Phần lớn phụ huynh Việt Nam đều không biết tiếng Anh. Vậy nên, rõ ràng biết tiếng Anh cần thiết và quan trọng nhưng đồng hành cùng con học tiếng Anh vẫn là một bài toán khó với nhiều bố mẹ.
Dưới đây, BMyC sẽ giúp bố mẹ tìm lời giải cho bài toán này.
Nội dung chính
- 1. Bố mẹ không biết tiếng Anh liệu có thể giúp con song ngữ?
- 2. Tham khảo 3 câu chuyện đồng hành thành công của các bố mẹ không biết tiếng Anh
- 2.1. Sống ở vùng nông thôn, việc trông chờ vào trung tâm và giáo viên bản ngữ là điều xa xỉ
- 2.2. Trường nông thôn đến lớp 3 mới dạy tiếng Anh, chị Hảo mua từ điển, sách ngữ pháp tự kèm con mà không thấy con tiến bộ, bèn nghĩ rằng con không có năng khiếu
- 2.3. Sống ở nơi mở mắt thấy đồi – mở nồi thấy sắn, không có tiền cho con học trung tâm, chị Huyền có thể đồng hành với con ở tất cả các môn, trừ tiếng Anh
1. Bố mẹ không biết tiếng Anh liệu có thể giúp con song ngữ?
Câu trả lời là bố mẹ không biết tiếng Anh vẫn có thể giúp con học tốt ngôn ngữ này, tại sao?
Hãy nhớ lại quá trình bố mẹ giúp con học tiếng Việt.
Đầu tiên là những âm cơ bản a, á, à kết hợp với những biểu cảm trên gương mặt. Sau đó là những từ đơn chỉ sự vật rồi dần dần là những câu ngắn 3-5 chữ và câu dài 7-10 chữ.
Ai là người cung cấp cho con những mẫu câu này? Chính là bố mẹ, là những người có chất giọng bản địa sinh ra và lớn lên tại đất nước nói tiếng Việt. Quá trình học tiếng Việt của con luôn được tạo điều kiện phát triển bởi môi trường xung quanh.
Vậy để con thông thạo các ngôn ngữ khác, không chỉ riêng tiếng Anh, bố mẹ chỉ cần lặp lại quy trình y như vậy là có thể giúp con học tốt.
Điều khác biệt ở đây chỉ là vai trò. Bố mẹ sẽ không đóng vai trò là người thầy để dạy con từ dễ tới khó mà sẽ là người hỗ trợ. Còn người thầy của con, những người bản địa chính là những nhân vật từ già tới trẻ trong các video học tập.
Bố mẹ chỉ cần cho con bám theo lộ trình và đảm bảo việc con được tiếp xúc với học liệu mỗi ngày là được.
Để làm được điều này thật ra không khó. Yêu cầu đối với bố mẹ chỉ là biết tiếng Việt và kiên nhẫn làm theo các hướng dẫn của từng task học theo lộ trình BMyC.
Trong quá trình thực hiện, vướng ở đâu, bố mẹ cứ mạnh dạn hỏi admin và các phụ huynh khác trong group để được hỗ trợ gỡ rối.
Tiếp đó, bố mẹ cũng cần đảm bảo tiến độ báo cáo 7 ngày/lần, bất kể đã học xong hay chưa để duy trì thói quen cũng như giúp admin, advisor nắm được tiến độ học của con và chấm bài cho con.
Nếu bố mẹ vẫn đang băn khoăn, không biết điều gì sẽ chờ đợi mình đằng sau quá trình đồng hành, hay bố mẹ vẫn chưa thực sự tin tưởng vào phương pháp này, hãy thử tham khảo 3 tấm gương dưới đây để có thêm động lực nhé.
BMYC PRO – KHÓA HỌC NÂNG CAO PHẢN XẠ GIAO TIẾP & SỬ DỤNG TIẾNG ANH CHO BÉ
- Đối tượng học viên: các bé 5-9 tuổi chưa học tiếng Anh hoặc chưa nghe nói, đọc hiểu được tiếng Anh.
- Cách học: Bố mẹ đồng hành cùng con và 2-3 buổi 60 phút/tuần con học với giáo viên theo hình thức 1 kèm 3, kiểm tra cuối kỳ và họp phụ huynh 3 lần.
2. Tham khảo 3 câu chuyện đồng hành thành công của các bố mẹ không biết tiếng Anh
Câu chuyện giúp con học tiếng Anh luôn là vấn đề nan giải với hầu hết các bà mẹ. Với các bà mẹ vừa không biết tiếng Anh vừa sống ở vùng nông thôn lại càng nhiều thách thức. Thế nhưng rất nhiều bà mẹ của đại gia đình BMyC đã thành công. Và thành công này không chỉ là giúp con nói tiếng Anh trôi chảy như một đứa trẻ bản ngữ mà còn xây dựng được cho con thói quen tự học mỗi ngày.
