Bạn có từng nổi điên với con vì áp lực và bất lực?

Admin ơi! Hôm nay mình đã mắng con khiến cho hai hàng nước mắt con rơi lã chã. Hai mắt tròn vo ngấn nước ngẩng lên nhìn mẹ như chẳng hiểu vì sao? Như con muốn nói với mẹ điều gì đó, có thể là: Con cố gắng lắm rồi mẹ ơi, con rất muốn làm tốt để mẹ vui, và con cũng đã hơn ngày hôm qua. Con tiến bộ hơn rồi mà?

photo 6210502141873861050 y
Nổi điên với con vì áp lực và bất lực.

Một mình ngồi trong phòng bình tĩnh xâu chuỗi lại vấn đề và nhận ra lỗi là do mẹ. Nhớ lại thời điểm mắng con cáu gắt với con, bản thân mình cảm thấy ân hận vô cùng, nước mắt ở đâu trào ra. Một mình cất tiếng thở dài trong vô thức: “Con ơi, mẹ sai rồi! Là lỗi của mẹ, mẹ xin lỗi đã mắng con vô cớ, thực ra mẹ yêu con chẳng muốn hành động như vậy. Mẹ đã để cảm xúc lấn áp và tổn thương con rồi” Mình phải làm gì bây giờ mong được Admin chia sẻ và tháo gỡ…

Mẹ Nguyễn Thị Minh Huệ gửi Admin với dòng trạng thái còn nguyên cung bậc cảm xúc bối rối lo âu. 

Còn các bố mẹ chúng ta đang đồng hành cùng con, các bạn cảm thấy điều gì là khó khăn nhất? Có ai khẳng định là tôi không từng lười biếng, không mắc bệnh thành tích, tôi không kỳ vọng rồi áp lực lên con, quát mắng con không? 

Đã bao lần bạn mắng con, quát con, nhìn con sợ hãi, nước mắt rơi, vừa  ấm ức khóc. Để rồi sau khi bình tĩnh lại bạn cảm thấy dằn vặt, đau khổ, xót xa, tội lỗi, cắn rứt lương tâm?

Khi đã nổi cơn “Điên’’ thì lý trí sẽ không kiểm soát được lời nói, hành động. Việc tự gây áp lực cho bản thân khiến cho ta khó kiểm soát cảm xúc khi đồng hành cùng con. Có phải chăng đây là điều mà phần lớn các bố mẹ khởi động đồng hành cùng con ai cũng đã từng phạm phải… tuy nhiên điều quan trọng nhất trong lúc này là bạn cần tìm được lý do vì sao bạn rơi vào trạng thái đó thì chúng ta mới mong thay đổi bản thân và có thể kiểm soát cảm xúc tốt.

Thứ nhất, bạn có LƯỜI BIẾNG? 

Bạn lười đọc, lười xem các bài, video hướng dẫn. Cách tiếp cận giáo dục truyền thống, trông chờ vào nhà trường, trung tâm, giáo viên quen rồi nên cứ thấy nội dung nhiều dài là ngại. Chẳng kiên trì làm để hiểu, thấy khó bỏ qua ngày này sang ngày khác.

Thứ 2 là sự kỳ vọng con tiến bộ!

Con mới học có mấy ngày mà cứ bắt phải thuộc, phải nhớ, đọc đúng… Trong khi mẹ chưa thực hiện đúng cách làm ba bước trong đó cần tạo thói quen đều đặn 30 phút mỗi ngày không ngắt quãng. Mẹ cũng không tuân thủ đúng nguyên tắc đó là  không so sánh kỳ vọng. Dạy con chữ nào được vài ba ngày là chăm chăm kiểm tra xem có nhớ không đọc tốt không… con đọc đúng hay nhớ thì sung sướng. Con lỡ quên thì mặt khó chịu thể hiện ngôn ngữ ngầm “liệu hồn”, máu nóng nổi lên, có thể con bị ăn “Tẩn” phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng của mẹ nó hôm đó.

photo 6212753941687546244 y
Điều quan trọng nhất trong lúc này là bạn cần tìm được lý do vì sao bạn rơi vào trạng thái đó.

Thứ 3 là tự gây áp lực cho mình.

Áp lực nộp bài, hoàn thành bài. Mẹ tự áp đặt tại sao một tuần mà con không thể hoàn thành task, con có kém hay không? Có chậm hay không? Áp lực khi thấy các bé khác chăm chỉ hợp tác học được nhiều, con nhà mình không thích học và mải chơi. Mẹ cuống cuồng về nhà bắt con học, trong khi chưa rèn được thói quen tốt, chưa thực sự tìm hiểu để biết con  thích gì và muốn gì.

Thứ 4 là giai đoạn bất lực. 

Nổi điên với con chẳng qua là nhiều khi cảm thấy bất lực. Tại sao nói con không chịu nghe. Nói mãi đọc mãi con không hiểu. Bảo con làm một đằng thì làm một nẻo, nói trước quên sau, … Con không chịu nghe là do giữa hai mẹ con chưa tìm thấy tiếng nói chung, bạn chưa thực sự là một người bạn của con, chưa đủ kiên nhẫn, chưa đủ nhẹ nhàng.

