Cách tiếp cận tiếng Anh cho bé 2 tuổi sẽ khác xa với trẻ lớn. Bố mẹ cần nắm được các lưu ý và những cách đồng hành đúng hướng để việc học diễn ra hiệu quả.
“Có nên cho trẻ 2 tuổi học tiếng Anh không?” là điều mà rất nhiều phụ huynh quan tâm. Có người sợ cho trẻ 2 tuổi học tiếng Anh sớm sẽ loạn ngôn, có bố mẹ lại bắt đầu cho con học ngôn ngữ Anh ở độ tuổi này. Theo bạn, có nên dạy tiếng Anh cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi không?
Rất nhiều tài liệu và nguồn tham khảo được các nhà khoa học chứng minh rằng, độ tuổi phù hợp và tuyệt vời nhất để trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ là từ 0 đến 6 tuổi. Tuy nhiên trên thực tế, bạn phải là người hiểu rõ con mình để tìm ra phương pháp phù hợp với con. Không thể áp đặt cách học của người khác lên con mình mà cần cân nhắc và áp dụng một cách linh hoạt. Bởi nếu không đạt hiệu quả, bạn sẽ rất nhanh chán nản và bỏ cuộc.
Nội dung chính
- I. Có nên cho trẻ 2 tuổi học tiếng Anh không?
- II. Những lý do vì sao nên dạy tiếng Anh cho trẻ từ 0 – 2 tuổi
- Trẻ càng nhỏ đầu óc càng nhạy bén
- Não bộ cơ bản hình thành trong 6 tháng đầu
- Tạo kích ứng tri giác cho trẻ nhỏ
- Kiểu học của trẻ khác với kiểu học của người lớn
- III. Top 6 cách tiếp cận tiếng Anh cho bé 2 tuổi hiệu quả
- 1. Lựa chọn các bài hát tiếng Anh cho bé 2 tuổi
- 2. Sử dụng phần mềm học tiếng Anh cho trẻ 2 tuổi
- 3. Sử dụng Flashcard học tiếng Anh cho bé 2 tuổi
- 4. Sử dụng truyện tranh để dạy tiếng Anh cho bé 2 tuổi
- 5. Dạy tiếng Anh cho bé 2 tuổi qua phim hoạt hình
- 6. Cùng bé 2 tuổi học tiếng Anh qua hoạt động sáng tạo và các trò chơi
- IV. Một số lưu ý khi cho bé 2 tuổi học tiếng Anh
- Không kỳ vọng
- Không ép buộc
- Chú trọng đến các phương pháp sử dụng hình ảnh và hoạt động
- Không học rời rạc, cách nhật
- Luôn dành thời gian học cùng con
I. Có nên cho trẻ 2 tuổi học tiếng Anh không?
Để trả lời câu hỏi này, BMyC mượn lời của các nhà khoa học trên thế giới để giúp bố mẹ hiểu rằng, bộ não của trẻ phát triển tốt nhất là từ độ tuổi 2-3 tuổi. Vì vậy bạn nên cho trẻ sớm tiếp xúc với ngôn ngữ Anh giai đoạn này.
Anh Lê Quang Huy, “cha đẻ” của phương pháp tiếng Anh BMyC cho biết: “Bố mẹ nên đồng hành với trẻ học tiếng Anh sớm, nhưng cách tốt nhất là để trẻ nói sõi tiếng Việt mới nên cho trẻ học tiếng Anh.
Nếu một trong 2 người bố hoặc mẹ có thể giao tiếp tiếng Anh tốt, nên cho trẻ học ngôn ngữ này sớm, kể cả khi bé chưa nói sõi tiếng Việt. Bởi bộ não của trẻ phân biệt rất rõ ràng và tuyệt vời. Trẻ có thể hiểu được ai là người nói tiếng Anh để trẻ tương tác và ai là người nói tiếng Việt để trẻ phản xạ.”
Xem thêm: Trẻ em học tiếng Anh từ mấy tuổi là hiệu quả nhất?
