thì nói: mẹ ơi, mình vừa đi dạo vừa học nhé!
Thích đá bóng: mẹ ơi, mẹ chơi cùng con đi! Mình vừa đá bóng vừa nói tiếng Anh nhé
Thích chơi trốn tìm: mẹ đếm bằng tiếng Anh, mẹ tìm con bằng tiếng Anh nha.
Không thích đi ngủ sớm cũng mặc cả: mẹ ơi, đừng ngủ nhé, mình đọc sách đi mẹ! Đọc xong vài bài, mỏi mắt là lăn ra ngủ”.
Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm thực tế của các mẹ về việc tương tác tiếng Anh cùng con. Và nếu bố mẹ theo dõi hành trình của các mẹ Nhung Duong, Minh Hue trên group BMyC từ đầu đến cuối hẳn sẽ biết được chia sẻ này quý giá và hiệu quả đến mức nào.
BMyC tin rằng bài viết này sẽ là hành trang quan trọng của các bố mẹ trong hành trình đồng hành tương tác cùng con. Vì vậy, ngoài việc áp dụng những lời khuyên này, bố mẹ đừng ngần ngại chia sẻ những vấn đề khó khăn của gia đình mình để được đại gia đình BMyC chung tay hiến kế nhé.
*Bài viết có sử dụng nguồn ảnh minh họa từ Google.
Tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để được tư vấn và hỗ trợ trong việc chọn lựa phương pháp học tiếng Anh online cho bé phù hợp và lộ trình để đạt được mục tiêu học tập cho con một cách hiệu quả nhất!
Pingback: Làm thế nào để chọn nhóm zoom tiếng Anh cho con hiệu quả?