Làm thế nào để tạo động lực học tiếng Anh cho trẻ? Khám phá ngay 5 bí quyết hiệu quả đến từ phụ huynh BMyC trong bài viết này nhé.
Động lực học tiếng Anh của trẻ em khác biệt hoàn toàn so với người lớn. Người lớn luôn có những mục tiêu cụ thể trong khi trẻ em chỉ chú trọng vào niềm vui.
Vì vậy, các bố mẹ thường phải vắt óc suy nghĩ xem làm thế nào để tạo động lực học tiếng Anh cho trẻ và duy trì niềm hứng thú đó trong thời gian dài.
Sau 7 năm hướng dẫn các bố mẹ phương pháp đồng hành cùng con, BMyC nhận ra có 5 bí quyết dưới đây lúc nào cũng mang lại hiệu quả.
Nội dung chính
1. Làm thế nào để tạo động lực học tiếng Anh cho trẻ? Bí quyết số 1: Bố mẹ làm gương
Có thể nói việc làm gương của bố mẹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp con tăng cường động lực học tiếng Anh.
Trẻ sẽ không ngừng quan sát và sao chép lại những việc bố mẹ đã làm và những điều bố mẹ đã nói.
Chẳng hạn, khi bố mẹ nói “Việc học là quan trọng”, trẻ sẽ quan sát xem bố mẹ có đang học mỗi ngày hay không?
Khi bố mẹ nói “Học là niềm vui”, trẻ sẽ quan sát xem bố mẹ có hào hứng khi đọc sách hay tham gia một khóa học?
Khi bố mẹ yêu cầu trẻ cần học đều đặn mỗi ngày, bố mẹ có kiên trì với việc học của mình để trẻ có cơ hội học hỏi?
Đừng vin vào cớ “Bố mẹ phải đi làm vất vả” để thoái thác bởi những lời nói suông không bao giờ có tác dụng với trẻ.
Đừng dạy trẻ “Học đi đôi với hành” nhưng bản thân lại không bao giờ thực hiện theo. Trẻ con quan sát rất tinh ý. Trẻ sẽ biết đâu là thật, đâu là giả thông qua sự thống nhất giữa lời nói và hành động của bố mẹ.
Nếu bố mẹ thoái thác, trẻ cũng sẽ học được cách viện cớ, thoái thác cho việc không muốn học bài của mình.
Nói về việc làm gương cho con, phụ huynh Hà Minh Thư chia sẻ:
“Bé nhà mình có thể nói là khá dễ hợp tác so với nhiều bé khác trong group. Ngay từ đầu, con đã hào hứng với các video bài học.
Nhưng cũng như bao đứa trẻ khác, khi chưa tạo thói quen, con sẽ vẫn nhanh chán và việc thích học cũng trở nên thất thường, nhất là trong 2 tuần đầu.
Nhưng mình chỉ nói với con là “đây là bài học của mẹ và con, nếu con không học thì con ra chỗ khác chơi, để yên cho mẹ học”.
Mình cứ ngồi học say sưa, vui vẻ đến hết bài thì thôi. Con lại là em bé ham vui và thích làm mọi thứ cùng mẹ, thấy mẹ học hào hứng quá nên cuối cùng cũng xin mẹ cho học cùng.”
BMyC Gift – Khóa học dành cho bé 3 – 4 tuổi hiệu quả – uy tín – chất lượng.
⭐Bé trong độ tuổi 3-4 tuổi đã sõi tiếng Việt, bắt đầu làm quen tiếng Anh.
⭐Bố mẹ muốn đồng hành cùng con học tiếng Anh mà chưa biết bắt đầu từ đâu.
⭐Bố mẹ mong muốn con sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 của chính mình.
⭐Tham khảo ngay khóa học BMyC Gift :
2. Bí quyết số 2: Tạo tâm lý sẵn sàng và thói quen học cho con
Khi mới đồng hành cùng con, hẳn nhiều bố mẹ thường bắt gặp tình trạng đến giờ học nhưng con lại không chịu học mà đòi chơi trò khác. Hoặc con đang hào hứng với một trò chơi nhưng bố mẹ lại nhắc đến việc học một cách đột ngột khiến con bất chợt có cảm giác mất mát và không hợp tác.
Phụ huynh Nguyễn Dung cho rằng ở giai đoạn mới bắt đầu học tiếng Anh (trong lộ trình BMyC là giai đoạn học Gift 1 hoặc Speed 1), việc tạo tâm lý sẵn sàng cho con trước khi học là rất quan trọng.