II. Những lý do vì sao nên dạy tiếng Anh cho trẻ từ 0 – 2 tuổi
Dưới đây là một vài lý do vì sao bố mẹ nên dạy tiếng Anh cho trẻ từ 0-2 tuổi (BMyC xin trích dẫn từ cuốn sách “Phát triển trí lực và tài năng của trẻ nhỏ” của tác giả Shichida Makoto).
Trẻ càng nhỏ đầu óc càng nhạy bén
Từ khi mới ra đời, trẻ hấp thụ các kích ứng từ môi trường xung quanh và thích nghi với môi trường đó nhưng khả năng này lại nhanh chóng biến mất khi trẻ dần lớn lên. Khả năng tiếp thu này của trẻ phi thường đến nỗi những người lớn không bao giờ có thể sánh được.
Khả năng tiếp thu của trẻ trong giai đoạn 0-3 tuổi có thể nói là thiên tài, bất kể kích ứng giáo dục là khó hay dễ, đều có thể hấp thụ được dễ dàng. Không chỉ đơn thuần là tri thức đơn giản, và lưu nhớ, mà có tố chất thắng được cả những máy tính tối tân nhất.
Những thông tin được nạp vào trong thời kỳ này được nhập nguyên xi vào vùng tri thức tiềm tài, cũng như máy tính được nạp dữ liệu tỉ mỉ, chúng có khả năng tư duy và suy luận rất độc lập. Đó là lý do vì sao các em bé được kích thích ngôn ngữ từ nhỏ không chỉ nhanh nhạy về khả năng ghi nhớ từ vựng mà còn phát âm một cách chuẩn xác.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ không hiểu về thời điểm thần kỳ này và không tạo ra một kích ứng mang tính giáo dục nào cho trẻ thì đầu óc của trẻ sẽ không phát triển một cách ưu tú. Rồi sau đó, khi trẻ đã lớn, dù có kích ứng giáo dục ưu tú đến đâu, cũng không kích hoạt trở lại khả năng tiếp thu thần kỳ đó được nữa.
Não bộ cơ bản hình thành trong 6 tháng đầu
Mẫu hình cơ bản của não trẻ hình thành trong vòng 6 tháng sau khi sinh. Và đến khi 3 tuổi là hoàn thiện được tới 60% nếp nhăn nối các tế bào não.
Trong thời kỳ này, bố mẹ không nên để mặc trẻ mà không có bất cứ một kích thích ngôn ngữ nào. Bởi trong đầu của trẻ có một bộ phận đặc biệt học từ ngữ một cách tự nhiên, nó không liên quan tới hoạt động của môi trường xung quanh mà tự nó bật ra tiếng nói.
Bố mẹ cần hiểu rằng, hoạt động của đầu óc trưởng thành dần lên cùng với việc ứng đối lại các kích ứng từ thế giới bên ngoài.
Vì vậy, từ khi trẻ được sinh ra, hãy dạy trẻ nhiều từ ngữ phong phú. Như vậy, đầu óc với khả năng tiếp thu tốt, sẽ hấp thu những từ ngữ đó, tích tụ lại, và khi nói bật được ra, là một kho tàng từ ngữ phong phú.
Tạo kích ứng tri giác cho trẻ nhỏ
Càng gần thời điểm mới sinh, khả năng nhập tâm cao độ của trẻ càng thần kỳ. Khả năng này nếu được kích thích phát triển liên tục từ môi trường xung quanh thì sẽ ngày càng được định hình và thể hiện rõ ràng.
Nhiều bố mẹ cho rằng mình chỉ có thể giúp con làm quen với ngôn ngữ bằng việc nghe nhạc. Đây cũng là một hình thức học hỏi tốt nhưng mang tính một chiều.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể vừa chơi đồ chơi cùng trẻ vừa sử dụng những mẫu câu đơn giản để tương tác cùng trẻ.
Chẳng hạn, khi thấy con cầm một món đồ chơi, bố mẹ có thể hỏi “What is this?” và tự trả lời cho trẻ nghe. Hãy thường xuyên lặp đi lặp lại những câu hỏi và câu trả lời này một thời gian.
