Cho con học tiếng Anh từ tuổi lên 3 chính là “đánh nhanh thắng nhanh”. Dưới đây, BMyC sẽ chỉ ra 8 lợi ích học tiếng Anh cho bé 3 tuổi mà nhiều bố mẹ chưa biết.
Ngoài lợi ích để con phát triển thuận lợi trong độ tuổi nhạy cảm ngôn ngữ, việc cho trẻ tự học tiếng Anh tại nhà từ 3 tuổi liệu có còn lợi ích nào khác?
Bố mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để khám phá 8 lợi ích học tiếng Anh cho bé 3 tuổi nhé.
Nội dung chính
- #8 lợi ích học tiếng Anh cho bé 3 tuổi
- 1. Học tiếng Anh từ 3 tuổi là đón đầu giai đoạn thuận lợi để học ngôn ngữ
- 2. Trẻ có nhiều thời gian để học và luyện tập
- 3. Trẻ có phản xạ tự nhiên và phát âm chuẩn như người bản xứ
- 4. Trẻ giao tiếp và thể hiện bản thân tự tin hơn
- 5. Trẻ thoải mái khám phá thế giới mà không gặp rào cản ngôn ngữ
- 6. Giúp trẻ thông minh hơn
- 7. Trẻ hoàn thiện khả năng nói tiếng Việt và có thể tự biết đánh vần
- 8. Giúp trẻ dễ tiếp nhận những thói quen tích cực
- #Giải đáp thắc mắc của phụ huynh về việc học tiếng Anh của bé 3 tuổi
- Cho con học tiếng Anh từ 3 tuổi có bị loạn ngôn ngữ không?
- Cho con học tiếng Anh sớm thì con không có thời gian chơi?
- Có nên chờ đến khi con 6,7 tuổi, viết thành thạo tiếng Việt rồi mới bắt đầu học tiếng Anh?
- Con tôi không hợp tác, nhắc đến học là chạy thì phải làm sao?
- Nên cho con đến trung tâm tiếng Anh hay tự học tại nhà với tài liệu và khóa học online?
- #Chia sẻ từ phụ huynh thành công khi tận dụng tối đa các lợi ích học tiếng Anh cho bé 3 tuổi
- Mẹ Thoan Nguyen
- Mẹ Tạ Thùy Liên
#8 lợi ích học tiếng Anh cho bé 3 tuổi
Dưới đây là 8 lợi ích điển hình khi cho trẻ học tiếng Anh từ 3 tuổi. Trong đó, có một số lợi ích đặc biệt liên quan đến quá trình học tiểu học sau này của trẻ.
1. Học tiếng Anh từ 3 tuổi là đón đầu giai đoạn thuận lợi để học ngôn ngữ
“Mới 3 tuổi tiếng Việt còn chưa sõi thì làm sao học tiếng Anh? Học lắm lại loạn ngôn ngữ”.
Đó là suy nghĩ tương đối phổ biến của một số bố mẹ. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy.
Khi trẻ lên 3, não bộ giống như một miếng bọt biển có thể nhanh chóng hấp thụ ngôn ngữ và kiến thức mới. Nếu bố mẹ chớp thời cơ cho trẻ làm quen với tiếng Anh ở giai đoạn này và duy trì rèn luyện thường xuyên, trẻ sẽ có thể ghi nhớ 2000-3000 từ vựng.
Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Paul Thompson, giáo sư thần kinh học tại UCLA, các phần não bộ con người chuyên học ngôn ngữ mới phát triển nhanh chóng từ khoảng sáu tuổi cho đến đầu tuổi vị thành niên (11 đến 15).
Tuy nhiên, người ta cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ bắt đầu học ngôn ngữ trước 5 tuổi thường đạt được trình độ thành thạo cao hơn nhiều trong suốt cuộc đời của chúng. Họ cũng có nhiều khả năng đạt được mức độ lưu loát như người bản ngữ nếu họ học ngôn ngữ trước tuổi thiếu niên.