LÀM SAO CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC CẢM XÚC?

Bạn Thanh Huyền chia sẻ: Thời gian đầu, khoảng 3-4 tháng cũng luôn trong cái vòng luẩn quẩn, con học được ít mà mẹ nổi khùng nhiều hơn! Mình nhận ra trước khi quá muộn. Nếu tiếp tục như vậy không ổn. Nếu không có sự thay đổi từ bản thân Mẹ chắc chắn con sẽ bị tổn thương nhiều hơn nữa. Con cái là tấm gương phản ánh tính cách của cha mẹ, nên tính cách thái độ của con phần lớn do sự tác động của bố mẹ mà hình thành.

  • Quyết tâm thay đổi bản thân, dành ra 1 tuần để xem các live của Anh Quang Huy, ghi thật kỹ các điểm cần lưu ý.
  • Đọc các bài viết chia sẻ của các bố mẹ đi trước nhiều hơn để tìm hiểu cách làm thực tế nhiều hơn. Trở về lắng nghe và quan sát con nhiều hơn. 
  • Đọc các sách, xem các video kiểm soát cảm xúc nhiều hơn, tự tìm tòi học hỏi nhiều hơn là việc ngồi đó chờ ĂN SẴN. 
  • Áp dụng cách làm 3 bước của BMyC duy trì việc học đều đặn mỗi ngày vui vẻ nhẹ nhàng, với phương châm, đi chậm đi đều, không bỏ ngắt quãng. Những ngày con đi chơi thì con sẽ tranh thủ học xong rồi đi hoặc khi đi chơi về tranh thủ đọc trước khi đi ngủ. Làm sao ít nhiều ngày đi chơi đó cũng phải học được 15-30 phút tiếng Anh. 
  • Tìm kiếm động lực trong Group bằng cách cho con đăng ký Group đọc sách, tìm kiếm 1 Hot Mom để theo dõi. Họ sẽ là động lực để chúng ta có thêm quyết tâm hơn khi đồng hành cùng con. Họ cũng sẽ là người mà bạn có thể nhìn vào để học hỏi cách làm. Mẹ cũng nắm bắt được giai đoạn nào con có điểm mạnh điểm yếu,  cần bổ sung phần nào con còn kém cho con.
  • Trước khi ngồi học cùng con cần tạo cho con tinh thần thoải mái. Đôi khi chỉ là lời nhắc nhẹ  “ con ơi 10p nữa mẹ con mình học nha;  Con còn việc gì con muốn làm trước khi học cùng mẹ không nhỉ?”.
  • Bản thân luôn tự nhủ 10 lần câu thần chú: “ Được học cùng con là hạnh phúc nhất, con vui học là mẹ mừng, mẹ cần thật vui vẻ khi đồng hành cùng con”.
  • Những lúc con không hợp tác hoặc làm gì khiến mẹ chưa vui mẹ hãy nghĩ ngay đến bản thân mình. “ Mẹ cũng đâu có phải cái gì cũng biết, và rất cần người chân tình hướng dẫn. Vậy hãy trở thành người bạn hướng dẫn nhiệt tình nhất của con”.
  • Cần nhớ câu “ Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình” để bản thân bố mẹ và con có những phút giây đồng hành bên con thật ý nghĩa. Đủ nắng hoa sẽ nở chỉ cần kiên trì thì chắc chắn sẽ tới đích.
photo 6210502141873861036 y
Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc.

Muốn dạy con không đòn roi thì điều cần nhất là bố mẹ biết rõ vai trò của mình và trở thành bạn của con. 

Nhờ đồng hành cùng con theo Phương pháp của BMyC mà rất nhiều gia đình trở nên hạnh phúc. Bố mẹ hiểu con hơn, từ người nóng giận hay cáu gắt cũng trở nên điềm đạm hài hòa và thấu hiểu.

Thực ra con không thích học, không tập trung cũng chỉ là do cách thức tiếp cận và hướng dẫn con của mẹ chưa đủ HẤP DẪN chưa đủ kiên nhẫn dịu dàng và chưa thực sự bình tâm để tập trung chất lượng bên con quan sát con dùng tâm thấu hiểu. Có câu nói rằng: “Muốn thành công bạn phải kiểm soát được cảm xúc của mình”. Hãy tích cực thay đổi bản thân mình tốt hơn trước khi muốn thay đổi con bạn nhé.

Không có gì quý giá hơn dành cho con bằng việc sắp xếp thời gian bên con mỗi ngày. Chúc các bố mẹ có những bài học thay đổi cảm xúc áp dụng cho bản thân được tốt hơn. Trân trọng hơn giây phút đồng hành cùng con, cùng con học tập thật vui vẻ, hạnh phúc nhé!

One thought on “Bạn có từng nổi điên với con vì áp lực và bất lực?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688