Sau 2-3 tuần, bố mẹ có thể gọi tên món đồ chơi và yêu cầu trẻ đi lấy chúng. Như vậy, bố mẹ vừa có thể tạo ra kích thích tri giác cho trẻ mà việc học hỏi của trẻ cũng có sự tương tác hai chiều.
Kiểu học của trẻ khác với kiểu học của người lớn
Trẻ nhỏ không phải vừa lý giải nghĩa của từ ngữ rồi mới nhớ. Ban đầu chỉ là những âm thanh đơn giản, từ ngữ ngấm vào vùng tri thức tiềm tài trong não của trẻ. Khả năng lý giải của trẻ tiến bộ dần lên, phần tri thức tiềm tài cũng được tích lũy hơn, đến lúc những từ ngữ mà trẻ không hiểu nghĩa đã nằm sẵn trong phần tri thức tiềm tài cũng trở nên có ý nghĩa. Với mức xử lý thông tin bằng khả năng ưu việt mà đầu óc người lớn không hề có ấy, tự lúc nào, mọi trẻ lên 2 tuổi đều có thể trở thành chuyên gia ngôn ngữ trước cả những vấn đề ngữ pháp hóc búa.
III. Top 6 cách tiếp cận tiếng Anh cho bé 2 tuổi hiệu quả
Để dạy tiếng Anh cho trẻ từ 0 – 2 tuổi thành công, bạn cần phải bỏ thời gian để hỏi han, tìm kiếm và nghiên cứu cách làm tốt nhất, phù hợp nhất cho bé. Bởi nếu áp dụng máy móc, bạn sẽ mất tiền, mất thời gian mà không hiệu quả.
Nếu không có thời gian để biết cách làm nào tốt với con, hãy comment dưới bài viết này. BMyC sẽ chỉ cho bạn CÁCH NHANH NHẤT để tìm ra phương pháp phù hợp với việc học tiếng Anh cho bé 2 tuổi của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu top 6 cách dưới đây nhé.
1. Lựa chọn các bài hát tiếng Anh cho bé 2 tuổi
Ở độ tuổi này, bạn đừng kỳ vọng con sẽ nói tiếng Anh được lưu loát. Ngay cả tiếng Việt con cũng chỉ bập bẹ nói được một số từ ngắn thì tiếng Anh cũng vậy.
Hãy chọn những bài hát tiếng Anh học chữ cái tiếng Anh và Phonics tiếng Anh để bé làm quen với tiếng Anh dần dần. Hãy chú ý quan sát con xem bài hát tiếng Anh nào con thích nghe nhất để cho con nghe đi nghe lại tới khi thuộc lòng.
Nếu không biết tiếng Anh, bạn chỉ cần cho con làm quen với các bài hát tiếng Anh để con dần yêu thích ngôn ngữ này là đủ. Con sẽ tự nhớ mặt chữ cái một cách bất ngờ.
Chị Giang Thanh (Hà Tĩnh) cũng đã giúp con trai Minh Trí (2016) học tiếng Anh ngay từ khi con lên 2 tuổi. Hiện tại bé có khả năng nói tiếng Anh trôi chảy như người bản ngữ.
Bạn có thể xem lại chương trình ĐỐI THOẠI VỚI ADMIN để nghe chị Giang Thanh chia sẻ lại cách chị đã đồng hành với con trai Minh Trí cùng Minh Quân tại đây:
2. Sử dụng phần mềm học tiếng Anh cho trẻ 2 tuổi
Một trong những cách tốt nhất để học tiếng Anh cho bé 2 tuổi là sử dụng phần mềm học tiếng Anh. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý chọn các phần mềm tiếng Anh phù hợp với độ tuổi của bé để không gây nhàm chán, khiến trẻ sợ học tiếng Anh.
Đây cũng là cách mà chị Giang Thanh đã đồng hành với Minh Trí khi con 2 tuổi. Mỗi ngày chị đều dành ít nhất 30 phút để chơi các trò chơi có trong phần mềm với con.