Bố mẹ cần tôn trọng và nói rõ, thỏa thuận với con về kế hoạch học tập. Trước khi bắt đầu, hãy giúp con chuẩn bị tâm lý cho một sự thay đổi mới. Hãy nói với con, một cách nhẹ nhàng rằng: “Bắt đầu từ ngày này, giờ này mẹ con mình sẽ bắt đầu học bài.” Bố mẹ nhớ nhắc đi nhắc lại với con vài lần về kế hoạch này, nhắc mỗi ngày để con nhớ đến nhiệm vụ sắp tới của mình.
Đến đầu giờ ngày hôm đó, bố mẹ lại nhắc nhở để chuẩn bị tư tưởng cho các bạn ấy một lần nữa rằng: “Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu với kế hoạch mẹ con mình đã trao đổi hôm trước nhé.”
Đến giờ tối ăn cơm, bố mẹ lai nhắc con: “Đến 8h chúng ta bắt đầu học nha con.”
Gần đến 8h bố mẹ lại nhắc: “Chúng ta còn 5 phút nữa là đến giờ học nha con”.
Hãy để cho các bạn ấy biết rằng việc học quan trọng như thế nào và bạn ấy là nhân vật trung tâm.
Bố mẹ nhớ thực hiện giờ học – phải đúng một khung giờ (chỉ xê dịch trong phạm vi 5-10 phút).
Bắt đầu từ những bước đầu tiên là tạo tâm lý và thói quen học cho con, trải qua 4 năm (tính tới năm 2022) chị Dung đã thành công giúp hai cậu con trai song ngữ thành công và tiếp tục chinh phục ngôn ngữ thứ 3 – tiếng Trung. Cùng theo dõi chia sẻ của chị tại bài viết Hành trình đưa con “vươn ra biển lớn” chắc chắn bố mẹ sẽ nhận được rất nhiều động lực và kinh nghiệm khi đồng hành cùng con.
3. Bí quyết số 3: Tạo môi trường học vui vẻ, thoải mái
Cũng theo phụ huynh Nguyễn Dung, cách tạo hứng thú cho trẻ học tiếng Anh và giúp trẻ tiếp thu hiệu quả có rất nhiều nhưng có một yếu tố vô cùng quan trọng, đó là không khí học tập.
Không khí học tập cần vui vẻ, thoải mái, học mà như chơi, không áp lực, không nặng nề. Học trong một tâm thế hào hứng nhất có thể sẽ giúp tăng chất lượng giờ học một cách bất ngờ, thậm chí chính bố mẹ cũng không thể tưởng tượng được.
Không khí học tập được truyền tải từ chính giọng điệu của bố mẹ khi tương tác cùng con, thể hiện sự hứng thú, hấp dẫn của bài học hay của trò chơi tương tác, tránh những câu hỏi đều đều, lặp lại với một giọng điệu mệt mỏi. Không khí học tập còn được thể hiện qua sự sáng tạo của bố mẹ trong các bài học.
Chúng ta hãy trở về tuổi thơ, hãy làm bạn với con mình, cùng hát, cùng múa, cùng chơi, cùng học. Đôi khi chúng ta cần phải giống như các bạn ấy, tranh chọn đáp án của app, rồi giả giọng trẻ con để nói chuyện với các bạn ấy. Khi các bạn không hứng thú học, tức là bố mẹ chưa tạo đủ không khí vui tươi, chưa tạo đủ lực hấp dẫn cho con.
Trong chương trình học của BMyC, các con sẽ cần xem video bài học trên website kết hợp với việc sử dụng app học tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu chỉ quanh quẩn chơi app thì con sẽ nhanh chán.
Bố mẹ có thể sáng tạo ra những trò chơi tương tác để con hứng thú hơn. Chẳng hạn, khi con học chữ cái, bố mẹ có thể:
- Mua bộ chữ cái bằng nhựa, cho chữ cái đi tắm, trộn chữ cái vào gạo cho con đi tìm.
- In file chiếc hộp xúc xắc, mỗi chữ cái 1 chiếc hộp, chơi xúc xắc cùng con, hoặc có thể cho một vật gì đó nhỏ xinh vào bên trong, mỗi chữ cái con tìm ra sẽ có 1 điều bí mật ở bên trong đó.
- Bố mẹ cùng con bắt tay vào làm một cây táo, quả táo là các chữ cái, mỗi ngày mình đi hái táo.
