Bố mẹ có nên dịch tiếng Anh sang tiếng Việt khi đồng hành cùng con?

Dịch tiếng Anh sang tiếng Việt là một trong những sai lầm khi học tiếng Anh khiến việc học và đồng hành trở nên kém hiệu quả, bố mẹ cần khắc phục ngay!

Bố mẹ có nên dịch tiếng Anh sang tiếng Việt khi đồng hành cùng con?
Bố mẹ có nên dịch tiếng Anh sang tiếng Việt khi đồng hành cùng con?

1. Tại sao chúng ta thường có thói quen dịch tiếng Anh sang tiếng Việt?

Thói quen này được hình thành bởi phương pháp học tiếng Anh xưa cũ. Trước đây, bố mẹ thường được dạy tiếng Anh cho các con theo kiểu: “Con mèo là Cat”, “Con chó là Dog”… Từ đó hình thành nên thói quen dịch vô thức khi nghe tiếng Anh.

Bên cạnh đó, chúng ta vốn có thói quen tra từ điển để hiểu ý nghĩa của từ vựng nhưng lại áp dụng sai cách vào việc sử dụng từ. Ví dụ, khi bạn tra từ điển về chữ “flower”, bạn biết nó có nghĩa tiếng Việt là “bông hoa” nhưng bạn không liên tưởng từ vựng này với hình ảnh bông hoa mà chỉ đơn thuần nhớ nghĩa tiếng Việt của từ vựng tiếng Anh vừa tra.

2. Tại sao không nên dịch tiếng Anh sang tiếng Việt khi học tiếng Anh cùng con?

Khi dịch tiếng Anh sang tiếng Việt rồi mới tư duy bằng tiếng Việt và dịch ngược trở lại sang tiếng Anh, nội dung thông tin cần đi qua bộ lọc giải nghĩa Tiếng Việt, làm chậm quá trình tiếp nhận thông tin. Từ đó, chúng ta sẽ nghe Tiếng Anh chậm hơn và không bắt kịp nội dung chính của bài. Nếu duy trì thói quen này lâu dài, việc nghe Tiếng Anh sẽ trở nên rất khó khăn, con sẽ khó bắt kịp được tốc độ nói chuyện của người bản xứ.

Việc ghi nhớ thông tin không có đối chiếu hình ảnh khiến não bộ hoạt động sai so với cách thức vận hành vốn có. Nếu quá trình này kéo dài, não sẽ gặp hiện tượng trì trệ và gặp khó khăn trong việc ghi nhớ.

Dịch tiếng Anh sang tiếng Việt khi đồng hành cùng con về lâu dài sẽ có hại hơn có lợi
Dịch tiếng Anh sang tiếng Việt khi đồng hành cùng con về lâu dài sẽ có hại hơn có lợi

Với những hậu quả của việc học tiếng Anh sai cách mà bố mẹ đã gặp với chính mình, bố mẹ sẽ phần nào hiểu được lý do tại sao chúng ta không nên tiếp tục để con “giẫm vào vết xe đổ” của mình. 


Để con giỏi tiếng Anh mà không cần dịch sang tiếng Việt, bố mẹ hãy cùng con trải nghiệm ngay lộ trình học tiếng Anh miễn phí cho trẻ tại BMyC: đăng ký tại đây


3. Cách khắc phục tình trạng dịch tiếng Anh sang tiếng Việt 

3.1. Giúp con tư duy bằng hình ảnh

Để việc học tiếng Anh cùng con đạt hiệu quả hơn, bố mẹ hãy hạn chế tối đa việc dịch tiếng Anh sang tiếng Việt, thay vào đó là để con tự tư duy bằng hình ảnh.

  • Đối với những bài nghe có hình ảnh kèm theo, bố mẹ hãy nhìn vào những hình ảnh đó và nói với con bằng các từ tiếng Anh
  • Trường hợp không có tài liệu đi kèm, bố mẹ dùng chính đồ vật xung quanh để giúp con hình dung, hiểu, ghi nhớ tốt hơn. Việc vận dụng thực tế sẽ giúp ích cho con rất nhiều cho khả năng tư duy về sau.
  • Khuyến khích chon dựa vào ngữ cảnh để đoán nghĩa của từ vựng
  • Tra từ điển Anh – Anh thay vì Anh – Việt
  • Nghe thường xuyên và nhắc lại những gì được nghe, sau đó dựa vào một số từ khóa quan trọng để đoán nội dung chính
Hãy giúp con tư duy bằng hình ảnh thay vì dịch tiếng Anh sang tiếng Việt
Hãy giúp con tư duy bằng hình ảnh thay vì dịch tiếng Anh sang tiếng Việt

Tìm hiểu thêm: App học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho trẻ từ 2.5 tuổi


3.2. 6 bước giúp con bỏ thói quen dịch tiếng Anh sang tiếng Việt

Để giúp con không dịch tiếng Anh sang tiếng Việt một cách vô thức, bố mẹ có thể thực hiện 6 bước dưới đây:

  • Học đúng phương pháp ngay từ đầu: Nghĩa là hãy giúp con được đắm chìm trong không gian tiếng Anh, nghe thật nhiều, khuyến khích con bắt chước file nghe…
  • Tương tác bằng tiếng Anh mỗi ngày. Đừng hỏi con rằng “trái cam tiếng Anh là gì?” mà hãy cầm trái cam và hỏi “what is this?”
  • Sử dụng công cụ hỗ trợ thích hợp: app học, flashcard, sách vở, Youtube…
  • Giúp con bồi dưỡng từ vựng. Lượng từ vựng tiếng Anh càng lớn thì bé càng tư duy nhanh và giao tiếp nhanh
  • Thường xuyên nói chuyện với người nước ngoài
  • Đọc sách và xem các chương trình bằng tiếng Anh không phụ đề

4. Kinh nghiệm để tránh dịch tiếng Anh sang tiếng Việt của phụ huynh

Về kinh nghiệm đồng hành cùng con, mẹ Pham Thi Thuy Linh chia sẻ: 

“Trẻ con không cần dịch từ Việt sang Anh vẫn giao tiếp tốt tiếng Anh.