Thời gian 30 phút này là thời gian chất lượng, hoàn toàn tập trung vào việc đồng hành học tiếng Anh với con. Bạn không thể vừa lướt điện thoại vừa để con tự bơi trong các phần mềm đó.
Trong trường hợp bạn muốn sử dụng thêm một phần mềm song song với các phần mềm hiện tại, bạn cần cân nhắc đến một số khó khăn trước mắt để hình dung trước giải pháp. Chẳng hạn:
- Bạn sẽ cần thêm bao nhiêu thời gian để con học phần mềm mới?
- Nếu không dành thời gian học thêm thì bạn cần cân đối thời gian thế nào?
- Dựa trên hiểu biết của bạn về con, con có khả năng sẽ thích hay không thích phần mềm mới? Nếu không thích, làm thế nào để con tiếp nhận?
Việc sử dụng phần mềm quá lâu cũng sẽ khiến mắt trẻ bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngay từ đầu bạn cũng cần đặt ra quy tắc về thời gian học phần mềm và cùng trẻ thực hiện một cách nghiêm túc.
3. Sử dụng Flashcard học tiếng Anh cho bé 2 tuổi
Flashcard là một loại thẻ cứng có in thông tin trên 2 mặt. Một mặt thường có từ vựng, cách phát âm, nghĩa tiếng Việt và mặt còn lại là hình ảnh minh họa.
Vừa học vừa chơi với bé bằng thẻ flashcard cũng là cách giúp bé học tiếng Anh rất nhẹ nhàng, hiệu quả và bảo vệ đôi mắt của trẻ.
Những lợi ích dễ thấy nhất khi dạy tiếng Anh cho bé 2 tuổi qua flashcard:
- Giúp bé hứng thú với từ vựng.
- Giúp bé ghi nhớ từ vựng nhanh.
- Bố mẹ có thể tự mua hoặc tự làm và dạy trẻ tại nhà.
- Vừa học vừa chơi với flashcard giúp bé phát triển thị giác và trí thông minh.
- Flashcard nhỏ gọn nên việc học không bị ngắt quãng khi cả nhà đi chơi xa.
- Với flashcard, bé có thể tương tác với bố mẹ hoặc tự học một mình.
Để giúp bé tiếp thu hiệu quả, bố mẹ nên chọn flashcard phù hợp với độ tuổi của bé. Nếu như các bé từ 3-6 tháng cần flashcard là những hình ảnh đơn sắc/đa sắc thì bé 2-3 tuổi sẽ cần flashcard các từ đơn ngắn gọn, dễ phát âm.
Bé 2 tuổi muốn nói tiếng Anh tốt cần một hành trình kiên nhẫn và nỗ lực của bố mẹ khi bạn đồng hành tự học với con tại nhà.
Chị Giang Thanh cho biết:
“Để Minh Trí có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt như bây giờ, chị luôn quan sát sở thích của con để giúp con học vui mỗi ngày. Học ngôn ngữ không chỉ áp dụng một phương pháp mà cần linh hoạt thay đổi nhiều cách, kiên trì bền bỉ một thời gian dài thì kết quả đến rất mỹ mãn.”
4. Sử dụng truyện tranh để dạy tiếng Anh cho bé 2 tuổi
Bé tiếp thu rất nhanh qua hình ảnh nên truyện tranh sẽ là một phương tiện tuyệt vời để dạy tiếng Anh cho bé 2 tuổi.
Ngoài việc tiếp thu nhanh, việc sử dụng truyện tranh để dạy tiếng Anh cho bé 2 tuổi còn có những lợi ích sau:
- Giúp bé phát triển đa dạng các kỹ năng: ngôn ngữ (bổ sung từ vựng và hiểu cách sử dụng từ vựng qua ngữ cảnh); làm quen với việc thể hiện cảm xúc cá nhân; mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình về nhân vật trong truyện.
- Tiếp thu kiến thức tự nhiên: khả năng ghi nhớ của trẻ trong giai đoạn 0-6 tuổi có khả năng vượt xa người lớn.