Vậy các bà mẹ ấy đã làm thế nào, bố mẹ hãy cùng BMyC khám phá 3 câu chuyện tiêu biểu dưới đây.
2.1. Sống ở vùng nông thôn, việc trông chờ vào trung tâm và giáo viên bản ngữ là điều xa xỉ
Bất chấp vấn đề nan giải này, chị Thoa vẫn quyết tâm tìm cách giúp con giỏi tiếng Anh và rồi chị tìm thấy BMyC. Tuy vậy, khó khăn vẫn tiếp tục thách thức chị.
- Đầu tiên, chị sợ mình không biết tiếng Anh nên không thể hỗ trợ và tương tác cùng con.
- Thứ hai, con chị là một bé trai 4 tuổi hiếu động nên mỗi ngày học với con đều là một thử thách.
- Thứ ba là khó khăn từ gia đình với những phàn nàn quen thuộc: con còn nhỏ chơi đi, học làm gì sớm, con còn nhỏ biết gì mà học….
- Thêm nữa, ngoài việc đồng hành với anh trai gần 4 tuổi, chị Thoa còn phải trông bé em gần 1 tuổi.
Khó khăn chất chồng nhưng khi đã quyết tâm thì con người ta luôn tìm ra giải pháp.
Không biết tiếng Anh thì chị học cùng con, học lâu ngày rồi mẹ con cùng tiến bộ, học 1 được 2.
Con ham chơi thì chị bày trò chơi cùng con rồi lồng ghép nội dung học như: giấu chữ vào thùng gạo, thả chữ vào nước để con vớt lên hay lấy tay chấm vào nước để viết chữ cho con đọc… Dần dà, con càng học càng vui, càng học càng thích thú.
Gia đình phàn nàn thì chị càng phải kiên trì và nỗ lực.
Phải trông 2 con cùng lúc, ít có thời gian học cùng con lớn thì chị nghĩ ra cách dụ bé em đi ngủ sớm từ 7h30 – 8h.
Rồi mọi thứ cũng ổn thỏa, hai mẹ con cứ thế nắm tay nhau đi từ Speed 1 đến Speed 2.
Nhớ lại ngày mới nhận task đầu tiên của Speed 2, chị Thoa còn thấy choáng với lượng bài cần học. Nhưng cứ bình tĩnh rồi chuyện gì cũng qua. Nếu như ở Speed 1, con qua task chủ yếu là do nghe nhiều đến mức thuộc vẹt, việc nhận mặt chữ còn khó khăn thì đến Speed 2, con tiến bộ rõ nét trong việc đọc và tự tin thuyết trình những chủ đề đơn giản.
Không những vậy, con còn thể hiện niềm yêu thích học tiếng Anh và tạo được thói quen học không bỏ ngày nào. Đó là một điều mà nếu không làm thì có lẽ chị Thoa chưa bao giờ dám nghĩ đến.
TÌM HIỂU THÊM HÀNH TRÌNH CỦA CHỊ THOA TẠI ĐÂY
2.2. Trường nông thôn đến lớp 3 mới dạy tiếng Anh, chị Hảo mua từ điển, sách ngữ pháp tự kèm con mà không thấy con tiến bộ, bèn nghĩ rằng con không có năng khiếu
Đến khi tham gia cộng đồng BMyC, chị mới nhận ra trước giờ mình cho con học sai cách.
Sửa được tư duy đã khó, kiên định với tư duy ấy để hành động còn khó hơn.
Bé Trang, con chị liên tục kêu chán, cứ mở app này lại đòi sang app kia. Mỗi lần stress vì con, chị Hảo đành gõ cửa nhờ admin giúp đỡ. Dần dà chị học được cách kiểm soát bản thân, biết cách thỏa thuận với con để con vừa học vừa chơi vui vẻ.
Ngoài ra, chị luôn tìm mọi cách để tạo môi trường tương tác cho con như:
Tương tác tại nhà
Vì con, chị Hảo cố gắng dành thời gian học hỏi các mẫu câu giao tiếp đơn giản để tương tác cùng con mỗi ngày. Hai bé nhà chị cùng học nên rất lợi thế trong việc tương tác tiếng Anh. Ngoài việc tương tác theo chủ đề trong mỗi task, các con cũng hay tương tác khi đọc truyện, khi chơi cùng nhau nên cả hai cùng tiến bộ rõ ràng.
Tương tác với thầy cô qua zoom
Đến giai đoạn học qua zoom, con được học và tương tác cùng thầy cô, các bạn trong nhóm. Việc học zoom giúp con tự tin và tăng khả năng nói đáng kể.
Quỳnh Trang nói về Corona Virus.
Tương tác với bạn bè của con
Mặc dù đã tốt nghiệp BMyC nhưng con vẫn luôn duy trì kết nối với bạn bè để tương tác tiếng Anh. Các con liên hệ với nhau qua nhóm zoom, qua messenger để nói chuyện mỗi khi có thời gian. Chị Hảo quan sát thấy các con khá hào hứng và thích thú khi được “tám chuyện” với nhau mỗi ngày.