Hơn nữa, độ tuổi lên 3 là độ tuổi mà các bé còn vẹn nguyên sự hồn nhiên và sẵn sàng học hỏi, bắt chước theo mọi thứ mà bé tiếp xúc. Mà việc học ngôn ngữ cần nhất là thói quen bắt chước không ngại ngùng này. Đó là lý do vì sao các bé học tiếng Anh từ nhỏ sẽ có phát âm và ngữ điệu tốt hơn hẳn các bé lớn.
2. Trẻ có nhiều thời gian để học và luyện tập
Thời gian là một lợi ích vô cùng quan trọng trong số những lợi ích học tiếng Anh cho bé 3 tuổi.
Nhiều bố mẹ cho rằng 3 tuổi là quá nhỏ để con học tiếng Anh nên họ quyết định 6,7 tuổi mới bắt đầu.
Nhưng thực tế, nếu đồng hành với con ở giai đoạn 6,7 tuổi thì cả bố mẹ và con đều gặp áp lực. Bởi thời gian này, con không chỉ học tiếng Anh mà còn học chữ cái, học ghép vần, học toán ở trường. Chưa kể, con còn mất nhiều thời gian mới quen với môi trường ở trường tiểu học.
Vì vậy, nếu cho con học tiếng Anh từ sớm, cụ thể là 3 tuổi, con sẽ có nhiều thời gian để làm quen và luyện tập ngôn ngữ này.
3. Trẻ có phản xạ tự nhiên và phát âm chuẩn như người bản xứ
Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Paul Thompson, giáo sư thần kinh học tại UCLA, các phần não bộ con người chuyên học ngôn ngữ mới phát triển nhanh chóng từ khoảng sáu tuổi cho đến đầu tuổi vị thành niên (11 đến 15).
Tuy nhiên, người ta cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ bắt đầu học ngôn ngữ trước 5 tuổi thường đạt được trình độ thành thạo cao hơn nhiều so với bất cứ độ tuổi nào trong suốt cuộc đời của chúng.
Đó là lý do vì sao nhiều đứa trẻ 3 tuổi có phản xạ ngôn ngữ xuất sắc hơn hẳn những đứa trẻ học tiếng Anh ở độ tuổi lớn hơn.
4. Trẻ giao tiếp và thể hiện bản thân tự tin hơn
Có nhiều nguyên nhân đến từ việc học tiếng Anh có thể giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống.
Thứ nhất, sự tự tin đến từ hiểu biết của trẻ về thế giới.
Khi học tiếng Anh theo phương pháp BMyC, các admin thường xuyên hỏi thăm bố mẹ về tiến độ đọc Razkids của các con. Bởi Razkids không chỉ là phần mềm đọc truyện cung cấp cho các con một kho từ vựng khổng lồ mà còn cho các con thêm hiểu biết về cuộc sống: nhận biết các loài động vật có vằn, đốm; màu sắc đa dạng của loài giun đất trên thế giới; vòng đời của cây táo; cách để nấu món khoai tây nghiền…
Càng có thêm nhiều hiểu biết, trẻ càng nhận được lời tán thưởng và động viên từ bố mẹ và mọi người xung quanh, từ đó thêm tự tin vào bản thân.
Cách giúp bé 3 tuổi học tiếng Anh hiệu quả nhất: tìm hiểu tại đây
Thứ hai, sự tự tin đến từ kỹ năng ngôn ngữ thành thạo.
Khi tự học tiếng Anh tại nhà theo phương pháp BMyC, trẻ sẽ cần tập kể chuyện, tập nói, tập thuyết trình liên tục. Việc sử dụng thường xuyên sẽ giúp trẻ khắc sâu ngôn ngữ mới vào trí nhớ.
Bên cạnh đó, BMyC còn có các hoạt động kết nối trẻ như trại hè tiếng Anh, CLB English Speaking. Tại đó, trẻ sẽ có cơ hội kết bạn, trình bày câu trả lời và ý kiến cá nhân theo mỗi chủ đề.
