Đồng hành cùng con, nhất là trong việc học tiếng Anh luôn đòi hỏi bố mẹ phải tập trung và kiên nhẫn bởi con càng nhỏ càng chưa có sự tự giác.
Tuy nhiên, thật khó để tập trung khi bản thân bố mẹ đang gặp phải nhiều rắc rối: công việc bận rộn, con không hợp tác, kết quả chưa thấy, gia đình xào xáo mâu thuẫn…
Hãy để BMyC mách nước 11 chiến lược dưới đây để bố mẹ nắm vững phương hướng và tập trung vào mục tiêu đồng hành nhé.
Nội dung chính
- 1. Hiểu điều gì thúc đẩy bố mẹ muốn đồng hành với con
- 2. Viết ra mục tiêu đồng hành của bố mẹ và đặt ở nơi dễ thấy
- 3. Đặt các cột mốc cho mục tiêu đồng hành của bố mẹ
- 4. Tạo và làm theo một kế hoạch
- 5. Thực hành quản lý thời gian
- 6. Hoàn thành ngay những nhiệm vụ đầu tiên
- 7. Xem xét khu vực học tập của con
- 8. Đo lường mục tiêu của bố mẹ
- 9. Chia sẻ cam kết với những người khác
- 10. Giải quyết sự tiêu cực kịp thời
- 11. Hình dung kết quả tuyệt vời mà bố mẹ sẽ nhận về sau 1,2 năm
1. Hiểu điều gì thúc đẩy bố mẹ muốn đồng hành với con
Một trong những cách tập trung vào mục tiêu hiệu quả nhất là hãy nhìn lại động lực ban đầu của mình:
Điều gì đã thúc đẩy bố mẹ muốn bước vào hành trình đồng hành giúp con học tiếng Anh?
- Sự gắn kết: Bố mẹ hiểu rằng giáo dục kiểu áp đặt không phải là biện pháp tích cực và có thể áp dụng lâu dài, quan trọng là con cần được thấu hiểu và gắn kết với bố mẹ. Nhờ có sự gắn kết này, bố mẹ sẽ hiểu con và giúp con đi đúng hướng.
- Sự tự giác học tập: Đồng hành cùng con mỗi ngày trong sự sẻ chia và thấu hiểu sẽ giúp con nảy sinh cảm giác tích cực và hứng thú với chuyện học tập. Khi con đã hứng thú thì sự tự giác sẽ đến như một điều tất yếu.
- Sợ hãi: Nỗi sợ này có thể là sự rút kinh nghiệm từ trải nghiệm cuộc sống và công việc của bố mẹ khi không có tiếng Anh. Không có tiếng Anh, các cơ hội công việc bị co lại, tài liệu tiếng Anh đọc không hiểu. Và bố mẹ hoàn toàn không muốn con trải qua những điều tương tự.
Nếu còn bất cứ động lực nào khác thúc đẩy bố mẹ dấn thân vào hành trình này, hãy nhớ lại và liệt kê toàn bộ.
Cho dù những động lực này nghe có vẻ nhỏ nhặt hay hài hước thế nào đi nữa thì chúng cũng rất quan trọng vì nó thể hiện câu chuyện riêng của mỗi bố mẹ.
2. Viết ra mục tiêu đồng hành của bố mẹ và đặt ở nơi dễ thấy
Sau khi đã liệt kê toàn bộ các động lực cũng như mục tiêu đồng hành của mình, bố mẹ đừng để nó ở trong đầu vì như vậy sẽ rất dễ quên.
Hãy viết các mục tiêu của mình ra giấy và để nó ở vị trí dễ thấy nhất.
Việc làm này sẽ khiến bố mẹ liên tục được nhắc nhở về lý do khiến bố mẹ muốn bắt tay vào đồng hành với con và tăng mức độ nghiêm túc trong từng hành động.
Và nhờ vậy, bố mẹ sẽ ghi nhớ mục tiêu và tự cải thiện sự tập trung của mình tốt hơn.
