Bạn muốn tìm kiếm lộ trình ngữ pháp đầy đủ và những cách học ngữ pháp tiếng Anh không nhàm chán? Đọc ngay bài viết này của BMyC nhé.
Nội dung chính
- I. Full lộ trình 3 tháng tự học ngữ pháp tiếng Anh từ đầu
- 1. Tháng đầu: Học 8 loại từ và 9 cấu trúc cơ bản
- 2. Tháng thứ hai: Học 13 thì cơ bản
- 3. Tháng thứ ba: Học về câu và mệnh đề
- II. Khám phá cách học ngữ pháp tiếng Anh không nhàm chán với 15 tip học thú vị
- 1. Top 7 tip tiếp thu ngữ pháp hiệu quả
- 1.1. Không học lan man
- 1.2. Chia nhỏ mục tiêu
- 1.3. Học kết hợp với các khối ngữ pháp
- 1.4. Học ngữ pháp qua sơ đồ câu
- 1.5. Nghe podcast hoặc audiobook
- 1.6. Nhận biết lỗi sai trong bài hát
- 1.7. Học ngữ pháp qua ứng dụng và trò chơi
- 2. Top 3 tip ghi chép ngữ pháp giúp kích thích tinh thần học tập
- 2.1. Phương pháp Cornell
- 2.2. Sử dụng mindmap
- 2.3. Sử dụng giấy note
- 3. Top 2 tip thực hành ngữ pháp không nhàm chán
- 3.1. Thực hành ngữ pháp qua kỹ năng đọc
- 3.2. Thực hành ngữ pháp qua kỹ năng viết
- 4. Top 3 tip ôn tập ngữ pháp nhớ lâu
- 4.1. Làm bài tập
- 4.2. Chơi board game
- 4.3. Tra cứu những lỗi ngữ pháp thường gặp trong một mảng ngữ pháp cụ thể
I. Full lộ trình 3 tháng tự học ngữ pháp tiếng Anh từ đầu
Đừng học từng cấu trúc ngữ pháp đơn lẻ nếu kiến thức nền của bạn chưa vững vàng. Học bằng cách này sẽ khiến bạn nhanh nản khi choáng ngợp trước một bể kiến thức. Thay vào đó, cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả và tiết kiệm thời gian là hãy học một cách có hệ thống như gợi ý dưới đây:
1. Tháng đầu: Học 8 loại từ và 9 cấu trúc cơ bản
Tháng đầu tiên là tháng khởi động nên phần bài học khá nhẹ nhàng. Bạn sẽ bắt đầu với việc học “từ”, đơn vị cấu tạo nhỏ nhất trong câu.
Có 8 loại từ mà bạn cần học: danh từ, đại từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ, mạo từ, liên từ.
Trọng tâm kiến thức cần học:
- Định nghĩa của từ;
- Các dạng khác nhau của từ;
- Vị trí của từ trong câu.
Ví dụ như với danh từ, bạn sẽ cần nắm được:
Định nghĩa: Danh từ là từ chỉ tên người, đồ vật, con vật, địa điểm, hiện tượng, khái niệm…
Kí hiệu: “N” là viết tắt của Noun.
Các dạng của danh từ:
- Danh từ đếm được (đại diện cho các sự vật có thể đếm được, có dạng số ít và số nhiều);
- Danh từ không đếm được (đại diện cho các sự vật không thể đếm được, không có dạng số nhiều);
- Danh từ cụ thể (những thứ có thể nhìn thấy, chạm vào, nếm , ngửi hoặc nghe);
- Danh từ trừu tượng (những thứ không thể cảm nhận bằng các giác quan như chất lượng, khái niệm, cảm xúc);
- Danh từ chung (chỉ một người, địa điểm, sự vật chung chung);
- Danh từ riêng (tên cụ thể của người, địa điểm hoặc sự vật);
- Danh từ ghép (từ được hình thành từ hai từ trở lên);
- Danh từ tập hợp (chỉ một nhóm nhiều đối tượng).
Vị trí: Danh từ đứng đầu câu sẽ là chủ ngữ, đứng sau động từ sẽ là tân ngữ hoặc bổ ngữ.
Với cấu trúc câu, bạn cần nắm được 9 cấu trúc câu cơ bản nhất:
- S+V;
- S+V+O;
- S+V+Adv;
- S+V+Adj;
- S+be+N;
- S+be+Adv;
- S+be+Adj;
- V+O;
- V+O+Adv.
