11 cách luyện nghe tiếng Anh giúp bạn tiến bộ vượt bậc

Không phải bạn không giỏi, chỉ là bạn chưa biết cách luyện nghe tiếng Anh hiệu quả. BMyC sẽ giúp bạn giải quyết khó khăn ở bài viết dưới đây.

11 cách luyện nghe tiếng Anh giúp bạn tiến bộ vượt bậc
11 cách luyện nghe tiếng Anh giúp bạn tiến bộ vượt bậc

I. 6 nguyên nhân khiến bạn nghe tiếng Anh kém

Hãy đối chiếu với 6 nguyên nhân ở dưới đây để tìm ra điều gì khiến bạn nghe tiếng Anh kém nhé.

1. Áp lực phải hiểu từng từ

Đây là sai lầm phổ biến của rất nhiều bạn khi học tiếng Anh. Các bạn cho rằng phải nghe rõ mồn một từng từ mới là cách nghe tiếng Anh hiệu quả nhưng thực tế, trong mỗi cuộc trò chuyện ở bất cứ ngôn ngữ nào, chúng ta cũng chỉ cần nghe hiểu ý của nhau. Khi hiểu nội dung, bạn lập tức có thể đưa ra phản hồi. Và để hiểu được nội dung, bạn chỉ cần nghe và bắt được những từ khóa quan trọng.

2. Hạn chế về vốn từ

Điều gì xảy ra khi mọi người nói với bạn một câu tiếng Anh có 10 chữ nhưng bạn chỉ hiểu được 2 chữ? Việc thiếu vốn từ là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến bạn “ù ù cạc cạc” khi nghe tiếng Anh. Vì vậy, hãy tìm hiểu về danh sách những từ vựng phổ biến và cố gắng chinh phục chúng nhé.

3. Phát âm sai

Phát âm sai là một trong những nguyên nhân khiến việc luyện nghe kém hiệu quả
Phát âm sai là một trong những nguyên nhân khiến việc luyện nghe kém hiệu quả

Nếu chỉ biết từ vựng ở mặt ngữ nghĩa thì sẽ chưa đủ để bạn nghe hiểu tiếng Anh. Cách luyện nghe tiếng Anh hiệu quả là bạn cần biết từ đó phát ra âm thanh như thế nào. Để nhận biết được âm thanh, bản thân bạn cần phải học cách phát âm đúng trước tiên. Bởi nếu phát âm sai, não bộ của bạn sẽ ghi nhận âm thanh sai đó và khi nghe được âm thanh đúng, bạn sẽ không nhận ra và cho rằng đó là một từ xa lạ.

4. Không nắm được các cấu trúc ngữ pháp

Trong văn nói cũng như văn viết, có một số cấu trúc ngữ pháp đòi hỏi bạn cần học ý nghĩa của cả cụm thay vì dịch nghĩa từng từ. Càng nắm được nhiều cấu trúc ngữ pháp và thực hành luyện nói càng nhiều, bạn càng thuận lợi nâng trình cho khả năng nghe của bản thân. 

5. Ít thực hành

“Trăm hay không bằng tay quen”. Chẳng ai thành thạo một việc gì mà không phải rèn luyện và thực hành thường xuyên. Việc nghe tiếng Anh cũng vậy. Kinh nghiệm luyện nghe tiếng Anh của hàng nghìn người học cho thấy càng nghe nhiều, âm thanh của ngôn ngữ này càng ngấm vào não bộ của bạn, giúp bạn dễ dàng nhận ra những âm đọc nối, đọc lướt hoặc nuốt âm hay những đoạn lên giọng, xuống giọng đặc trưng của người bản ngữ.

6. Nghe tài liệu không phù hợp với trình độ

Nghe tài liệu không phù hợp với trình độ cũng là một trong những nguyên nhân khiến khả năng nghe tiếng Anh của bạn mãi dậm chân tại chỗ.

Nếu tài liệu quá dễ so với khả năng của bạn, đôi tai và bộ não không được kích thích để rèn luyện thì bạn rất nhanh sẽ cảm thấy nhàm chán.

Ngược lại, nếu tài liệu quá khó so với khả năng nghe của bạn, nghe mãi mà không được, bạn cũng sẽ nản và cho rằng bản thân kém cỏi.

Để khắc phục điều này, hãy thử vào các trang web luyện nghe có phân cấp trình độ để thử xem khả năng của bản thân đang ở đâu, thay vì chọn tài liệu nghe một cách thiếu cân nhắc bạn nhé.


