Các chủ điểm ngữ pháp thường gặp trong đề thi Starters

Ngữ pháp thường gặp trong đề thi Starters tương đối đơn giản và dễ nắm bắt chỉ bằng việc đọc truyện thường xuyên. Bố mẹ hãy xem phần tổng hợp từ BMyC dưới đây nhé.

Ngữ pháp thường gặp trong đề thi Starters
Ngữ pháp thường gặp trong đề thi Starters

1. Danh từ

Loại danh từ Cách dùng Ví dụ
Danh từ số ít Danh từ số ít được dùng để nói về một người hoặc một vật. one finger, one eye
Danh từ số nhiều Danh từ số nhiều được dùng để nói về nhiều hơn một người hoặc một vật.

Danh từ số nhiều (theo quy tắc) = danh từ số ít + s

Danh từ số nhiều (theo quy tắc) = danh từ số ít (đuôi s, ss, sh, ch, z, x) + es

Danh từ số nhiều (theo quy tắc) = danh từ số ít (đuôi y) – y + ies

Danh từ số nhiều (theo quy tắc) = danh từ số ít (đuôi f, e, ff) – (f, e, ff) + ves

Ngoài ra, có một số danh từ số nhiều bất quy tắc.

Danh từ số nhiều theo quy tắc thêm s:

one finger -> eight fingers

Danh từ số nhiều theo quy tắc thêm es:

box -> boxes

Danh từ số nhiều theo quy tắc bỏ y thêm ies:

one family -> three families

Danh từ số nhiều theo quy tắc bỏ đuôi f, e, ff thêm ves:

a knife -> five knives

Danh từ số nhiều bất quy tắc:

mouse -> mice

Danh từ đếm được Danh từ đếm được dùng để chỉ người, sự vật…tồn tại riêng lẻ, có thể đếm được a chair, two pens
Danh từ không đếm được Danh từ không đếm được dùng để chỉ sự vật, hiện tượng… không đếm được water, money
Danh từ chỉ tên riêng Đây là những danh từ chỉ tên người Anna, Paul, Alison, Jamie…

>>>Xem Thêm: Bộ sưu tập từ vựng thường gặp trong bài thi Starters: Đầy đủ và chính xác

2. Tính từ

Loại tính từ Cách dùng Ví dụ
Tính từ thường Dùng để miêu tả đặc điểm, tính cách của người, sự vật, hiện tượng He is a good man

I become happy after finishing my homework.

This road is 35 km long.

Tính từ sở hữu Đứng trước danh từ để xác định sự sở hữu.

Các tính từ sở hữu là my, your, his, her, their, our, its.

My name is Lily.

I borrow his cap.

3. Mạo từ

Các mạo từ Cách dùng Ví dụ
A Đứng trước danh từ số ít, nghĩa là “một”. A pencil, a book
An Đứng trước danh từ số ít bắt đầu bằng a,e,i,o,u, nghĩa là “một”. An apple, an eye

4. Đại từ

Các loại đại từ Cách dùng Ví dụ
Đại từ chủ ngữ Là từ dùng để xưng hô trong tiếng Anh.

Các đại từ chủ ngữ: I, We, You, She, He, It, They

I have a pen.
Đại từ tân ngữ Là từ chỉ người, vật chịu ảnh hưởng bởi một hành động nhất định.

Các đại từ tân ngữ: Me, Us, You, Her, Him, It, Them.

I have many dogs. I love them.
Đại từ sở hữu Dùng để thay thế cho danh từ chỉ người, sự vật được nhắc đến trước đó.

Các đại từ sở hữu: Mine, Ours, Your, Hers, His, Its, Theirs.

Don’t do that. It’s mine.
Đại từ chỉ định Dùng để xác định người, sự vật trong một ngữ cảnh nhất định.

Các đại từ chỉ định: This, That, These, Those.

I like this hat.