2. Tháng thứ hai: Học 13 thì cơ bản
Chắc bạn không còn xa lạ gì với các loại thì trong tiếng Anh, phần kiến thức quen thuộc trong sách giáo khoa từ cấp 1 đến cấp 3. Tuy nhiên, để học hiệu quả phần kiến thức này, bạn hãy chia các thì thành từng nhóm nhỏ theo thời gian: nhóm thì hiện tại, nhóm thì tương lai, nhóm thì quá khứ.
Hãy tập trung vào những thì được sử dụng nhiều nhất trong thực tế cũng như trong các đề thi, tránh học lan man không hiệu quả.
Nhóm thì hiện tại bao gồm:
- Thì hiện tại đơn;
- Thì hiện tại tiếp diễn;
- Thì hiện tại hoàn thành;
- Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
Nhóm thì tương lai bao gồm:
- Thì tương lai đơn;
- Thì tương lai gần;
- Thì tương lai tiếp diễn;
- Thì tương lai hoàn thành;
- Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn.
Phần kiến thức trọng tâm cần nắm vững khi chinh phục các thì cơ bản:
- Dấu hiệu nhận biết của từng thì;
- Cấu trúc câu: khẳng định, phủ định, câu hỏi;
- Cách dùng;
- Quy tắc về đuôi ed và s/es với động từ ở các thì khác nhau.
3. Tháng thứ ba: Học về câu và mệnh đề
Chúng ta đã đi qua 2/3 chặng đường của lộ trình 3 tháng học ngữ pháp. Ở tháng cuối này, bạn cần hoàn thành nốt các mảng kiến thức về câu và mệnh đề.
Với mệnh đề, bạn sẽ cần nằm lòng:
- Mệnh đề tính ngữ;
- Mệnh đề danh từ;
- Mệnh đề trạng ngữ.
Với câu, bạn sẽ cần học về:
– Câu điều kiện:
- Câu điều kiện loại 0;
- Câu điều kiện loại 1;
- Câu điều kiện loại 2;
- Câu điều kiện loại 3;
- Câu điều kiện hỗn hợp;
- Câu điều kiện ở dạng đảo.
– Câu chủ động.
– Câu bị động.
– Câu tường thuật:
- Câu trực tiếp;
- Câu gián tiếp.
– Câu hỏi đuôi:
- Dạng cơ bản ở các thì;
- Dạng đặc biệt.
Phần câu và mệnh đề là phần kiến thức khá phức tạp và thường gây nhầm lẫn. Vì vậy, ngoài việc học lý thuyết, bạn nên tự ôn luyện qua các game ngữ pháp để tăng hứng thú và giúp kiến thức in sâu vào trí nhớ.
BMYC PRO – KHÓA HỌC NÂNG CAO PHẢN XẠ GIAO TIẾP & SỬ DỤNG TIẾNG ANH CHO BÉ
- Đối tượng học viên: các bé 5-9 tuổi chưa học tiếng Anh hoặc chưa nghe nói, đọc hiểu được tiếng Anh.
- Cách học: Bố mẹ đồng hành cùng con và 2-3 buổi 60 phút/tuần con học với giáo viên theo hình thức 1 kèm 3, kiểm tra cuối kỳ và họp phụ huynh 3 lần.
II. Khám phá cách học ngữ pháp tiếng Anh không nhàm chán với 15 tip học thú vị
Bạn muốn biết cách học ngữ pháp tiếng Anh không nhàm chán, đừng bỏ qua 15 tip học cực “wow” dưới đây:
1. Top 7 tip tiếp thu ngữ pháp hiệu quả
Với ngữ pháp, để học đâu nhớ đó, một là bạn cần có chiến lược và mục tiêu cụ thể, hai là biết cách sáng tạo ra những cách học thú vị và hấp dẫn.
Nếu bạn chưa biết nên làm thế nào, hãy tham khảo 7 tip dưới đây:
1.1. Không học lan man
Đừng học những phần ngữ pháp không phù hợp với mục tiêu của bạn. Nếu bạn cần học tiếng Anh để giao tiếp và trao đổi công việc, hãy tập trung vào phần ngữ pháp thông dụng trong giao tiếp.
