Bố mẹ tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ như thế nào?

Trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng trưởng chiều cao, có hệ thống miễn dịch tốt và làm giảm nguy cơ các loại bệnh. Vì vậy bạn cần tạo thói quen đúng cách cho trẻ càng sớm càng tốt.

Tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ.
Tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ.

Trẻ em là đối tượng cần được tạo thói quen ăn uống lành mạnh và có chế độ ăn đúng cách. Bởi vậy, bố mẹ cần nghiêm túc tìm hiểu các kiến thức liên quan đến dinh dưỡng cho trẻ, từ đó xây dựng các bữa ăn tươi ngon, phù hợp để trẻ thích thú với các món ăn.

1. Lợi ích của thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ

1.1. Giúp xương và răng của bé chắc khoẻ 

Trẻ đang độ tuổi phát triển cả về răng lẫn xương nên các bữa ăn đầy đủ dưỡng chất giúp chúng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng và chứng còi xương. 

1.2. Phát triển chiều cao

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, chiều cao của trẻ phụ thuộc vào các yếu tố gồm: dinh dưỡng (32%); di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%), môi trường sống, ánh nắng, bệnh tật, giấc ngủ…

Bạn thấy đấy, nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển chiều cao. Vì vậy bạn cần cung cấp cho trẻ 4 loại chất chính: đạm, đường, béo, vitamin và các khoáng chất khác.

1.3. Tăng khả năng tư duy cho trẻ 

Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ kém nhạy bén và chậm phát triển có thể là do thiếu chất Omega-3, Omega-6. Vì vậy ngoài việc trao đổi với trẻ về tầm quan trọng của việc ăn uống, bạn cần tăng các loại thực phẩm có chứa các chất này trong bữa ăn cho trẻ.

2. Cách tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ 

Việc tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ không hề khó. Bạn chỉ cần chăm chỉ chút thôi. 

BMyC gợi ý cho bạn cách dưới đây để giúp trẻ có những bữa ăn ngon nhưng vẫn đầy đủ chất nhé.

2.1. Lên lịch ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ 

Hầu hết trẻ tại các thành phố lớn thường chỉ dùng hai bữa ở nhà là sáng và tối. Vì vậy, việc lên kế hoạch để tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ tại nhà bạn nên cố gắng sắp xếp cố định hàng ngày.

Nhóm thực phẩm giàu Omega-6
Nhóm thực phẩm giàu Omega-6

Vào mỗi sáng bạn cần giúp trẻ dậy sớm trước 15 phút để chuẩn bị ăn sáng, buổi tối phù hợp với lịch trình của gia đình nhưng cần có khoảng thời gian nhất định.

Chị Lê Thu Huyền (Phú Thọ) chia sẻ: Mỗi ngày chị thường thức các con dậy lúc 5h30 vào mùa hè và 06:00 vào mùa đông. Sau khoảng 15 phút để các con tỉnh ngủ, chị cùng các con dùng bữa sáng và đến trường.

Buổi chiều chị thường cùng 2 con trai tập thể dục 30 phút và ăn tối lúc 6 giờ tối. Việc có lịch ăn uống, sinh hoạt điều độ như vậy khiến các con quy củ và nề nếp hơn.

2.2. Nguồn thực phẩm phong phú, tươi ngon

Tuỳ vào độ tuổi, giới tính, sở thích ăn uống của trẻ mà bố mẹ mua về chế biến phù hợp. Tránh tình trạng bắt ép trẻ ăn những thứ trẻ không thích, khiến trẻ càng sợ ăn hơn.

Nếu bạn bận rộn thì mỗi tuần cần lên chi tiết những món ăn, những loại thức ăn cho cả nhà và trẻ. Việc này sẽ giúp bạn không tốn quá nhiều năng lượng suy nghĩ cần mua và cho trẻ ăn gì, uống gì hàng ngày.

Dù với độ tuổi nào của trẻ, bạn cũng nên hạn chế cho trẻ dùng đường vì lượng đường nhiều làm cho cơ thể trẻ rối loạn chuyển hoá. 

Chị Thu Giang (Quảng Bình) chia sẻ: Mình ở quê nên nguồn thực phẩm luôn tươi và sạch. Vì thế mình bớt lo lắng nguồn gốc thực phẩm nhưng lại luôn suy nghĩ làm sao để chế biến giúp 2 con trai thích ăn uống.

2.3. Để trẻ nghiêm túc ăn cơm cùng bố mẹ

Ăn cơm cùng bố mẹ giúp mọi người trong gia đình kết nối, thấu hiểu nhau nhiều hơn. Đây cũng là lúc bạn quan sát được trẻ thích hay không thích ăn gì để điều chỉnh.

Hiện nay nhiều gia đình rất khó có những bữa cơm ăn cùng nhau như bố đi công tác, mẹ đi làm về muộn, con đi học thêm… bạn cần sắp xếp lại lịch phù hợp để cả nhà ăn cơm cùng nhau 1 buổi trong ngày. 

Và trong bữa ăn, bạn cần đặt ra nguyên tắc cụ thể để mỗi thành viên tận hưởng không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm nhất.

Chị Thu Giang tiếp tục chia sẻ vấn đề này: Nhà mình là nguyên tắc lúc ăn là không xem điện thoại và ti vi. Có thói quen này ngay từ đầu giúp gia đình mình kết nối với nhau rất nhiều. Từ đó mình cũng hiểu các con nhiều hơn.

3. Theo dõi bữa ăn hàng ngày của trẻ

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nhưng hầu hết bố mẹ đều quá bận rộn để theo dõi từng bữa ăn xem có đủ năng lượng cho con hay không?

Mỗi ngày trẻ cần từ hơn 1.300 đến 2.200 kcal/ ngày, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn (4-5 bữa). Nếu không biết mỗi loại thực phẩm trẻ cần nạp có bao nhiêu kcal thì bạn nên tìm hiểu “Tháp dinh dưỡng cho trẻ 6-11 tuổi”.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3-11 tuổi.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3-11 tuổi.

Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, tháp dinh dưỡng giúp bố mẹ dễ dàng tính lượng kcal thực phẩm tiêu thụ cho trẻ trong mỗi ngày. 

4. Tránh các thói quen ăn uống không lành mạnh

Chắc hẳn những hình ảnh dưới đây không quá xa lạ đối với bạn khi nhìn thấy:

  • Nhiều hàng quán bán thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe và thói quen của trẻ.
  • Cổng trường học bán nhiều loại thức ăn không rõ nguồn gốc.

Bố mẹ cần dứt khoát trước sự đòi hỏi khi trẻ muốn ăn những loại thực phẩm như vậy. Bạn không nên quát mắng mà hãy giải thích để trẻ hiểu, nếu ăn quá nhiều trẻ sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng như: ngộ độc thực phẩm khi ăn uống không lành mạnh, hóc và nuốt các loại thạch… Hãy đưa ra các ví dụ cụ thể mà nhiều trẻ khác đã gặp phải để con học được các bài học.

Trong bài viết này, BMyC chỉ hướng dẫn bạn tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ cũng như một số kinh nghiệm của các mẹ đã và đang thực hiện cho trẻ. Nếu bạn quan tâm chủ đề về các loại thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, BMyC sẽ tiếp tục tìm hiểu và tổng hợp cho bạn nhé!

Xem Thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688