Bé Trang trong mắt mẹ bây giờ là một cô bé tự tin, chủ động, biết cách tự học. Đây là điều mà trước đây chị Hảo chưa từng dám nghĩ tới.
TÌM HIỂU HÀNH TRÌNH THAY ĐỔI CỦA MẸ CON CHỊ HẢO
2.3. Sống ở nơi mở mắt thấy đồi – mở nồi thấy sắn, không có tiền cho con học trung tâm, chị Huyền có thể đồng hành với con ở tất cả các môn, trừ tiếng Anh
Chị từng nghĩ rằng bản thân còn ngại nói, xấu hổ vì sợ nói sai thì biết gì mà kèm cặp con. Thế nhưng cơ duyên bước chân vào group BMyC đã khiến chị dần có thêm động lực thay đổi và quyết tâm biến ước mơ con giỏi tiếng Anh thành sự thật.
Không chỉ khiến bản thân tin tưởng vào hành trình này, nhiệm vụ của chị Huyền còn là giúp con có thêm động lực học và cách làm của chị là:
Tập trung vào điểm mạnh của con, không ngừng khích lệ
Thay vì chê trách điểm yếu của con, chị Huyền luôn tích cực tìm ra điểm mạnh của con và không ngừng khích lệ:
- Ôi con thật sự tiến bộ;
- Hôm nay mẹ thấy con bật âm cuối rõ hơn ngày hôm qua;
- Con thuyết trình ngày càng tự tin, ngữ điệu ngày càng hay, ngôn ngữ cơ thể cũng rất tuyệt.
Tạo môi trường học tập trong gia đình bằng đọc sách
Đọc sách mỗi ngày không chỉ giúp con cải thiện vốn từ, cải thiện được cách diễn đạt mà còn giúp con có cách ứng xử phù hợp trong từng hoàn cảnh.
Chia sẻ của chị Huyền về khó khăn và giải pháp khi đồng hành cùng con.
Làm gương cho con
Ngoài hàng tỉ thứ việc có tên, không tên, chị Huyền vẫn cố gắng dành thời gian tập đọc tiếng Anh để con thấy mình chăm chỉ. Mỗi ngày dù ít, dù nhiều thì mình đã cố gắng duy trì, đã đọc razkid hơn 300 ngày liên tục.
Chị Huyền chia sẻ mình có 2 mục tiêu chính:
Một – giúp con ngồi vào bàn học đúng giờ.
Hai – giúp con học tập trung.
Để đạt được mục tiêu thứ nhất, chị Huyền gọi riêng hai con để bàn về giờ giấc học và thống nhất giờ học sẽ là 7h30. Tuần thứ nhất, chị sẽ nhắc các con 4 lần/tuần, tuần 2 nhắc 3 lần. Các con hoàn thành mục tiêu sẽ được mẹ thưởng sau mỗi tuần. Tuần thứ 3 mẹ chỉ nhắc con khoảng 1-2 lần. Dần dần, con tạo được thói quen và tự giác ngồi vào bàn học lúc 7h30 mà chưa cần mẹ nhắc.
Với mục tiêu học tập trung, chị Huyền khuyến khích con làm bài tập đúng trong thời gian nhanh nhất có thể và dùng phương thức bấm giờ để rèn luyện cùng con. Ví dụ, nếu con cần 5 phút để giải một đề toán thì khi giao cho con 2 đề toán, chị sẽ bấm đồng hồ 15 phút để con chắc chắn làm xong trước khi có chuông.
Khi con làm xong, chị thường ôm con và khen ngợi con, vì vậy mà con luôn thấy vui vẻ và có động lực học tập.
Qua một hành trình cố gắng, hai bạn trai nhà chị Huyền dù bài vở ở trường nhiều, bản tính lại hiếu động nhưng các con vẫn hoàn thành nhiệm vụ và tiến bộ trông thấy theo thời gian.
THAM KHẢO BÍ QUYẾT ĐỒNG HÀNH CỦA CHỊ HUYỀN
Hi vọng rằng những câu chuyện thực tế của các bà mẹ “gà” tiếng Anh vùng nông thôn sẽ giúp bố mẹ có thêm niềm tin và sự kiên trì để đi hết hành trình này. Mặc dù mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi nhà một kiểu khó khăn nhưng các bố mẹ đừng để mình cô đơn. Hãy mở lòng chia sẻ với admin và các bố mẹ khác trong group để được nâng đỡ và khôi phục động lực ngay tức thì, bố mẹ nhé.
Tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để đồng hành cùng con song ngữ tại nhà ngay hôm nay!
Xem Thêm:
- Kinh nghiệm quý báu giúp bố mẹ không biết tiếng Anh vẫn tự tin giúp con song ngữ.
- Đầu tư một được ba: bí kíp gì của mẹ trẻ