Mỗi ngày có một chút biến tấu, con sẽ liên tục được khơi gợi sự tò mò và niềm vui, từ đó yêu thích giờ phút được học cùng bố mẹ.
Ngay cả việc học app, việc bố mẹ sử dụng những cách nói chuyện khác nhau cũng sẽ có tác động lớn đến thái độ học của các con.
Cho con học trên app không phải là đưa cho con cái điện thoại rồi yêu cầu con: “Đấy, con chơi app đi. Con phải học app này cho mẹ, đó là nhiệm vụ của con đấy.”
Mà sẽ là:
- Con ơi con, hình như bạn ếch đang bị đói thì phải, mẹ thấy bạn ấy cứ xoa bụng kìa, có phải bạn đau bụng vì đói quá không? Mẹ con mình cùng cho bạn ấy ăn gì đi.
- Con ơi, trời tối rồi, con có thể giúp các bạn cừu trở về nhà không? Nếu không tìm thấy nhà các bạn ấy sẽ rất sợ bóng tối đấy.
Có rất nhiều cách nói chuyện để khơi gợi hứng thú của các con. BMyC sẽ chỉ có thể đưa ra gợi ý, việc còn lại là nhiệm vụ quan sát con của các bố mẹ xem cách nói chuyện nào sẽ phù hợp với con và ngược lại.
Bên cạnh đó, để không khí học tập được duy trì trọn vẹn, bố mẹ cần kiên quyết nói “không” với điện thoại, ti vi, công việc hoặc các mối quan tâm khác ngoài con.
Điều cuối cùng, sau khi kết thúc bài học, bố mẹ đừng quên nói với con rằng:
“Hôm nay con thấy mình học có vui không? Con có muốn ngày mai mình cũng học như hôm nay không? Bố/mẹ rất vui khi con đã chăm chỉ và cố gắng. Bố mẹ yêu con.”
Các bé sẽ khó có thể từ chối những giây phút vui vẻ và ngọt ngào như thế này bên bố mẹ. Nếu tạo được một bầu không khí vui vẻ suốt buổi học, bố mẹ sẽ thấy việc tạo động lực học tiếng Anh cho con đơn giản đến bất ngờ.
BMyC Speed – Khóa học dành cho bé 5-9 tuổi hiệu quả – uy tín – chất lượng.
⭐Phương pháp học được kiểm chứng trên hàng ngàn học viên thành công.
⭐Chương trình học ưu việt cho bố mẹ, hiệu quả tối ưu cho con.
⭐Giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, bằng cấp chuyên môn cao, yêu trẻ.
⭐Tư vấn viên giàu kinh nghiệm nhiệt tình theo sát hỗ trợ.
4. Bí quyết số 4: Áp dụng vào ngữ cảnh thực tế
Nếu lần đầu chứng kiến các bạn nhỏ BMyC “bắn” tiếng Anh ầm ầm, hầu như bố mẹ nào cũng cho rằng đó là do các bạn nhỏ có năng khiếu.
Trên thực tế, đó lại là kết quả của sự kiên trì thực hành mỗi ngày. Đọc thêm chia sẻ từ các phụ huynh trong group BMyC, bố mẹ sẽ thấy các phụ huynh trong này luôn tận dụng mọi cơ hội để cùng con áp dụng tiếng Anh vào ngữ cảnh thực tế.
Phụ huynh Nguyễn Thanh Tuyền chia sẻ:
“Vì mình không giỏi Tiếng Anh nên giai đoạn đầu mình sẽ bám sát task học của con. Mình đọc kỹ hướng dẫn cách thực hiện mỗi task học và chia thứ tự những nội dung cần hoàn thành. Sau đó cùng con xem những video theo thứ tự đã chia để nắm được nội dung bài học rồi dựa vào bản câu hỏi tương tác có sẵn để tương tác cùng con.
Nhờ tương tác thường xuyên với con qua các task học mà hiện tại mình đã ghi nhớ được nhiều mẫu câu thường gặp để hỏi con.
Mình vận dụng tương tác với con hàng ngày ở mọi tình huống thực tế như lúc con chơi, con tắm, con ăn, con đi ngủ… như:
- Are you hungry?
- What foods do you like?
- Are you sleepy?
- What’s this?
- What color is this?
- What are you doing?…
Ban đầu con chưa hiểu mình sử dụng ngôn ngữ cơ thể hoặc vừa hỏi vừa trả lời để con hiểu.