Trẻ con không cần giỏi tiếng Việt mới có vốn từ tiếng Anh.

Hãy trao môi trường tiếng Anh cho con, quên việc phải chuẩn bị vốn kiến thức tiếng Việt cho con trước khi con nói tiếng Anh. Forget it! Hải Âu 4 tuổi chỉ cãi nhau với mẹ là giỏi, làm gì đã “học tiếng Việt” mà vẫn dùng tiếng Anh để phân bua với mẹ rất tốt.

Hải Âu từng yêu cầu mẹ sử dụng câu hỏi “ Have you got…” mà bạn ấy xem trong Go Go. Mẹ tiện thể hỏi lung tung các câu chuyện khác, và mẹ rất thích thú vì con chưa học đọc tiếng Việt, vốn tiếng Việt cũng chưa nhiều, nhưng trong đầu con tiếng Anh thoát ra ý rất nhanh, không có chút nào là phải mất thời gian “chuyển đổi ý từ Việt sang Anh”, con hoàn toàn phản xạ tốt và tự xoay xở được.”


Mẹ Trần Thanh Huyền thì kể rằng: “Chẳng biết các bạn thế nào chứ hỏi ai, hỏi con mình như vậy là bản thân mẹ nó đã không thích rồi. Làm ơn đừng hỏi thế cháu nó không học như thế đâu, nó học tiếng Anh khác xưa rồi, khi nhìn thấy bất kỳ cái gì nó có thể nói luôn bằng tiếng Anh, phản xạ tự nhiên…

Trẻ con sẽ mặc định cái con có 4 chân sủa gâu gâu là con chó, con có đuôi dài kêu meo meo là con mèo…. Vì ông bà tổ tiên ngày xưa gọi như vậy nên nó cũng chỉ biết thế thôi. Hơn nữa ngay cả trong tiếng Việt có những từ bản thân mẹ nó hay người lớn chúng ta cũng không thể giải thích một cách đầy đủ ngữ nghĩa và có thể hiểu hết về từ đó như thế nào. Tại sao cứ phải bắt đứa trẻ đang học ngôn ngữ Anh dịch sang tiếng Việt?”


Ông bố Nguyen Huynh sau khi tìm hiểu thì cho biết:

“Mình nhận ra việc dịch sang tiếng Việt mỗi khi hai bố con đều không biết nghĩa sẽ làm cho con học tiếng Anh mãi mãi như một ngoại ngữ chứ không phải là một ngôn ngữ độc lập như khi học tiếng Việt. Từ đó mình tìm mọi cách để không phải dịch nghĩa cho con nữa.”


Mẹ Thich Do Thi chia sẻ rằng: “Có người hỏi mình rằng: Con bạn nói tiếng Anh thế nó có hiểu nghĩa tiếng Việt của câu nó nói không? 

Ngày trước thì mình cũng sẽ có câu hỏi như thế, nhưng khi đã nghe các bài giảng của anh Huy và đã có sự trải nghiệm trong quá trình đồng hành cùng con thì mình có những lý giải như sau:

Khi con học nói tiếng Việt, ta chỉ vào bố và bảo con gọi bố, con bắt chước gọi “bố”. Lúc này con có hiểu “bố” nghĩa là gì không ạ? Gọi vài năm “bố” dần dần mới hiểu bố là người đẻ ra mình.

Vậy nên đừng băn khoăn khi con nói tiếng Anh mà không dịch ra nghĩa tiếng Việt được (cái này đối với các bé nhỏ thôi, chứ các bé đã lớn chúng thường có đầu óc phát triển hơn rồi, và tiếng Việt chúng cũng cắt nghĩa tốt hơn rồi là chúng nó dịch được hết).

Group BMyC hướng tới việc song ngữ chứ không phải học ngoại ngữ. Cách học là con sẽ tư duy Anh- Anh. Con nhìn sự vật và hiểu theo nghĩa tiếng Anh. Đừng bắt con dịch sang tiếng Việt một lần nữa mà làm mất đi sự linh hoạt của con.

Cứ thử nghĩ xem nhé, mình muốn nói 1 câu tiếng Anh để biểu đạt 1 câu tiếng việt, đầu tiên là nghĩ dịch sang tiếng Anh là gì rồi nói, thật là rườm rà và mất thời gian. Vô hình trung việc làm này sẽ hạn chế khả năng nói của con. Đây cũng là cách học cũ khiến chúng ta học tiếng Anh bao năm mà vẫn không thể nói tốt”.


Với những chia sẻ của các phụ huynh thành công trong việc đồng hành cùng con, hẳn bố mẹ đã phần nào có câu trả lời cho mình về việc có nên dịch tiếng Anh sang tiếng Việt khi cùng con học tiếng Anh hay không.

Hãy cùng con học tiếng Anh như một ngôn ngữ để sử dụng hàng ngày, đừng đặt nó ở vị trí một ngoại ngữ khó chinh phục, có như vậy thì chúng ta mới hiểu được cách thức giúp trẻ chinh phục nó.

Hãy chia sẻ với BMyC quan điểm của bạn về vấn đề này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688