>>>Xem Thêm: Đại từ trong tiếng Anh: Khái niệm, phân loại và chức năng đầy đủ nhất

5. Động từ

Cách dùng Ví dụ
Dùng để chỉ hành động cụ thể của người hoặc vật. I read a book.

Ở mức độ Starters, con cần lưu ý cách dùng động từ ở thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp diễn.

Ở thì hiện tại tiếp diễn, động từ chinh cần thêm đuôi “ing” để thể hiện hành động đang được thực hiện tại thời điểm nói.

Ví dụ:

What are you doing/ I’m reading a book.

6. Trạng từ

Các trạng từ Cách dùng Ví dụ
Now Dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra ngay tại thời điểm nói. I’m coloring it now.
Here Dùng để chỉ nơi chốn. My grandma lives here.
Too Dùng để diễn tả sự đồng tình cho lời nói trước đó. She lives here too.

7. Liên từ “and”

Liên từ “and” dùng để ngăn cách giữa hai từ, cụm từ và mệnh đề có sự tương đồng về mặt ngữ pháp. Liên từ “and” thường đứng trước từ, cụm từ, mệnh đề cuối cùng trong câu.

Ví dụ:

I like chicken, yogurt, and fruit.

8. Giới từ chỉ nơi chốn “next to”

Giới từ chỉ nơi chốn “next to” dùng để chỉ những vật ở bên cạnh người hoặc vật khác.

Ví dụ:

Put the pen next to the pencil.

9. Các từ để hỏi “Who”, “Where”

Các từ để hỏi Cách dùng Ví dụ
Where Dùng để hỏi về nơi chốn của người hoặc các sự vật, hiện tượng.. Where are you?
Who Dùng để hỏi về đối tượng đã thực hiện một hành động cụ thể. Who is your mom?

10. Đánh vần

Con cần thành thạo đánh vần chữ cái trong tên riêng của người hoặc một địa điểm.

Ví dụ:

How do you spell your name?

A-N-N-A.

11. Cách sử dụng “have” và “has”

Ở bài thi Starters, con sẽ được sử dụng động từ “have”, “has” với cấu trúc “have + object + infinitive” với ý nghĩa sở hữu một đồ vật nào đó cho một mục đích cụ thể.

“Have” sẽ đi với I, You, We, They.

“Has” sẽ đi với He, She, It hoặc các danh từ chỉ tên riêng.

Ví dụ:

I have a pen to write.

Lucy has a book to read.

Ngoài ra, con cũng sẽ gặp cấu trúc “have/has got + N” cũng với ý nghĩa sở hữu một thứ gì đó.

Ví dụ: I have got black hair and glasses.

>>> Xem Thêm: Khi nào dùng have/has? Cách dùng have/has cho người mới bắt đầu

12. Danh động từ

Danh động từ là danh từ được cấu tạo bằng cách thêm đuôi -ing vào sau động từ. Trong một câu, danh động từ có thể đóng vai trò làm chủ ngữ, bổ ngữ, tân ngữ hoặc dùng sau giới từ và liên từ.

Tuy nhiên, ở mức độ Starters, con sẽ được làm quen chủ yếu với vai trò chủ ngữ của danh động từ.

Ví dụ:

Swimming is good.

13. Cấu trúc “Let’s”

Cấu trúc “Let’s” dùng để gợi ý ai đó làm việc gì cùng nhau. Sau “Lets” luôn là một động từ.

Ví dụ:

Let’s walk.

Let’s play football.

14. Cấu trúc “Like + V-ing”

Cấu trúc “Like + V-ing” được sử dụng để chỉ một sở thích đã được duy trì trong một thời gian dài.

Ví dụ:

I like swimming. She likes riding a bike.

Một số quy tắc khi thêm đuôi -ing sau động từ:

  • Động từ có đuôi e -> bỏ e, thêm -ing
  • Động từ có đuôi ie -> đổi i thành y, thêm -ing
  • Động từ một âm tiết, tận cùng bằng “1 nguyên âm + 1 phụ âm” -> nhân đôi phụ âm cuối, thêm -ing.

