Khi mới bắt đầu hành trình đồng hành tự học tiếng Anh cùng con, nhiều bố mẹ luôn cảm thấy áp lực khi con không hào hứng học, hay tỏ ra chán chường và viện nhiều lý do để không học.
Hầu hết bố mẹ nghĩ rằng nguyên nhân của tình trạng này là do con lười biếng, hoặc con không có năng khiếu học tiếng Anh. Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy. Từ trước tới nay, con chưa từng tiếp xúc với việc học tiếng Anh, hay từng học nhưng chưa có kết quả, lý do không phải là do trẻ mà là do chưa đúng phương pháp gợi mở sự kích thích của con.
Chỉ cần bạn dành chút thời gian quan sát con, bạn sẽ thấy trẻ luôn hứng thú với những gì chúng thích.
Nội dung chính
- 1. Vì sao con không thích học tiếng Anh và không tập trung trong việc học?
- 1.1. Không đúng với khả năng trẻ
- 1.2. Không tạo thói quen cho trẻ ngay từ đầu
- 1.3. Hay quát tháo, áp lực lên trẻ
- 1.4. Bố mẹ không sáng tạo trong việc đồng hành
- 1.5. Trẻ không đủ dinh dưỡng
- 1.6. Trẻ mắc những chứng bệnh bẩm sinh như tự kỷ, tăng động
- 2. Ba tuyệt chiêu giúp trẻ hứng thú học tiếng Anh và tập trung vào các bài học
- 2.1. Luôn luôn tạo không khí vui vẻ trong thời gian học
- 2.2. Sáng tạo trong việc học
- 2.3. Đổi vai trò người học
- 3. Học hỏi kinh nghiệm đồng hành giúp con yêu thích và tập trung học tiếng Anh từ mẹ bỉm sữa Vũng Tàu
- 3.1. Gấu bất hợp tác như thế nào?
- 3.2. Đã bao giờ bạn đổi vị trí người học với con?
- 3.3. Tại sao mình làm như vậy?
1. Vì sao con không thích học tiếng Anh và không tập trung trong việc học?
1.1. Không đúng với khả năng trẻ
Bố mẹ có thể đồng hành tự học tiếng Anh với trẻ bằng bất cứ phương pháp nào nhưng hãy chọn phương pháp phù hợp với khả năng của trẻ. Nếu học dễ hay khó quá so với trình độ, trẻ sẽ nhanh chóng chán nản và không muốn học.
1.2. Không tạo thói quen cho trẻ ngay từ đầu
Việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh đã khó, tạo thói quen học tiếng Anh cho trẻ hàng ngày lại càng khó hơn. Hôm nay bạn đồng hành với con nhưng ngày mai bạn bận, bạn không làm thì đó là lý do khiến con bạn không muốn học.
1.3. Hay quát tháo, áp lực lên trẻ
Khi thấy con mình không chịu làm mà con nhà người khác “chạy” bon bon, bạn có tâm lý lo lắng và sợ hãi nên thường áp lực lên trẻ. Điều đó vô tình khiến trẻ không tìm được niềm vui trong việc học và dù có học thì cũng sao nhãng, không tập trung.
Tìm hiểu thêm: 5 cách lấy lại động lực cho bạn để đồng hành học tiếng Anh cùng con tại nhà (chắc chắn hiệu quả)
1.4. Bố mẹ không sáng tạo trong việc đồng hành
Bạn chọn cách đồng hành tự học tiếng Anh cùng con và mong muốn con học thành công nhưng mỗi ngày học đều tự viện cớ bận rộn, mệt mỏi để không sáng tạo các bài học. Trẻ sẽ cảm nhận được sự nhàm chán từ bạn và trong các task học. Và vì vậy, trẻ sẽ mất hứng thú học tiếng Anh khi thấy việc học không còn mới mẻ.
1.5. Trẻ không đủ dinh dưỡng
Việc thiếu vận động và ăn uống không đủ dinh dưỡng cũng là một trong những lý do khiến cơ thể con mệt mỏi, không muốn học và thiếu độ tập trung.
1.6. Trẻ mắc những chứng bệnh bẩm sinh như tự kỷ, tăng động
Nguyên nhân cuối cùng này là ngoại lệ nhưng cũng sẽ ảnh hưởng tới việc học tiếng Anh của trẻ. Nếu muốn giúp con học tiếng Anh thành công ở trường hợp này, bạn phải nỗ lực gấp nhiều lần.