Tìm hiểu thêm: Bí kíp luyện nghe tiếng Anh qua bài hát không thể bỏ qua


II. 11 cách luyện nghe tiếng Anh giúp bạn tiến bộ nhanh chóng

Đừng chỉ bật audio lên và nghe không có chủ đích. Làm như vậy, bạn sẽ không chỉ tiến bộ rất chậm mà còn tiêu tốn nhiều thời gian không cần thiết. Thay vào đó, hãy tham khảo 11 bí kíp dưới đây:

1. Tìm hiểu về những ngoại lệ trong tiếng Anh

Tiếng Anh cũng có rất nhiều trường hợp bất quy tắc. Chẳng hạn từ “read” ở thì hiện tại có cách đọc giống như “reed” nhưng ở thì quá khứ lại giống “red”. Khi nghe, bạn buộc phải để ý tình huống và cách phát âm để tự suy luận ra yếu tố thời gian.

Nếu không nắm được những ngoại lệ này, bạn rất dễ rơi vào tình trạng hiểu sai tình huống dù nghe rất rõ từng từ.

2. Chìm đắm trong thế giới tiếng Anh

Thà học tiếng Anh mỗi ngày 30 phút nhưng đều đặn hàng ngày còn hơn học đến 3-4 tiếng/buổi nhưng chỉ học 1-2 ngày trong tuần.

Với việc luyện nghe, bạn cần khiến tiếng Anh xuất hiện càng nhiều càng tốt trong môi trường sống của bạn, cũng như cách tiếng Việt xuất hiện ở mọi lúc ở nơi bạn sống.

Hãy bắt đầu sử dụng tiếng Anh từ những hoạt động thân thuộc nhất như cài đặt ngôn ngữ tiếng Anh ở điện thoại, máy tính; sử dụng phần mềm trợ lý điều khiển bằng giọng nói trên điện thoại. Hãy biến tiếng Anh trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn.

3. Đừng dịch sang tiếng Việt

Một thói quen khiến đa số người học tiếng Anh có phản xạ nghe nói chậm là dịch tiếng Anh sang tiếng Việt.

Nghe tiếng Anh -> dịch sang tiếng Việt -> nghĩ câu trả lời tiếng Việt -> dịch câu trả lời sang tiếng Anh -> nói tiếng Anh.

Thói quen dịch sẽ khiến tốc độ nghe của bạn giảm đi đáng kể
Thói quen dịch sẽ khiến tốc độ nghe của bạn giảm đi đáng kể

Quá trình này rất tốn thời gian. Và nếu như bạn cần nghe một đoạn văn hay một đoạn hội thoại dài để làm bài thi, hầu như bạn sẽ chỉ trả lời được 1,2 câu chính xác và phần còn lại là đánh bừa vì không kịp thời gian.

Đừng dịch sang tiếng Việt. Thay vào đó, hãy tập nói, tập suy nghĩ bằng tiếng Anh để cải thiện phản xạ.

4. Câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi

Chẳng hạn, khi được hỏi: “Does he realize that they are laughing at him?”, bạn đã biết ngay câu trả lời là Yes hoặc No nhưng lại không thể nhớ toàn bộ cả câu phía sau (vì quá dài).

Vậy bạn có thể trả lời luôn là: “Yes, he does” hoặc “No, he doesn’t”.

Như vậy, bạn vẫn có một câu trả lời hoàn hảo mà không ai biết bạn đang lúng túng vì không thể trả lời đầy đủ.

5. Chú ý thêm các yếu tố khác ngoài ý nghĩa

Dĩ nhiên, hiểu được toàn bộ ý nghĩa của mỗi bài nghe đã là thành công. Nhưng sẽ còn hiệu quả hơn khi bạn tận dụng việc nghe để học hỏi thêm một số yếu tố khác. 

Chẳng hạn như ngữ điệu. Ngữ điệu của người nói thể hiện cảm xúc gì của họ? Thử tìm hiểu về một câu nói nhưng được nói ở nhiều tâm trạng, cảm xúc khác nhau.

Học hỏi được điều này sẽ khiến khả năng nghe nói của bạn tiến bộ vượt bậc.

6. Thực hành từ vựng và cấu trúc mới liên tục

Khi học hỏi một điều mới, các thông tin đi vào não bộ sẽ được lưu lại ở trí nhớ tạm thời, qua một thời gian luyện tập liên tục mới đi đến trí nhớ thực hành và trí nhớ dài hạn.

Vì vậy, để biến một từ vựng hay cấu trúc câu thực sự trở thành ngôn ngữ của bạn, hãy thực hành hàng ngày cho đến khi bạn có thể buột miệng bật ra một cách tự nhiên.

7. Đừng học từ đơn, hãy học theo cụm từ

Bạn dịch cụm từ “rain cats and dogs” này như thế nào? Cho dù khả năng nghe của bạn rất tốt, bạn không bỏ sót bất cứ từ nào nhưng việc không học cụm từ vẫn sẽ khiến bạn bế tắc vì không hiểu nghĩa.