Nếu bạn cần học để thi chứng chỉ, hãy học thêm về những phần ngữ pháp hay xuất hiện trong đề thi.
1.2. Chia nhỏ mục tiêu
Bạn sẽ bị quá tải nếu cố gắng nạp hết lượng kiến thức cần học trong 3 tháng chỉ trong 1 ngày.
Hãy chia nhỏ thời gian để học, chẳng hạn bạn có 30 ngày để học 13 thì, hãy thử chia ra 2 ngày học 1 thì (nửa ngày học và 1,5 ngày thực hành). Như vậy, để học và thực hành 13 thì, bạn cần 26 ngày. 4 ngày cuối, bạn hãy tận dụng để ôn tổng hợp.
1.3. Học kết hợp với các khối ngữ pháp
Hãy kết hợp các mảng ngữ pháp có điểm chung để học cùng và ôn tập chéo. Chẳng hạn, nếu đang học thì hiện tại đơn, ngoài việc học cùng với thì hiện tại tiếp diễn, thì hiện tại hoàn thành, thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn, bạn cũng có thể kết hợp với phần các loại câu.
Ví dụ: chuyển một câu ở thì hiện tại đơn về dạng bị động.
1.4. Học ngữ pháp qua sơ đồ câu
Sơ đồ câu (Sentence Diagram) là cách biểu diễn bằng hình ảnh về cấu trúc ngữ pháp của một câu.
Với một câu nhất định, bạn sẽ cho các thành phần chính của câu (chủ ngữ, động từ chính, đại từ) lên dòng đầu tiên.
Các bổ ngữ sẽ thể hiện bằng nét gạch xiên xuống ứng với từng thành phần trong câu.
1.5. Nghe podcast hoặc audiobook
Trong ngày, bạn có thể có rất nhiều thời gian chết như lúc đi xe buýt, lúc nấu cơm, rửa bát… Hãy tận dụng thời gian này để nghe và phát hiện các cấu trúc ngữ pháp có trong audio.
Việc làm này sẽ không chỉ giúp bạn ghi nhớ cấu trúc mà còn hiểu sâu sắc hơn về bối cảnh sử dụng.
1.6. Nhận biết lỗi sai trong bài hát
Không phải lời bài hát nào cũng được viết đúng ngữ pháp. Đôi khi nhạc sĩ cố tình viết sai để tạo điểm nhấn hoặc giúp bản nhạc nghe có vẻ “suôn” hơn.
Ví dụ: My mama don’t like you but she likes everyone (câu này dùng “don’t” thay vì “doesn’t” như bình thường)
1.7. Học ngữ pháp qua ứng dụng và trò chơi
Đây là cách học ngữ pháp tiếng Anh nói không với buồn ngủ. Bạn có thể thử một số trò chơi ngữ pháp trên ejOY như Synonym (bổ sung vốn từ đồng nghĩa), Grammar (ôn tập ngữ pháp), Pictoword (học từ vựng qua hình ảnh), Homophone (nhận biết cặp từ đồng âm).
2. Top 3 tip ghi chép ngữ pháp giúp kích thích tinh thần học tập
Với ngữ pháp, bạn sẽ không thể chỉ ngồi đọc mà không ghi chép. Nhưng ghi chép thế nào cho thú vị và dễ nhớ, hãy thử 3 tip dưới đây:
2.1. Phương pháp Cornell
Tương tự như cách ghi chép thông thường nhưng phần thông tin sẽ ngắn gọn và trọng tâm hơn. Bên cạnh đó, khi đưa thông tin và cột để nhìn tổng thể và so sánh, bạn sẽ tránh nhầm lẫn.
2.2. Sử dụng mindmap
Phương pháp mindmap sẽ giúp bạn tận dụng khả năng ghi nhớ thông tin bằng hình ảnh của não bộ.
Với sơ đồ tư duy, bạn vừa hiểu được mối tương quan giữa các chủ điểm lớn vừa có sự phân tích chi tiết với các phần kiến thức chuyên sâu.
2.3. Sử dụng giấy note
Giấy note là một trong những công cụ ghi chép nhanh, gọn, hiệu quả và có thể ứng dụng ở bất cứ đâu như góc học tập, nhà bếp, tủ lạnh…
Khi dán giấy note khắp nhà, bạn sẽ vô thức tăng được số lần học và ghi nhớ kiến thức lên gấp nhiều lần.