- Giúp bé hình thành thói quen đọc sách: cảm xúc tích cực từ việc đọc sách mỗi ngày sẽ giúp bé duy trì thói quen có lợi này và dần hình thành tình yêu với học tập.
- Giúp bé hình thành và xây dựng nhân cách qua những câu chuyện: mỗi câu chuyện sẽ dạy bé về những bài học trong cuộc sống, về nguyên nhân và kết quả, về cái thiện và cái ác. Từ đó, bé sẽ hiểu và phân biệt được tốt-xấu, phải-trái.
Để việc hỗ trợ bé diễn ra bài bản, bố mẹ nên lựa chọn các bộ truyện giấy hoặc các app đọc truyện được chia trình độ rõ ràng. Qua đó, quá trình học của con sẽ bắt đầu từ những từ đơn rồi chuyển sang cụm từ, câu ngắn, câu dài.
Một số phần mềm đọc truyện gợi ý cho bố mẹ: Razkids, FarFaria, Monkey Stories, Lava Kids…
Khi đọc truyện với các phần mềm này, bố mẹ không cần phải ép con đọc đi đọc lại đến khi thuộc từng từ vì các từ vựng sẽ được lặp lại ở nhiều câu chuyện, nhiều level khác nhau. Khi con gặp một từ vựng trong nhiều hoàn cảnh, tình huống, con sẽ ghi nhớ từ vựng một cách tự nhiên.
Xem thêm: Razkids là gì? Các chức năng Razkids và 8 hiểu nhầm khi khai thác bạn nên biết
5. Dạy tiếng Anh cho bé 2 tuổi qua phim hoạt hình
Phim hoạt hình sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho các bé 2 tuổi đã làm quen với tiếng Anh một thời gian. Mỗi bộ phim hoạt hình đều là một kho học liệu tuyệt vời với rất nhiều từ vựng và cấu trúc câu thông dụng.
Tuy nhiên, khi dạy tiếng Anh cho bé 2 tuổi qua phim hoạt hình, bố mẹ cần lưu ý tránh các sai lầm như:
- Chọn phim không đúng cấp độ (quá dễ hoặc quá khó).
- Chọn phim không đúng chủ đề bé thích.
- Xem phim không đúng cách (ép bé xem đi xem lại hoặc xem một đoạn phim quá dài).
- Thiếu kiên trì.
Với các bé 2 tuổi, bố mẹ nên chọn các đoạn phim ngắn 1-2 phút và có khoảng 2-3 cấu trúc câu. Hãy cho bé xem đi xem lại khoảng 3 lần và cùng bé thực hành các cấu trúc câu trong bài học. Thói quen “học đi đôi với hành” sẽ giúp bé ghim sâu ngôn ngữ vào trí nhớ và biến việc giao tiếp tiếng Anh thành phản xạ.
6. Cùng bé 2 tuổi học tiếng Anh qua hoạt động sáng tạo và các trò chơi
Vốn có khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng tuyệt vời nên trẻ chắc chắn sẽ học tập hiệu quả qua trò chơi và các hoạt động sáng tạo.
Dưới đây là một số gợi ý cho bố mẹ:
- Ghép hình vẽ vào từ vựng tương ứng.
- Vẽ theo sở thích sau khi đọc truyện hoặc nghe bài hát tiếng Anh.
- Đoán nghĩa từ qua tranh.
- Vùi flashcard từ vựng hoặc chữ cái cần tìm vào cát và chơi trò đi tìm kho báu.
- Chơi game tiếng Anh qua các phần mềm học tiếng Anh cho trẻ 2 tuổi.
IV. Một số lưu ý khi cho bé 2 tuổi học tiếng Anh
Mặc dù đây là độ tuổi nhạy ngôn ngữ của trẻ nhưng cách tiếp thu và học tập của trẻ rất khác người lớn. Hầu như con học tập thông qua hoạt động và các kích thích hình ảnh, âm thanh từ môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, khả năng tập trung của con vẫn còn thấp, bố mẹ không nên ép con ngồi học quá lâu.