Các khu vực lý tưởng để bố mẹ có thể gắn danh sách mục tiêu của mình là:
- Khu vực làm việc (gần máy tính chẳng hạn): nhắc nhở bố mẹ cần tập trung làm việc để có thời gian học cùng con
- Khu vực bếp núc, sinh hoạt cá nhân: nhắc nhở bố mẹ cần đẩy nhanh tiến độ của các công việc sinh hoạt hàng ngày, việc nào chưa cần thiết có thể cắt bỏ hoặc làm sau
- Khu vực chơi game hay trên chính điện thoại của mình: nhắc nhở bố mẹ hãy đặt ra khung thời gian thư giãn cụ thể, tránh tình trạng lướt điện thoại hay chơi game triền miên và để con tự bơi.
3. Đặt các cột mốc cho mục tiêu đồng hành của bố mẹ
Có mục tiêu, đã viết ra mục tiêu? Chưa đủ. Điều quan trọng là bố mẹ cần phải đặt ra thời hạn hoàn thành cho mỗi mục tiêu đó.
Khi đặt ra thời hạn hoàn thành, chúng ta mới nghiêm túc hơn trong việc sắp xếp thời gian và tìm ra những phương thức hiệu quả và năng suất để thực hiện mục tiêu của mình.
Với các bố mẹ trong group BMyC muốn con tự tin giao tiếp tiếng Anh như trẻ bản xứ thì thời hạn thông thường sẽ là 1-2 năm, tùy vào xuất phát điểm, mức độ hợp tác và sự đầu tư thời gian của từng bố mẹ.
Nhưng điểm chung là chúng ta đã có sẵn lộ trình với từng task học và nhiệm vụ cụ thể. Lúc này, mục tiêu của bố mẹ khá đơn giản: dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để đồng hành giúp con học theo task và cho con nghe tranh thủ thêm 1-2 tiếng để luyện phản xạ âm thanh.
Vậy để dành được 30 phút chất lượng cho con, bố mẹ nào dư dả thời gian có thể sắp xếp học liền mạch cùng con. Nếu không thì cần có kế hoạch phân chia hợp lý để vừa đủ thời lượng mà con vẫn được nghe nhiều.
Một điểm cần lưu ý nữa trong quá trình đồng hành theo phương pháp 3-4-7 của BMyC là bố mẹ cần báo cáo tiến độ học của con theo tuần, không cần cứng nhắc báo cáo theo task học để giữ vững nhịp độ học tập và sự tập trung hàng tuần.
4. Tạo và làm theo một kế hoạch
Để việc đồng hành mỗi tuần trơn tru hơn, bố mẹ cần dành ra một ngày cuối tuần để lên sẵn lịch hoạt động cho con vào tuần tới.
Việc điều chỉnh linh hoạt theo từng tuần sẽ giúp bố mẹ và con có một lịch học hợp lý, tránh phụ thuộc vào công việc chung của gia đình như hiếu, hỉ, đi du lịch…và cũng phù hợp với trạng thái của con ở từng tuần.
Chị Minh Hà, phụ huynh trong group BMyC chia sẻ:
“Thực ra mình không phải là bà mẹ giỏi sắp xếp thời gian, mình cũng rất đãng trí hay quên. Thời gian đầu khi cho con theo học BMyC mình phải vào group rất nhiều lần trong ngày, theo dõi và mạnh dạn pm cho các mẹ sắp xếp thời gian và có kế hoạch rõ ràng để học hỏi, rồi sắp xếp phù hợp với việc học của bé nhà mình. Thế là mình cũng tập tành lên kế hoạch học tập cho con để không bị rối và cố gắng mỗi ngày đều dành thời gian cho con học tiếng Anh.
Hiện nay, bé nhà mình đang học kỳ 2 của lớp 1, ngoài việc học trên lớp mình còn cho bé học đàn (thứ 3-5-7 mỗi tuần) và học bơi (thứ 4-6-chủ nhật) và hè này sẽ được thầy cho đi bơi năng khiếu. Thường thì đến 7h tối 3 mẹ con mình mới về tới nhà (mình còn bé 3.5 tuổi nữa)
Buổi sáng: Mình tập thói quen dậy sớm hơn 5h hoặc 5h30 để làm một số việc gia đình trước. Khoảng 6h mình mở loa và gọi bé dậy, bé tự chuẩn bị mọi thứ, ăn sáng rồi đi học.