Hãy tham khảo những trang blog tiếng Anh phổ biến, gạch chân những cụm từ mà bạn thấy đặc biệt hoặc khó hiểu ý nghĩa để tra lại ý nghĩa của cả cụm nhé.

Ngoài việc tra nghĩa, hãy đọc thêm về lý do ra đời của các cụm từ đó. Việc thấu hiểu về văn hóa cũng sẽ giúp bạn học ngôn ngữ tốt hơn.

8. Không cần học ngữ pháp quá nhiều

Khi luyện nghe nói, hãy chú trọng vào độ trôi chảy, khả năng bắt từ khóa và nắm được nội dung bao quát thay vì bắt bẻ từng lỗi ngữ pháp. Đôi khi trong văn phong giao tiếp của người bản ngữ cũng có những câu rút gọn hoặc cố tình sai ngữ pháp vì dụng ý riêng.

9. Đừng sợ sai, hãy học từ lỗi sai

Đừng xấu hổ chỉ vì lỡ nghe nhầm hay nói sai một câu. Khi học ngôn ngữ, việc mắc lỗi sai là rất bình thường.

Trong trường hợp bạn đã nghe hiểu ý của người đối diện nhưng không chắc mình có nghe chính xác không, hãy hỏi lại họ.

10. Học hỏi từ người khác

Mỗi người sẽ có những bí kíp luyện nghe riêng, tùy thuộc vào tính cách, sở thích và khả năng tiếp thu của họ. Hãy tìm một người có tính cách, sở thích và khả năng tiếp thu tương tự bạn và thử học hỏi theo những bí kíp luyện nghe của họ.

Hoặc nếu bạn chưa xác định được khả năng tiếp thu và sở thích luyện nghe của mình, hãy thử lần lượt từng cách.

11. Tập phát âm chuẩn

Nhiều người nghe kém là do phát âm sai. Phát âm sai nên họ không thể nhận diện những âm thanh đúng, dẫn đến việc không nghe được. Vì vậy, từ vấn đề suy ra giải pháp, để luyện nghe tốt cần phải học cách phát âm chuẩn.

Để làm được điều này, hãy bắt đầu đi từ những bước cơ bản như luyện phonics, luyện phát âm từ đơn rồi mới đến luyện đọc cụm từ, câu đơn, luyện ngữ điệu.

Để luyện ngữ điệu, cách hay nhất là tập nhại theo. Bạn có thể nhại theo phim hoặc một video bất kì mà bạn thích. Dần dần, bạn sẽ quen với cách lên xuống giọng hoặc cách ngắt nghỉ trong câu.


Tìm hiểu thêm: Luyện nghe tiếng Anh cho bé bằng lồng tiếng phim hoạt hình


III. Một số kênh Youtube luyện nghe tiếng Anh theo chủ đề

Dưới đây là tổng hợp một số kênh youtube luyện nghe tiếng Anh theo chủ đề, bất kể người lớn hay trẻ em (đã học tiếng Anh một thời gian) đều có thể thực hành. 

1. Các kênh về thời trang

Jenn Im

Idressmyself

Ashley Brooke

Victoria

Fleur DeForce

Wendy’s lookbook

Amanda Steele

2. Các kênh về ca nhạc/phim ảnh/Bản tin người nổi tiếng

The Ellen Show

The Tonight Show Starring Jimmy Fallon

BuzzFeedVideo

Cut 

Nash Grier

Brent Rivera

3. Các kênh về làm đồ handmade/may vá/trang trí nhà cửa

AndreasChoice

Ingrid Nilsen

Meg DeAngelis

4. Các kênh về nấu ăn

CupcakeJemm

Rosana Pansino

ByronTalbott

Laura in the Kitchen

Food Wishes

Maangchi

5. Các kênh review game

iHasCupquake

PewDiePie

VanossGaming

elrubiusOMG

VEGETTA777


BMyC tin rằng chỉ cần bạn tìm ra hình thức luyện nghe phù hợp với bản thân và chăm chỉ luyện tập với những kênh nghe phù hợp, chắc chắn bạn sẽ có tiến bộ vượt bậc.

Hãy luôn duy trì niềm tin với bản thân và kiên trì hành động mỗi ngày.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về cách luyện nghe tiếng Anh, hãy để lại bình luận dưới đây hoặc cùng trao đổi trong group BMyC bạn nhé.

*Bài viết có sử dụng nguồn ảnh minh họa từ Google.

Đọc thêm:

15 nguồn luyện nghe tiếng Anh miễn phí đáng thử nhất 2023

Top 27 website học tiếng Anh miễn phí hay nhất cho 4 kỹ năng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688