Bố mẹ muốn tự dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà nhưng không biết nên bắt đầu thế nào? Hoặc ngay cả khi đã bắt đầu, bố mẹ cũng gặp phải muôn vàn khó khăn đến nỗi chỉ muốn bỏ cuộc.
Đừng lo, dưới đây là tổng hợp kinh nghiệm tự dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà đã được chứng minh hiệu quả trên cộng đồng BMyC gần 100 000 thành viên. Bố mẹ hãy tham khảo và áp dụng cho gia đinh mình nhé.
Nội dung chính
- #5 phương pháp tự dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà
- 1. Chơi trò chơi
- 2. Học qua tình huống hàng ngày
- 3. Học qua truyện
- 4. Học qua bài hát
- 5. Học qua phim hoạt hình
- # Gợi ý cách xử lý khó khăn khi tự dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà
- 1. Sắp xếp thời gian đồng hành cùng con
- 2. Khi bé hiếu động, không tập trung
- 3. Khi bé nhút nhát, thiếu tự tin
- 4. Bé học chậm
#5 phương pháp tự dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà
Trước khi lựa chọn bất cứ một phương pháp nào để tự dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là thiết lập thói quen học tiếng Anh cho trẻ mỗi ngày. Giống như một chiếc xe muốn chạy trên đường sẽ cần vượt qua sức ì và khởi động bằng những vòng lăn bánh đầu tiên.
Thông thường, một thói quen tốt sẽ được hình thành sau khoảng 21 ngày. Dĩ nhiên, con số này chỉ là tương đối vì có những người sẽ cần thời gian lâu hơn.
Chúng ta không thể vừa hôm qua còn cho con chơi thoải mái, hôm nay đã bắt ngồi học nghiêm túc hẳn vài tiếng đồng hồ, càng không thể cáu gắt khi trẻ không hợp tác.
Hãy bắt đầu xây dựng thói quen này bằng cách khéo léo rủ rê trẻ tham gia hoạt động với bố mẹ khoảng 15 phút mỗi ngày. Một kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho trẻ em hiệu quả là bố mẹ hãy tập trung vào việc làm sao để giữ được sự hứng thú cho con rồi mới tăng dần thời gian học thay vì quá sốt sắng ngay từ đầu.
Sau khi hiểu rõ về vai trò của việc xây dựng thói quen, bố mẹ có thể tham khảo 5 phương pháp dưới đây để tự dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà.
1. Chơi trò chơi
Trẻ em thường ham chơi hơn ham học. Vì vậy, cách dạy con học tiếng Anh tại nhà dễ dàng nhất là lôi kéo bé học tiếng Anh thông qua các trò chơi.
Quan trọng hơn cả là khi được chơi đùa vui vẻ, thoải mái, bé sẽ học hiệu quả hơn hẳn so với việc phải ngồi im một chỗ.
Bố mẹ có thể bắt đầu với các trò chơi từ vựng đơn giản cho bé như flashcards (thẻ trò chơi), board games, word games…
Khi các bé đã có một lượng từ vựng nhất định và nắm được một số cấu trúc câu cơ bản, bố mẹ có thể chuyển sang chơi đồ hàng, câu cá, nấu ăn… với bé nhưng hoàn toàn bằng tiếng Anh để bé rèn luyện phản xạ.
2. Học qua tình huống hàng ngày
Bố mẹ biết không, việc nói tiếng Anh với bé thông qua các tình huống hàng ngày không chỉ là một hình thức ôn tập tuyệt vời mà còn giúp bé học thêm nhiều mẫu câu thông dụng trong thực tế đấy.
Bố mẹ có thể thực hành nói tiếng Anh cùng con mọi lúc mọi nơi chẳng hạn khi nấu ăn, rửa bát, đi chợ. Thông qua bối cảnh thực tế, việc ôn tập của bé sẽ diễn ra tự nhiên như một trò chơi.
Bé không hề có cảm giác đang trả bài mà chỉ là cùng bố mẹ tham gia một hoạt động thú vị. Bên cạnh đó, việc thực hành thường xuyên cũng giúp bé cải thiện khả năng phát âm và phản xạ đáng kể.
Bố mẹ đừng bỏ qua hình thức dạy tiếng Anh tuyệt vời này nhé.
3. Học qua truyện
Người lớn chúng ta đã lớn lên cùng với những câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Vậy tại sao bố mẹ không cho bé học tiếng Anh qua truyện nhỉ?
Bé sẽ chẳng thể bỏ qua được những trang truyện có hình ảnh ngộ nghĩnh và màu sắc rực rỡ. Bên cạnh đó, não bộ của chúng ta vốn dĩ ghi nhớ thông tin bằng hình ảnh.
