11 hành động của bố mẹ giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển toàn diện

Chỉ vài tuần trước, con của bạn vẫn là một đứa trẻ ngoan ngoãn, đáng yêu. Nhưng vài tuần sau, chúng dường như thay đổi hoàn toàn. Sự bướng bỉnh, cáu bẳn của trẻ khiến bạn cảm thấy bị thách thức, thậm chí kiệt sức. 

Giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển toàn diện
Giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển toàn diện.

Hãy tìm hiểu xem trẻ có những thay đổi gì ở giai đoạn 3-4 tuổi cũng như những hành động thực tế mà bạn nên làm để giúp con phát triển đúng hướng.

#Sự phát triển của trẻ 3-4 tuổi ở các khía cạnh khác  trong cuộc sống

Nếu có những hiểu biết về nhận thức, hành vi của bé trong giai đoạn 3-4 tuổi, bố mẹ sẽ cảm thấy bớt khó khăn hơn trong việc tìm kết nối với con và hướng dẫn con phát triển đúng cách. Dưới đây là những biểu hiện phát triển của trẻ 3-4 tuổi ở nhiều khía cạnh quen thuộc trong cuộc sống.

1. Ngôn ngữ

Từ 3-4 tuổi, con bạn sẽ có thể:

  • Nói tên và tuổi của chúng.
  • Vốn từ khoảng 250 đến 500 từ.
  • Trả lời các câu hỏi đơn giản.
  • Nói thành câu hoàn chỉnh, độ dài khoảng 5 đến 6 từ.
  • Nói rõ ràng, mặc dù chúng có thể không hiểu hoàn toàn cho đến khi 4 tuổi.
  • Có thể kể chuyện.

2. Nhận thức

Ở thời điểm này, trẻ sẽ thể hiện sự tò mò của mình ở mọi lúc mọi nơi.

Con bạn sẽ bắt đầu hỏi rất nhiều câu hỏi. “Tại sao bầu trời màu xanh? Tại sao chim có lông vũ?” Trẻ hỏi, hỏi và hỏi cả ngày không biết chán. Mặc dù điều này có thể gây khó chịu hoặc phiền toái cho bạn nhưng việc đặt câu hỏi là một cột mốc phát triển bình thường của trẻ. Nếu bố mẹ kiên nhẫn giải đáp hoặc gợi mở câu trả lời thì theo thời gian, trẻ sẽ trở thành một bạn nhỏ ham học hỏi.


Em bé 3-4 tuổi học tiếng Anh vui vẻ cùng mẹ.

Ngoài việc hỏi “tại sao?” mọi lúc đứa con 3 – 4 tuổi của bạn cũng sẽ có thể:

  • Gọi đúng tên các màu quen thuộc.
  • Hiểu về khái niệm giống và khác nhau, bắt đầu so sánh kích thước.
  • Khả năng tưởng tượng sáng tạo hơn.
  • Ghi nhớ các phần của một câu chuyện.
  • Hiểu rõ hơn về thời gian (ví dụ: sáng, chiều, tối).
  • Biết đếm và hiểu khái niệm đếm.
  • Sắp xếp đồ vật theo hình dạng và màu sắc.
  • Hoàn thành các câu đố phù hợp với lứa tuổi.
  • Nhận biết và xác định các đồ vật và hình ảnh thông thường.

3. Cảm xúc và xã hội

Không chỉ độc lập hơn về mặt thể chất mà con của bạn ở độ tuổi này còn thể hiện sự độc lập về mặt cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy cuộc sống gia đình bớt “sóng gió” hơn khi gửi con cho người trông trẻ hoặc cho bé đi học mầm non.

Tin vui là ở thời điểm này, con của bạn cũng đang trở nên hòa đồng hơn. Bây giờ trẻ có thể hợp tác với bạn bè, thay phiên nhau và có thể bắt đầu thể hiện một số kỹ năng giải quyết vấn đề.

Tại thời điểm phát triển này, con bạn sẽ có thể:

  • Bắt chước bố mẹ và bạn bè.
  • Thể hiện tình cảm với gia đình và bạn bè thân quen.
  • Hiểu khái niệm về “của tôi” và “của anh ấy/chị ấy”.
  • Thể hiện nhiều loại cảm xúc, chẳng hạn như buồn, tức giận, hạnh phúc hoặc chán nản.

Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy trí tưởng tượng của con bạn đang phát triển quá mức. Điều này có thể đem lại cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Những trò chơi tưởng tượng và giả vờ của con trở nên thú vị và hấp dẫn hơn nhưng con cũng bắt đầu có những nỗi sợ hãi phi thực tế, chẳng hạn như tin rằng có một con quái vật đang ẩn nấp trong tủ quần áo.

4. Các kỹ năng bàn tay và ngón tay

Con bạn đang trở nên nhanh nhẹn hơn rất nhiều. Tại thời điểm này, con bạn sẽ có thể:

  • Dễ dàng xử lý các đồ vật nhỏ và biết cách lật trang sách hơn.
  • Sử dụng kéo phù hợp với lứa tuổi.
  • Vẽ lại theo mẫu hình tròn và hình vuông.
  • Vẽ một người có hai đến bốn bộ phận cơ thể.
  • Viết một số chữ in hoa.
  • Xây dựng một tòa tháp với bốn khối trở lên.
  • Mặc quần áo và cởi quần áo mà không cần sự giúp đỡ của bạn.
  • Vặn và tháo nắp lọ.
  • Xoay tay.

5. Chuyển động

Ở độ tuổi 3 và 4, con bạn sẽ có thể:

  • Đi lên và xuống cầu thang, đổi chân – một chân mỗi bước.
  • Đá, ném và bắt bóng.
  • Khả năng leo trèo giỏi hơn.
  • Chạy tự tin hơn và đi xe ba bánh.
  • Nhảy và đứng bằng một chân trong tối đa năm giây.
  • Đi về phía trước và phía sau một cách dễ dàng.
  • Cúi người không ngã.
  • Tự mặc và cởi quần áo.

#11 hành động bố mẹ có thể làm để giúp con phát triển toàn diện

Dưới đây là 11 hành động của bố mẹ giúp con tận dụng giai đoạn 3-4 tuổi ham học hỏi để phát triển tốt nhất.

1. Cho trẻ tập đặt câu hỏi và trả lời

Ở giai đoạn 3,4 tuổi trẻ có rất nhiều tò mò về thế giới xung quanh và luôn đặt câu hỏi “tại sao?

Một số trẻ hỏi nhiều đến nỗi khiến bố mẹ phát phiền. Nhưng đừng vội từ chối câu hỏi của trẻ. Cách cư xử của bố mẹ từ giai đoạn này có thể quyết định xem khi lớn lên, con có phải đứa trẻ ham học hỏi hay không. Nếu bố mẹ né tránh hoặc thẳng thừng từ chối những câu hỏi của trẻ quá nhiều thì theo thời gian, trẻ cũng sẽ mất đi nhu cầu đặt câu hỏi để tìm hiểu về cuộc sống.

Vì vậy, bố mẹ hãy kiên nhẫn với trẻ và giúp trẻ tập hỏi, trả lời những câu hỏi đơn giản hoặc kể những câu chuyện đơn giản.

Dưới đây là một số gợi ý chủ đề cho bố mẹ:

  • Hỏi con về các nhân vật/chương trình/sách/đồ chơi yêu thích.
  • Hỏi con tại sao con lại yêu thích các nhân vật/chương trình đó.
  • Hỏi xem con cảm thấy thế nào khi xem các nhân vật/chương trình đó (nếu trẻ không biết trả lời sao, bố mẹ có thể gợi ý đáp án: vui, buồn, ngưỡng mộ, giận dữ…).
  • Hỏi về ngày hôm nay của con ở trường mẫu giáo: con đã ăn gì vào bữa sáng, bữa trưa? Hoạt động nào ở lớp khiến con thích thú?
  • Yêu cầu con hỏi lại bạn những câu hỏi ở trên để bạn làm mẫu và con sẽ có cơ hội học hỏi, bắt chước bố mẹ.

Bố mẹ hãy kiên nhẫn với trẻ.

Nếu con bạn chưa đủ khả năng để trả lời một câu hỏi nào đó, bạn có thể đưa ra các đáp án dưới dạng lựa chọn. Nếu con chưa thể hiểu khái niệm của một vài đáp án thì đây sẽ là cơ hội để bố mẹ giải thích về đáp án đó. Đây cũng là một cách tốt để cung cấp thêm cho con vốn từ tiếng Việt.