BMYC PRO – KHÓA HỌC NÂNG CAO PHẢN XẠ GIAO TIẾP & SỬ DỤNG TIẾNG ANH CHO BÉ
- Đối tượng học viên: các bé 5-9 tuổi chưa học tiếng Anh hoặc chưa nghe nói, đọc hiểu được tiếng Anh.
- Cách học: Bố mẹ đồng hành cùng con và 2-3 buổi 60 phút/tuần con học với giáo viên theo hình thức 1 kèm 3, kiểm tra cuối kỳ và họp phụ huynh 3 lần.
2. Ba tuyệt chiêu giúp trẻ hứng thú học tiếng Anh và tập trung vào các bài học
Sau khi hiểu nguyên nhân của những vấn đề ở trẻ, tiếp theo, bạn hãy xem đó là điều bình thường, việc này sẽ giúp bạn giảm áp lực đáng kể trên con đường giúp con tự học tiếng Anh tại nhà.
Hãy thử áp dụng 3 tuyệt chiêu dưới đây khi gặp tình trạng con không thích học và không tập trung trong việc học tiếng Anh nhé.
2.1. Luôn luôn tạo không khí vui vẻ trong thời gian học
Bạn muốn làm việc trong một môi trường vui vẻ và gần gũi chứ? Nếu có thì trẻ cũng vậy đấy.
Dù bạn học với con buổi sáng, buổi chiều hay tối, hãy nhắc mình tìm cách nào đó để cả bạn và con luôn vui vẻ. Sự hứng thú và tập trung của trẻ luôn bắt đầu từ niềm vui hay những điều trẻ mong muốn.
Lộ trình học tiếng Anh cho trẻ ở BMyC cũng luôn hướng tới điều này bằng việc cung cấp cho các bé tài liệu học trực quan sinh động. Bé sẽ vô cùng hào hứng khi hôm nay vừa được học chữ cái, đánh vần ở bài hát, ngày mai lại được học các từ mới qua video truyện đầy hấp dẫn. Mỗi hoạt động đều diễn ra chưa tới 5 phút nên bé chưa kịp chán thì các hoạt động đã thay đổi. Vì vậy mà bé sẽ luôn vui vẻ và hứng thú với bài học.
Đăng ký và học thử lộ trình tiếng Anh BMyC miễn phí Tại Đây
2.2. Sáng tạo trong việc học
Hãy nỗ lực sáng tạo để thu hút con trong việc xem video và thực hành các task học. Mỗi đứa trẻ sẽ có sở thích khác nhau tuỳ thuộc vào giới tính, độ tuổi.
Ví dụ: Nếu con đang học chữ cái tiếng Anh, bạn hãy cùng con dùng đất nặn để tạo ra các chữ cái. Ngoài ra bạn có thể tham khảo cách làm từ nhiều mẹ khác hay trên các kênh YouTube để thêm sự sáng tạo.
2.3. Đổi vai trò người học
Thay vì mặc định con luôn là người học, bạn hãy để trao đổi vai trò với con và để con là người hướng dẫn. Việc được hoán đổi vị trí cũng là cách giúp con hiểu vai trò của bố mẹ cũng như để bố mẹ thấu hiểu những khó khăn của con. Từ đó, cả hai sẽ có những thỏa thuận để buổi học tới diễn ra suôn sẻ.
3. Học hỏi kinh nghiệm đồng hành giúp con yêu thích và tập trung học tiếng Anh từ mẹ bỉm sữa Vũng Tàu
Bố mẹ hãy tham khảo chia sẻ của mẹ Thuỷ (facebook Thuỷ Nguyễn) về hành trình đồng hành với Gấu, một cậu bé nổi tiếng bất hợp tác, không chịu học tiếng Anh và theo dõi xem Gấu đã thay đổi như thế nào nhé.
3.1. Gấu bất hợp tác như thế nào?
Tưởng chừng như với nhà mình, hành trình đồng hành sẽ bắt đầu rất dễ dàng vì trước đó, mình vẫn đọc sách cho con mỗi ngày trước khi đi ngủ, vẫn chơi cùng con mỗi ngày. Nhưng khi bắt đầu, mình lại vô cùng sốc cả nhà ạ.
– Gấu phản ứng đầy nước mắt và quyết liệt với đầy câu hỏi tại sao, tại sao và tại sao.
– Gấu tìm cách trì hoãn khi đến giờ học: nào là con đi uống nước, con đi vệ sinh, con mỏi lưng, con nóng, con nhức đầu…
– Hay như mẹ hí hửng mở loa cho Gấu nghe tranh thủ thì bạn bảo: mẹ tắt ngay đi, con không muốn nghe!
– Mẹ tra Google Translate nhờ đọc câu: “What letter is this?”, vừa bập bẹ thì bạn nói: mẹ không được nói tiếng Anh!
– Vừa mừng rỡ khi bạn hào hứng học hôm nay thì mai đã chấm dứt!
– Vừa đọc ro ro đó lại quên ngay sau đó!
– Mẹ cũng lồng ghép học mà chơi – chơi mà học vậy mà thích đó rồi chán đó nhanh như một cơn mưa rào.
3.2. Đã bao giờ bạn đổi vị trí người học với con?
Cả buổi sáng và chiều, Gấu không được vui. Buổi tối, mẹ linh tính rằng Gấu sẽ không hợp tác nếu được mẹ mời vào giờ học.
Mẹ: Gấu ơi, hôm nay con không phải học đâu nhé!
Gấu (rất ngạc nhiên): Sao vậy mẹ ơi?
Mẹ: Nay mẹ cho con nghỉ học, mẹ học bài của con. Có gì con hỗ trợ mẹ với nhé.
Gấu: dạ, vậy cũng được mẹ.
(Mẹ nhìn vào, ánh mắt bạn reo vui)
Ngay lập tức, mẹ lấy ipad ra, mở bài bạn đang học, Task 12: Let’s respect everyone.
Mẹ: Mẹ sẽ thử sức lồng tiếng bài này. Mẹ được nghe cùng con mỗi ngày rồi. Bài này nhịp điệu khá nhanh, có thể mẹ sẽ chưa làm tốt được.
Gấu: Mẹ đừng lo. Đầu tiên mẹ cần nghe lại thêm một lần nữa. Sau đó mẹ bắt đầu lồng tiếng.
Và kết quả là:
Bạn động viên mẹ như mẹ đã từng động viên bạn
– You can do it.
– Believe in yourself.
– Only try your best and you are better than before, that’s ok.
Bạn kiên nhẫn với mẹ như mẹ vẫn kiên nhẫn với bạn
Tối đi ngủ bạn còn nói mẹ: Thỉnh thoảng mẹ quay bài học của con đi, mẹ sẽ tiến bộ lắm đấy.
3.3. Tại sao mình làm như vậy?
Cho mình cơ hội hiểu con hơn khi ở vị trí của con
Mình nhận ra bài học của con dài, nhịp bài nhanh, việc con có bỏ âm cuối hay hơi đuối không kịp là điều bình thường.
Qua đó, mình bớt khắt khe với con hơn: Gấu ơi, con quên âm cuối rồi, Gấu ơi, từ này con đọc sai rồi…
Chấp nhận cảm xúc của con và hỗ trợ con
Đôi khi, dù lường trước về cảm xúc của con hôm đó nhưng vì làm biếng nên mình kệ, vẫn lối mòn cũ đến giờ vào học. Mình bỏ qua tín hiệu con truyền đến cho mình: “con hôm nay không ổn đâu mẹ ơi”. Cuối cùng, mình nhận về là sự vỡ oà cảm xúc của con và tâm trạng không vui của mẹ, buổi học áp lực vô cùng và chắc chắn không có kết quả gì, ngoài nước mắt và cảm xúc dâng trào trong tim mình.
Bài viết này giúp bạn một lần nữa có niềm tin vào chính mình trên hành trình giúp con tự học tiếng Anh tại nhà.
Hãy biến khó khăn thành động lực bạn nhé!
*Bài viết có sử dụng nguồn ảnh minh họa từ Google.
Tham gia Group Bố mẹ yêu con ngay để được tư vấn và hỗ trợ trong việc chọn lựa phương pháp học tiếng Anh online cho bé phù hợp và lộ trình để đạt được mục tiêu học tập cho con một cách hiệu quả nhất!
Đọc thêm:
Loại bỏ trở ngại tâm lý khi đồng hành cùng con học tiếng Anh từ 3-4 tuổi
Cam kết đồng hành cùng con tự học tiếng Anh tại nhà không bao giờ bỏ cuộc của mẹ “gà”
Pingback: 11 chiến lược hiệu quả giúp bố mẹ tập trung vào mục tiêu đồng hành cùng con