Vì vậy, thông qua các cuốn truyện, bố mẹ có thể dễ dàng dạy trẻ học tiếng Anh tại nhà bằng hình ảnh.
Làm thế nào để bố mẹ tự dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà với các hình ảnh trong truyện?
Bố mẹ có thể bắt đầu bằng việc hướng dẫn trẻ nhìn vào các bức tranh khác nhau và nói một số từ nhất định.
Mỗi bức tranh tương ứng với một từ. Sau khi hướng dẫn trẻ chỉ tay và đọc cùng, bố mẹ có thể yêu cầu trẻ tự làm điều này để bé tự ghi nhớ từ vựng.
4. Học qua bài hát
Bên cạnh những câu chuyện thì học qua bài hát cũng là một hình thức phổ biến để tự dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà. Bởi không chỉ có ca từ dễ thuộc, dễ nhớ, các bài hát thiếu nhi còn có giai điệu vô cùng dễ thương, đặc biệt thu hút trẻ nhỏ.
Thông qua các bài hát, trẻ có thể học được từ mới và cải thiện phát âm rất hiệu quả. Không chỉ học từ đơn lẻ, trẻ còn học được cả cụm từ hay câu hát dài 6,7 từ. Từ đó, trẻ sẽ ghi nhớ và áp dụng vào việc nói tiếng Anh rất tự nhiên.
5. Học qua phim hoạt hình
Học qua phim hoạt hình chính là hình thức kết hợp giữa việc học qua truyện (có bối cảnh, nhân vật), học qua tình huống hàng ngày và học qua bài hát (các bài nhạc phim).
Vì sự phong phú trong cách tiếp cận với tiếng Anh nên trẻ sẽ không hề có cảm giác nhàm chán.
Tuy nhiên, hình thức này có độ khó cao nên nếu bố mẹ muốn tự dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà bằng phim hoạt hình, hãy cân nhắc chọn các bộ phim theo đúng trình độ của con.
# Gợi ý cách xử lý khó khăn khi tự dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà
Trong thời gian đồng hành cùng các bố mẹ, BMyC nhận ra rằng rất nhiều bố mẹ bỏ cuộc vì không thể kiên trì đi qua khó khăn cùng con.
Dưới đây là những khó khăn phổ biến và gợi ý cách giải quyết cho bố mẹ:
1. Sắp xếp thời gian đồng hành cùng con
Không phải bố mẹ nào cũng đi làm theo thời gian 8 tiếng cố định. Rất nhiều bố mẹ phải làm ca kíp, có hôm 11h khuya mới về. Cũng có khi vướng vào đợt dịch, phải cách ly và làm 3 tại chỗ, nhiều bố mẹ phải xa con đến 1 tháng.
Trong trường hợp này, BMyC nghĩ rằng bố và mẹ cần phải hợp sức để đồng hành cùng con, vừa để hỗ trợ cho bạn đời của mình vừa có thêm thời gian gắn kết và thấu hiểu con.
Cụ thể, nếu như mẹ là người bận rộn thì mẹ sẽ hướng dẫn cách làm trước. Sau đó, bố và con sẽ theo hướng dẫn của mẹ để hoàn thành nhiệm vụ.
Nếu bố mẹ bận làm đến tối muộn, cả nhà có thể điều chỉnh giờ giấc để thức dậy sớm hơn vào buổi sáng và tranh thủ học cùng nhau khoảng 20-30 phút.
Nhìn chung, bố mẹ hãy tưởng tượng lượng kiến thức mà con đang có giống như một cây non, cần chăm bẵm mỗi ngày một chút. Không cần nhiều, nhưng cần đều đặn.
Đừng dạy con 1 tiếng/ngày mà cách quãng, thay vào đó hãy cùng con học 30 phút/ngày nhưng bền bỉ liên tục.
2. Khi bé hiếu động, không tập trung
Rất nhiều bố mẹ nản lòng và dễ sinh cáu gắt khi tự dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà mà con lại hiếu động và không tập trung.
Những lúc như vậy, bố mẹ hãy cố gắng hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh. Bước tiếp theo, bố mẹ hãy nhớ rằng: “Đừng cố”. Bởi càng cố khiến con tập trung thì bố mẹ càng dễ cáu gắt. Việc dạy học cho con sẽ gặp nhiều bất lợi vì bé cảm thấy không vui vẻ và thường xuyên lảng tránh.