2. Đọc sách

Ở độ tuổi lên 3, con còn khá nhỏ để thực sự đọc được các từ trong sách nhưng con có thể học được:

  • Cách lấy một cuốn sách mà không ảnh hưởng đến đồ vật xung quanh.
  • Cách giữ một cuốn sách trên tay.
  • Cách lật trang.

Bên cạnh đó, con có thể hiểu rõ điều gì đang xảy ra trong cuốn sách bằng cách nhìn vào tranh minh họa.

Khi đọc sách cùng con, bố mẹ nên:

  • Di tay theo từng từ ở mỗi trang sách để con bắt đầu có sự liên kết với lời nói của bố mẹ.
  • Đọc từng từ ở mỗi trang sách thay vì chỉ mô tả hình ảnh.
  • Đặt câu hỏi cho con về những gì con nhìn thấy ở mỗi trang sách.

Ngoài sách, bố mẹ có thể cho con tập nhận diện và làm quen với chữ ở biển báo, hộp đồ chơi, trên tivi hoặc thực đơn ở cửa hàng kem gần nhà.

Để bắt đầu đọc sách, bố mẹ hãy cho con làm quen với những cuốn sách ít từ (khoảng 20 từ đơn). Dần dần, khi vốn từ của con đã tăng, lượng từ vựng mỗi trang có thể tăng lên 3-7 từ và được trình bày ở dạng câu đơn hoặc các cụm từ.

Hiện tại, BMyC có một nơi dành riêng cho hoạt động đọc sách hàng ngày của trẻ. Đó là group BMyC Đọc sách mỗi ngày.

BMyC đọc sách mỗi ngày
BMyC đọc sách mỗi ngày.

Trong group đọc sách của BMyC, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều em bé ham đọc sách và đã có thói quen đọc sách mỗi ngày từ tuổi lên 3.

3. Chơi những trò chơi giả vờ

Trẻ thường hay bắt chước theo hành động của người lớn và đưa vào những trò chơi tưởng tượng của mình. Bố mẹ cũng có thể thực hành theo các trò chơi tưởng tượng của trẻ ở dưới đây để giúp con quen dần với những kỹ năng trong cuộc sống:

  • Chơi đồ chơi nấu ăn.
  • Tổ chức tiệc trà cho búp bê và thú nhồi bông.
  • Cho búp bê ăn, cho ợ hơi và thay đồ chơi cho búp bê bằng thìa, bình sữa và tã.
  • Nói chuyện điện thoại bằng điện thoại đồ chơi.
  • Chơi bác sĩ với bộ dụng cụ bác sĩ hoặc y tá.
  • Đi mua sắm với giỏ hàng và thức ăn giả.
  • Lái xe.
  • Quét, lau và hút bụi sàn nhà.
  • Hóa trang thành công chúa, siêu anh hùng hoặc nhân vật yêu thích.

4. Tô màu và vẽ tranh

Khi lên 3, con bạn có thể bắt đầu học cách tô màu cho bức tranh một cách chính xác.

Giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển toàn diện
Giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển toàn diện.

Bạn có thể hướng dẫn bằng cách chỉ cho con:

  • Các đường để vẽ hình dạng, các loại đường viền.
  • Cách tô màu từng phần mà không để lại nhiều đốm trắng.
  • Sử dụng màu sắc chính xác cho các đối tượng nhất định, tức là tô màu đỏ dâu tây và táo, thay vì chỉ chọn một màu cho tất cả.

5. Tập đếm

Ở tuổi lên 3, bé con yêu quý của bạn đã có thể đếm đến 20 hoặc 30 (nếu thực hành nhiều hơn). Tuy rằng bé vẫn mắc lỗi khi tập đếm nhưng ở tuổi này nhưng con cũng có thể sử dụng các con số để đếm đồ vật.

Vì vậy, bạn hãy tranh thủ cho con tập đếm với nhiều đồ vật khác nhau hàng ngày:

  • Đếm từng bước khi bạn và con đang đi lên cầu thang.
  • Đếm số quả nho bạn và con mới đi chợ về.
  • Đếm số lượng đồ chơi trong thùng đồ chơi của con.

Các con số ở khắp mọi nơi, vì vậy hãy cho con luyện đếm bất cứ khi nào có thể.