3. Top 2 tip thực hành ngữ pháp không nhàm chán
Học phải đi đôi với hành. Nhưng “hành” thế nào để không nhàm chán, dưới đây là 2 tip cực hay:
3.1. Thực hành ngữ pháp qua kỹ năng đọc
Ngôn ngữ nói thông thường sẽ không cần đến ngữ pháp phức tạp. Vì vậy, nếu muốn thành thục ngữ pháp, bạn hãy dành nhiều thời gian để đọc và viết.
Tuy nhiên, lưu ý rằng đừng chọn những cuốn tiểu thuyết dày cộp để bắt đầu. Thay vào đó, hãy chọn những trang blog ngắn, những trang báo bằng tiếng Anh hay đơn giản hơn là những câu chuyện trong phần mềm đọc như Razkids, Farfaria.
3.2. Thực hành ngữ pháp qua kỹ năng viết
Với viết, bạn hãy tập viết từ câu cơ bản rồi mới đến câu dài và đoạn.
Cách đơn giản nhất để viết là hãy chép chính tả rồi tự viết lại theo trí nhớ và theo hiểu biết về ngữ pháp của bạn.
Để đảm bảo rằng mình viết đúng, hãy tra cứu bằng các công cụ sửa lỗi ngữ pháp như Grammarly, Ginger, Nounplus, Reverso, Zoho, becorrect.
4. Top 3 tip ôn tập ngữ pháp nhớ lâu
Bạn sẽ không thể ghi nhớ kiến thức nếu không có sự ôn tập. Hãy áp dụng 3 tip ôn tập dưới đây để kiến thức ngữ pháp ghim chặt vào trí nhớ nhé.
4.1. Làm bài tập
Có rất nhiều cách làm bài tập thực hành ngữ pháp. Không chỉ bài tập trong sách, bạn có thể thử thách bản thân ở những game ngữ pháp trên máy tính và điện thoại. Nếu muốn tăng độ khó, hãy thử cài đặt thời gian.
Lưu ý, hãy làm bài tập ở những nguồn nào có phần phân tích lỗi sai. Việc rút kinh nghiệm qua từng lỗi sai sẽ giúp kiến thức của bạn thêm chắc chắn.
4.2. Chơi board game
Hoạt động tập thể này sẽ giúp bạn vừa ôn tập ngữ pháp vừa gia tăng kết nối với những người bạn. Board game gợi ý cho bạn là Grammar city do trang All things Grammar cung cấp.
Mỗi ván chơi sẽ kéo dài trong 50-60 phút với 6-7 bộ thẻ câu hỏi và 3-4 người chơi.
4.3. Tra cứu những lỗi ngữ pháp thường gặp trong một mảng ngữ pháp cụ thể
Nếu bạn đang muốn học về các thì, hãy thử tra cứu về các lỗi sai thường gặp khi học các thì cơ bản và thử kiểm tra xem bạn có hay mắc các lỗi đó không.
Nếu có, hãy tập trung “vá” lại những mảnh kiến thức mà bạn chưa nắm vững.
Trên đây là tổng hợp những cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả mà BMyC đã tổng hợp. Hi vọng rằng bài chia sẻ này đã cho bạn một cái nhìn tổng quan về việc học ngữ pháp và giúp bạn cảm thấy ngữ pháp không phải là điều gì đáng sợ hay quá khó khăn.
Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp về cách học ngữ pháp tiếng Anh, bạn hãy đặt câu hỏi ở dưới đây cho BMyC nhé.
*Bài viết có sử dụng nguồn ảnh minh họa từ Google.
Tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để được tư vấn và hỗ trợ trong việc chọn lựa phương pháp học tiếng Anh online cho bé phù hợp và lộ trình để đạt được mục tiêu học tập cho con một cách hiệu quả nhất!
Đọc thêm:
Học ngữ pháp tiếng Anh: Bí quyết giúp trẻ học nhanh, nhớ lâu
Khám phá 4 bộ sách học ngữ pháp tiếng Anh cho bé tiểu học hay nhất 2022
Mình muốn tư vấn bé lớp 3 ạ
Pingback: #6 bộ truyện tiếng Anh cho bé mầm non thú vị và dễ đọc nhất