15. Cấu trúc “There is/There are”

Các cấu trúc Cách dùng Ví dụ
There is Dùng để nói về một người hoặc một vật xung quanh ta. There is a bed.
There are Dùng để nói về nhiều người hoặc nhiều vật xung quanh ta. There are four rooms.

16. Cấu trúc “Would you like…?”

Ở mức độ Starters, con sẽ làm quen với các loại cấu trúc “Would you like…?” sau đây:

Would you like + to V (infinitive)?

Cách sử dụng: Mời ai đó làm việc gì

Ví dụ:

Would you like to go out with us?

Would you like + N

Cách sử dụng: Đề nghị ai đó về một điều gì

Ví dụ:

Would you like some food?

17. Cách sử dụng câu “Happy Birthday”

“Happy birthday” nghĩa là “Chúc mừng sinh nhật”. Câu này được sử dụng khi thời điểm nói rơi đúng vào ngày sinh của người được chúc mừng.

Ví dụ:

You’re five today! Happy Birthday!

18. Cách sử dụng câu “Here you are”

Với bài thi Starters, cấu trúc “Here you are” được sử dụng khi con đề nghị hoặc được đề nghị lấy một thứ gì và được người khác đưa cho.

“Here you are” nghĩa là “Của bạn đây”.

Ví dụ:

Would you like an apple?

Yes, please.

Here you are.

19. Cách sử dụng câu “Me too”

“Me too” có nghĩa là “Tôi cũng vậy”. Câu này được sử dụng với mục đích đồng tình cho một lời nói trước đó.

Ví dụ:

I like badminton.

Me too.

20. Cách sử dụng câu “So do I”

Giống như “Me too”, câu “So do I” cũng có ý nghĩa tương tự. “So do I” được sử dụng khi câu đằng trước nó ở hiện tại đơn và sử dụng động từ thường.

Ví dụ:

I love kittens.

So do I.

21. Cấu trúc “Story about + V-ing”

Cấu trúc “story about + V-ing” được sử dụng khi ai đó muốn kể một câu chuyện liên quan đến một hành động cụ thể.

Ví dụ:

This is a story about playing piano.

22. Cấu trúc “What (a/an) + adj + n”

Cấu trúc “What (a/an) + adj + n” được sử dụng khi ai đó muốn cảm thán về một tính chất cụ thể của một sự vật, sự việc.

Ví dụ:

What a good pen!

What beautiful flowers!

23. Cách sử dụng câu “What now?”

Câu “What now?” được sử dụng để yêu cầu lời khuyên hoặc hướng dẫn về những gì nên làm ở thời điểm hiện tại.

Ví dụ:

Put the chicken in the pot.

OK! The chicken is in the pot. What now?

#Một số bài tập ngữ pháp thường gặp trong đề thi Starters

Một số bài tập ngữ pháp thường gặp trong đề thi Starters

Một số bài tập ngữ pháp thường gặp trong đề thi Starters
Một số bài tập ngữ pháp thường gặp trong đề thi Starters

Đối với học viên BMyC, các bé đều được xây dựng thói quen đọc sách Razkids mỗi ngày nên kiến thức ngữ pháp được bồi đắp thường xuyên. Các con “ngấm” ngữ pháp một cách tự nhiên thông qua việc đọc, kể chuyện và thuyết trình.

Ở mức độ Starters, con chỉ cần đọc Razkids đến hết level C hoặc D là có thể tự tin vượt qua. Vì vậy, chỉ cần giúp con duy trì thói quen đọc Razkids thường xuyên thì bố mẹ sẽ không cần quá lo lắng về ngữ pháp Starters.

Chúc bố mẹ và các con đồng hành vượt qua bài thi Starters thuận lợi.

Xem Thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688