Để quá trình dạy tiếng Anh cho bé 2 tuổi diễn ra hiệu quả, bố mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
Không kỳ vọng
Mỗi đứa trẻ có năng lực tiếp thu và khoảng thời gian hợp tác khác nhau. Có trẻ nhanh chóng hợp tác với bố mẹ và thể hiện khả năng tiếp thu mạnh mẽ ngay từ đầu, cũng có trẻ cần nhiều thời gian hơn để bộc lộ.
Cho dù trẻ tiếp thu nhanh và tỏ ra thích học đến mấy cũng có những ngày con có những biểu hiện ngược lại. Vì vậy, bố mẹ đừng tạo áp lực và ép con hoàn thành mục tiêu một cách máy móc.
Không ép buộc
Không kỳ vọng sẽ không ép buộc. Bố mẹ hãy cứ thả lỏng và tập trung hoàn toàn vào giờ học cùng con cũng như thoải mái đón nhận mọi phản hồi của con.
Nếu con không thích, hãy quan sát xem con không thích một, hai bài cụ thể hay con không phù hợp với phương pháp để kịp thời điều chỉnh.
Thái độ của con chính là câu trả lời tốt nhất cho bố mẹ về phương pháp học tập phù hợp.
Chú trọng đến các phương pháp sử dụng hình ảnh và hoạt động
Trẻ học hiệu quả hơn với hình ảnh và các hoạt động. Vì vậy, bố mẹ hãy chịu khó sưu tầm những học liệu ở dạng này để con tiếp thu tốt hơn.
Nếu thử học cùng con, có thể bố mẹ sẽ thấy việc học qua hình ảnh và hoạt động rất thú vị và giúp chúng ta ghi nhớ thông tin nhanh đến bất ngờ.
Không học rời rạc, cách nhật
Để tạo thói quen học tập cho con, cách tốt nhất là bố mẹ hãy cho con tiếp xúc hàng ngày. Hãy tưởng tượng việc này cũng giống như quá trình giới thiệu món ăn dặm: bắt đầu với một lượng nhỏ và đều đặn để tạo thói quen.
Khi cho bé làm quen với một phương pháp học, bố mẹ hãy kiên nhẫn giới thiệu và đồng hành cùng con trong 1-2 tuần đầu tiên, mỗi ngày khoảng 10-15 phút và theo dõi cảm nhận của bé. Càng theo dõi đều đặn hàng ngày, bố mẹ càng quan sát được nhiều phản ứng của con.
Luôn dành thời gian học cùng con
Nhiều bố mẹ khát khao muốn con học tiếng Anh từ sớm nên mua và sưu tầm rất nhiều phần mềm, học liệu. Tuy nhiên, họ không biết phải hướng dẫn con từ đâu nên đành cho con tự xem, tự học với thái độ “cầu may”.
Thật ra, việc này “lợi bất cập hại”. Bé vừa không có sự hỗ trợ, đồng hành từ bố mẹ và bố mẹ cũng khó có thể kiểm soát thời gian bé sử dụng thiết bị điện tử. Bố mẹ hãy thay đổi cách làm bằng việc tìm hiểu một phương pháp học đúng đắn và kiên trì đồng hành cùng con mỗi ngày. Đừng chỉ là bố mẹ của con, hãy là một người bạn để cùng học với con.
Một lần nữa BMyC muốn nhắn nhủ với bạn rằng: Nếu bạn muốn học tiếng Anh với bé 2 tuổi bạn sẽ tìm mọi cách để thực hiện nó. Nếu bạn không muốn sẽ luôn tìm lý do khó khăn để tự làm rào cản cho chính mình.
Hãy mạnh dạn bước qua vùng an toàn của bản thân để giúp con chinh phục tiếng Anh thành công bạn nhé!
*Bài viết có sử dụng nguồn ảnh minh họa từ Google.
Xem thêm: Top 10 phần mềm học tiếng Anh cho bé hiệu quả nhất