6. Nhận diện và học thuộc bảng chữ cái tiếng Anh, tiếng Việt

Để giúp việc học chữ dễ dàng hơn, hãy thử những mẹo sau để dạy em bé 3 tuổi của bạn:

  • Nhìn vào cả chữ hoa và chữ thường khi học. Các chữ thường là những chữ mà các em sẽ thấy thường xuyên hơn khi đọc hoặc nhìn thấy các từ.
  • Chỉ các chữ cái cho con ở khắp mọi nơi : trên hộp ngũ cốc, trên biển báo đường phố, trên băng rôn và trên túi đựng đồ ăn.
  • Khi nói về một chữ cái, hãy luôn cho con biết âm thanh mà nó tạo ra và nêu ví dụ cho con về một từ có chữ cái này bắt đầu. Ví dụ M: con hãy nói M nói mmm cho mẹ. Mmm mẹ. Luôn yêu cầu con lặp lại theo lời của bạn để khắc sâu những hiểu biết mới vào trí nhớ.
  • Kết hợp các giác quan khác nhau để con tiếp xúc với chữ cái theo nhiều cách sinh động. Ví dụ: viết chúng trên cát, dán nhãn dán vào bên trong chữ cái đã viết, xóa các chữ cái khỏi bảng bằng tẩy, nối chữ hoa và chữ thường , v.v. 
  • Hát những bài hát giúp con nhớ về các chữ cái.
  • Sử dụng các câu đố với các chữ cái để ghép chữ cái.

Bé học bảng chữ cái.

Khi con bạn đã nhớ tốt hầu hết các chữ cái và cách phát âm chúng, bạn có thể dạy con cách ghép chúng lại với nhau để tạo thành các từ ngắn. Khi được 3 tuổi, trẻ có thể bắt đầu đọc được 2 hoặc 3 chữ cái. 

Trong lộ trình học tiếng Anh của BMyC cho trẻ 3,4 tuổi, các bé sẽ được gợi ý những cách học chữ cái tiếng Anh rất thú vị như học qua app, qua trò chơi với flashcard, trò chơi đi tìm kho báu…

Bên cạnh đó, trẻ cũng bắt đầu làm quen với những từ đơn ngắn gồm 3 chữ cái như mat, rat, bat, get, set, let, sit, fit, kit, v.v.

Giúp trẻ phát triển toàn diện.
Bé học từ vựng, chữ cái.

Lộ trình tiếng Anh BMyC còn giúp bé hiểu về phonics và cách ghép vần cho các âm đơn, âm đôi để bé có thể tự đọc được từ.

Sau khi nắm vững cách ghép vần, bé 3 – 4 tuổi không chỉ có khả năng tự đọc sách tiếng Anh mà còn áp dụng cách ghép vần tiếng Anh để tự đọc sách tiếng Việt.

Đó là lý do vì sao nếu bố mẹ cho con học tiếng Anh BMyC từ 3 – 4 tuổi thì đến năm 6 tuổi, con không chỉ nói thành thạo tiếng Anh, tiếng Việt mà còn có khả năng tự đọc sách tiếng Anh, tiếng Việt thành thạo.

7. Luyện tập hoạt động thể chất

Ở độ tuổi lên 3, trẻ khá hiếu động nên bố mẹ hãy tranh thủ cho con tham gia các hoạt động thể chất vừa để rèn luyện thể chất vừa giúp trẻ phát triển não bộ.

Một số hoạt động gợi ý:

  • Nhảy và chạy.
  • Leo lên và leo xuống ở các thiết bị sân chơi.
  • Bắt đầu học cách đi xe đạp cân bằng hoặc xe đạp có bánh phụ.
  • Ném/bắt/đá bóng.
  • Nhảy hoặc đứng trên một chân trong thời gian ngắn.
  • Đi ngược.

8. Nhảy theo nhạc

Trẻ em rất yêu thích nhịp điệu và âm nhạc. Vì vậy, hãy để con tự do ca hát, nhảy múa với bài hát mà chúng thích.

Nếu không bật nhạc, bố mẹ cũng có thể sáng tạo rất nhiều âm thanh dựa trên “nhạc cụ” có sẵn như lắc chai thuốc, đập thìa gỗ…

Cho trẻ bắt chước các hoạt động mà bố mẹ đang làm cũng là một cách tuyệt vời để phát triển nhận thức về cơ thể và không gian.

Với trẻ có tính cách hiếu động, việc ngồi vào bàn để học chữ cái có thể khiến trẻ bứt rứt và thiếu tập trung. Vì vậy, bố mẹ có thể bật các bài nhạc về chữ cái và khuyến khích con vừa nói vừa nhảy theo để gia tăng sự phấn khích và khả năng tập trung, ghi nhớ.