Việc nói thường xuyên sẽ giúp trẻ trở nên bạo dạn và không ngại thể hiện bản thân trước đám đông.
5. Trẻ thoải mái khám phá thế giới mà không gặp rào cản ngôn ngữ
Nếu chỉ biết tiếng Việt, trẻ sẽ chỉ có thể đọc sách, truyện và xem các video tiếng Việt.
Nếu biết thêm tiếng Anh, trẻ sẽ được tiếp xúc với một kho sách, truyện và video khổng lồ để mở rộng vùng đất tri thức về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Bởi các tài liệu mới nhất, hay nhất luôn được ưu tiên dịch sang tiếng Anh trước tiên.
Biết tiếng Anh là cách để trẻ đón đầu những kiến thức mới.
Khi trẻ đủ thành thạo để nghe, xem, đọc bằng tiếng Anh, trẻ sẽ có nhiều tài nguyên để phát triển thế mạnh cá nhân và nhờ đó có thể trở nên ưu tú.
6. Giúp trẻ thông minh hơn
Đây là một trong những lợi ích kéo theo của việc biết từ 2 ngôn ngữ trở lên. Hiểu một cách đơn giản, cái gì càng được rèn luyện thường xuyên thì càng phát triển. Ngôn ngữ, cơ bắp, kiến thức….
Nhờ được rèn luyện hàng ngày với các kiến thức tăng dần độ phức tạp theo thời gian, não bộ của trẻ quen dần với cường độ luyện tập này và dần có khả năng kết nối thông tin, xử lý vấn đề nhanh hơn, tốt hơn.
Điều này cũng được khẳng định trên một tạp chí khoa học danh tiếng có tên Nature. Năm 2004, tạp chí này đã có khẳng định rằng trẻ biết ngoại ngữ sớm có mật độ chất xám trong não cao hơn so với trẻ không được học ngoại ngữ.
7. Trẻ hoàn thiện khả năng nói tiếng Việt và có thể tự biết đánh vần
Ở độ tuổi lên 3, thậm chí lên 4,5 tuổi, nhiều bé nói tiếng Việt vẫn còn ngọng. Đây là một thực tế rất bình thường vì trẻ cần có thời gian để nghe và tự rút kinh nghiệm.
Tuy nhiên, trẻ sẽ tiến bộ nhanh hơn khi vùng ngôn ngữ được kích thích liên tục. Cụ thể, cho con nghe và tập nói, tập lồng tiếng thường xuyên với nguồn âm chuẩn sẽ giúp đôi tai con trở nên nhanh nhạy. Bên cạnh đó, khi đồng hành cùng con học tiếng Anh, bố mẹ sẽ phần nào nhận thức được tầm quan trọng của nguồn âm chuẩn. Nhờ vậy mà khi nói tiếng Việt với con, bố mẹ sẽ có ý thức sử dụng ngôn ngữ chuẩn, không nhại theo giọng ngọng của con.
Một lợi ích của việc học tiếng Anh cho bé 3 tuổi theo phương pháp BMyC mà bố mẹ nào cũng bất ngờ là khả năng tự đánh vần, tự đọc sách tiếng Việt. Lý do là bởi khi học phonics âm đơn, âm đôi, con được làm quen với các ghép vần tiếng Anh. Cách ghép vần tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều quy luật tương tự nhau. Vì vậy, khi đã nắm vững quy luật, con có thể cầm sách tiếng Việt đọc “phăm phăm” trong sự ngỡ ngàng của bố mẹ.
8. Giúp trẻ dễ tiếp nhận những thói quen tích cực
Trẻ nhỏ cũng giống như một cây con, cần phải uốn nắn chăm sóc kĩ càng mới có thể trở thành cây trưởng thành cứng cáp, khỏe mạnh.
Cho con làm quen với những kiến thức phù hợp độ tuổi, trong đó có tiếng Anh sẽ giúp con làm quen dần với việc tiếp thu bài học. Và nếu mỗi tiến bộ của con đều được bố mẹ ghi nhận và cổ cũ, con sẽ có cảm xúc tích cực với việc học tập nói chung và việc học tiếng Anh nói riêng. Nhờ vậy mà sau này, con vẫn có thể duy trì những thói quen tích cực của quá trình học tiếng Anh như thói quen đọc sách, thói quen học hàng ngày.
#Giải đáp thắc mắc của phụ huynh về việc học tiếng Anh của bé 3 tuổi
Bất chấp nhiều lợi ích học tiếng Anh cho bé 3 tuổi, một số bố mẹ vẫn còn khá phân vân khi cho con học tiếng Anh ở độ tuổi này.
Dưới đây là những thắc mắc phổ biến của phụ huynh về việc cho con học tiếng Anh từ 3 tuổi. Các bố mẹ hãy tham khảo để xóa tan những nghi ngại không đáng có nhé.
Cho con học tiếng Anh từ 3 tuổi có bị loạn ngôn ngữ không?
Việc học từ sớm không phải là lý do khiến trẻ rối loạn ngôn ngữ. Thực tế, nguyên nhân dẫn đến rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là do học không đúng cách hoặc lạm dụng thiết bị điện tử.
Nhiều bố mẹ biết rằng cho con tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên qua các bài hát, các video nhưng lại không thể có một lộ trình rõ ràng cho điều này. Chẳng hạn, cho con xem video thì nên xem video nào, thời lượng mỗi video là bao nhiêu, số lượng từ trong mỗi câu thế nào.
Nếu không có lộ trình, không quy định thời gian mà cho con xem triền miên ngày tháng, con không được sử dụng tiếng Việt nhiều thì việc loạn ngôn ngữ hoặc chậm nói là điều tất yếu.
Cho con học tiếng Anh sớm thì con không có thời gian chơi?
“Nó bé tí thế mà học hành gì, mất hết tuổi thơ. Để cho nó chơi chứ sau này muốn chơi chả được”. Tâm lý này xuất phát từ tấm lòng yêu thương con cái của các bố mẹ nhưng nó cũng thể hiện phần nào suy nghĩ của bố mẹ về việc học: học tập là mệt mỏi, là áp lực, là không có niềm vui.
Có thể suy nghĩ này đến từ kinh nghiệm của bố mẹ trong quá khứ hoặc đến từ việc quan sát những đứa trẻ khác trong độ tuổi tới trường.
Họa Mi (2016) tự tin trò chuyện cùng người nước ngoài.
Tuy nhiên, khi học tiếng Anh theo phương pháp BMyC, con được học hàng ngày nhưng vẫn nhẹ nhàng, vừa học vừa chơi cùng bố mẹ. Con học qua truyện, qua video hoạt hình, qua hoạt động tương tác, qua các buổi thực hành giao tiếp.
Con có thể vừa chơi đồ chơi vừa nghe tiếng Anh cùng lúc. Nghe thụ động cũng là một cách học tập.
Con có thể vừa câu cá, vừa chơi công viên vừa thực hành giao tiếp với bố mẹ theo mẫu câu đã học. Đó cũng là con đang học.
Con cũng có thể chơi game tiếng Anh tương tác để thu lượm các mẫu câu giao tiếp.
Tóm lại, với tiếng Anh BMyC, cả bố mẹ và con đều thấy việc học nhẹ nhàng, học mà chơi, chơi mà học.
Có nên chờ đến khi con 6,7 tuổi, viết thành thạo tiếng Việt rồi mới bắt đầu học tiếng Anh?
Dù con học tiếng Anh ở độ tuổi nào thì chỉ cần kiên trì và làm đúng phương pháp, con đều học thành công.
Tuy nhiên, lựa chọn thời điểm đúng đắn cũng là một vấn đề lớn quyết định sự thuận lợi trong học tập.
Khi con 6,7 tuổi, đã viết thành thạo tiếng Việt, bố mẹ tuy không cần lo lắng về tiếng mẹ đẻ của con nhưng lúc này, bài vở ở trường bắt đầu nhiều hơn khiến con có ít thời gian và sự tập trung cho tiếng Anh.
Áp lực lên con và mẹ sẽ gấp 2, gấp 3 so với việc bắt đầu từ sớm. Chưa kể, việc con chưa có thói quen học tập hàng ngày sẽ khiến các con có thói quen trì hoãn và kiếm cớ để không làm bài tập. Điều này sẽ khiến thời gian hoàn thành bài vở trên lớp kéo dài cả buổi tối. Con sẽ chẳng còn thời gian để học tiếng Anh.
Trong khi đó, với nhiều bé trong group BMyC, việc bắt đầu thói quen học hàng ngày từ 3,4 tuổi với tinh thần tích cực sẽ giúp các con quen với việc học tập từ nhỏ. Nhờ vậy mà sau 2-3 năm học tiếng Anh, con sẽ không chỉ là em bé song ngữ khi mới bước vào lớp 1 mà còn là em bé tự giác lên kế hoạch học tập hàng ngày và tập trung hoàn thành bài vở chỉ trong 30-45 phút.
Con tôi không hợp tác, nhắc đến học là chạy thì phải làm sao?
Mỗi độ tuổi sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định với việc học tiếng Anh.
Với trẻ 3-4 tuổi, tuy con có rất nhiều thuận lợi trong việc tiếp thu ngôn ngữ nhưng nhược điểm của độ tuổi này là tính kỷ luật chưa cao, hay hờn dỗi, cảm xúc thay đổi thất thường.
Vì vậy, điều quan trọng nhất khi mới bắt đầu cho con học tiếng Anh ở độ tuổi này là tạo thói quen.
Nếu con không hợp tác, con chán học, sợ học, bố mẹ cần tìm hiểu xem nguyên nhân đến từ đâu:
- Do tài liệu học chưa hấp dẫn
- Do thái độ của bố mẹ
- Do phong cách học tập không phù hợp: có bé thích học trong phòng, có bé thích học ngoài trời
Nhiều bố mẹ ngồi học cùng con nhưng không thật sự hòa mình vào buổi học mà chỉ ngồi cạnh chỉ đạo. Như vậy, con sẽ dễ cảm thấy nhàm chán khi phải học một mình.
Nhưng nếu bố mẹ thay đổi, quan tâm đến các chi tiết bài học và chịu khó sáng tạo (làm trò chơi thủ công để tương tác tiếng Anh, nhún nhảy theo bài hát), con sẽ có thêm một người bạn cùng tiến và hứng thú hơn với bài học.
Nên cho con đến trung tâm tiếng Anh hay tự học tại nhà với tài liệu và khóa học online?
Mỗi hình thức học tập sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau.
Với hình thức học ở trung tâm, ưu điểm là con sẽ có bạn, có thầy để kết nối, trò chuyện.
Nhược điểm là chi phí cao, tốn thời gian đưa đón. Bên cạnh đó, lớp học đông nên các thầy cô phải chia đều thời gian tương tác với các bạn. Vì vậy, tính ra thì thời gian con được luyện tập sẽ rất ít. Bố mẹ không rõ con ở trung tâm được học những gì hoặc không biết cách để hỗ trợ thêm cho con nên con tiến bộ rất chậm.
Với phương pháp đồng hành cùng con học tiếng Anh tại nhà, ưu điểm là bố mẹ và con đều tiết kiệm thời gian, công sức. Không còn cảnh con phải ăn vội bát cháo, cái bánh mì để vào lớp cho kịp giờ. Bố mẹ đồng hành cùng con nên thấu hiểu con thích học tài liệu gì, thích học như thế nào, chơi trò chơi gì. Nhờ vậy mà bố mẹ có thể chủ động giúp đỡ con.
Nhược điểm của phương pháp học tại nhà là con không có bạn chơi nên dễ nản. Bố mẹ thấy con không hào hứng thì cũng căng thẳng và dễ bỏ cuộc.
#Chia sẻ từ phụ huynh thành công khi tận dụng tối đa các lợi ích học tiếng Anh cho bé 3 tuổi
Nếu chỉ đứng nhìn từ bên ngoài, hẳn nhiều bố mẹ vẫn còn lo ngại. Vì vậy, hãy tham khảo thêm một số chia sẻ từ các bố mẹ đã thành công khi cho con học tiếng Anh từ 3 tuổi nhé.
Mẹ Thoan Nguyen
Từ khi gần 4 tuổi, bé Hoài An- con gái chị Thoan Nguyen đã có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh với mẹ.
Đó là kết quả của sự kiên trì tự học trong suốt 10 tháng trước đó. Nói về quan điểm “cho trẻ học tiếng Anh sớm sẽ bị loạn ngôn”, chị Thoan bình tĩnh chia sẻ:
“Bé Hoài An đã nói sõi tiếng Việt trước khi học tiếng Anh, lại được giao tiếp với mọi người bằng tiếng Việt nên mình không lo lắng về việc bé bị loạn ngôn. Một đứa trẻ có thể giao tiếp được hai ngôn ngữ cùng lúc sẽ có nhiều cơ hội hơn nên mình luôn kiên định vào con đường mình lựa chọn”.
Dĩ nhiên, hành trình này không hề bằng phẳng. Hai mẹ con chị cũng vấp phải những sai lầm phổ biến khi đồng hành tự học tiếng Anh tại nhà: kỳ vọng lớn, áp lực lớn khiến con sợ học.
Sau khi chia sẻ với Admin, chị Thoan được hướng dẫn để thay đổi cách nói chuyện và cách học với bé.
Thay vì nói “học tiếng Anh”, chị chuyển sang từ “chơi”.
Cứ 7 rưỡi tối, hai mẹ con lại bắt đầu chơi tiếng Anh với nhau bằng cách gọi tên, tương tác với đồ vật quen thuộc bằng tiếng Anh.
Ví dụ, khi đi vào bếp, chị và bé sẽ cùng nhau chỉ vào các đồ vật và hỏi đi hỏi lại để luyện phản xạ. Hay khi ăn một món ăn nào đó, chị cũng sẽ sử dụng cảm xúc để mô tả cho con hiểu cả về ngôn ngữ cơ thể và ngôn ngữ Anh.
Dần dần, con bắt đầu hình thành thói quen và yêu thích tiếng Anh. Dù đi đâu thì lúc về, con cũng nhất định phải đọc bài rồi mới ngủ.
Con cũng bắt đầu bật âm đuôi tốt hơn hẳn so với ngày đầu, ngữ điệu, nhấn nhá cũng tiến bộ lên trông thấy.
Hoài An (4 tuổi) đọc truyện tiếng Anh.
Ngoài việc giúp con có thói quen học tập tích cực, chị Thoan còn đẩy nhanh sự tiến bộ nhờ tập trung vào sở thích của con. Chị cho rằng việc quan sát kỹ lưỡng sở thích của con và áp dụng sở thích vào việc học tiếng Anh sẽ giúp con hào hứng hơn.
Ví dụ, con gái thích búp bê, thích sách, chị sẽ cho con xem nhiều về những chủ đề này. Cách làm này vừa giúp con làm dày vốn từ vựng vừa tạo ra sự thích thú, mới lạ cho các buổi học.
Mẹ Tạ Thùy Liên
Chị Tạ Thùy Liên có một bé gái tên Thảo Vy sinh năm 2018.
Ngay từ khi 2,5 tuổi, thấy con nói sõi tiếng Việt, chị đã bắt đầu hành trình đồng hành học tiếng Anh cùng con theo phương pháp BMyC.
Sở dĩ chị háo hức cho con bắt đầu từ sớm vì nhiều lý do:
- Thứ nhất, chị hiểu rằng đây là giai đoạn thuận lợi để con học ngôn ngữ. Việc học nhẹ nhàng, học mà chơi chơi mà học, không hề áp lực.
- Thứ hai, chị đã tham gia cộng đồng BMyC từ khi mới sinh em bé. Ngày ngày được xem video nói tiếng Anh của các em bé trên group khiến chị rất ấn tượng. Vì thế nên chị rất háo hức mong chờ đến ngày con đủ tuổi học.
- Thứ ba, chị hiểu rằng dù tâm huyết đến đâu mà không có phương pháp đồng hành phù hợp thì hai mẹ con sẽ không chỉ mất nhiều thời gian mà còn khó tiến bộ.
Để giúp con tự học tiếng Anh thành công, chị Liên nhận ra mình phải luôn tạo không khí vui vẻ, trực quan các từ vựng để con nhớ lâu.
Ở 2-3 task đầu tiên, để tạo thói quen cho con, chị Liên lựa chọn những bài học con yêu thích và cho con học thong thả 2 tuần/task với mục tiêu học đúng-đủ-đều 30 phút/ngày.
Các bố mẹ mới bắt đầu đồng hành thường áp đặt con phải hoàn thành bài báo cáo thật hoàn hảo nhưng thực ra ở giai đoạn bắt đầu, con chỉ cần:
- Phản xạ câu hỏi tốt.
- Diễn tả được hành động.
- Nói được một số từ đơn.
Chẳng hạn khi mẹ đưa quả táo lên và hỏi: “What is this?”, ban đầu con có thể chỉ trả lời được “apple”. Nhưng nếu mẹ liên tục nhấn mạnh: “This is an apple, apple…” và áp dụng tương tự cho các sự vật khác thì dần dần con sẽ hiểu cách trả lời cả câu.
Sau khi đã tạo được thói quen và giúp con học đúng cách, bố mẹ có thể tăng tốc để giúp con về đích nhanh hơn.
Sau một thời gian đồng hành học tiếng Anh cùng mẹ, cô bé Thảo Vy đã có nhiều tiến bộ bất ngờ:
- Bật âm đuôi tiếng Anh khá tốt.
- Biết kể chuyện, giao tiếp bằng những câu tiếng Anh đơn giản.
- Yêu thích lồng tiếng, diễn kịch bằng tiếng Anh.
- Có thói quen học tiếng Anh và đọc sách mỗi ngày.
- Biết áp dụng cách ghép vần tiếng Anh vào tiếng Việt và đọc thành thạo sách tiếng Việt đơn giản.
Thảo Vy (2018) thuyết trình tiếng Anh.
Bố mẹ thấy không, việc chọn đúng lộ trình và phương pháp học tiếng Anh là vô cùng quan trọng nhưng việc chọn đúng thời điểm thuận lợi để phát huy 200% lợi ích của lộ trình và phương pháp đó cũng quan trọng không kém.
Nếu bố mẹ tận dụng thời điểm 3 tuổi hoặc khi con đã nói sõi tiếng Việt để đồng hành cùng con học tiếng Anh thì chỉ sau 1-2 năm, bố mẹ sẽ có ngay một “em bé bản ngữ” ngay tại nhà.
Tiết kiệm công sức 12 năm ròng rã cắp sách tới trung tâm.
Tiết kiệm học phí 1-2 triệu/tháng trong suốt 12 năm.
Hãy quyết định sáng suốt, bố mẹ nhé!
*Bài viết có sử dụng nguồn ảnh minh họa từ Google.
>>XEM THÊM >>>
- Bí kíp luyện nghe tiếng Anh cho trẻ chuẩn như người bản ngữ
- Giúp bé học tiếng Anh qua bài hát: Top 6 phần mềm siêu hay
Pingback: Gợi ý 10 bộ sách hay cho bé 3 tuổi có tính giáo dục cao
Pingback: 230 từ vựng tiếng Anh cho bé 3 tuổi & cách học dễ như ăn bánh
Pingback: Review khóa học tiếng Anh online cho trẻ em chất lượng bố mẹ cần biết { Update 2023}
Pingback: Mẹ Long An chọn BMyC để tung “liên hoàn cước tiếng Anh” cho con