Vì bé nhà mình học bán trú nên thường mình sẽ đón bé và chở đi học luôn. Đến tối 3 mẹ con về nhà, cho 2 bé chơi tí tầm 5-10 phút sau đó cho đi tắm rồi ăn cơm khoảng 7h30 hoặc 8h là vào học.
5. Thực hành quản lý thời gian
Quản lý thời gian là một kỹ năng có giá trị có thể giúp bố mẹ duy trì sự tập trung vào các mục tiêu, thúc đẩy năng suất để đủ thời gian hoàn thành mục tiêu đồng hành cùng con.
Dưới đây là một số kỹ thuật quản lý thời gian mà bố mẹ có thể sử dụng để thúc đẩy sự tập trung:
Ma trận Eisenhower: dành cho các bố mẹ có quá nhiều việc cần hoàn thành trong ngày. Ở đây, bố mẹ cần phân chia các công việc của mình vào 4 nhóm:
- Khẩn cấp và quan trọng (nhiệm vụ cần phải làm ngay lập tức).
- Quan trọng nhưng không phải khẩn cấp (nhiệm vụ được lên kế hoạch để làm sau).
- Khẩn cấp nhưng không quan trọng (nhiệm vụ nên bàn giao cho người khác).
- Không khẩn cấp cũng không quan trọng (nhiệm vụ phải được loại bỏ).
Cách phân chia này sẽ giúp bố mẹ tránh ôm đồm quá nhiều công việc mà lơ là việc đồng hành.
Quy tắc 52-17: làm việc trong 52 phút và nghỉ ngơi trong 17 phút. Quy tắc này khá phù hợp với các bố mẹ phải đưa việc công ty về nhà làm nhưng vẫn muốn giành giật chút thời gian chất lượng cho con. Và 17 phút này chính là khoảng thời gian hợp lý.
Nếu buổi tối học tập và làm việc của cả nhà bắt đầu sớm thì bố mẹ và con có thể thực hiện 2 chu kỳ. Nếu không thì bố mẹ và con cùng nhau thực hiện 1 chu kỳ và thêm 13 phút cho con là quá đủ (nhớ là trước đó, bố mẹ cần cho con nghe tranh thủ lúc ăn cơm, lúc tắm, lúc mẹ nấu ăn…nhé)
Kỹ thuật Pomodoro: Với kỹ thuật này, bố mẹ có thể bắt đầu làm việc và nghỉ ngơi với khoảng thời gian 25 phút và 5 phút. Kỹ thuật này khá thích hợp với các bố mẹ bận rộn và các con hiếu động hoặc chưa tập trung.
Dần dần, khi khả năng tập trung của con khá hơn, bố mẹ có thể tăng dần thời gian 5 phút này lên 10 phút, 15 phút…
Tìm hiểu thêm: 4 bước lập thời gian biểu học tập khoa học và hiệu quả
6. Hoàn thành ngay những nhiệm vụ đầu tiên
Cảm giác hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó (dù nhỏ) vẫn luôn mang lại cảm giác chiến thắng cho mỗi chúng ta. Và khi nhiệm vụ đầu tiên được hoàn thành, các nhiệm vụ sau đó cũng được hoàn thành trơn tru hơn.
Điều này có thể áp dụng cho cả bố mẹ và con.
Vì vậy, khi việc đồng hành cùng con gặp vướng mắc ở một vấn đề cụ thể, hãy tạm để nó sang một bên và giúp con học phần mà con thích.
⇒ Khi con đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên và nhận được lời động viên của bố mẹ, con sẽ rất phấn khởi và hào hứng với các nhiệm vụ tới.
Chẳng hạn, nếu con không thích phần đánh vần, bố mẹ có thể bắt đầu buổi học bằng việc cùng con ôn lại video của từng âm và sáng tạo ra các trò chơi đánh vần để khéo léo hướng con vào bài học.
Còn với các bố mẹ hay trì hoãn đồng hành với con, thậm chí trì hoãn luôn cả công việc vì áp lực, hãy thử hoàn thành các nhiệm vụ dễ dàng ngay lập tức để tạo đà cho các nhiệm vụ tiếp theo.