Lúc này, bố mẹ hãy khéo léo đề cập đến các chủ đề mà con thích hoặc đề nghị chơi một trò chơi cùng con. Trong trò chơi này, hãy khéo léo lồng ghép bài học vào và dần dần lái con về quỹ đạo.
Việc thiếu tập trung khi trẻ còn nhỏ là chuyện bình thường vì đó là đặc điểm não bộ của trẻ. Nhưng cái lợi là bé rất dễ dụ bởi các trò chơi nên bố mẹ có thể tận dụng điểm này để việc tự dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà diễn ra theo ý muốn.
3. Khi bé nhút nhát, thiếu tự tin
Việc dạy trẻ luôn luôn đòi hỏi sự kiên nhẫn từ bố mẹ, đặc biệt với các bé nhút nhát, thiếu tự tin. Không chỉ kiên nhẫn, bố mẹ cần liên tục động viên và có những lời khen tích cực cho bé để con dần mạnh dạn hơn.
Một số bố mẹ thiếu kiên trì, câu trước vừa động viên con nhưng câu sau đã lộ rõ sự thất vọng khi con không làm được như kỳ vọng. Trẻ con rất nhạy cảm với lời nói và ngôn ngữ cơ thể của bố mẹ. Bé sẽ cảm nhận được lời nào của bố mẹ là thật và ngược lại.
Hãy thể hiện bản thân tin tưởng tuyệt đối rằng con là một đứa trẻ giỏi giang và lặp lại điều đó mỗi ngày. Dần dần, mưa dầm thấm lâu, bé mới dần chui ra khỏi chiếc kén của mình và mạnh dạn thử những điều mới.
4. Bé học chậm
Khi tự dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà, rất nhiều bố mẹ đau đầu vì con mình học chậm. Nhất là khi lên group và thấy “con nhà người ta” nói tiếng Anh như gió, nhiều bố mẹ nảy sinh tâm lý so sánh và tự tạo ra áp lực cho chính mình và con.
Không cần phải như vậy. Bố mẹ hãy hiểu rằng mỗi đứa trẻ đều sở hữu một hoặc một vài loại trí thông minh. Vì vậy, chúng đều là những cá thể khác biệt và duy nhất. Và sẽ vô lý làm sao khi chúng ta áp dụng một cách dạy cho mọi đứa trẻ.
Tự học tiếng Anh Song ngữ tại nhà – BMyC – Công thức 3-4-7 Phương pháp đồng hành cùng con – Day2
Bé học chậm có thể vì phương pháp dạy của bố mẹ chưa phù hợp, hãy đổi phương pháp khác. Chẳng hạn như nhà chị Thơ trong cộng đồng BMyC.
Nhà chị Thơ có 2 bé Bông, Min. Trong khi chị Bông chỉ khoảng 3 tuần là thuộc bảng chữ cái tiếng Anh thì em Min cần tới hơn 2 tháng.
Để giúp con học bảng chữ cái nhanh hơn, chị Thơ đã liên tục thử nhiều mẹo khác nhau:
- Cho chữ cái cho vào chậu tắm của con, cùng con chơi đoán chữ;
- Luôn mang theo 1 túi đựng chữ cái khi đưa con đi chơi công viên cát, cùng con chơi trò dấu chữ cái trong cát và tìm chữ cái;
- Khi đưa con đi chơi, nếu thấy các biển quảng cáo có chữ cái thì mình sẽ nhắc lại cho con nhớ;
- Rủ chị Bông tham gia trò chơi tương tác cùng chữ cái, tô màu chữ cái.
Sau thời gian đồng hành cùng 2 con, chị Thơ nhận ra:
“Không có phương pháp nào là đúng hoàn toàn với mọi đứa trẻ. Không có đứa trẻ nào không thể dạy dỗ, chỉ có cách dạy chưa phù hợp mà thôi.”
Vì vậy, bố mẹ hãy thật sự kiên nhẫn và liên tục tìm cách tiếp cận ngôn ngữ phù hợp với sở thích của con. Chắc chắn sẽ đến một ngày, bố mẹ nhận ra sự kiên trì của mình là xứng đáng.
Trên đây là 5 phương pháp tự dạy tiếng Anh cho trẻ tại nhà và gợi ý cách xử lý khó khăn khi đồng hành cùng con. Bố mẹ hãy tham khảo và nếu có thể, hãy chia sẻ trải nghiệm của gia đình mình ở bình luận dưới đây cho BMyC và các bố mẹ hác cùng biết nhé.
Xem Thêm:
- Bí kíp luyện nghe tiếng Anh cho trẻ chuẩn như người bản ngữ
- Từ vựng tiếng Anh: Cách học hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu