Xin chào mọi người! Nhung (Facebook: Nguyễn Huyền Nhung) là một Florist and Flower designer. Mình có con gái Jennie. Bạn ấy lên 9 tuổi. Mình đã đồng hành cùng con học tiếng Anh được 1 năm rưỡi rồi.
Các bạn có thể tìm được câu trả lời ở đây nhé. Rất đơn giản!
Nội dung chính
- 1. Mình đã từng phó mặc con cho trung tâm và lớp học, và nghĩ rằng kết quả của con chính là chất lượng của giáo viên, của trung tâm.
- 2. Ai là người truyền cảm hứng cho mình để đến với Group BMyC.
- 3. Khi lựa chọn con đường này, phương pháp này, hành trình này hơn ai hết bố mẹ chính là người chịu trách nhiệm, giữ vai trò lớn lao trong suốt lộ trình con đi.
- 4. LÀM SAO ĐỂ TRẺ YÊU THÍCH TIẾNG ANH và SONG NGỮ TẠI NHÀ ! Các bác có thể tìm được câu trả lời ở đây ….. rất đơn giản!
- 5. Chán ơi là chán. Chưa từng thấy nơi nào mà hướng dẫn con học, xong, bố mẹ nói từ nào là con “vả bôm bốp” vào miệng bố mẹ, như nơi này.
- 6. Mình tin: Khi bố mẹ là người chịu trách nhiệm về kết quả của con, con sẽ tiến bộ.
1. Mình đã từng phó mặc con cho trung tâm và lớp học, và nghĩ rằng kết quả của con chính là chất lượng của giáo viên, của trung tâm.
Một năm rưỡi trước, trước khi đến với BMyC mình đã có những suy nghĩ rất đơn giản và có thể gọi là niềm tin trong quá khứ rằng, cứ cho con đến: Trung tâm tiếng Anh, một lớp học tiếng Anh, hay tốt hơn nữa là một lớp học với 3-5 bạn học trước tiếp với thầy, cô người nước ngoài…là con sẽ tiến bộ và học giỏi tiếng Anh.
Mình cũng tin là rất nhiều bố mẹ cho các con đi học như vậy, và họ đã tin tưởng vào điều đó. Nói đúng luôn, là phụ huynh phó mặc con cho trung tâm và lớp học, nghĩ rằng kết quả của con chính là chất lượng của giáo viên, của trung tâm. Càng như vậy, càng tìm và chọn trung tâm, lớp học chất lượng, uy tín.
Nhưng rồi thì sao ạ!
Mình đã cho con học một lớp tiếng Anh học trực tiếp 100% thầy, cô nước ngoài. Với thời lượng 60 phút / 1 buổi học/ 1 tuần 2 buổi học. Trải quả một năm học như thế, kết quả con vẫn chưa tiến bộ, vẫn rụt rè nhút nhát.
Các mẹ có thể xem lại chia sẻ của Nhung tại đây
Và kiến thức, những gì con thu lượm được vẫn chỉ dừng ở những câu chào hỏi quen thuộc, màu sắc, đồ vật trong gia đình và vị trí của chúng.
2. Ai là người truyền cảm hứng cho mình để đến với Group BMyC.
Năm 2020, lúc đó cũng dịch Covid cũng đã tạm lắng xuống, bạn cùng lớp Jenny là Hà Linh rủ con ra khu vui chơi để chơi cùng. Mình muốn rủ mẹ của cháu – chị Lan Anh cho Hà Linh học lớp tiếng Anh với thầy cô nước ngoài với Jenny.
Mẹ Lan Anh bảo với mình rằng đang cho con học theo một Group là…, ưu điểm…, dụng cụ là…, nhiều lắm nhiều lắm.
Mình nghe mẹ Lan Anh trò chuyện cả buổi tối rồi được mời vào Group tận mắt theo dõi các bạn nhỏ luyện tập.
Thực sự mình bị mê. Lúc đó con mình vẫn chưa có gì. Theo dõi tầm tháng rưỡi thì mình quyết định. Chồng mình lúc đó vẫn còn băn khoăn nên nên một mình mình quyết định. Quyết là sẽ đi tới cùng.
Cảm ơn cô Lan Anh nhá! Không có câu chuyện ngày hôm đó, có lẽ hôm nay mình vẫn chưa có cơ hội ngồi đây để kể truyện và truyền cảm hứng cho mọi người.
Xem thêm:
- Tổng hợp 100+ từ vựng tiếng Anh về ngày Tết – Chào Xuân Nhâm Dần
- 99+ Mẫu hội thoại nói về Tết bằng tiếng Anh đặc sắc nhất năm 2022!
- Thuyết trình tiếng Anh về ngày Tết cổ truyền hay nhất 2022!
3. Khi lựa chọn con đường này, phương pháp này, hành trình này hơn ai hết bố mẹ chính là người chịu trách nhiệm, giữ vai trò lớn lao trong suốt lộ trình con đi.
Khi được biết đến phương pháp của BMyC, và những thành công của các con tại đây thì thực sự lúc này mình như đang đi đêm tối mà thấy được ngọn đuốc hồng.
Không thể suy nghĩ quá nhiều, chỉ biết khao khát và quyết tâm sẽ đồng hành cùng con, cùng BMyC.
Và hiểu rõ:
Khi lựa chọn con đường này, phương pháp này, hành trình này hơn ai hết bố mẹ chính là người chịu trách nhiệm, giữ vai trò lớn lao trong suốt lộ trình con đi. Bởi BMyC chỉ vạch cho chúng ta con đường, hướng dẫn cách đi, và đi cho đúng để đến với thành công trong hành trình tự luyện song ngữ tại nhà.
Việc mẹ không biết tiếng Anh và con không tập trung không phải trở ngại nữa. Nhà mình chính là trường hợp trước khi học theo phương pháp BMyC: Mẹ không biết tiếng Anh và con học không tập trung.
Chúng ta cần làm theo đúng lộ trình và cách học. Việc duy trì một thói quen tốt nhất định có kết quả tốt. Thành công cần một quá trình.
Làm thế nào và đồng hành cùng con thế nào?
- Bố mẹ và con sẽ cùng nhau làm. Làm mỗi ngày.
- Tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Khó đâu, vướng đâu, kể cả khi con không tập trung, không hợp tác.
- Hãy nghĩ đến việc nhắn ngay cho admin để được tư vấn hỗ trợ. Đừng ngần ngại! Sau đó hãy khắc phục, và điều chỉnh.
- Chắc chắn các bố mẹ và các con sẽ tiến bộ. Sau mỗi khoảng thời gian nhìn lại, chắc chắn sẽ thấy kết quả con đã đạt được thật không ngờ!
Con nhà mình khi tham gia học cũng đã hơn 7 tuổi. Bắt đầu để học chưa bao giờ là muộn nếu mình đang khao khát.
Con chán học, con không tập trung, con học trước quên sau…và tất tần tật, thì làm sao?
- Học ngôn ngữ là một nội dung trong cả bài học cuộc đời. Nói thật là bố mẹ còn phải đồng hành cùng con nhiều nội dung lắm đó, không phải chỉ đồng hành với con riêng về ngôn ngữ đâu.
Vậy nên, đừng đầu hàng sớm, và đừng buông xuôi, cũng đừng kêu than. “Cha sinh con trời sinh tính”. Nên đừng cố điên cuồng áp đặt mọi thứ lên con và càng không thể miễn cưỡng bắt con làm theo chỉ thị của mình, phản tác dụng lúc nào chẳng hay các bố mẹ ạ!
- Muốn con làm tốt được các “nội dung”, mình lắng nghe và thấu hiểu tâm lý, tâm tính của con để điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp, mình mới có thể tiếp cận cho con thuận theo ý mình. Và tất nhiên rồi, bố mẹ là gương phản chiếu cho con.
- Con thấy mình “đọc sách” nhiều, con cũng sẽ lân la để tò mò xem có gì hay mà mẹ chăm chú thế ! Con cũng muốn tìm hiểu. Ngược lại nếu là chăm xem tivi, chăm xem điện thoại, …..thì con cũng muốn sờ đến những cái đấy.
- “Mềm dẻo, linh hoạt, nhưng chế tài thì hơi bị quân phiệt đó”….mẹ biết con là con, ok con, nhưng mẹ cũng là mẹ đó. Mình đã thực hành như vậy với con mỗi ngày.
4. LÀM SAO ĐỂ TRẺ YÊU THÍCH TIẾNG ANH và SONG NGỮ TẠI NHÀ ! Các bác có thể tìm được câu trả lời ở đây ….. rất đơn giản!
Là câu hỏi quen thuộc mà nhiều phụ huynh vẫn đang loay hoay, chưa tìm được câu trả lời cho chính mình?
Chúng ta có thể trả lời ngay cho câu hỏi: “Làm sao để trẻ yêu thích tiếng Anh?
Thật đơn giản là:
Trẻ không cần phải yêu thích tiếng Anh. Trẻ có thể yêu thích đồ ăn, yêu thích đồ chơi, yêu thích quần áo,….nhưng trẻ không cần phải yêu thích, cũng càng không nên ép buộc trẻ phải thích tiếng Anh. Vì sao? Bởi tiếng Anh là một ngôn ngữ, nó cũng giống như tiếng Việt vậy. Ngôn ngữ sẽ tự phát triển trong môi trường sống xung quanh trẻ thường xuyên có ngôn ngữ đó.
Với những bạn chưa nói tiếng Anh bao giờ, con có thể được tiếp cận với ngôn ngữ này thường xuyên qua: Bố mẹ tương tác với con, chơi với con, cho con nghe mp3, con xem video, các chương trình tiếng Anh phù hợp trình độ, độ tuổi. Tăng thời lượng sử dụng tiếng Anh qua các kênh trên, mỗi ngày.
Với các bạn đã có thể nói tiếng Anh, có giao tiếp cơ bản, và có thể thuyết trình, phản biện: Bố mẹ có thể vẫn nên tương tác cùng con mỗi ngày. Bên cạnh đó, gia tăng việc tìm cho con những người bạn phù hợp để con trò chuyện giúp con có thể nói, trao đổi, tranh biện, về các vấn đề con biết và đang học.
Tóm lại:
Bố mẹ bằng cách nào có thể, giúp con tăng lên thời gian nghe, nhìn và sử dụng tiếng Anh mỗi ngày. Để con song ngữ, các bố mẹ cố gắng cho con tiếp xúc ít nhất 50 % lượng thời gian sử dụng tiếng Anh( bao gồm các kĩ năng ), 50% lượng thời gian sử dụng tiếng Việt.
Chắc chắn con sẽ tự thích nói tiếng Anh thôi!
5. Chán ơi là chán. Chưa từng thấy nơi nào mà hướng dẫn con học, xong, bố mẹ nói từ nào là con “vả bôm bốp” vào miệng bố mẹ, như nơi này.
Là như này các bố mẹ này! Hàng ngày mình lượm bài về cho con nó nghe, xem, đọc, học, hát,… Thế mà đến lúc thảnh thơi một tí, muốn ngồi cạnh con để đọc sách truyện cùng con, thấy cũng hay hay thỉnh thoảng bon chen một vài từ cho có khí thế, mà cứ ơ lên là con nó cãi rồi nó “vả” ngay vào miệng.
Nó còn bảo mình là:
Mẹ lớn thế này rồi mà không biết đọc, phát âm không chuẩn. Nó chỉnh mình tơi bời. “Mẹ phát âm còn sai thì ai hiểu được mẹ nói gì mà trả lời, mà nói chuyện”. Xong nó cười rất khoái trí. Mình thấy mình như kiểu ngu ngu ý, rồi hơi nhục nhục nữa.
Xong nó lại tiếp tục “Mẹ phải nghe nhiều vào, rồi tập nói theo”.
Ô hay, thế hóa ra là mình phát âm sai thật à? Thế là mình phải sửa.
Người ta bảo “nói phải củ cải cũng nghe” là vậy các bố mẹ ạ.
6. Mình tin: Khi bố mẹ là người chịu trách nhiệm về kết quả của con, con sẽ tiến bộ.
Trời ơi…..Phương pháp gì đâu?
Mê hoặc bố mẹ thì có. Các bố mẹ mê rồi thì các con buộc phải lăn ra mà học. Con bướng con không thích rồi cũng buộc phải thích. Bố mẹ cũng vì con mà cũng phải bò ra mà học cùng con luôn, khổ vậy đấy!
Mà kết quả sao?
Đó, ngày trước mình phát âm đơn giản thôi. Bảo con nói mấy từ thì chỉ vài phút là đóng sách vào rồi, nhàn lắm.
Giờ thì rõ khổ, phát âm thì cứ phải: uốn ra uốn vào, thè lưỡi, âm gió, âm câm, bật đầu bật cuối…..
Rồi Admins thì cứ thường xuyên reo tin nhắn nhắc luyện tập, bắt phải sửa lỗi, điều chỉnh bao giờ đúng, thật đúng mới chịu cho qua bài.
Chao ôi ….rõ mệt…. Mình thấy nó khó hơn lên trời.
Rồi hôm mình gặp lại cô bạn, người đã giới thiệu cho mình biết đến và đưa mình vào Group này. Mình hỏi:
“Cô ơi! Tui chả hiểu cái phương pháp này hướng dẫn kiểu gì, hay ở chỗ nào…chứ bây giờ tui nghe con nó nói tiếng Anh mà cứ sột sà sột soạt, từ này thì nối từ kia, lúc to lúc nhỏ, lúc lên lúc xuống, lúc thì nó kéo dài cái mồm nó ra….tui nghe nó chẳng rõ ràng như tiếng Việt gì sất? Răng, môi, lưỡi thì cứ quấn vào với nhau.
Mà, khi nói khi không ngồi yên được, chân tay cứ khua ra khua vào, mắt mày thì cứ nhếch lên nhếch xuống, cái miệng như nhai kẹo kéo, vai cổ thì lúc mở lúc rụt, người thì nghiêng ngả, chả ra làm sao.
Ôi! Tui không hiểu làm sao lại thế…?”
Cô bạn ấy cười toáng lên rồi bảo mình:
- “Hiii…chị lo gì, cuống cái gì thế? Đầu tiên em chúc mừng chị và con gái đã, rồi em nói chị nghe này _”Ờ! Là sao cô”_ Mình ngơ ngác.
- Chị và con đang dần thành công với phương pháp học này rồi đấy. Chị bình tĩnh nghe em nói cho chị nghe nhé!
- Con nói “sột sà sột soạt” là âm gió, từ này nối từ kia là nối âm, đang nói to thì nhỏ, đang cao thì thấp, đang lên thì xuông và cứ như vậy gọi là ngữ điệu. Như vậy là con đã ngấm, rèn luyện được kĩ năng nói phát âm theo tiếng bản ngữ rất tốt rồi đó.
- Con nói tiếng Anh “không rõ ràng” như tiếng Việt. Tốt quá rồi chị. Nếu nói rõ ràng, rời rạc như tiếng Việt thì không chuẩn, không hay đâu, mất thời gian và mệt nữa đó.
- Còn nữa, răng, môi, lưỡi “quấn quýt” đó là con đã thành thục kĩ năng phát âm, quá tốt rồi.
- Đặc biệt, khi con nói, nói chuyện, hay con thuyết trình, người con đung đưa, hơi nghiêng ngả theo nhịp nói, mắt môi mày “lượn lên lượn xuống”, cổ vai “ lúc mở lúc rụt” đó là con đã học được cách biểu đạt cảm xúc của mình vào từng văn cảnh, hoàn cảnh giao thoại, giao tiếp… gọi là sắc thái ngôn ngữ cơ thể.
- Chị có biết không, trong giao tiếp, đặc biệt giao tiếp tiếng Anh, con không chỉ cần phát âm chuẩn, ngữ điệu hay, mà cần cả sắc thái trên khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể. Những điều đó kết hợp lại với nhau, đem lại cho người nghe, người đối diện một cảm giác thích thú, dễ chịu, gần gũi, tự nhiên và dễ hiểu hơn nữa đó!
- Ôi thôi! Chị đừng có kêu phiền gì nữa, em chỉ nói là chúc mừng chị và con thôi! Mặc dù học trước mấy tháng, mà con em còn chưa được tốt như thế đó. Cảm ơn chị hôm nay gặp em để kêu với em chuyện này. Chắc chắn em sẽ phải cố gắng hơn, điều chỉnh lại mọi thứ để tập trung hơn, kiên trì luyện tập cùng con để con em được tốt như con chị!”
Nhắn nhủ những bố mẹ đang còn băn khoăn về phương pháp, hay đã tham gia cho con học mà chưa tập trung được thời gian, tinh thần, cả sự nỗ lực…..Hãy luôn nhớ, vấn đề duy nhất chúng ta cần giải quyết là: Sự quyết tâm của chúng ta đã đủ lớn để biến khao khát thành sự thực chưa ?
Chúc các bố mẹ có trả lời: “thực sự quyết tâm” và đồng hành cùng con thật vui, giúp con trở nên hạnh phúc trong tương lai!
Cùng đọc thêm các chia sẻ khó khăn đồng hành cùng con tự học tiếng Anh tại nhà:
- Hành trình đưa con “vươn ra biển lớn”
- “Bật mí” con đường đồng hành song ngữ cùng con thành công của bà mẹ mất gốc tiếng Anh