7. Xem xét khu vực học tập của con
Khu vực học tập của con cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung.
Hãy sắp xếp cho con một góc học tập đủ yên tĩnh nhưng vẫn nhiều màu sắc để kích thích niềm vui và sự sáng tạo.
Một số bé thích ngồi trong nhà học cùng mẹ nhưng một số bé lại thích học ở ngoài trời. Vì vậy, bố mẹ cần cân nhắc theo sở thích của con để giúp bé có một bầu không khí học tập thật thoải mái.
Thêm nữa, khi đã ngồi học cùng con, bố mẹ cần tránh xa máy tính, điện thoại để tránh đọc những thông báo trên mạng xã hội và công việc trong khi học cùng con. Việc đọc tin nhắn muộn 30 phút sẽ chẳng có vấn đề gì quá lớn bởi nếu cần gấp cho công việc, các đồng nghiệp sẽ liên hệ với bố mẹ bằng việc gọi điện thoại.
8. Đo lường mục tiêu của bố mẹ
Để cải thiện sự tập trung vào mục tiêu của mình, bố mẹ có thể đo lường sự tiến bộ của mình và của con mỗi ngày, tuần và tháng.
Các mục tiêu dành cho con có thể là:
- Thái độ hợp tác của con đối với việc học
- Thời gian con tập trung học
- Thời gian con nghe, tương tác với mẹ
- Khả năng đọc truyện, nhớ truyện, phát âm của con
- Khả năng ứng dụng từ vựng được học vào thực tế của con
- Khả năng sáng tạo của con khi vận dụng câu từ
- Mức độ tiến bộ của con theo từng task học cụ thể về thời gian, độ chính xác, khả năng hoàn thành..
Các mục tiêu dành cho bố mẹ có thể là:
- Khả năng lên kế hoạch học tập theo tuần cho con
- Mức độ tập trung khi đồng hành với con
- Khả năng quản lý cảm xúc khi đồng hành
- Sự gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con
- Khả năng tương tác cùng con
Khi đo lường thường xuyên và nhận thấy sự tiến bộ của bản thân, chắc chắn bố mẹ sẽ hăm hở lên trông thấy, động lực và sự tập trung dành cho con cũng tăng lên ngùn ngụt.
Thông thường, trong lộ trình học tiếng Anh BMyC, các bố mẹ thường sẽ cảm nhận con bắt đầu thay đổi từ sau task 5 trở đi (mỗi task con học trong 7-10 ngày). Nếu bố mẹ chưa tự tin cam kết tham gia một hành trình dài, được tính bằng năm, hãy thử tham gia lộ trình học tiếng Anh miễn phí để trải nghiệm trong 3 tháng.
Đăng ký tham gia chương trình học tiếng Anh miễn phí của BMyC tại đây
9. Chia sẻ cam kết với những người khác
Khi không chia sẻ mục tiêu của mình cho người khác biết, sẽ không ai biết bố mẹ có hay không có ý định đồng hành với con.
Vì vậy mà dù thành công hay thất bại cũng chỉ mình bố mẹ biết và công cuộc giúp con học tiếng Anh sẽ “chìm xuồng” khi bố mẹ mất động lực.
Vậy những người mà bố mẹ cần chia sẻ mục tiêu sẽ là ai:
Tìm những người khác có cùng mục tiêu: Chia sẻ luôn vào group BMyC và các group nhóm học là một gợi ý tốt cho bố mẹ. Hầu như các bố mẹ vào đây đều đã nhen nhóm hoặc đang trong quá trình thực hiện mục tiêu đồng hành cùng con. Dù chưa hay đã vào cuộc thì họ vẫn luôn cần một ngọn lửa duy trì động lực.
Và vì vậy, lời cam kết của bố mẹ không chỉ có những người khác làm chứng mà còn giúp truyền cho họ một sức mạnh to lớn để tiếp tục bước cùng con.
Mặt khác, khi chia sẻ ở đây, bố mẹ sẽ gặp rất nhiều người giúp con tự học thành công và có thể học hỏi những bài học thực tế từ họ.