Về vấn đề phát âm, mình không bao giờ sợ con phát âm sai giống mình. Bởi mình nghĩ việc sợ sai, sợ kém trước con có lẽ chính là rào cản lớn nhất khiến bố mẹ sợ học tiếng Anh cùng con.
Nhiều lúc con hỏi về nghĩa hay cách đọc một từ mới, mình không ngại chia sẻ với con rằng: ‘mẹ chưa học từ này nên chưa biết, để mẹ tìm hiểu rồi nói với con’. Có những từ mình quên thì mình vẫn hỏi con và con rất thích thú khi giúp mẹ.”
Mời bạn đón đọc câu chuyện chia sẻ của mẹ Thanh Tuyền về sự kiên trì trong hành trình cùng con chinh phục tiếng Anh đã được BMyC ghi lại tại bài viết: Tiếng Anh à? Chuyện nhỏ nhé!
5. Bí quyết số 5: Phân bố thời gian học tập hợp lý
Thông thường, BMyC vẫn luôn khuyến khích bố mẹ nên bắt đầu đồng hành học tiếng Anh cùng con từ 3 đến 5 tuổi. Bởi đó là giai đoạn con không ngại ngần khi luyện nói, con học mọi thứ rất nhanh và quan trọng hơn cả là con có nhiều thời gian để học và thực hành.
Các bé từ tiểu học trở lên sẽ bận rộn hơn vì con còn phải làm bài tập về nhà. Tuy nhiên, ở hoàn cảnh nào thì chúng ta phải xoay sở theo hoàn cảnh ấy.
Nếu có ít thời gian, chúng ta cần học cách tận dụng triệt để khoảng thời gian của mình.
Phụ huynh Mai Thị Tường Nhung chia sẻ về cách tận dụng thời gian của mình như sau:
“Khi có ít thời gian cho một ngày thì phải biết tranh thủ. Cần chia nhỏ thời gian học ra và học ngay khi có thể.
Ngoài thời gian chính dành cho việc khai thác task thì chúng ta có thể cho con nghe mp3 vô thức có chủ đích khi con đang ăn, tắm, đang chơi… Hoặc khi sáng sớm, bố mẹ tranh thủ cho con dậy sớm để đọc truyện Razkid trước khi đến lớp. Buổi tối trước khi đi ngủ, chúng ta hãy cùng con đọc một truyện mà con yêu thích.
Một ngày có 24 giờ nhưng lại phải chia cho rất nhiều hoạt động. Vì thế việc lập một thời khóa biểu là rất cần thiết. Nó sẽ giúp con chủ động hơn trong việc học bài tập ở lớp và học tiếng Anh. Có mục tiêu rõ ràng thì con sẽ khai thác các môn không bị chồng chéo. Ban đầu sẽ khó khăn vì con không theo được thời khóa biểu đã lập, học bị quá thời gian nhưng dần dần con sẽ quen và bắt kịp. Khi kiên trì áp dụng, mình thấy các con học một cách khoa học và rất hiệu quả.”
Về vấn đề thời gian, BMyC cho rằng thời gian biểu của chúng ta không nên quá cứng nhắc vì chúng ta có rất nhiều hoạt động và những hoạt động này cũng thay đổi theo thời gian. Khi lên thời gian biểu, bố mẹ hãy quan sát con để điều chỉnh cho vừa sức con. Không nên cứng nhắc ép con làm hết mọi hoạt động khi con đã quá mệt.
Ngoài những bí quyết tạo động lực học tiếng Anh ở trên, BMyC tin rằng bố mẹ sẽ còn tìm thêm được nhiều kinh nghiệm hữu ích khác thông qua những câu chuyện truyền cảm hứng học tiếng Anh và đồng hành cùng con tại chuyên mục Chia sẻ phụ huynh của trang web BMyC.vn.
Hi vọng rằng những bí quyết và câu chuyện hữu ích trong bài viết làm thế nào để tạo động lực học tiếng Anh cho trẻ? sẽ là nơi giúp bố mẹ sạc đầy năng lượng để kiên trì với hành trình đồng hành cùng con trong thời gian tới.
Xem Thêm:
- Phương pháp học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu hiệu quả nhất
- 7 bước đúng đắn giúp con gia tăng động lực học tập
- 5 gợi ý đơn giản giúp bạn lấy lại động lực học tiếng Anh cùng bé tại nhà