Bố mẹ có thể cho trẻ xem các bài hát hay kèm với hành động cơ thể như: Five little monkeys, Head shoulders knees and toes, Little piggy, If you happy and you know it… 

Dưới đây là một số video bài hát theo chủ đề mà bạn có thể tham khảo:

Chủ đề đồ dùng học tập

Chủ đề hoạt động hàng ngày

Chủ đề nhà ở

Chủ đề cảm xúc

9. Dạy con cư xử tôn trọng người khác

Ở độ tuổi này, trẻ vẫn đang thử thách các ranh giới, sức chịu đựng của bản thân, của người xung quanh và khám phá những cách mới để đạt được điều mình muốn. Vì vậy, bố mẹ hãy giúp trẻ thấm nhuần các quy tắc tôn trọng người khác ngay cả trong những lúc con đang buồn chán hoặc thất vọng:

  • Nói xin lỗi khi cần ai đó di chuyển hoặc thu hút sự chú ý của họ.
  • Kiên nhẫn đợi  người khác nói chuyện xong trước khi chen vào.
  • Nói xin vui lòng và cảm ơn bạn thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao.
  • Giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với người khác.
  • Xin lỗi khi làm sai.
  • Đặt câu hỏi cho người khác để hỏi về ngày hôm nay của họ.
  • Khen người khác về quần áo, đầu tóc hoặc những điều tốt mà họ đã làm.
  • Chia sẻ đồ chơi hoặc đồ cá nhân.
  • Không xô đẩy, đánh, cắn, giật tóc hoặc làm tổn thương người khác dưới bất kỳ hình thức nào

10. Dạy trẻ học cách đồng cảm và từ bi

Để dạy con về lòng trắc ẩn và sự đồng cảm với người khác, bạn hãy làm theo gợi ý sau:

  • Nếu thấy ai đó đang khóc, hãy hỏi xem có chuyện gì.
  • Nếu thấy ai đó ở một mình, hãy đến và chơi với họ.
  • Nếu thấy ai đó trông có vẻ khác biệt, hãy đối xử bình đẳng với họ.
  • Nếu làm tổn thương ai đó, hãy xin lỗi và cố gắng sửa sai.

Càng lớn, trẻ sẽ có nhiều hiểu biết và chịu khó thử nghiệm những hiểu biết đó vào cuộc sống, ngay cả khi những hiểu biết này là thử thách sức chịu đựng của bố mẹ với những lời nói, hành động khác nhau của trẻ.

Tuy nhiên, với khả năng diễn đạt và sự khống chế cảm xúc còn chưa phát triển, con có thể gây ra nhiều phiền não và áp lực tới bố mẹ. Con có thể chưa nhận ra những hành vi nào là tốt hay không tốt. Đôi khi những hành vi này đơn thuần là những “thí nghiệm” của trẻ để tìm hiểu về thế giới xung quanh. 

11. Dạy trẻ từ vựng và ngôn ngữ mới

Trẻ 3 tuổi thông thường đã có thể nói được một câu đầy đủ hoặc một cụm từ dài gồm 4-5 từ đơn. Vốn từ lúc này của trẻ nên có khoảng 250-500 từ.

Để cung cấp thêm từ vựng cho trẻ, bố mẹ có thể dựa vào các chủ đề dưới đây:

  • Bộ phận cơ thể.
  • Tên các loài động vật và tiếng kêu của chúng.
  • Tên bạn bè và người thân trong gia đình.
  • Tên các loại xe cộ.
  • Tên các loại đồ vật trong nhà.
  • Màu sắc và hình dạng.
  • Các từ chỉ phương hướng.
  • Thứ, ngày, tháng, các kiểu thời tiết và mùa trong năm.

Bên cạnh việc dạy tiếng Việt cho trẻ, bạn cũng nên tận dụng giai đoạn này để cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh. Bởi não bộ của trẻ 3 tuổi giống như miếng bọt biển, có thể tiếp thu kiến thức mới một cách nhanh chóng. Nếu được dạy đúng phương pháp, trẻ hoàn toàn có thể ghi nhớ từ 2000-3000 từ vựng, thậm chí có thể đọc thành thạo những cuốn sách đơn giản khoảng 30-40 từ.