Người mà bố mẹ có trách nhiệm giải trình: Người này có thể chính là người bạn đời của bố/mẹ khi họ chưa tin tưởng vào cách thức mà bố/mẹ đang lựa chọn. Tâm lý ai cũng vậy, sẽ chẳng thể tin tưởng một người mông lung về mục tiêu và ngay cả khi đã có mục tiêu nhưng việc thực hiện chỉ được “bữa đực bữa cái”, không có trách nhiệm với mục tiêu của mình.
Vì vậy, khi đồng hành cùng con tới nơi tới chốn và giải trình thường xuyên với người bạn đời của mình, dần dần bố mẹ sẽ khiến vợ/chồng của mình tin tưởng và biết đâu sẽ xắn tay vào giúp đỡ.
10. Giải quyết sự tiêu cực kịp thời
Cũng giống như sự tích cực có thể có tác dụng mạnh mẽ đối với năng suất và động lực thì sự tiêu cực cũng có thể đóng vai trò như một rào cản.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tránh được những suy nghĩ tiêu cực. Nếu bố mẹ cảm thấy nghi ngờ hoặc thất vọng khi đồng hành cùng con, đừng ngần ngại chia sẻ ngay với các admin hoặc với các bố mẹ đi trước.
Có 3 ích lợi cụ thể của việc làm này:
|
11. Hình dung kết quả tuyệt vời mà bố mẹ sẽ nhận về sau 1,2 năm
Ai cũng thích chạm tới những giấc mơ tươi đẹp.
Hãy vào group BMyC và theo dõi những idol mà bố mẹ vẫn luôn ngưỡng mộ để làm mục tiêu theo đuổi.
Để có niềm tin vào giấc mơ tươi đẹp này, bố mẹ đừng chỉ xem kết quả hiện tại của các idol.
Hãy mò lại những bài chia sẻ và các video trong quá khứ để nhận ra, họ ngày xưa cũng từng gặp khó khăn y như bố mẹ bây giờ.
Các con thời mới học cũng chỉ bập bẹ được vài chữ, thậm chí còn khóc lóc, giận dỗi, không chịu hợp tác với bố mẹ. Thế mà cho đến giờ, kết quả đã khác biệt ra sao?
Thử tưởng tượng mà xem, chỉ cần sau 1-2 năm đi đúng, đi đều, đi đủ bước là các con sẽ tiến bộ vượt bậc trong học tập, khả năng tự giác và độ hiếu học. 1-2 năm sẽ trôi qua rất nhanh thôi, hãy kiên trì đến cùng thay vì bỏ cuộc để rồi lại vật vã năm lần bảy lượt quay lại điểm xuất phát.
Sau cùng, BMyC muốn nhắn nhủ tới bố mẹ rằng việc tập trung vào nhiệm vụ đồng hành cùng con vốn không hề đơn giản khi chúng ta phải đối mặt với quá nhiều thử thách mà kết quả lại chưa thể xuất hiện trong thời gian đầu.
Nhưng bố mẹ không cô đơn bởi vì group BMyC không chỉ đơn giản là một cộng đồng mà còn là đại gia đình của các bố mẹ có chung mục tiêu giúp con phát triển khả năng tự học và khám phá thế giới thông qua tiếng Anh.
Vì vậy, nếu trong quá trình đồng hành, có bất cứ khó khăn nào về việc tập trung vào mục tiêu, bố mẹ đừng ngần ngại chia sẻ lên group để nhận được trợ giúp từ đại gia đình này nhé.
*Bài viết có sử dụng nguồn ảnh minh họa từ Google.
Tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để được tư vấn và hỗ trợ trong việc chọn lựa phương pháp học tiếng Anh online cho bé phù hợp và lộ trình để đạt được mục tiêu học tập cho con một cách hiệu quả nhất!
Đọc thêm:
Loại bỏ trở ngại tâm lý khi đồng hành cùng con học tiếng Anh từ 3-4 tuổi
Làm thế nào khi con thiếu tập trung và không thích học tiếng Anh?
Pingback: Vì sao nên cho trẻ học tiếng Anh sớm? Đây là 10 lý do.