Em bé BMyC 4 tuổi đọc truyện tiếng Anh.

Không chỉ ghi nhớ từ vựng, trẻ còn ghi nhớ sâu sắc những hình ảnh, âm thanh của các từ được học nên nếu được học ngôn ngữ mới từ 3 tuổi thì khả năng phát âm và ngữ điệu của trẻ còn vượt xa những người lớn.

Tuy nhiên, bạn có thể băn khoăn không biết nên cho con học ngôn ngữ mới, cụ thể là tiếng Anh từ đâu: cho con đi học trung tâm hay tự học online tại nhà.

Thật ra, mỗi hình thức học tập sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau.

Nếu đi học trung tâm, con sẽ có bạn, có thầy để kết nối, trò chuyện và có người cùng vui chơi nhưng nhược điểm lại là chi phí cao, tốn thời gian đưa đón. Hầu hết thời gian của con ở lớp là vui chơi và bố mẹ không nhìn thấy hiệu quả.

Chị Phạm Thúy Hằng chia sẻ từng cho con trai Minh Hoàng đi học trung tâm 2 năm nhưng con chỉ nhớ được hơn 30 từ vựng. Việc con học lâu tiến bộ khiến chị thấy rất sốt ruột vì đầu tư không hiệu quả.

Các khóa học online có ưu điểm là bố mẹ không mất thời gian đưa đón và chủ động thời gian nhưng sẽ bối rối, không có định hướng nếu không có một phương pháp đồng hành cùng con phù hợp.

Giúp trẻ phát triển toàn diện
Chia sẻ của phụ huynh BMyC Phạm Thúy Hằng.

Chính vì vậy mà phương pháp đồng hành cùng con tự học tiếng Anh tại nhà của BMyC đã ra đời. Không chỉ có ưu điểm là thuận tiện về thời gian, tiết kiệm về chi phí, các bố mẹ còn được hướng dẫn cách đồng hành cùng con hiệu quả dựa trên tính cách của từng bé. Cùng một loại tài liệu nhưng cách học được cá nhân hóa cho từng bé giúp các con tiếp thu hiệu quả ngay tại nhà.

Hơn nữa, việc duy trì học tập mỗi ngày dù chỉ 30 phút giúp con dần có thói quen về việc học, thói quen đọc sách và bước đầu xây dựng tình yêu với học tập. Nếu xây dựng thói quen học tập cho con nhờ đồng hành 30 phút/ngày, đến khi con lên tiểu học, bố mẹ sẽ rất nhàn vì con đã học tập vào nếp, lại có khả năng đọc tiếng Việt, tiếng Anh thành thạo. 


Nếu muốn tìm hiểu thêm lộ trình học tiếng Anh BMyC cho bé 3 – 4 tuổi, bố mẹ hãy đặt câu hỏi tại đây


Một lời cuối, BMyC muốn nhắn nhủ tới bố mẹ rằng cho con tiếp xúc với kiến thức từ 3 tuổi không phải để phục vụ cho cuộc chạy đua vào lớp 1. Đơn giản đây chỉ là tận dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa để thúc đẩy hiệu quả học tập của con lên mức tối đa.

Nếu cho con chơi hoàn toàn ở giai đoạn 3 tuổi và đến 5 – 6 tuổi mới bắt đầu học thì có được không?

Đương nhiên là được nhưng hãy nhớ rằng giai đoạn 5 – 6 tuổi con sẽ cần đối mặt với rất nhiều vấn đề cùng lúc: thay đổi môi trường từ vừa học vừa chơi thành học nghiêm túc 100%, phải làm quen với thầy cô và bạn bè mới, học nhiều kiến thức mới và khó cùng lúc trong khi chưa hề có thói quen học hàng ngày.

Không chỉ các con mà bố mẹ cũng áp lực theo.

Thay vì tạo thói quen hàng ngày và uốn nắn nhẹ nhàng từ 3 tuổi, nhiều bố mẹ quyết định chờ đến 5 – 6 tuổi và rồi “uốn con” bằng roi. Như vậy có nên chăng?

Hi vọng các bố mẹ hãy cân nhắc và đưa ra lựa chọn sáng suốt!

*Bài viết có sử dụng nguồn ảnh minh họa từ Google.

Xem Thêm>>>

Học tiếng Anh đúng cách cho trẻ mầm non

Top 5 phần mềm luyện phát âm tiếng Anh ” chuẩn ” nhất hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688